BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4401/LĐTBXH-ATLĐ | Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2016 |
TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG LẦN THỨ 1, NĂM 2017
- Nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, thực thi có hiệu quả Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Yêu cầu: Đảm bảo thiết thực, hiệu quả, huy động được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động trong cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động.
Qua các báo cáo tổng hợp, phân tích về tai nạn lao động chết người trong những năm qua cho thấy một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn lao động xảy ra là do người lao động không được huấn luyện hoặc huấn luyện không đầy đủ các kiến thức, kỹ năng làm việc ATVSLĐ. Công tác huấn luyện ATVSLĐ không chỉ cung cấp các lý thuyết về ATVSLĐ mà cần chú trọng vào việc huấn luyện thực hành, huấn luyện các kỹ năng tự đánh giá rủi ro, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động. Đó chính là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém nhằm phòng ngừa và hạn chế các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra. Với ý nghĩa đó, Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 1 năm 2017 sẽ có chủ đề là “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.
- Thời gian tổ chức: Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 1 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 5 năm 2017.
IV. Nội dung hoạt động trong Tháng hành động ATVSLĐ
a) Tại Trung ương: Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương giao UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ của quốc gia lần thứ 1.
- Địa điểm tổ chức: tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, thành phố Hà Nội. Quy mô: từ 1.000 - 1.500 người.
b) Tại các bộ, ngành, địa phương: tổ chức Lễ phát động hoặc các hoạt động cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện của bộ ngành, địa phương để hưởng ứng Tháng hành động. Nội dung tổ chức theo hướng dẫn tại Mục IV.2 dưới đây.
2.1. Tại các bộ, ngành, địa phương
- Xây dựng, gửi, phát các thông điệp, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động (mục đích, ý nghĩa, vai trò của công tác huấn luyện ATVSLĐ...); tuyên truyền về Luật An toàn,vệ sinh lao động.
- Cung cấp các tài liệu, thông tin cần truyền thông cho các cơ quan thông tin đại chúng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông ATVSLĐ, các tương tác trên internet, điện thoại di động, các trang mạng xã hội.
b) Các hoạt động kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ
- Nội dung kiểm tra, thanh tra tập trung vào các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc thực hiện các quy định pháp luật ATVSLĐ, công tác huấn luyện ATVSLĐ; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng và tình hình thực tiễn, các bộ, ngành, địa phương xem xét, tổ chức khen thưởng về ATVSLĐ cho các tập thể và cá nhân có những kết quả, thành tích xuất sắc về ATVSLĐ trong năm 2016; xem xét, tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN những năm qua (nếu có) trong dịp tổ chức Tháng hành động.
d) Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ, hoạt động cộng đồng có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, cử chuyên gia xuống huấn luyện, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động; hướng dẫn xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn; hướng dẫn, tư vấn cải thiện điều kiện lao động; tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động.
- Tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Xây dựng chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ và tổ chức triển khai thực hiện trong cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện đầy đủ về các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn cho các nhóm đối tượng cần phải huấn luyện, người lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
- Phát động các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua đảm bảo ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ.
V. Các hoạt động triển khai sau Tháng hành động về ATVSLĐ
2. Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình lao động; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe người lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động và có các biện pháp khắc phục ngay khi các điều kiện lao động không bảo đảm an toàn cho người lao động.
4. Tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động lần thứ 1; khen thưởng những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt các hoạt động Tháng hành động; phê bình những đơn vị, cá nhân làm chưa tốt hoặc chưa đạt yêu cầu.
1. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan
2. Các địa phương
- Chỉ đạo việc tổ chức, phối hợp liên ngành trong triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ trên địa bàn;
- Quan tâm, chú trọng mở rộng triển khai các hoạt động trong Tháng hành động tới các cấp quận, huyện, xã, trong cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động tại địa phương.
- Tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ.
- Căn cứ vào các nội dung hoạt động Tháng hành động theo hướng dẫn tại Mục IV xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết triển khai Tháng hành động của đơn vị, cơ sở.
- Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động lần thứ 1 với các cơ quan có thẩm quyền quản lý.
1. Đối với các bộ, ngành, địa phương: Kinh phí tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG LẦN THỨ 1 NĂM 2017
(Kèm theo Hướng dẫn số 4401/LĐTBXH-ATLĐ ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
- Xây dựng, ban hành hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phối hợp với địa phương trọng điểm và các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể tổ chức Lễ phát động Tháng hành động trình Ban chỉ đạo; chuẩn bị nội dung họp Ban chỉ đạo, họp báo về triển khai Tháng hành động và công bố số liệu về tình hình TNLĐ, BNN trong Tháng hành động.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ của các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, các tiểu ban giúp việc và phân công trách nhiệm tới các sở, ban, ngành, các quận, huyện của thành phố trong tổ chức Lễ phát động và các hoạt động của Tháng hành động; đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm cho đại biểu khi tham dự Lễ phát động tại Hà Nội.
- Chủ động và thường xuyên phối hợp với BCĐ Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan để tổ chức tốt Lễ phát động và các hoạt động trong Tháng hành động ATVSLĐ.
- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, huấn luyện về ATVSLĐ cho DN, người lao động cả trong khu vực có quan hệ và không có quan hệ lao động, hạn chế thấp nhất các TNLĐ nghiêm trọng xảy ra trong Tháng hành động; mở rộng hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn về các quyền, nghĩa vụ của người lao động trên hệ thống các đài phát thanh quận, huyện, xã, phường, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của TP Hà Nội dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền về Lễ phát động, các điển hình tốt trong công tác ATVSLĐ cũng như phê phán, phản ánh các thực trạng, các cơ sở đơn vị làm chưa tốt công tác ATVSLĐ trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên đề về ATVSLĐ, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng, công trình giao thông, khu tiếp giáp với dân cư, đông người qua lại; việc tổ chức, thực hiện công tác huấn luyện về ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ.
3. Bộ Y tế
4. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
6. Hội Nông dân Việt Nam
Từ khóa: Hướng dẫn 4401/LĐTBXH-ATLĐ, Hướng dẫn số 4401/LĐTBXH-ATLĐ, Hướng dẫn 4401/LĐTBXH-ATLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn số 4401/LĐTBXH-ATLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn 4401 LĐTBXH ATLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 4401/LĐTBXH-ATLĐ
File gốc của Hướng dẫn 4401/LĐTBXH-ATLĐ năm 2016 triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1, năm 2017 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Hướng dẫn 4401/LĐTBXH-ATLĐ năm 2016 triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1, năm 2017 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 4401/LĐTBXH-ATLĐ |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Người ký | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành | 2016-11-03 |
Ngày hiệu lực | 2016-11-03 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |