ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2936/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đã được các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất hàng năm. Nhiều biện pháp, sáng kiến trong việc cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và môi trường lao động đối với người lao động (NLĐ) được thực hiện, đã trở thành phong trào được đông đảo quần chúng tham gia hưởng ứng như phong trào xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Kết quả của những hoạt động đó đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời ngày càng cải thiện tốt hơn điều kiện lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn một triệu NLĐ.
Về quy mô cơ sở: Có 368 cơ sở có quy mô trên 200 lao động/cơ sở với 402.314 người lao động (chiếm 90,6%); có 325 cơ sở lao động có từ 50 đến 200 người lao động/cơ sở với 38.031 người lao động (chiếm 8,6%); còn lại là 154 cơ sở dưới 50 người lao động/cơ sở, với 3.742 người lao động (chiếm 8,4%).
II. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT, TẬP HUẤN VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
a) Triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành cho 2400 người là người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và công đoàn tại các đơn vị, doanh nghiệp.
c) Xây dựng 04 phóng sự về an toàn, vệ sinh lao động, đưa 25 lượt tin, bài tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, việc tuân thủ công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời biểu dương những gương thực hiện tốt các phong trào an toàn, vệ sinh lao động.
a) Tổ chức 18 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động cho 1509 lượt cán bộ thuộc cấp huyện, phường xã làm công tác liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổ chức tập huấn an toàn lao động cho 36.700 cán bộ công đoàn cơ sở làm công tác an toàn lao động, 3850 an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, tổ chức 20 lớp tập huấn Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn, vệ sinh lao động cho 1.262 người là các cán bộ công đoàn và CĐCS tham dự.
đ) Mở 04 lớp huấn luyện nghiệp vụ y tế lao động cho 289 cán bộ y tế tại các doanh nghiệp; tập huấn sơ cấp cứu cho 1497 doanh nghiệp với sự tham gia của 31.038 vệ sinh viên tại các doanh nghiệp.
3. Xây dựng mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp
b) Xây dựng và giám sát 04 mô hình Phòng chống bệnh nghề nghiệp tại Bệnh viện Phổi, Nhà máy Super Phốtphát, Công ty Amanda, công ty Center Power nâng số mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp lên 12 mô hình về các bệnh Bụi phổi Amiang, Bụi phổi Silic, Điếc nghề nghiệp, Viêm gan virus nghề nghiệp; Lao nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp; Bệnh da nghề nghiệp...
1. Khám sức khỏe người lao động
STT
Nội dung thực hiện
2016
2017
2018
2019
2020
1
86
120
70
76
71
2
85
81
67
66
64
3
42.490
39.119
41.615
38.369
20.974
4
05
06
06
12
11
5
5.455
7.678
9.917
8.705
6.287
6
1.255
5.719
4.770
4.633
2.373
7
2.142
30.630
26.644
18.164
19.828
8
21
11
28
20
18
- Theo báo cáo của các cơ sở lao động trong tỉnh, từ đầu năm 2020 đến nay đã xảy ra 718 vụ tai nạn lao động, trong đó 24 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 25 người.
Tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện các quy định phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), phòng chống BNN, công tác bảo hộ lao động đang còn không ít khó khăn. Việc chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khỏe NLĐ; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn tính mạng cho NLĐ, tài sản của nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức là cần thiết.
1. Thuận lợi
b) Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện được đẩy mạnh, góp phần cải thiện và nâng cao nhận thức về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, NLĐ và cộng đồng. Xây dựng phong trào quần chúng làm tốt công tác ATVSLĐ góp phần hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2. Hạn chế, vướng mắc
b) Một số sở, ban, ngành, địa phương chưa xây dựng kế hoạch để thực hiện Chương trình ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020 của ngành, cơ quan, đơn vị.
d) Nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chú trọng đầu tư cải thiện môi trường làm việc, chưa tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ. Đặc biệt, các nhà quản lý của các doanh nghiệp chưa thường xuyên tham dự các lớp hướng dẫn, huấn luyện dành cho người sử dụng lao động, đa số cử cán bộ quản lý dự thay nên trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Một số doanh nghiệp thực hiện mang tính hình thức, đối phó sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
e) Người lao động chấp hành chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
a) Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.
c) Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: Kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.
đ) Quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (bao gồm cả người lao động tiếp xúc với amiăng): 50% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được quản lý sức khỏe, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
g) 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
i) Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010 - 2018.
1. Phạm vi và đối tượng: Kế hoạch được triển khai trên toàn tỉnh, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành; các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
2. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định chuyên môn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, điều trị, phục hồi chức năng.
a) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp; sơ cấp cứu tại nơi làm việc; điều trị, giám định, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
c) Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức y tế cơ sở thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động, kiểm soát yếu tố có hại tại nơi làm việc.
đ) Hướng dẫn, triển khai và nhân rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,...) tại nơi làm việc.
g) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đánh giá thực trạng một số bệnh nghề nghiệp phổ biến và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh nghề nghiệp thí điểm ở một số ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
i) Cập nhật và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động; đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin từ cơ sở lao động đến huyện, thành phố, tuyến tỉnh và Trung ương.
l) Đánh giá các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới; kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng, thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp hàng năm theo quy định; cập nhật hồ sơ quốc gia đối với các bệnh liên quan đến amiăng tại các trung tâm ghi nhận ung thư trên toàn quốc.
n) Rà soát và xây dựng hướng dẫn cho các vấn đề: Sức khỏe lao động nữ trong khu công nghiệp; khám chữa bệnh ngoài giờ cho người lao động và chi trả chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động; hệ thống y tế lao động tại các tuyến bao gồm cả cơ sở sản xuất kinh doanh; sử dụng kinh phí cho công tác dự phòng bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động, người lao động cao tuổi.
p) Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
a) Thiết lập cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin truyền thông giáo dục về sức khỏe lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát, báo cáo y tế lao động và bệnh nghề nghiệp tại các tuyến.
c) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đa dạng, linh hoạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, sự kiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế, cơ sở lao động và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh.
đ) Xây dựng và biên soạn, in ấn các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành/nghề.
g) Tư vấn cho các cơ sở lao động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phòng chống liên quan đến bệnh nghề nghiệp và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
i) Tổ chức, vận động, huy động mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
b) Đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho thông tin, tuyên truyền, tập huấn, nghiên cứu, dự phòng bệnh nghề nghiệp và thu thập số liệu, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu.
6. Hoạt động nghiên cứu, kiểm tra, giám sát
b) Triển khai các hoạt động quản lý, giám sát việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị và cơ sở lao động.
d) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo các tuyến về công tác y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo thẩm quyền.
2. Các nguồn hợp pháp khác: Nguồn ODA, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
b) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh về việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện chẩn đoán sớm, điều trị, giám định, phục hồi chức năng và chi trả đền bù các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp thiết của tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế kết quả thực hiện, đồng thời đề xuất, kiến nghị những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở lao động thực hiện Bộ luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn luật và các nội dung liên quan trong Kế hoạch. Đồng thời tổ chức huấn luyện, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức điều tra, kiểm tra về điều kiện thực hiện chi trả cho người lao động khám chữa bệnh ngoài giờ đối với các cơ sở lao động có đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế.
e) Giám sát việc thực hiện chính sách về người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động, các cơ quan quản lý an toàn, vệ sinh lao động tuyến huyện, xã.
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người quản lý, người trực tiếp làm công tác an toàn tại các đơn vị, doanh nghiệp.
c) Quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt các quy định pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
đ) Tổng hợp, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở có sử dụng người lao động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư vận động, huy động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động.
a) Chỉ đạo, định hướng các cơ quan truyền thông, báo chí, các trang, cổng thông tin điện tử các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung về Luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động.
7. Các sở, ban, ngành của tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phô biến kiến thức pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
b) Chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch.
d) Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của Kế hoạch.
a) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung theo mục tiêu của Kế hoạch.
c) Báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
- VPCP,Bộ Y tế; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC NỘI DUNG ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 2936/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn |
1 |
Sở Y tế |
2021 -2030 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
2 |
Sở Y tế |
2021 -2025 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
3 |
Sở Y tế |
2021 - 2025 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
4 |
Sở Y tế |
2021 -2030 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
5 |
Sở Y tế |
2021 -2030 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
6 |
Sở Y tế |
2021 - 2030 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
7 |
Sở Y tế |
2021 -2030 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
8 |
Sở Y tế; người sử dụng lao động. |
2021 -2025 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
9 |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh |
2021 - 2025 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
10 |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế |
2021 -2030 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác | ||
11 |
Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai; Người sử dụng lao động |
2021 -2025 | Vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác | ||
12 |
Liên đoàn Lao động tỉnh |
2021 - 2030 | Ngân sách nhà nước, vốn hợp pháp khác |
File gốc của Kế hoạch 2936/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 2936/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Số hiệu | 2936/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Thái Bảo |
Ngày ban hành | 2021-03-23 |
Ngày hiệu lực | 2021-03-23 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng |