BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3830/LĐTBXH-LĐVL | Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2006 |
Kính gửi : Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam
Trả lời Công văn số 7955/CV-NTX ngày 25/10/2006 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc ghi ở trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Điểm 1 Mục II Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 18/TT-BLĐTBXH ngày 11/5/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định người lao động có quyết định nghỉ việc từ ngày 01/10/2004 trở đi thì:
Tiền lương để tính chế độ trợ cấp mất việc làm theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/10/2004 là tiền lương cấp bậc, chức vụ phụ cấp lương mới quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp. Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang:
Tiền lương để tính chế độ trợ cấp mất việc làm theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước từ ngày 01/10/2004 trở đi là tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, việc sử dụng hệ số lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ việc để tính mức trợ cấp cho thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/10/2004 là không có cơ sở.
2. Điểm 2 Mục V Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và công nhân, viên chức, nhân viên trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định:
"Trường hợp sau ngày 01/10/2004 có sự thay đổi hệ số lương cũ thì thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:
- Từ ngày 01/10/2004 đến thời điểm thay đổi hệ số lương cũ, được chuyển xếp hệ số lương cũ trước khi thay đổi sang hệ số lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này để làm căn cứ truy nộp bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01/10/2004 đến thời điểm thay đổi hệ số lương cũ;
- Từ thời điểm thay đổi hệ số lương cũ cho đến ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới, được chuyển xếp theo hệ số lương cũ đã thay đổi (hệ số lương hiện giữ) sang hệ số lương mới và được tính hưởng kể từ ngày thay đổi hệ số lương cũ".
Như vậy, trường hợp người lao động từ ngày 01/10/2004 trở đi được nâng bậc thì hệ số lương để tính chế độ trước ngày 01/10/2004 là hệ số lương hiện hưởng tại thời điểm trước ngày 01/10/2004 như cách tính đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt, Bộ Tài chính thẩm định và cấp phát kinh phí là đúng quy định.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đề nghị quý Tập đoàn hướng dẫn doanh nghiệp và người lao động thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Công văn số 3830/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đang được cập nhật.
Công văn số 3830/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 3830/LĐTBXH-LĐVL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Đại Đồng |
Ngày ban hành | 2006-10-31 |
Ngày hiệu lực | 2006-10-31 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |