\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 2679/QĐ-UB \r\n | \r\n \r\n TP. Hồ Chí Minh,\r\n ngày 28 tháng 6 năm 2002 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND\r\nTHÀNH PHỐ
\r\n\r\nVỀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN THÀNH\r\nPHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
\r\n\r\nCHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n\r\n- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng\r\nnhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
\r\n\r\n- Căn cứ Quyết định số\r\n132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách\r\nkhuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và công văn số 757 BNN/CBNLS ngày\r\n23/3/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch triển khai thực\r\nhiện khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;
\r\n\r\n- Xét Tờ trình số 502\r\nTT/NN/NT ngày 10/6/2002 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về\r\nQui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010;
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH
\r\n\r\nĐiều 1.-\r\nNay phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông\r\nthôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” (kèm theo tóm tắt quy hoạch).
\r\n\r\nĐiều 2.-\r\nGiao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn\r\nchủ trì phối hợp với các sở-ngành, quận-huyện liên quan có sản xuất nông nghiệp\r\nvà ngành nghề để tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn\r\nthành phố đến năm 2010.
\r\n\r\nĐiều 3.-\r\nQuyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
\r\n\r\nĐiều 4.-\r\nChánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân\r\nthành phố, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế\r\nhoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở\r\nGiao thông công chánh, Giám đốc Sở Tài chánh-Vật giá, Giám đốc Sở Địa chính-Nhà\r\nđất, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các\r\nquận-huyện có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH\r\n UBND THÀNH PHỐ | \r\n
\r\n\r\n
TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN\r\nNGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
\r\n\r\n(Ban\r\nhành kèm theo Quyết định số 2679/QĐ-UB ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Ủy ban nhân\r\ndân thành phố Hồ Chí Minh)
\r\n\r\n\r\n\r\nI.- Về các căn\r\ncứ pháp lý để quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010:
\r\n\r\n1- Thực hiện Quyết định số\r\n132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số\r\nchính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và công văn số 757\r\nBNN/CBNLS ngày 23 tháng 3 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về\r\nKế hoạch triển khai thực hiện khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;
\r\n\r\n2- Ủy ban nhân dân thành phố\r\ngiao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh xây dựng quy\r\nhoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến 2010 và tham gia góp ý của các Sở,\r\nBan, Ngành, quận-huyện liên quan sau đó hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành\r\nnghề nông thôn để trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
\r\n\r\n3- Trên cơ sở tham khảo các tài\r\nliệu gồm có:
\r\n\r\n3.1- Báo cáo tổng hợp quy hoạch\r\ntổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010;
\r\n\r\n3.2- Báo cáo quy hoạch phát triển\r\ncông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996-2010 của Sở Công\r\nnghiệp thành phố Hồ Chí Minh;
\r\n\r\n3.3- Báo cáo quy hoạch kinh tế\r\n- xã hội, các Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ 2001-2005 của 5 quận mới và 5 huyện\r\nngoại thành;
\r\n\r\n3.4- Báo cáo đánh giá thực trạng\r\nvà định hướng phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm\r\n2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
\r\n\r\nII.- Về phạm vi\r\ncủa quy hoạch ngành nghề nông thôn:
\r\n\r\n1- Căn cứ tình hình nông thôn\r\nngoại thành hiện nay giới hạn về không gian của quy hoạch gồm 5 huyện ngoại\r\nthành : Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận gồm có : quận 2,\r\n7, 9, 12, Thủ Đức có sản xuất nông nghiệp để kết hợp phát huy làng nghề (phường\r\nnghề) truyền thống.
\r\n\r\n2- Phát triển ngành nghề nông\r\nthôn ở các huyện phải gắn với sản xuất nông nghiệp với người nông dân, và người\r\nlao động ở nông thôn. Định hướng phát triển ngành nghề ở 5 quận chủ yếu phát\r\ntriển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ\r\ncó quy mô và tùy theo từng ngành nghề gắn với các quận-huyện để khảo sát tính\r\ntoán quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1- Sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp:
\r\n\r\n- Giai đoạn 1998-2000:
\r\n\r\n+ Về sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp\r\ntăng bình quân 0,71%/năm (kế hoạch 5%), diêm nghiệp tăng 8,1%/năm. Trong đó: trồng\r\ntrọt giảm 2%/năm (kế hoạch tăng 1 - 1,5%); chăn nuôi tăng 4,97%/năm (kế hoạch\r\ntăng 10-12%); thủy sản tăng 1,1%/năm (kế hoạch tăng 4-5%). Các hoạt động dịch vụ\r\nnông nghiệp tăng 4,26% (kế hoạch tăng 3-4%) và cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại\r\nthành tiếp tục chuyển đổi phù hợp với chiến lược phát triển chung của thành phố.
\r\n\r\n+ Kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ\r\ntrọng 4,6% giá trị sản xuất của thành phố năm 1991, giảm còn 3,3% năm 1995 và\r\n2,2% năm 2000.
\r\n\r\n+ Năm 2000 trồng trọt chiếm tỉ\r\ntrọng 39,9% trong giá trị sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp, giảm 5,4% so năm 1995;\r\nchăn nuôi 34,15% (tăng 5,05%); thủy sản 12,4% (tăng 0,5%); dịch vụ chiếm 9,7%\r\n(tăng 0,3% so năm 1995).
\r\n\r\n2- Thực trạng ngành nghề nông\r\nthôn:
\r\n\r\n2.1- Phát triển ngành nghề nông\r\nthôn:
\r\n\r\n2.1.1- Các ngành nghề trong\r\nlĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
\r\n\r\n- Ngành nghề sản xuất công nghiệp-tiểu\r\nthủ công nghiệp do quận-huyện quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản\r\nxuất công nghiệp thành phố (3,2 - 4,5%) nhưng có tốc độ phát triển tương đối\r\nnhanh (bình quân 15 - 17%/năm).
\r\n\r\n- Các làng nghề truyền thống,\r\ntiểu thủ công nghiệp vùng nông thôn ngoại thành thu hút từ 31-90% lao động\r\ntrong làng: một số làng nghề thu hút nhiều lao động như may nón ở Đông Hưng Thuận,\r\nquận 12; làm bánh tráng ở xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi; đan lát ở xã Thái Mỹ,\r\nhuyện Củ Chi; làm giỏ trạc ở xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn…
\r\n\r\n2.1.2- Các ngành nghề trong\r\nlĩnh vực thương mại - dịch vụ:
\r\n\r\n- Hoạt động các dịch vụ trong\r\nnông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu là dịch vụ công, không có mục đích kinh doanh, hoạt\r\nđộng kết hợp với công tác quản lý nhà nước và pháp chế ngành, trực tiếp tham gia\r\nsản xuất hoặc bảo vệ sản xuất; tập trung vào các mặt bảo vệ cây trồng, vật\r\nnuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ, giống mới.
\r\n\r\n2.1.3- Cơ cấu kinh tế ở ngoại\r\nthành: năm 2000 cơ cấu kinh tế ngoại thành (5 quận và 5 huyện) : nông nghiệp\r\nchiếm 30,9%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 49,1%; thương mại-dịch vụ 20% (tỉ\r\nlệ tương ứng năm 1995: 39,1%-30%-31%). Riêng các huyện có sản xuất nông nghiệp\r\n49,2%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 37,5%; thương mại-dịch vụ 13,3%.
\r\n\r\n2.2- Số lượng, tổ chức hoạt động:
\r\n\r\n- Ở vùng ngoại thành có 21,2% hộ\r\nvà 18,7% cơ sở thuộc nhóm chế biến nông lâm thủy sản; 38,8% hộ và 52,1% cơ sở\r\nthuộc nhóm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; 40,1% hộ và 28,2% cơ sở\r\nthuộc nhóm dịch vụ.
\r\n\r\n- Số cơ sở tham gia vào hình thức\r\nhợp tác xã là 2,5%, thành lập Doanh nghiệp tư nhân là 31,3%, thành lập Công ty\r\ntrách nhiệm hữu hạn là 65,2% và Công ty cổ phần là 1%.
\r\n\r\n2.3- Kết quả sản xuất:
\r\n\r\nTổng giá trị sản phẩm các ngành\r\ntrên địa bàn thành phố
\r\n\r\n(theo giá so sánh 1994, tỷ đồng)
\r\n\r\n\r\n Ngành \r\n | \r\n \r\n 1998 \r\n | \r\n \r\n 1999 \r\n | \r\n \r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n 2001 \r\n | \r\n \r\n Tốc độ Tăng trưởng (%) \r\n | \r\n
\r\n Nông-lâm-thủy sản \r\n | \r\n \r\n 1.459,0 \r\n | \r\n \r\n 1.428,0 \r\n | \r\n \r\n 1.487,0 \r\n | \r\n \r\n 1.520,0 \r\n | \r\n \r\n 1,7 \r\n | \r\n
\r\n Công nghiệp-TTCN-XD \r\n | \r\n \r\n 26.180,0 \r\n | \r\n \r\n 30.250,0 \r\n | \r\n \r\n 34.446,0 \r\n | \r\n \r\n 39.053,0 \r\n | \r\n \r\n 12,6 \r\n | \r\n
\r\n Dịch vụ \r\n | \r\n \r\n 33.749,0 \r\n | \r\n \r\n 37.324,0 \r\n | \r\n \r\n 39.511,0 \r\n | \r\n \r\n 43.152,0 \r\n | \r\n \r\n 7,2 \r\n | \r\n
\r\n Ngành nghề ngoại thành \r\n | \r\n \r\n 1793 \r\n | \r\n \r\n 1992 \r\n | \r\n \r\n 2194,3 \r\n | \r\n \r\n 2473,6 \r\n | \r\n \r\n 8,4 \r\n | \r\n
\r\n Nghề truyền thống (19 làng) \r\n | \r\n \r\n . \r\n | \r\n \r\n . \r\n | \r\n \r\n . \r\n | \r\n \r\n 293,0 \r\n | \r\n \r\n . \r\n | \r\n
(nguồn:\r\nniên giám thống kê của Cục Thống kê, năm 2001)
\r\n\r\n2.4- Lao động:
\r\n\r\nTrong số lao động ngành nghề có\r\ntới 68,2% hoạt động trong các hộ gia đình với 21,2% thuộc các nhóm ngành chế biến\r\nnông lâm thủy sản, 38,8% thuộc nhóm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp xây dựng\r\nvà 40,1% thuộc nhóm dịch vụ.
\r\n\r\nỞ các hộ bình quân có từ 3 đến\r\n4 lao động thường xuyên và từ 1 đến 3 lao động thời vụ. Tỷ lệ số hộ có sử dụng\r\nnhiều lao động rất thấp, tỷ lệ số hộ có trên 20 lao động chỉ chiếm 9,7% trong\r\nkhi đó tỷ lệ số cơ sở trên 20 lao động tương đối cao đạt 81,7%.
\r\n\r\n2.5- Nhà xưởng, thiết bị và ứng\r\ndụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật:
\r\n\r\n- Khoảng 89% số cơ sở có nhà xưởng\r\nkiên cố với diện tích bình quân cho một lao động là 6,3m2, 100% số\r\ncơ sở có sử dụng điện và nước phục vụ cho việc sản xuất.
\r\n\r\n- Đa số hộ gia đình có trình độ\r\ncông nghệ chưa cao, trình độ cơ khí hóa còn thấp, cơ khí mới được sử dụng 37,5%\r\nhộ, 45,7% cơ sở và tự động ở hộ là 1,2%, cơ sở 14,2%.
\r\n\r\n2.6- Vốn và quan hệ tín dụng:
\r\n\r\n- Về vốn:
\r\n\r\nTính chung cho các địa bàn điều\r\ntra vốn sản xuất bình quân của một hộ là 22,2 triệu đồng trong đó vốn cố định\r\nchiếm 48,7%. Vốn bình quân của một cơ sở là 7.948,5 triệu đồng, trong đó vốn cố\r\nđịnh chiếm 56,4%.
\r\n\r\n- Về tín dụng:
\r\n\r\nCó 64,3% số cơ sở đi vay vốn với\r\nmức vay vốn bình quân 542,3 triệu đồng trong khi ở các hộ các số liệu tương ứng\r\nnày là 33,6% và 9,7 triệu đồng. Vay từ Ngân hàng chỉ có 63,9% hộ và 79,0% cơ sở;\r\nvay từ các tổ chức xã hội ở hộ 6,8% hộ và cơ sở là 1,5%; vay trong dân ở hộ là\r\n11,9% và cơ sở là 1,7%.
\r\n\r\n2.7- Nguyên liệu, sản phẩm và\r\nthị trường:
\r\n\r\nNguyên liệu cung cấp chủ yếu\r\ncho ngành nghề nông thôn từ các tỉnh lân cận và phần lớn do thương lái cung cấp\r\nở hộ là 95,8% và ở cơ sở là 100%.
\r\n\r\n2.8- Vai trò của ngành nghề\r\nnông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế ngoại thành thành phố:
\r\n\r\n- Giải quyết việc làm: bình\r\nquân một hộ ngành nghề tạo việc làm ổn định cho 4,2 người, một cơ sở tạo việc\r\nlàm ổn định cho 186,1 người.
\r\n\r\n- Tạo thu nhập cho người lao động\r\ncao hơn lao động nông nghiệp thuần là 1,4 lần.
\r\n\r\n- Đóng góp cho sự phát triển của\r\nđịa phương: giá trị sản xuất năm 2001 là 2.473,6 tỷ đồng, sản xuất một khối lượng\r\nhàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường thành phố và một phần cho xuất khẩu.
\r\n\r\nII.- Về định\r\nhướng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010:
\r\n\r\n1- Mục tiêu đến năm 2010:
\r\n\r\n+ Tạo mức tăng trưởng bình quân\r\nhàng năm 15% năm
\r\n\r\n+ Nâng giá trị kim ngạch xuất\r\nkhẩu từ 29,2 triệu USD năm 2000 (tương đương 20% GTSX) lên 118 triệu USD năm\r\n2010.
\r\n\r\n2- Nội dung quy hoạch:
\r\n\r\n2.1- Quy hoạch tốc độ phát triển\r\nsản xuất:
\r\n\r\n2.1.1- Nhóm ngành nghề chế biến,\r\nbảo quản nông, lâm, thủy, hải sản:
\r\n\r\nNhóm ngành nghề chế biến nông sản,\r\nthực phẩm:
\r\n\r\nMục tiêu:
\r\n\r\n+ Giai đoạn từ năm 2002-2005:\r\ncác quận từ 14-20%; các huyện từ 11-18%. Giai đoạn từ năm 2006-2010: các quận từ\r\n16-22%; các huyện từ 14-20%.
\r\n\r\n+ Giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng\r\n20-25%
\r\n\r\n+ Thu hút thêm khoảng trên\r\n100.000 lao động từ nay đến năm 2010.
\r\n\r\n2.1.2- Nhóm ngành nghề tiểu thủ\r\ncông nghiệp:
\r\n\r\n2.1.2.1- Ngành dệt da may mặc:\r\ndự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân/năm 20%.
\r\n\r\n2.1.2.2- Thủ công mỹ nghệ: dự\r\nkiến tốc độ tăng trưởng bình quân/năm 9%
\r\n\r\n2.1.2.3- Ngành cơ khí: dự kiến\r\ntốc độ tăng trưởng bình quân/năm 12%
\r\n\r\n2.1.2.4- Ngành nhựa-cao su: dự\r\nkiến tốc độ tăng trưởng bình quân/năm 18%
\r\n\r\n2.1.2.5- Ngành sản xuất vật liệu\r\nxây dựng: dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân/năm 15%
\r\n\r\n2.1.2.6- Dự kiến phát triển sản\r\nxuất của nhóm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:
\r\n\r\n\r\n Chỉ tiêu \r\n | \r\n \r\n Từ năm 2001 đến 2005 \r\n | \r\n \r\n Từ năm 2006 đến 2010 \r\n | \r\n
\r\n Giá trị sản xuất (triệu đồng) \r\n | \r\n \r\n 1.912.321 \r\n | \r\n \r\n 4.423.123 \r\n | \r\n
\r\n Tốc độ tăng bình quân % \r\n | \r\n \r\n 15,1 \r\n | \r\n \r\n 18,2 \r\n | \r\n
\r\n Tỷ trọng xuất khẩu % \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n
\r\n Lao động (người) \r\n | \r\n \r\n 59.825 \r\n | \r\n \r\n 117.266 \r\n | \r\n
2.1.3- Phát triển thương mại-dịch\r\nvụ ngoại thành hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn
\r\n\r\nDự kiến một số chỉ tiêu của\r\nthương mại-dịch vụ như sau:
\r\n\r\n\r\n Chỉ tiêu \r\n | \r\n \r\n Từ năm 2001 đến 2005 \r\n | \r\n \r\n Từ năm 2006 đến 2010 \r\n | \r\n
\r\n Giá trị sản xuất (triệu đồng) \r\n | \r\n \r\n 1.212.111 \r\n | \r\n \r\n 2.845.654 \r\n | \r\n
\r\n Tốc độ tăng bình quân % \r\n | \r\n \r\n 15,2 \r\n | \r\n \r\n 18,6 \r\n | \r\n
\r\n Lao động (người) \r\n | \r\n \r\n 15.166 \r\n | \r\n \r\n 31.233 \r\n | \r\n
2.2- Mục tiêu quy hoạch phát\r\ntriển các làng nghề nông thôn:
\r\n\r\n2.2.1- Đối với các làng nghề đang\r\nphát triển
\r\n\r\n+ Giữ vững và tăng đốc độ phát\r\ntriển cả về giá trị và thu nhập của người lao động, đầu tư chiều sâu, giữ vững\r\nvà mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
\r\n\r\n2.2.2- Đối với các làng nghề\r\nđang sản xuất ổn định
\r\n\r\n+ Tháo gỡ những khó khăn, củng\r\ncố tổ chức sản xuất đưa lên thành các làng nghề phát triển ổn định. Giữ vững nhịp\r\nđộ tăng trưởng ở mức phù hợp từ 5% đến 8% năm.
\r\n\r\n2.2.3- Làng nghề đang hoạt động\r\ncầm chừng
\r\n\r\n+ Trong 9 làng trên, ngoại trừ\r\nlàng lò đường Bình Lợi còn các làng khác cố gắng duy trì ở mức độ sản xuất ổn định\r\nnhằm tăng thêm thu nhập và giải quyết việc làm cho nông nhàn.
\r\n\r\n+ Phục hồi làng nghề sơn mài ở\r\nxã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, tìm thị trường để giữ sản xuất ổn định. Các làng nghề\r\ncòn lại lựa chọn những hộ có điều kiện phục hồi phát triển để hỗ trợ và tháo gỡ\r\nkhó khăn cho họ nhằm duy trì sản xuất tạo việc làm, tăng thu nhập.
\r\n\r\n2.2.4- Mục tiêu quy hoạch phát\r\ntriển làng nghề mới
\r\n\r\n2.2.4.1- Làng nghề muối:
\r\n\r\n+ Đến năm 2005 sản lượng muối đạt\r\n60.000 tấn - 70.000 tấn muối và sản phẩm sau muối. Năm 2010 sản lượng sẽ đạt\r\n84.000 tấn - 90.000 tấn và sản phẩm sau muối.
\r\n\r\n2.2.4.2- Làng nghề nuôi và chế\r\nbiến sản phẩm từ da cá sấu hoa cà:
\r\n\r\n+ Năm 2005 đạt giá trị sản xuất\r\nhàng hóa 4,4 tỷ đồng trong đó giá trị xuất khẩu 3,4 tỷ đồng. Năm 2010 đạt 14,4\r\ntỷ đồng trong đó xuất khẩu 13,4 tỷ đồng. Giải quyết việc làm cho 220 lao động của\r\n100 hộ gia đình tham gia làng nghề với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/lao động/tháng.
\r\n\r\nIII.- Kế hoạch\r\nphát triển ngành nghề nông thôn đến 2005:
\r\n\r\n1- Mục tiêu phát triển ngành\r\nnghề nông thôn đến năm 2005:
\r\n\r\n1.1- Phấn đấu đạt tốc độ tăng\r\ntrưởng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở ngoại thành bình quân trên 15%/năm\r\n(bình quân toàn thành phố trên 13%/năm).
\r\n\r\n1.2- Về thương mại-dịch vụ: đáp\r\nứng yêu cầu của nhân dân ngoại thành, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm\r\ntrên 10% (bình quân toàn thành phố trên 9,5%).
\r\n\r\n1.3- Giảm 8.000 lao động nông\r\nnghiệp/năm, giải quyết việc làm từ 35.000 đến 40.000 lao động, giảm tỉ lệ hộ\r\nnghèo khoảng 1%/năm; nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên khoảng\r\n80% vào năm 2005.
\r\n\r\n2- Định hướng tốc độ tăng trưởng\r\ncác ngành nghề chủ yếu
\r\n\r\n2.1- Chế biến nông lâm thủy hải\r\nsản
\r\n\r\n2.1.1- Chế biến nông sản-thực\r\nphẩm: 12-15%/năm.
\r\n\r\n2.1.2- Chế biến gỗ, lâm sản\r\nkhác: 5-6%/năm.
\r\n\r\n2.1.3- Chế biến thủy hải sản:\r\n6,1%/năm, trong đó khai thác 2,5%/năm, nuôi trồng 10%/năm, chế biến 4-5%/năm, sản\r\nphẩm thủy sản khô 8-9%/năm.
\r\n\r\n2.2- Sản xuất chế biến muối:\r\n60.000 tấn muối; 200 tấn thạch cao.
\r\n\r\n2.3- Các ngành nghề tiểu thủ\r\ncông nghiệp: 8-10%/năm.
\r\n\r\n2.4- Các ngành nghề trong lĩnh\r\nvực thương mại-dịch vụ: 10%/năm.
\r\n\r\nIV.- Các giải\r\npháp chủ yếu:
\r\n\r\n1- Chú trọng đẩy mạnh hoạt động\r\nsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, đồng thời nâng\r\ncao tính cạnh tranh để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn.
\r\n\r\n2- Duy trì và phát triển làng\r\nnghề truyền thống, giải quyết các vấn đề về môi trường, đổi mới công nghệ, thiết\r\nbị, bồi dưỡng nghệ nhân, đào tạo thợ trẻ…; Xác định sản phẩm truyền thống, sản\r\nphẩm chính của làng nghề. Kết hợp với các ngành công nghiệp hình thành sự phân\r\ncông theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
\r\n\r\n3- Mở rộng thị trường tiêu thụ\r\nsản phẩm ngành nghề nông thôn trong và ngoài nước thông qua các chương trình\r\nxúc tiến thương mại để cung cấp các thông tin về thị trường, tổ chức hội chợ,\r\ntriển lãm, giới thiệu sản phẩm chất lượng cao, tinh xảo, đa dạng để tiến tới xuất\r\nkhẩu các mặt hàng nhằm từng bước xâm nhập thị trường sâu rộng ở nước ngoài ; Hỗ\r\ntrợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh lành\r\nmạnh của sản phẩm ; Tiếp tục đầu tư để xây dựng và sớm hoàn thành chợ đầu mối về\r\nnông sản.
\r\n\r\n4- Chính sách tài chính và tín\r\ndụng : Tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của Nhà nước, vốn\r\ntrung và dài hạn với lãi suất thấp nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất;\r\nTăng cường nguồn vốn ODA, các nguồn tài trợ…; Phát triển các quỹ tín dụng trong\r\nnông thôn; Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.
\r\n\r\n5- Về chính sách thuế: áp dụng\r\nchính sách thuế khoán hàng năm với thời hạn 3-5 năm, kịp thời điều chỉnh để\r\nkhuyến khích chủ cơ sở tiểu thủ công nghiệp mở rộng sản xuất trong thời hạn được\r\nkhoán thuế.
\r\n\r\n6- Về chính sách đất đai: Tạo\r\nđiều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn được thuê đất để hoạt\r\nđộng sản xuất kinh doanh. Miễn giảm tiền thuê đất cho các cơ sở mới thành lập.
\r\n\r\n7- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng,\r\nphát triển nông thôn : Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch và triển khai xây dựng\r\ncác dự án về các công trình thủy lợi, giao thông, cấp nước, tiêu thoát nước, bảo\r\nvệ môi trường; triển khai các chương trình về nhà ở, y tế, nước sinh hoạt và vệ\r\nsinh môi trường nông thôn…
\r\n\r\n8- Về khoa học công nghệ và môi\r\ntrường: khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề nông thôn ứng dụng\r\ncông nghệ và kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh\r\ncao trên thị trường trong và ngoài nước; chuyển giao công nghệ, giới thiệu sản\r\nphẩm, cung cấp thông tin thị trường, môi giới để xuất khẩu các mặt hàng truyền\r\nthống nhất là sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.
\r\n\r\n9- Về đào tạo: Các cơ sở ngành\r\nnghề nông thôn được hỗ trợ kinh phí để gởi người lao động đi đào tạo tại các\r\ntrường quản lý, trường công nhân kỹ thuật của nhà nước; khuyến khích các nghệ\r\nnhân truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thảo,\r\ntrao đổi kinh nghiệm.
\r\n\r\nV.- Đề xuất một\r\nsố dự án cần ưu tiên:
\r\n\r\n1- Nhóm dự án xây dựng 5 mô\r\nhình làng nghề: đan lát, mành trúc, bánh tráng, sơn mài, chế biến da cá sấu hoa\r\ncà để xuất khẩu ra nước ngoài.
\r\n\r\n2- Nhóm Dự án cải tạo và nâng cấp\r\nlàng muối Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
\r\n\r\n3- Nhóm dự án xây dựng Hợp tác\r\nxã nuôi bò sữa và trạm vắt, bảo quản trung chuyển sữa ở các huyện Củ Chi, Hóc\r\nMôn, Bình Chánh.
\r\n\r\n4- Nhóm Dự án tạo vùng nguyên\r\nliệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu, đề xuất trình Thường\r\ntrực Ủy ban nhân dân thành phố.
\r\n\r\n5- Dự án về đào tạo nghề do Trường\r\nTrung học Kỹ thuật nông nghiệp thành phố thực hiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n1- Phát triển ngành nghề nông\r\nthôn trong tổng thể các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn\r\nnhân lực ở vùng ven và ngoại thành thành phố.
\r\n\r\n2- Thành phố bù lãi suất vốn\r\nvay cho những dự án phát triển ngành nghề nông thôn theo Quyết định số\r\n132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
\r\n\r\n3- Đầu tư xây dựng hạ tầng phát\r\ntriển giao thông nhằm giảm phí vận chuyển trợ giá đầu vào sản phẩm làng nghề.
\r\n\r\n4- Thành phố dành kinh phí xây\r\ndựng các Mô hình điểm về phát triển ngành nghề nông thôn. Khôi phục làng nghề\r\ntruyền thống để xuất khẩu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước gắn với khu\r\ndu lịch sinh thái; đồng thời xây dựng mô hình một số làng nghề mới.
\r\n\r\n5- Ưu tiên dành quỹ đất phát\r\ntriển ngành nghề (không đưa vào khu công nghiệp tập trung) và giảm tiền thuê đất.
\r\n\r\n6- Sử dụng quỹ khen thưởng của\r\nthành phố nhằm ưu đãi và tôn vinh các sản phẩm xuất sắc của các “Nghệ nhân, Thợ\r\ngiỏi”, có sản phẩm đặc sắc.
\r\n\r\n7- Khuyến khích và hỗ trợ các Hiệp\r\nhội ngành nghề nông thôn, các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia phát triển\r\nngành nghề nông thôn; hỗ trợ đào tạo tay nghề, tìm kiếm thị trường trong nước\r\nvà xuất khẩu, nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của hội viên…
\r\n\r\n8- Giảm giá thuê đất của các cơ\r\nsở ngành nghề nông thôn và của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
\r\n\r\n9- Miễn giảm thuế sản xuất cho\r\ncác cơ sở làng nghề, xí nghiệp mới xây dựng.
\r\n\r\n10- Giảm thuế giá trị gia tăng\r\ncho các đơn vị sản xuất mặt hàng xuất khẩu theo quy định.
\r\n\r\n11- Các đơn vị sản xuất được\r\nvay vốn lãi suất ưu đãi để đầu tư công nghệ mới và trồng rừng nguyên liệu.
\r\n\r\n12- Các cơ sở sản xuất ngành\r\nnghề nông thôn thu hút lao động địa phương được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ\r\ntục đơn giản theo quy định.-
\r\n\r\nFile gốc của Quyết định 2679/QĐ-UB năm 2002 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 đang được cập nhật.
Quyết định 2679/QĐ-UB năm 2002 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 2679/QĐ-UB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Mai Quốc Bình |
Ngày ban hành | 2002-06-28 |
Ngày hiệu lực | 2002-06-28 |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
Tình trạng | Không còn phù hợp |