BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn tổng kết, đánh giá Dự án, Nội dung thành phần thuộc CTMT, CTMTQG giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi:
Nhằm tổng kết, đánh giá các hoạt động giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 tại Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” (sau đây gọi tắt là Dự án) thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và nội dung thành phần số 06 “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc nội dung số 03 về Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân (sau đây gọi tắt là nội dung 06) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ); đồng thời, nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện Dự án;
- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn của Dự án. Các kết quả đạt được, trong đó làm rõ kết quả đạt được theo các mục tiêu đã được phê duyệt tại Quyết định đầu tư Dự án;
- Đề xuất giải pháp, chính sách và cơ chế quản lý, điều hành cho giai đoạn 2021-2025.
3. Căn cứ các mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025; tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án để đề xuất kế hoạch đầu tư công năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.
(Chi tiết hướng dẫn theo đề cương và các phụ lục kèm theo)
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, điện thoại: 0243.9740.362, email: [email protected]) để được hướng dẫn.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA DỰ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ NỘI DUNG THÀNH PHẦN 6 “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Công văn số 4526/LĐTBXH-TCGDNN ngày 18/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Về quản lý, điều hành và hướng dẫn thực hiện Dự án
2. Về huy động nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn lực cho Dự án
- Kết quả huy động các nguồn lực, gồm: NSTW; NSĐP; ODA và nguồn khác
- Các giải pháp huy động nguồn lực khác đã áp dụng. Nêu bật những giải pháp phát huy hiệu quả tích cực tới thu hút nguồn lực cho thực hiện Dự án.
- Nguồn ngân sách nhà nước (NSTW; NSĐP; ODA): đánh giá cụ thể việc thực hiện các thủ tục đầu tư, công tác thanh toán, giải ngân và chi tiêu các nguồn vốn (trong đó, làm rõ tỷ lệ không sử dụng hoặc sử dụng sai quy định phải nộp trả ngân sách nhà nước).
3. Hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án.
- Kết quả giám sát từ cộng đồng người dân trong tổ chức thực hiện. Đánh giá vai trò của người dân trong tham gia giám sát thực hiện công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện (từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, nghiệm thu kết quả thực hiện và sử dụng kết quả thực hiện).
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN
(Chi tiết theo mẫu tại các phụ lục I, II, III, IV và V kèm theo)
1. Đánh giá chung về những kết quả đạt được trong thực hiện Dự án
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án,
b) Kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án.
- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.
c) Những đánh giá khác.
Đồng thời, báo cáo bổ sung số liệu chi tiết về tình hình phân bổ, giao dự toán và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Nội dung số 06 “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
(Chi tiết theo mẫu tại các phụ lục VI, VII kèm theo)
+ Ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm giải quyết các vấn đề cấp bách, hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn;
+ Phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải trên cơ sở kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm (bao gồm: kế hoạch giải ngân, kết quả chấp hành chế độ báo cáo, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ).
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của ngành, địa phương giai đoạn 2021-2025 và nội dung hoạt động, hoạt động của các dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc các CTMTQG giai đoạn 2012-2025 đã đề xuất nêu trên tổ chức xây dựng, đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ và dự kiến kinh phí thực hiện (bao gồm: đề xuất hỗ trợ từ NSTW, kế hoạch bố trí từ NSĐP, huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn lực khác) và đối tượng hưởng lợi trực tiếp, trong đó phân định rõ các nội dung, hoạt động theo từng chương trình. Ngoài ra, đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật hiện trạng và định hướng quy hoạch các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
(Chi tiết theo mẫu tại các Phụ lục IX, X, XI kèm theo)
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC
CÁC NỘI DUNG, DỰ ÁN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Công văn số 4526/LĐTBXH-TCGDNN ngày 18/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Tiểu dự án 1 “Đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao”
b) Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi cả nước
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Học sinh, sinh viên, người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
+ Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên học liệu đào tạo;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, dạy và học. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động liên quan đến GDNN.
- Kiểm soát chất lượng trong quá trình đào tạo và sau đào tạo của giáo dục nghề nghiệp
+ Phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Đào tạo, đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
+ Đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho người lao động.
2. Tiểu dự án 2 “Đào tạo nghề cho những đối tượng chính sách”
b) Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi cả nước
- Người lao động tại các địa phương có huyện nghèo và huyện mới thoát nghèo, huyện có xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm; người khuyết tật…
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp tại huyện nghèo, xã nghèo và đào tạo nghề cho người khuyết tật.
d) Các hoạt động:
+ Đào tạo mới; đào tạo cập nhật, nâng cao kiến thức kỹ năng; đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho người lao động nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo.
+ Đào tạo nghề nghiệp tại doanh nghiệp hoặc các tổ chức của người khuyết tật; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng người khuyết tật hoặc của người khuyết tật.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ở trong và ngoài nước, đặc biệt là đội ngũ đào tạo, trợ giúp cho người khuyết tật;
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách.
a) Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng năng suất lao động, giữ gìn ổn định xã hội cũng như khối đoàn kết dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Đối tượng:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS&MN và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho vùng DTTS&MN.
d) Các hoạt động:
- Hỗ trợ đào tạo nghề, gồm:
+ Đào tạo lại, cập nhật, nâng cao kiến thức kỹ năng; đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho người lao động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp;
+ Đào tạo nghề nghiệp tại doanh nghiệp; đào tạo nghề nhằm phát triển các lợi thế vùng DTTSMN như: phát triển thị trường dược liệu quý, du lịch cộng đồng, nghề thủ công, mỹ nghệ…
+ Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; Đào tạo bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, người dạy nghề, cán bộ quản lý và đào tạo tại doanh nghiệp vùng DTTS&MN;
+ Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho học sinh, sinh viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở GDNN trên địa bàn các tỉnh vùng DTTS&MN (trong đó ưu tiên các tỉnh vùng Tây bắc, Tây Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ).
III. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế; hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm gắn với đô thị hóa, thực chất, đi theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ đề, đem lại chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.
c) Đối tượng:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Tổ chức, doanh nghiệp tham gia giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
d) Các hoạt động:
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gồm:
+ Đào tạo cập nhật, nâng cao kiến thức kỹ năng; đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho người lao động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp;
- Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu đào tạo. Trong đó:
+ Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Tuyên truyền tư vấn khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho người lao động. Giám sát đánh giá.
Từ khóa: Công văn 4526/LĐTBXH-TCGDNN, Công văn số 4526/LĐTBXH-TCGDNN, Công văn 4526/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công văn số 4526/LĐTBXH-TCGDNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công văn 4526 LĐTBXH TCGDNN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 4526/LĐTBXH-TCGDNN
File gốc của Công văn 4526/LĐTBXH-TCGDNN năm 2020 về hướng dẫn tổng kết, đánh giá Dự án, Nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4526/LĐTBXH-TCGDNN năm 2020 về hướng dẫn tổng kết, đánh giá Dự án, Nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 4526/LĐTBXH-TCGDNN |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Lê Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2020-11-18 |
Ngày hiệu lực | 2020-11-18 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |