BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v áp dụng Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ | Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
(72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
1. Về mẫu văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động
Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên, trong đó có quy định mẫu văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vì vậy, trong thời gian chờ Thông tư ban hành, đề nghị Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng thực hiện việc ủy quyền hợp pháp bằng văn bản, trong đó phải có các thông tin bên phía người ủy quyền, người nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền, cam kết và chữ ký của hai bên. Trường hợp Thông tư ban hành có nội dung khác thì rà soát, sửa đổi theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên thì người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.
Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên thì người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật; cuộc họp xử lý kỷ luật được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo, trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động.
Khoản 3, Điều 3 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Phạm Minh Huân (để b/c);
- Lưu: VT, Vụ LĐTL.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
Tống Thị Minh
File gốc của Công văn 1911/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 về áp dụng Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Công văn 1911/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 về áp dụng Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 1911/LĐTBXH-LĐTL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Tống Thị Minh |
Ngày ban hành | 2015-05-25 |
Ngày hiệu lực | 2015-05-25 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |