BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2013 (Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2013), trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc giải quyết tồn đọng đối với thương binh, người có công trong chiến tranh không còn giấy tờ theo quy định;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ,
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người hy sinh, bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ.
Điều 2. Đối tượng không áp dụng
1. Người bị chết đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã được giải quyết chế độ tử sĩ, quân nhân từ trần, tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh.
2. Người bị thương đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc đã được giải quyết chế độ tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh.
3. Người bị thương đã được giám định kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 21%; người bị thương đã qua các đoàn an dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh, trừ trường hợp đã qua các đoàn an dưỡng nhưng chưa được giám định do giấy tờ chỉ ghi sức ép hoặc chấn thương.
4. Các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).
Điều 3. Căn cứ xác nhận liệt sĩ
1. Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.
2. Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.
Điều 4. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) kèm theo giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an.
Trường hợp người tham gia quân đội, công an từ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nông trường, lâm trường thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị trước khi tham gia quân đội, công an để Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh làm cơ sở lập hồ sơ.
Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận liệt sĩ;
b) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu BB-LS) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc công an).
3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Công an cấp huyện kiểm tra hồ sơ, xác định tính pháp lý của các giấy tờ làm căn cứ đề nghị xác nhận liệt sĩ; trường hợp đủ điều kiện thì có công văn kèm theo danh sách và các giấy tờ quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Công an cấp tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, lập phiếu xác minh (Mẫu XM), cấp Giấy báo tử đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; có công văn đề nghị xác nhận liệt sĩ kèm theo danh sách, hồ sơ gửi Cục Chính trị Quân khu (đối tượng thuộc quân đội) để xét duyệt, tổng hợp gửi Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; gửi Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (đối tượng thuộc công an).
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội gửi Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ; chỉ đạo cơ quan, đơn vị phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện và Ủy ban nhân dâp cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu; bàn giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
5. Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hồ sơ theo thẩm quyền;
b) Trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;
c) Chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ về cơ quan đề nghị.
Điều 5. Thủ tục xác nhận đối với người hy sinh không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS) kèm giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều 3, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người hy sinh trước khi tham gia cách mạng;
Trường hợp hy sinh quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì phải kèm theo giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương quản lý nghĩa trang liệt sĩ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp người hy sinh là Thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội cựu Thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc Thanh niên xung phong cùng cấp;
b) Gửi hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt;
b) Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy báo tử đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;
c) Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy báo tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP;
Người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy báo tử. Người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy báo tử;
d) Chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này có trách nhiệm:
a) Cấp giấy báo tử; có công văn kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;
b) Tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ; chỉ đạo cơ quan, đơn vị phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và Ủy ban nhân dâp cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu; bàn giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Điều 6. Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương
1. Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng
a) Người thoát ly tham gia cách mạng hoặc hoạt động không thoát ly nhưng sau đó thoát ly tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp không còn một trong các giấy tờ nêu trên nhưng đã được hưởng trợ cấp theo các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện như quy định tại Điểm b Khoản này:
Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước;
Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.
b) Đối với người hoạt động không thoát ly và sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản khai chi tiết quá trình tham gia cách mạng, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
2. Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu
a) Giấy tờ có ghi sức ép hoặc chấn thương; danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên cá nhân bị thương;
b) Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận cá nhân bị thương khi tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu. Trường hợp giấy tờ, tài liệu không ghi các vết thương cụ thể thì căn cứ vào kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
c) Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.
Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;
d) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và các chiến trường B, C, K và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện còn vết thương thực thể.
Trường hợp còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;
đ) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc hiện có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể.
Điều 7. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an; trường hợp có vết thương thực thể thì theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận thương binh;
b) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội quy định tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì có công văn kèm theo danh sách và hồ sơ gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, lập phiếu xác minh (Mẫu XM), khẳng định tính chính xác của các giấy tờ, thủ tục trong hồ sơ;
b) Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
c) Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; có công văn kèm theo danh sách, hồ sơ gửi Cục Chính trị Quân khu. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội gửi Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Tiếp nhận hồ sơ để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.
5. Cục Chính trị Quân khu có trách nhiệm:
a) Xét duyệt hồ sơ, có công văn đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thẩm định;
b) Căn cứ kết quả thẩm định của Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật;
c) Căn cứ biên bản giám định y khoa, báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi;
d) Chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
6. Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm:
a) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); chuyển trả hồ sơ về Cục Chính trị quân khu để giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật đối với trường hợp thuộc thẩm quyền;
b) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật và ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi đối với trường hợp thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
c) Chuyển hồ sơ về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.
Điều 8. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội hiện đang tại ngũ
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Cơ quan quân sự cấp huyện hoặc trung đoàn và tương đương).
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai; xác nhận bản khai cá nhân;
b) Căn cứ biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công của cơ quan, đơn vị để xét duyệt; lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp không có khiếu nại, tố cáo, có công văn kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc sư đoàn và tương đương.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc sư đoàn và tương đương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;
b) Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
c) Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; có công văn kèm theo hồ sơ gửi cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hồ sơ, có công văn đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thẩm định;
b) Căn cứ kết quả thẩm định để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật đối với trường hợp thuộc thẩm quyền;
c) Báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi đối với trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc sư đoàn và tương đương để quản lý và thực hiện chế độ.
5. Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm:
a) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); chuyển trả hồ sơ về Cục Chính trị quân khu để giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật;
b) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp thuộc các đơn vị còn lại và ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi (trừ đối tượng thuộc thẩm quyền của quân khu); chuyển hồ sơ về cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để quản lý và thực hiện chế độ.
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận thương binh;
b) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi cư trú của người bị thương trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
3. Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì có công văn kèm theo hồ sơ gửi Công an cấp tỉnh.
4. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, lập phiếu xác minh (Mẫu XM), khẳng định tính chính xác của các giấy tờ, thủ tục trong hồ sơ;
c) Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
d) Cấp giấy chứng nhận bị thương; có công văn kèm theo hồ sơ gửi Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để thẩm định;
đ) Căn cứ kết quả thẩm định, giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; gửi biên bản giám định y khoa về Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
e) Tiếp nhận hồ sơ để thực hiện trợ cấp một lần đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 21%; bàn giao hồ sơ thương binh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.
5. Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm:
a) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); thông báo kết quả thẩm định hồ sơ về Công an tỉnh để giới thiệu giám định thương tật;
b) Căn cứ biên bản giám định y khoa, ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi;
c) Chuyển trả hồ sơ về Công an cấp tỉnh.
Điều 10. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an hiện đang tại ngũ
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Công an cấp huyện hoặc tương đương).
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai; xác nhận bản khai cá nhân;
b) Căn cứ biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công của cơ quan, đơn vị để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh (Mẫu BB-TB) đối với trường hợp không có khiếu nại, tố cáo; có công văn kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Công an cấp tỉnh hoặc tương đương.
3. Công an cấp tỉnh hoặc tương đương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;
b) Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
c) Cấp giấy chứng nhận bị thương; có công văn kèm theo hồ sơ gửi Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để thẩm định;
d) Căn cứ kết quả thẩm định, giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; gửi biên bản giám định y khoa về Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
đ) Tiếp nhận hồ sơ để quản lý và thực hiện chế độ.
4. Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm:
a) Thẩm định hồ sơ thương tật (Mẫu PTĐ-TB); thông báo kết quả thẩm định hồ sơ về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương để giới thiệu giám định thương tật;
b) Căn cứ biên bản giám định y khoa, ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi;
c) Chuyển trả hồ sơ về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương.
Điều 11. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 6 Thông tư này phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận người hưởng chính sách như thương binh;
Trường hợp người bị thương là thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc thanh niên xung phong cùng cấp.
b) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt;
Trường hợp quy định tại Điểm b, d, đ Khoản 2 Điều 6, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra (Mẫu XN).
b) Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;
c) Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP;
Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương;
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật.
1. Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm:
a) Tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ chỉ đạo công tác lập, kiểm tra hồ sơ tại các địa phương, cơ quan, đơn vị;
b) Phối hợp kiểm tra, xử lý các sai phạm và kịp thời báo cáo liên Bộ để xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách;
c) Căn cứ quy định của Thông tư này để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị về trình tự, thẩm quyền lập, kiểm tra hồ sơ. Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Cục Chính sách, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, hướng dẫn thành lập Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể, Hội đồng xác nhận người có công trong các cơ quan, đơn vị quân đội, công an; tổ chức thẩm định hồ sơ theo quy định.
2. Cục Chính trị các quân khu, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với cơ quan liên quan trong và ngoài quân đội để hướng dẫn xác lập, xét duyệt hồ sơ theo quy định;
b) Trực tiếp xét duyệt hồ sơ và đề nghị cấp trên thẩm định; Phối hợp kiểm tra, xử lý các sai phạm và kịp thời báo cáo để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách.
3. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Quân đội, Công an các địa phương trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, phối hợp xác minh hồ sơ theo quy định. Chỉ tiếp nhận hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận là bản chính hoặc bản sao có chứng thực. Không tiếp nhận các hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa, ghi thêm thông tin;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Chỉ đạo công tác lập, xét duyệt hồ sơ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý sai phạm trên địa bàn quản lý;
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
Thành lập Ban Chỉ đạo xác nhận người có công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban; các thành viên gồm: đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Chỉ huy quân sự; Công an; Y tế; Mặt trận Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh; Hội Người cao tuổi; Hội Cựu Thanh niên xung phong;
6. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức xác minh, kết luận, làm rõ tại cơ sở trường hợp có khiếu nại, tố cáo của nhân dân; không chuyển lên cơ quan cấp trên hồ sơ còn có khiếu nại, tố cáo chưa được xác minh, kết luận;
b) Thành lập Hội đồng xác nhận người có công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên gồm: cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quân sự, công an, y tế; đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; Hội Cựu thanh niên xung phong.
c) Hội đồng xác nhận người có công tổ chức họp công khai; khi tiến hành họp phải có đại diện Ban Chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện tham dự. Biên bản cuộc họp chỉ có giá trị khi có đủ số thành viên dự họp và ký biên bản thống nhất đề nghị xác nhận.
7. Đối với những hồ sơ không đủ điều kiện xét duyệt thì cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng để xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Kính gửi:…………………………………
1. Phần khai cá nhân
Họ và tên: …………………………………………….Năm sinh...................................
Nguyên quán:...........................................................................................................
Trú quán:..................................................................................................................
Mối quan hệ với người hy sinh:...............................................................................
2. Phần khai về người hy sinh
Họ và tên: ………………………………………Năm sinh...........................................
Nguyên quán:...........................................................................................................
Trú quán:..................................................................................................................
Địa phương, cơ quan, đơn vị trước khi nhập ngũ hoặc tham gia cách mạng:........
Hy sinh ngày……tháng……năm……..;
Cấp bậc chức vụ khi hy sinh:...................................................................................
Đơn vị, cơ quan khi hy sinh:....................................................................................
Nơi hy sinh:.............................................................................................................
Trường hợp hy sinh:................................................................................................
Nguồn tin cuối cùng nhận được (nếu có) và giấy tờ gửi kèm theo gồm:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
................................................................................................................................ /.
Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý) (Xác nhận phần khai cá nhân tại Điểm 1) Ngày..... tháng.... năm…. | ….., ngày.... tháng.... năm…. |
Ghi chú:
Ghi rõ mối quan hệ với người tham gia CM: cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc người thờ cúng;
Nơi hy sinh ghi rõ thôn hoặc xóm, xã, huyện, tỉnh;
Đơn vị hy sinh ghi rõ từ cấp Đại đội trở lên (đối với quân đội, công an) hoặc trung đội (đối với dân quân, du kích).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG
Hôm nay, ngày…..tháng……năm…….., tại ………………….
...............................................................................................
Hội đồng xác nhận người có công ……………………… tổ chức cuộc họp đề nghị xác nhận người có công,
A. Thành phần dự họp:
1. Họ và tên ………………………. chức danh …………… Chủ tịch Hội đồng
2. Họ và tên ………………………. chức danh ……………
3. ……………………………
B. Nội dung: Xem xét đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với:
Ông (bà):…………………………. Năm sinh………..
Nguyên quán: …………………………………………..
Trú quán: ……………………………………………….
Tham gia cách mạng ngày…..tháng…..năm…….
Hy sinh ngày…..tháng…..năm…….
Cấp bậc chức vụ khi hy sinh: …………………………………
Đơn vị, cơ quan khi hy sinh: …………………………………..
Nơi hy sinh: ………………………………
Trường hợp hy sinh: ……………………..
Các ý kiến tham gia: ……………………..
Kết quả đề nghị của Hội đồng:
- Số thành viên nhất trí: (tỷ lệ: )
- Số thành viên không nhất trí: (tỷ lệ: )
C. Kết luận
Trường hợp của các ông (bà) ……………… đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xác nhận./.
CÁC THÀNH VIÊN | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG
Hôm nay, ngày…..tháng……năm…….., tại ………………….
.................................................................................................................................
Hội đồng xác nhận người có công ……………………… tổ chức cuộc họp đề nghị xác nhận người có công,
A. Thành phần dự họp:
1. Họ và tên ………………………. chức danh …………… Chủ tịch Hội đồng
2. Họ và tên ………………………. chức danh ……………
3. ……………………………
B. Nội dung: Xem xét đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với
Ông (bà):…………………………. Năm sinh………..
Nguyên quán: …………………………………………..
Trú quán: ……………………………………………….
Tham gia cách mạng ngày…..tháng…..năm…….
Đã bị thương ngày…..tháng…..năm…….
Cấp bậc chức vụ khi bị thương: …………………………………
Đơn vị, cơ quan khi bị thương: …………………………………..
Nơi bị thương: ………………………………
Trường hợp bị thương: ……………………..
Các ý kiến tham gia: ……………………..
Kết quả đề nghị của Hội đồng:
- Số thành viên nhất trí là: (tỷ lệ: )
- Số thành viên không nhất trí: (tỷ lệ: )
C. Kết luận
Trường hợp của ông (bà) ……………… đủ điều kiện xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xác nhận./.
CÁC THÀNH VIÊN | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Đề nghị xác nhận thương binh (người hưởng chính sách như thương binh)
Họ và tên: …………………………………………………… Năm sinh.........................
Nguyên quán:............................................................................................................
Trú quán:...................................................................................................................
Có quá trình tham gia cách mạng như sau:
Thời gian | Đơn vị | Cấp bậc, chức vụ | Địa bàn hoạt động |
Từ tháng ... năm đến tháng ... năm ... |
|
|
|
...
Bị thương lần 1 ngày tháng năm ; tại ……………….
- Đơn vị khi bị thương: ………….
- Trường hợp bị thương: ……………….
- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò): ………………..
- Các vết thương cụ thể: ………………….
- Đã được điều trị tại: ………………..từ ……… đến ……….
- An dưỡng tại:………………..từ ……… đến ……….
Bị thương lần 2 ngày tháng năm ; tại ……………….
- Đơn vị khi bị thương: ………….
- Trường hợp bị thương: ……………….
- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò): ………………..
- Các vết thương cụ thể: ………………….
- Đã được điều trị tại: ………………..từ ……… đến ……….
- An dưỡng tại:………………..từ ……… đến ……….
Lý do chưa được giám định và giải quyết chế độ thương tật: (trình bày rõ lý do bị thương không có giấy CNBT; lý do chưa giám định thương tật) ………………..
Giấy tờ gửi kèm theo đơn: ………………………………………./.
Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý) (Xác nhận nơi cư trú và chữ ký người khai) Ngày..... tháng.... năm……. | ….., ngày..... tháng.... năm……. |
……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./PXM-... | ……., ngày … tháng … năm … |
Ông (bà):..................................................................................................................
Sinh ngày... tháng ... năm ……. Nam/Nữ:................................................................
Nguyên quán:...........................................................................................................
Trú quán:..................................................................................................................
Nhập ngũ hoặc tham gia cách mạng ngày... tháng ... năm ...
Cấp bậc, chức vụ khi hy sinh:...................................................................................
Đơn vị công tác trước khi hy sinh, (hoặc khi bị thương):..........................................
Hy sinh (hoặc bị thương) ngày... tháng ... năm ...tại......................................... (1)....
Đơn vị khi hy sinh (hoặc bị thương):...........................................................................
Trong trường hợp:......................................................................................................
Ý kiến xác minh: …………(2).....................................................................................
...................................................................................................................................
................................................................................................................................. /.
Nơi nhận: | Cán bộ xác minh | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1): Ghi rõ địa danh nơi hy sinh, bị thương (xã, huyện, tỉnh);
(2): Kết luận rõ những nội dung sau:
- Có hay chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, vi phạm pháp luật.
- Có thuộc đối tượng không xác nhận quy định tại Điều 2 của Thông tư này hay không.
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……. | ………, ngày tháng năm 20… |
Hôm nay, ngày....tháng....năm 20.... .tại ………………, Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể………… gồm có các ông (bà) sau:
1. Ông (bà)…………………. Chức vụ……….; Chủ tịch hội đồng
2. Ông (bà)…………………. Chức vụ……….;
3. ………………………..
4. ………………………..
NỘI DUNG
Tiến hành kiểm tra vết thương thực thể đối với:
Ông (bà):………………………………………….. Sinh năm..............
Nguyên quán: ………………………………………………………….
Trú quán: ………………………………………………………………..
Ngày tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ:............, xuất ngũ: ………., tái ngũ: ………., phục viên hoặc nghỉ hưu: ……………..
Kết quả kiểm tra:
1. Thời gian, địa điểm bị thương lần 1:
- Vết thương thứ nhất: ………..(*)……………………………………….
2. Thời gian, địa điểm bị thương lần 2:
- Vết thương thứ hai:…………………………………………………………….
3. …………………………………………………………………………………..
Biên bản kết thúc vào hồi.......giờ ……..cùng ngày, các thành phần cùng ký tên./.
CÁC THÀNH VIÊN | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
(*) Mô tả chi tiết hiện trạng vết thương, vị trí kích thước vết thương
…………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…-… | Hà Nội, ngày tháng năm 20… |
Căn cứ Thông tư số /2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày /10/2013 của liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Quốc phòng về việc lập hồ sơ giải quyết giám định thương tật đối với trường hợp bị thương trong các cuộc chiến tranh không còn giấy tờ theo quy định;
Theo đề nghị của …………………….;
…………………………………..đã thẩm định hồ sơ thương tật đối với:
Ông (bà): ………………………………………….; Sinh năm:...................................................
Quê quán:........................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay:................................................................................................................
Nhập ngũ tháng: ………; xuất ngũ: ……….; tái ngũ: ……….; phục viên:................................
Bị thương ngày tháng năm
Đơn vị bị thương:.............................................................................................................
Nơi bị thương:.................................................................................................................
Trường hợp bị thương:.....................................................................................................
1. Căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương: ........................................................................
.......................................................................................................................................
2. Ý kiến xét duyệt hồ sơ:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hồ sơ thương tật của ông (bà): …………………….. đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện giám định.
NGƯỜI THẨM ĐỊNH | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch 28 2013 TTLT BLĐTBXH BQP của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP
File gốc của Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Bùi Hồng Lĩnh, Nguyễn Thành Cung |
Ngày ban hành | 2013-10-22 |
Ngày hiệu lực | 2013-12-15 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Hết hiệu lực |