ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2020/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 2419/TTr-STP ngày 25 tháng 5 năm 2020 và báo cáo của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả lấy ý kiến các Thành viên Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 5374/VP-NCPC ngày 29 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN LIÊN THÔNG NHÓM THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2020/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Quy chế này quy định về nguyên tắc; quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, công chức có liên quan trong việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính sau:
2. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một số trường hợp đặc biệt.
1. Cá nhân có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính liên thông quy định tại Điều 1 Quy chế này (sau đây gọi là người nộp hồ sơ).
3. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trong việc giải quyết từng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của mình và cùng phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện liên thông nhóm thủ tục hành chính theo Quy chế này.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện liên thông thủ tục hành chính
2. Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến và giải quyết theo thẩm quyền.
QUY TRÌNH LIÊN THÔNG VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP
1. Tiếp nhận hồ sơ:
2. Trình tự giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ, Sở Tư pháp giải quyết hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp và chuyển Phiếu lý lịch tư pháp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Trả kết quả:
1. Hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh:
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt. Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
e) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chứng minh là chuyên gia gồm một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam; Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây: Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài; Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài; Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
i) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp phải có: Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam; Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng (gồm một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài; Hợp đồng lao động; Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài; Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài).
- Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm (gồm một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài; Hợp đồng lao động; Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài; Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài).
- Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, h, i, k Khoản 1 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
c) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k Khoản 1 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
- Đối với chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau: Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Đối với lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
1. Phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp: mức thu phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
3. Cước dịch vụ bưu chính: trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người nộp hồ sơ thanh toán các loại cước dịch vụ bưu chính theo mức cước do đơn vị bưu chính công bố.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP
1. Công khai đầy đủ, rõ ràng các thủ tục hành chính, niêm yết tại địa điểm tiếp nhận và trả kết quả, thành phần hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các nhóm thủ tục hành chính được quy định tại Quy chế này.
3. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, cách sử dụng hệ thống dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công chức thực hiện liên thông các thủ tục hành chính của Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa liên thông do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
Điều 10. Các phòng ban chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và các công chức có liên quan trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chịu trách nhiệm và phối hợp để đảm bảo đúng thời gian và tiến độ hồ sơ.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế Quy chế liên thông
File gốc của Quyết định 16/2020/QĐ-UBND về ban hành Quy chế thực hiện liên thông nhóm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Quyết định 16/2020/QĐ-UBND về ban hành Quy chế thực hiện liên thông nhóm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp và cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 16/2020/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thanh Phong |
Ngày ban hành | 2020-07-07 |
Ngày hiệu lực | 2020-08-01 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |