BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1415/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các chương trình, dự án ODA;
Căn cứ Quyết định số 837/QĐ-LĐTBXH ngày 26/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thành lập Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA;
Căn cứ Công văn số 2974/VPCP-HTQT ngày 07/5/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục dự án ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc năm 2010 trong đó có Dự án Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam;
Căn cứ Công hàm số KVR-11-639 ngày 12/7/2011 của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam’';
Căn cứ Công hàm số 6136/BKHĐT-KTĐN ngày 15/9/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ Đại Hàn dân quốc xem xét tài trợ không hoàn lại cho Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/2/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nội dung dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam’';
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc.
Điều 2 Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC NHẰM THIẾT LẬP HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM’' SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-LĐTBXH ngày 11 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Điều 1. Căn cứ thực hiện dự án
1. Các công văn, biên bản thảo luận:
- Công văn số 2974/VPCP-HTQT ngày 07/5/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục dự án ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc năm 2010 trong đó có Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”.
- Công hàm số KVE-11-639 ngày 12/7/2011 của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”;
- Công hàm số 6136/BKHĐT-KTĐN ngày 15/9/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ Đại Hàn dân quốc xem xét tài trợ không hoàn lại cho Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”;
- Biên bản thảo luận giữa Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề với Trưởng đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã ký ngày 17/6/2011.
- Biên bản cuộc họp giữa Tổng cục Dạy nghề với Nhóm chuyên gia quản lý dự án của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã ký ngày 15/2/2012.
2. Các văn bản pháp luật liên quan:
- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA);
- Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chương trình, dự án ODA;
- Thông tư số 255/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 193/QĐ-BLĐTBXH ngày 17/2/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nội dung dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hộ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”.
Điều 2. Những thông tin cơ bản về Dự án
1. Tên Dự án: Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Dự án).
2. Nhà tài trợ: Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc
3. Mục tiêu và kết quả của Dự án:
a) Mục tiêu:
- Tư vấn pháp luật và các quy định liên quan đến đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thiết lập Cơ quan quản lý đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề
- Xây dựng Kế hoạch tổng thể cho việc thành lập Hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam.
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam
b) Kết quả dự kiến:
- Báo cáo, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm thực hiện hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam;
- Kế hoạch tổng thể cho việc thiết lập và vận hành cơ quan quản lý đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Tài liệu hướng dẫn, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia vào việc đánh giá kỹ năng nghề của người lao động và bố trí sử dụng lao động;
- 42 cán bộ Việt Nam được đào tạo ở Hàn Quốc ở 3 cấp (cấp quản lý, cấp thực hiện và cấp cán bộ kỹ thuật) về xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
- Thí điểm đánh giá kỹ năng nghề cho 3 nghề.
4. Địa điểm thực hiện Dự án: Dự án được thực hiện tại Việt Nam.
5. Thời gian thực hiện Dự án: Các hoạt động thuộc Dự án sẽ được triển khai thực hiện đến hết tháng 12/2013.
6. Tổng số vốn Dự án: 1.800.000 USD trong đó:
- Vốn ODA không hoàn lại: 1.725.000.000 KRW (tương đương 1.500.000 USD) do Chính phủ Hàn Quốc (thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc - KOICA) tài trợ.
- Vốn đối ứng: 6.300.000.000đ (tương đương 300.000 USD) do Chính phủ Việt Nam tài trợ (Cơ chế tài chính: Ngân sách cấp phát).
7. Hình thức cung cấp ODA: vốn ODA không hoàn lại.
Điều 3. Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện Dự án
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Cơ quan chủ quản dự án.
2. Ban chỉ đạo Dự án gồm đại diện các Bộ, ngành, cơ quan liên quan chỉ đạo, định hướng thực hiện các nội dung của dự án.
3. Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc thay mặt cho Chính phủ Hàn Quốc phối hợp với Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thay mặt cho Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện dự án.
4. Tổng cục Dạy nghề là Chủ dự án.
5. Vụ Kỹ năng nghề thuộc Tổng cục Dạy nghề chịu trách nhiệm các nội dung chuyên môn trong quá trình triển khai dự án.
6. Ban Quản lý các dự án Dạy nghề vốn ODA (BQLCDA) thuộc Tổng cục Dạy nghề theo dõi và quản lý thực hiện các hoạt động, hành chính của dự án.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan chủ quản dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
2. Thành lập Ban chỉ đạo Dự án gồm đại diện các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để chỉ đạo, định hướng thực hiện các nội dung của dự án.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn Tổng cục Dạy nghề tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện dự án và các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ đối với dự án.
5. Phê duyệt báo cáo quyết toán hàng năm và quyết toán hoàn thành Dự án.
6. Tổng hợp tình hình, báo cáo Chính phủ định kỳ và đột xuất trong quá trình quản lý thực hiện Dự án.
7. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Tư vấn cho Tổng cục Dạy nghề về các chính sách chung, chỉ đạo và đưa ra các định hướng chiến lược để thực hiện dự án đúng tiến độ, mục tiêu và đạt hiệu quả.
2. Họp định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của công việc triển khai thực hiện Dự án.
Điều 6. Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
1. Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể dự án, kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA và các nội dung thuộc thẩm quyền của KOICA trong quá trình thực hiện Dự án, huy động các nguồn lực về tài chính, nhân sự của phía Hàn Quốc tham gia thực hiện dự án theo như cam kết.
2. Quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA theo đúng các quy định của Chính phủ Hàn Quốc và chịu trách nhiệm trước Chính phủ Hàn Quốc về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.
3. Phối hợp với Tổng cục Dạy nghề triển khai Dự án.
4. Thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai Dự án, tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của BQLCDA và của các cơ quan có thẩm quyền khác.
5. Cung cấp các tài liệu cần thiết khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam để phục vụ cho việc triển khai các hoạt động của Dự án.
1. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Chủ dự án theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
2. Chủ trì, phối hợp với KOICA triển khai dự án.
3. Xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch tổng thể hoạt động của dự án và kế hoạch tài chính theo quyết định phê duyệt nội dung dự án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn BQLCDA thực hiện các hoạt động liên quan đến hành chính và quản lý dự án, Vụ Kỹ năng nghề thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ; bố trí nhân lực thuộc các Vụ, các đơn vị liên quan của Tổng cục Dạy nghề tham gia triển khai dự án khi có yêu cầu và chi trả phụ cấp theo quy định.
5. Phê duyệt các nội dung thuộc thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện dự án; xử lý các vướng mắc liên quan đến dự án trong quá trình thực hiện.
6. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình kết quả triển khai thực hiện Dự án gửi tới các cơ quan chức năng.
7. Xét duyệt quyết toán hàng năm và quyết toán hoàn thành dự án đối với phần vốn đối ứng của Dự án. Tổng hợp quyết toán hàng năm và quyết toán hoàn thành Dự án (gồm vốn ODA và vốn đối ứng) trình Bộ.
8. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA
1. Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề triển khai thực hiện các hoạt động hành chính để thực hiện dự án đảm bảo tiến độ.
2. Duy trì một văn phòng liên lạc thường trực để điều phối các hoạt động hành chính của dự án theo kế hoạch được phê duyệt đảm bảo tính thống nhất và mục tiêu chung của dự án.
3. Làm đầu mối thường trực để điều phối và thực hiện các thủ tục liên quan với Nhà tài trợ; các cơ quan trong nước có liên quan.
4. Lập kế hoạch tổng thể dự án trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.
5. Quản lý và giải ngân trực tiếp phần vốn đối ứng dự án cho các hoạt động thuộc phạm vi dự án và lập báo cáo quyết toán hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành nguồn kinh phí đối ứng từ khi thực hiện đến khi kết thúc dự án theo quy định hiện hành. Quản lý và lưu trữ toàn bộ hồ sơ chứng từ thuộc Dự án từ nguồn vốn đối ứng.
6. Theo dõi, tổng hợp việc giải ngân nguồn kinh phí ODA do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ trên cơ sở kế hoạch và báo cáo của tổ chức KOICA để tổng hợp báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.
7. Chủ trì, phối hợp với Vụ Kỹ năng nghề và KOICA tổ chức triển khai các hoạt động hành chính phục vụ các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch được phê duyệt.
8. Chuẩn bị các điều kiện làm việc cho chuyên gia tư vấn.
9. Tuyển dụng cán bộ dự án và trả lương bằng nguồn vốn đối ứng.
10. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể được phê duyệt, chủ trì và phối hợp với Vụ Kỹ năng nghề lập kế hoạch thực hiện hàng năm trình Tổng cục Dạy nghề phê duyệt.
11. Phối hợp với Vụ Kỹ năng nghề trong việc lựa chọn 3 nghề và địa bàn (trường) để thí điểm đánh giá kỹ năng.
12. Thực hiện các công việc khác theo phân công, chỉ đạo của Tổng cục Dạy nghề.
1. Giúp Tổng cục Dạy nghề triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, đảm bảo tiến độ; chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn của dự án.
2. Chuẩn bị các nội dung làm việc với chuyên gia của dự án; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động được phân công.
3. Phối hợp với chuyên gia của dự án để xây dựng, đề xuất:
a) Báo cáo, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam;
b) Kế hoạch tổng thể cho việc thiết lập và vận hành cơ quan quản lý đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
c) Tài liệu hướng dẫn, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia vào việc đánh giá kỹ năng nghề của người lao động;
d) Nhân sự tham gia khóa đào tạo ở Hàn Quốc ở 3 cấp (cấp quản lý, cấp thực hiện và cấp cán bộ kỹ thuật) về xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
đ) Thí điểm đánh giá kỹ năng nghề cho 3 nghề.
4. Chủ trì, phối hợp với BQLCDA trong việc đề xuất nhân sự và đề cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn của Dự án; đề xuất chi trả phụ cấp cho cán bộ tham gia các hoạt động của dự án theo các quy định hiện hành.
5. Chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn và phối hợp với BQLCDA triển khai các hoạt động hành chính theo kế hoạch được phê duyệt.
6. Chủ trì, phối hợp với BQLCDA trong việc lựa chọn 3 nghề để thí điểm đánh giá kỹ năng.
7. Chủ trì, phối hợp với BQLCDA và KOICA tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo phân công và thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
8. Thực hiện các công việc khác theo phân công, chỉ đạo của Tổng cục Dạy nghề.
Điều 10. Quy trình duyệt và gửi văn bản của dự án
1. Các văn bản liên quan đến các công việc hành chính của dự án (theo Điều 8 Quy chế này) thuộc trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề: BQLCDA trình Tổng cục Dạy nghề giải quyết.
2. Các văn bản liên quan đến các công việc chuyên môn của dự án (theo Điều 9 Quy chế này) thuộc trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề: Vụ Kỹ năng nghề trình Tổng cục Dạy nghề giải quyết.
3. Các văn bản liên quan đến công việc của dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: BQLCDA phối hợp với Vụ Kỹ năng nghề trình Tổng cục Dạy nghề trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết.
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, triển khai thực hiện dự án căn cứ theo nhiệm vụ, chức năng cụ thể được phân công phối hợp với nhau theo quy định và trên cơ sở tham vấn lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
2. Tổng cục Dạy nghề cùng với KOICA tại Việt Nam phối hợp với với các Bộ, ngành có liên quan, các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước và các tổ chức khác để triển khai thực hiện dự án.
3. KOICA có trách nhiệm báo cáo Chính phủ Hàn Quốc về tình hình thực hiện triển khai Dự án và sao gửi cho Tổng cục Dạy nghề các nội dung báo cáo theo yêu cầu; Tổng cục Dạy nghề báo cáo các cơ quan có liên quan phía Việt Nam về quá trình triển khai thực hiện Dự án và sao gửi cho KOICA theo yêu cầu.
4. KOICA điều động chuyên gia tư vấn Hàn Quốc triển khai thực hiện Dự án sau khi đã tham vấn Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề huy động cán bộ các Vụ, đơn vị chuyên môn và thuê tuyển chuyên gia trong nước tham gia hỗ trợ thực hiện Dự án.
5. Các hoạt động cụ thể sẽ được hai bên trao đổi, thống nhất trước khi thực hiện thông qua liên lạc giữa BQLCDA với cán bộ có trách nhiệm của KOICA trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền quyết định.
1. KOICA chủ trì, phối hợp với Vụ Kỹ năng nghề thực hiện các báo, sao gửi cho BQLCDA để theo dõi, trình Tổng cục Dạy nghề trình Bộ và các cơ quan chức năng, cụ thể:
a) Báo cáo đầu kỳ (5 bản) bắt đầu trong vòng 6 tháng từ khi dự án bắt đầu. Báo cáo bao gồm những phát hiện ban đầu, kế hoạch làm việc chi tiết và phương pháp thực hiện dự án;
b) Báo cáo giữa kỳ (5 bản) trong vòng 14 tháng từ khi bắt đầu dự án. Báo cáo bao gồm dự thảo luật, dự thảo về hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, kế hoạch tổng thể liên quan đến thành lập cơ quan quản lý đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề, kế hoạch thực hiện đánh giá thí điểm 3 nghề;
c) Dự thảo Báo cáo cuối kỳ (10 bản) trong vòng 22 tháng từ khi bắt đầu Dự án. Dự thảo Báo cáo cuối kỳ sẽ bao gồm tất cả các kết quả tư vấn và kế hoạch tổng thể;
d) Báo cáo kết thúc dự án (20 bản) vào cuối tháng thứ 24 từ khi bắt đầu dự án sau khi nhận được các ý kiến tổng hợp về Dự thảo Báo cáo cuối kỳ từ Tổng cục Dạy nghề;
đ) Báo cáo tiến độ giải ngân theo quý, năm và hoàn thành dự án phân vốn ODA.
2. Các cơ quan liên quan phía Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất theo quy định trong quá trình thực hiện dự án.
2. Tổng cục Dạy nghề và KOICA sẽ cùng chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật của Dự án và mỗi bên sẽ giám sát về tài chính độc lập đối với nguồn kinh phí thực hiện dự án do các bên cung cấp. Hai bên sẽ thường xuyên có những trao đổi về kết quả kiểm tra giám sát để kịp thời đưa ra những biện pháp hành động để thực hiện Dự án đạt mục tiêu, kết quả đã đề ra./.
File gốc của Quyết định 1415/QĐ-LĐTBXH năm 2012 về Quy chế quản lý Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1415/QĐ-LĐTBXH năm 2012 về Quy chế quản lý Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 1415/QĐ-LĐTBXH |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Ngọc Phi |
Ngày ban hành | 2012-10-11 |
Ngày hiệu lực | 2012-10-11 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |