BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hình thức người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Tại cuộc họp, ý kiến của các Bộ về cơ bản thống nhất đánh giá việc người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo Thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương giữa hai nước là hình thức mới phát sinh trong thực tiễn, chưa được quy định tại các văn bản pháp luật. Hình thức này có khả năng mở rộng tại các địa phương trong thời gian tới do nhu cầu tiếp nhận của phía Hàn Quốc, đồng thời mang lại lợi ích cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương nơi lao động cư trú, tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt, nhiều cấp độ giữa ta và Hàn Quốc.
I. Về cơ chế, chính sách tiếp nhận lao động thời vụ của Hàn Quốc
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc, chính sách tiếp nhận lao động thời vụ nước ngoài là chính sách mới, áp dụng cho ngành nông nghiệp và ngư nghiệp của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp và ngư nghiệp tại Hàn Quốc có đặc thù là nhu cầu sử dụng nhân lực tăng cao, tập trung vào hai thời điểm gieo trồng và thu hoạch. Việc tuyển dụng nhân lực nước ngoài theo Chương trình EPS hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng nhân lực đặc thù nêu trên của 2 ngành này. Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chính sách tiếp nhận lao động thời vụ ngắn hạn (90 ngày) cho hai ngành nông nghiệp và ngư nghiệp.
Hiện nay, Hàn Quốc chưa có Luật quy định về chương trình lao động thời vụ nước ngoài. Chương trình này được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp Hàn Quốc trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về lao động và người lao động nước ngoài như Luật lao động tiêu chuẩn, Luật tiền lương tối thiểu của Hàn Quốc,...
Một số quy định về việc thực hiện Chương trình này như sau:
- Trước khi đăng ký tuyển chọn lao động thời vụ nước ngoài với Bộ Tư pháp, địa phương của Hàn Quốc phải thỏa thuận, thống nhất về quy trình, thủ tục và điều kiện phái cử, tiếp nhận lao động thời vụ trên cơ sở ký kết Hợp đồng phái cử và tiếp nhận lao động với địa phương kết nghĩa. Trong đó quy định rõ chế độ và quyền lợi của người lao động bao gồm:
+ Thời gian, thời giờ làm việc: Luật lao động tiêu chuẩn của Hàn Quốc không quy định thời gian, thời giờ làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Chương trình lao động thời vụ phải đảm bảo một tháng người lao động tối thiểu được nghỉ 2 ngày, làm việc 4 giờ được nghỉ 30 phút trở lên, làm việc 8 giờ được nghỉ 01 giờ trở lên bao gồm thời gian ăn trưa.
+ Ăn, ở: do chủ sử dụng cung cấp; chủ sử dụng phải bố trí ký túc xá cho người lao động, không được bố trí nhà bằng nylon hoặc container.
+ Chương trình không quy định về chi phí phái cử hay chi phí tuyển chọn, dạy tiếng Hàn, giáo dục định hướng, chi phí xin visa, vé máy bay hai chiều, chi phí bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh,... Những chi phí này do hai địa phương thỏa thuận, thống nhất.
Trên cơ sở Hợp đồng phái cử và tiếp nhận này, khi sang Hàn Quốc, người lao động sẽ ký Hợp đồng lao động với chủ sử dụng là các chủ trang trại, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp của địa phương tiếp nhận.
+ Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm yêu cầu và đảm bảo các địa phương và các chủ sử dụng nhận lao động thời vụ tuân thủ các quy định, điều kiện nêu trên, đảm bảo các quyền lợi cơ bản của lao động thời vụ nước ngoài.
II. Tình hình tiếp nhận, sử dụng lao động thời vụ tại Hàn Quốc và tác động thực tiễn
Đầu năm 2017, Hàn Quốc cho phép áp dụng chính thức chương trình lao động thời vụ với hạn ngạch 1.547 chỉ tiêu dành cho 23 địa phương của Hàn Quốc và các địa phương phải cử của Việt Nam, Trung Quốc và Phillipin. Đến đầu tháng 10/2017, đã có 856 lao động nước ngoài sang làm việc tại thời vụ tại Hàn Quốc.
Về lao động Việt Nam làm việc thời vụ tại Hàn Quốc
Theo báo cáo ngày 25/10/2017 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng và báo cáo ngày 07/12/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang sau khi hoàn thành công việc, toàn bộ người lao động đã về nước đúng thời hạn. Có 3 lao động về nước trước thời hạn vì lý do cá nhân. Các điều kiện ăn, ở, làm việc, thu nhập được đảm bảo và chưa có vụ việc phát sinh nào đối với người lao động. Thu nhập bình quân của mỗi lao động là 80 triệu đồng/03 tháng, người cao nhất là 100 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng kiến nghị cho phép địa phương tiếp tục thực hiện Thỏa thuận với phía Hàn Quốc về đưa lao động của huyện Hòa Vang đi làm việc thời vụ tại quận Yeongyang của Hàn Quốc và nhân rộng mô hình này ở các địa phương khác tại Đà Nẵng.
Việc tiếp nhận và sử dụng lao động thời vụ tại Hàn Quốc thông qua hợp tác giữa các địa phương là vấn đề mới đối với Hàn Quốc. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế và đặc thù của các chủ sử dụng lao động ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc đã vận dụng thí điểm việc tiếp nhận lao động thời vụ nước ngoài sang làm việc ngắn hạn và đang từng bước xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho loại hình tiếp nhận mới này.
Trong bối cảnh quan hệ giữa ta và Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều cấp độ và đi vào thực chất thì nhu cầu mở rộng hợp tác giữa các địa phương của ta với phía Hàn Quốc ngày càng tăng, trong đó có vấn đề hợp tác tiếp nhận lao động đi làm việc thời vụ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp quản lý và hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện đáp ứng thực tiễn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là yêu cầu cấp thiết.
- Trước mắt, Chính phủ áp dụng Điều 15 Luật Tổ chức Chính phủ để đồng ý cho các địa phương thí điểm thực hiện đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác với địa phương nước ngoài.
Đồng thời, trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc của Lãnh đạo các cấp, đề nghị phía Hàn Quốc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý về việc tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài theo hình thức này.
- Thủ tướng Chính phủ: | KT. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Công văn 5170/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2017 về hình thức người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Công văn 5170/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2017 về hình thức người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 5170/LĐTBXH-QLLĐNN |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành | 2017-12-08 |
Ngày hiệu lực | 2017-12-08 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |