TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BẢN ÁN 101/2018/KDTM-PT NGÀY 14/08/2018 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Trong ngày 14 tháng 8 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 35/2018/TLPT-KDTM ngày 01 tháng 3 năm 2018 về việc Tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 15/2017/KDTM-ST ngày 14/09/2017 của Tòa án nhân dân quận X, thành phố Hà Nội bị kháng cáo.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 303/QĐXX-PT ngày 26 tháng 07 năm 2018 giữa các đương sự:
1.Nguyên đơn: Tổng Công ty A (viết tắt CÔNG TY A)
Trụ sở: số 162 đường T, phường K, quận Đ, thành phố Hà Nội. Đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Việt C, chức vụ: Tổng giám đốc.
Do ông Ngô Hùng C1, Phó tổng giám đốc; ông Nguyễn Đức T1, sinh năm 1964 – Phó giám đốc Công ty Đầu tư phát triển Đô thị; bà Nguyễn Thị Lan H – sinh năm 1974, Phó phòng kế hoạch – Đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền số 26/GUQ ngày 12/3/2018 của Tổng giám đốc).
(có mặt ông T1, bà H; vắng mặt ông C1)
2.Bị đơn: Tổng Công ty B
Trụ sở: Nhà G1, phường N, quận X, thành phố Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật: Ông Phan Thanh H, chức vụ: Tổng giám đốc.
Do ông Nguyễn Danh Q, chức vụ: Phó tổng giám đốc; ông Vũ Tuấn D, sinh năm 1960 – Trưởng phòng Thanh tra pháp chế; ông Đinh Hải N1, sinh năm 1990 – Chuyên viên Phòng thanh tra Pháp chế - Đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền số 117/2018/UQ-CÔNG TY B ngày 12/3/2018 của Tổng giám đốc).
3.Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
(Có mặt ông D, ông N1; vắng mặt ông Q)
- Tổng Công ty E
Trụ sở: Số nhà 72 đường T2, phường T3, quận Đ, thành phố Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật: Ông K1, chức vụ: Tổng giám đốc. (xin xét xử vắng mặt)
- Công ty CP F.
Trụ sở: Số 92 đường N2, phường N3, quận M, thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Văn M1, chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị. (xin xét xử vắng mặt)
- Tổng Công ty cổ phần G
Trụ sở: Tầng 25 Tòa nhà CEO, lô HH2-1 Khu đô thị M2, phường M3, quận N4, thành phố Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đình T4, chức vụ: Tổng giám đốc.
Do ông Nguyễn Huy H1, sinh năm 1958 – Đại diện theo uỷ quyền (theo Giấy uỷ quyền ngày 12/3/2018). (có mặt)
- Ban quản lý Dự án L.
Trụ sở: Số 208 Đại lộ V, phường P, thành phố N5, tỉnh Quảng Ngãi.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hoài G1.
Do ông Nguyễn Hoài N6, ông Nguyễn Minh T5 - sinh năm 1990, bà Nguyễn Thị H2 – Đại diện theo uỷ quyền.
(Có mặt ông T5; vắng mặt ông N6, bà H2)
- Công ty CP Z.
Trụ sở: Số 382 Đường T6, phường C1, quận C2, thành phố Đà Nẵng.
Đại diện theo pháp luật: Ông Trần Việt A1, chức vụ: Giám đốc Công ty.
(Xin xét xử vắng mặt)
- Công ty cổ phần L1.
Trụ sở: Số 44 đường P, phường Đ1, thị xã S, tỉnh Thanh Hóa. Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn C3, chức vụ: Giám đốc.
(Xin xét xử vắng mặt)
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện, tại các đơn tiếp theo, các lời khai trong quá trình Tòa án các cấp giải quyết vụ án, nguyên đơn - Tổng Công ty A trình bày:
Ngày 05/05/2000, Liên danh các nhà thầu gồm có: Công ty xây dựng B (nay là Tổng Công ty A - gọi tắt là CÔNG TY A); Tổng Công ty B (gọi tắt là CÔNG TY B); Tổng Công ty E; Công ty F và Công ty Thiết kế và xây Dựng G ký kết Cam kết liên danh đấu thầu (sau đây gọi là “Liên danh 5A”) và đã trúng thầu Gói thầu 5A: Dự án thiết kế chi tiết, mua sắm và xây dựng Đê chắn sóng – Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Liên danh 5A đã thỏa thuận thống nhất CÔNG TY A là đơn vị thay mặt Liên danh làm việc với Chủ đầu tư trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng đã thắng thầu.
Ngày 17/02/2001 Liên danh 5A do CÔNG TY A đại diện đã ký Hợp đồng số 08/HĐKT-VR-CÔNG TY A (gọi là “Hợp đồng số 08”) về việc cung cấp dịch vụ thiết kế chi tiết, mua sắm và xây dựng đê chắn sóng dự án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, Quảng Ngãi với Chủ đầu tư là Công ty Liên Doanh W (tên viêt tắt giao dịch là VietRos), sau này được thay thế bằng Ban quản lý Dự án L (gọi tắt là Ban Quản lý dự án). Hợp đồng có giá trị 318.050.218.942đ và 27.930.823 USD.
Sau khi LLC ký được hợp đồng số 08, ngày 09/05/2001, Liên danh 5A đã ký kết “Quy chế hoạt động liên danh” về việc thực hiện dự án theo Hợp đồng số 08 (gọi tắt là “Quy chế Liên danh”) có nội dung: Với mục đích cụ thể hóa các công việc cần thực hiện của từng thành viên, CÔNG TY A đã lần lượt kí kết các hợp đồng với các thành viên của liên danh 5A để thực hiện từng phần việc nhất định.
Ngày 03/05/2001, CÔNG TY A và CÔNG TY B đã ký kết Hợp đồng số 08.1/HĐKT/CÔNG TY A-CÔNG TY B về cung cấp dịch vụ mua sắm và xây dựng Đê chắn sóng dự án 5A (gọi tắt là “Hợp đồng số 08.1”). Trong đó quy định về từ ngữ như sau: Công ty A là Công ty xây dựng B; Nhà thầu là Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng được Công ty A giao thầu một phần công việc của Đê chắn sóng với sự đồng ý của chủ đầu tư. Với các hạng mục cụ thể.
“Điều 3: Đối tượng hợp đồng 08.1:
3.2. Phạm vi công việc của Nhà thầu sẽ bao gồm những công việc chính sau: - Đúc đổ, vận chuyển ra bến tạm, cẩu chuyển xuống ponton 70% khối lượng các cấu kiện bê tông tan sóng accropode. Phối thuộc công việc: CÔNG TY B chủ trì, PVECC tham gia Việc sản xuất các cấu kiện bê tông phải tuân thủ các qui định của tài liệu thiết kế chi tiết và các yêu cầu của hợp đồng cung cấp bản quyền được kí giữa CÔNG TY A và Sogreh.
- Tham gia vận chuyển 30% đá các loại xuống xà lan tại bến tạm hoặc đổ vào thân đê. Phối thuộc công việc: CÔNG TY A chủ trì, CÔNG TY B tham gia.
- Khối lượng thi công thực tế được căn cứ vào năng lực huy động nhân lực, thiết bị phù hợp với biện pháp tổ chức thi công, qui trình của nhà thầu được CÔNG TY A kiểm tra và Nhà Đăng Kiểm, chủ đầu tư chấp nhận.
Điều 4: Giá trị của hợp đồng tạm tính là 100.000.000.000đ (một trăm tỷ).
4.3 Tạm ứng hợp đồng
Công ty A sẽ tạm ứng cho Nhà thầu 20% giá trị hợp đồng...trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị tạm ứng….
4.4 Thanh toán:
Việc thanh toán được thực hiện phù hợp với tiến độ, công việc mà nhà thầu hoàn thành. Chi tiết các mốc công việc và thanh toán được quy định tại Phụ lục của hợp đồng ( Bảng tiến độ công việc và các mốc thanh toán).
Sau khi hoàn thành mỗi mốc công việc, Công ty A sẽ thanh toán cho Nhà thầu 91% giá trị khối lượng hoàn thành theo giai đoạn (đã chiết khấu 4% chi phí quản lý liên danh và 5% chi phí bảo hành công trình).
Ngoài ra còn quy định cụ thể về chứng từ thanh toán cũng các điều khoản về trách nhiệm của các bên khi thực hiện hợp đồng và các bên còn thỏa thuận nguyên tắc thanh toán, tạm ứng và các điều kiện khác của hợp đồng.
Sau khi kí kết Hợp đồng 08.1 nêu trên, CÔNG TY B đã ủy quyền cho các Công ty thành viên là Công ty Cổ phần Cơ giới và xây lắp số 10 (sau đây được gọi tắt là “CÔNG TY B 10”) và Công ty cổ phần L1 (sau đây được gọi tắt là “CÔNG TY B 15”) thực hiện các công việc của CÔNG TY B theo Hợp đồng 08.1 .
Trong quá trình thực hiện các công việc theo hợp đồng này, tính đến ngày 01/11/2006, CÔNG TY A chuyển cho CÔNG TY B tổng số tiền là 51.323.424.676 đồng đã bao gồm các khoản tạm ứng và thanh toán theo đề nghị của CÔNG TY B.
Trong quá trình thi công Đê chắn sóng, Liên danh 5A đã tiến hành khảo sát trước khi thi công, phát hiện ra dưới chân Đê chắn sóng có nền đất yếu và kiến nghị với Chủ đầu tư phải xử lí mới đảm bảo an toàn cho toàn bộ đê chắn sóng. Chủ đầu tư đã chấp thuận, thời gian xử lí khối lượng phát sinh này từ 2004-2005. Thời gian này phần xây lắp thân Đê chắn sóng ở dưới nước không thể thi công được nên phát sinh thiệt hại về giá trị của liên danh 5A là 61.039.876.440đ, trong đó của CÔNG TY B là: 11.153.117.294đ. Từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 10 năm 2006 CÔNG TY B và các công ty trong liên danh tiếp tục thi công xây dựng theo hợp đồng đã ký.
Ngày 25/10/2006, Ban Quản lý dự án đã ra Thông báo số 390/LĐQ-KHHĐ về việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng số 08. CÔNG TY A đã thông báo cho các nhà thầu về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng số 08 và tiến hành các bước hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình đồng thời tiến hành nghiệm thu và thống nhất khối lượng của từng nhà thầu đã ký kết hợp đồng, trong đó có CÔNG TY B. Việc nghiệm thu này đã được thực hiện như sau: Các bên đã tiến hành nghiệm thu và thống nhất khối lượng của từng nhà thầu trong liên danh 5A (trong đó có xác nhận của CÔNG TY B) tại Biên bản họp số 0008-081-MA0015 vào ngày 17/06/2003 cho các công việc thực hiện cho đến ngày này, giai đoạn từ 06/2003 đến 10/2005 là giai đoạn tạm ngừng thi công nên không có tài liệu nghiệm thu.
Ngày 06/05/2009, tại buổi gặp làm việc để giải quyết vấn đề đối với khối lượng công việc từ tháng 10/2005 đến tháng 10/2006, đại diện của các bên gồm có: CÔNG TY A, CÔNG TY B 10, CÔNG TY B 15 và CÔNG TY B để bàn về khối lượng công việc do CÔNG TY B thực hiện và lập biên bản đối chiếu khối lượng thi công đê chắn sóng theo Hợp đồng số 08.1 từ tháng 10/2005 - 10/2006. Tuy nhiên, trong Biên bản đối chiếu này chỉ có chữ ký của Phó Tổng giám đốc CÔNG TY B chứ không có chữ ký xác nhận của người đại diện có thẩm quyền CÔNG TY B là Tổng Giám đốc.
Giữa CÔNG TY A và CÔNG TY B có nhiều văn bản trao đổi về việc đối chiếu công việc, làm việc với ban quản lý dự án đối với phần thiệt hại do ngừng thi công, chi phí quản lí 4% mà CÔNG TY A đưa ra nhưng giữa các bên chưa có sự thống nhất do đó hồ sơ hoàn công, quyết toán giữa hai bên chưa lập xong.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia nên sau khi Chủ đầu tư và Tập đoàn dầu khí Việt Nam báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính Phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ Tướng Chính Phủ về việc đồng ý cho dùng biên bản xác định khối lượng thi công thay cho biên bản hoàn công hồ sơ quyết toán dự án đê chắn sóng Nhà máy lọc dầu Dung Quất 1.
Để thực hiện thanh quyết toán Hợp đồng số 08, Ban quản lý dự án đã có các buổi làm việc và các biên bản ngày 07/12/2010 và ngày 12/12/2010 yêu cầu CÔNG TY A trên số khối lượng đã được xác nhận (Biên bản xác nhận khối lượng ngày 21/12/2010) và căn cứ vào biên bản cuộc họp ngày 20/11/2007 về việc thống nhất một số vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh phạm vi công việc và giá trị Hợp đồng kinh tế số 08. Sau khi CÔNG TY A trình hồ sơ quyết toán Hợp đồng số 08, Ban Quản lý dự án, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã mời kiểm toán độc lập xác định giá trị quyết toán hợp đồng số 08 trước khi trình Kiểm toán nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Tháng 12/2010 giá trị quyết toán của hợp đồng số 08 đã được các cấp phê duyệt. Theo bảng quyết toán này, căn cứ vào khối lượng của CÔNG TY B thực hiện, CÔNG TY A đã xác định giá trị của Hợp đồng 08.1 của CÔNG TY B là: 32.116.558.585 đồng.
- Ngày 12/08/2008 Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đã có quyết định số 5995/QĐ-DKVN Phê duyệt tổng dự toán gói thầu 5A: “2.2 Hoàn thành điều chỉnh Hợp đồng số 08”.
- Ngày 24/04/2009 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có quyết định số 2965/QĐ-DKVN Phê duyệt giá trị điều chỉnh Hợp đồng số 08:
“Điều 2: Giao cho Ban quản lí dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất phê duyệt chi phí phát sinh khác (như chi phí phát sinh do kéo dài thời gian thi công...”
- Ngày 14/01/2010 Ban quản lý Dự án L đã có công văn số 476/LDDQ gửi CÔNG TY A thông báo việc: Ban quản lí dự án không chấp nhận thanh toán phần thiệt hại do ngừng thi công lí do: Theo Kiểm toán nhà nước thì nội dung này không có trong hợp đồng.
Để hoàn thiện Biên bản đối chiếu nêu trên, làm cơ sở cho việc quyết toán Hợp đồng số 08.1, ngày 27/08/2009, CÔNG TY A đã có công văn số 1608/CV- CÔNG TY A-5A gửi CÔNG TY B đề nghị CÔNG TY B cử cán bộ sang làm việc để ký xác nhận vào Biên bản đối chiếu nêu trên. Tại công văn số 525/TCT/KTKH ngày 11/09/2009 CÔNG TY B gửi CÔNG TY A yêu cầu CÔNG TY A giải quyết các vấn đề sau trước khi ký xác nhận vào Biên bản đối chiếu: yêu cầu CÔNG TY A với tư cách là nhà thầu đứng đầu liên danh tích cực tham gia đề nghị Ban Quản lý dự án đền bù giá trị thiệt hại cho CÔNG TY B do việc ngừng thi công; đề nghị CÔNG TY A giải trình khoản chi phí quản lý liên doanh 4%.
Tại Công văn số 64/CV-CÔNG TY A-5A ngày 15/01/2010, CÔNG TY A đã chấp nhận việc không tính khoản chi phí quản lý liên danh là 4%.
Ngày 22/05/2012 Tổng Công ty A khởi kiện đề nghị Tòa án buộc CÔNG TY B hoàn trả lại CÔNG TY A số tiền là: 19.206.866.091đ. Đây là khoản tiền được tính toán trên cơ sở tổng kinh phí CÔNG TY A đã thanh toán và tạm ứng cho CÔNG TY B trong quá trình thực hiện hợp đồng (tổng cộng là 51.323.424.676 đồng trừ đi giá trị khối lượng thực tế CÔNG TY B đã thực hiện là 32.116.558.585 đồng = 19.206.866.091 đồng). CÔNG TY A cũng đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu CÔNG TY B cử cán bộ sang làm việc để thống nhất việc quyết toán Hợp đồng số 08.1. Tuy nhiên, CÔNG TY B đã từ chối vì lí do CÔNG TY A phải giải quyết, thanh toán cho CÔNG TY B giá trị thiệt hại do ngừng thi công đê chắn sóng là 11,3 tỷ đồng trong Công văn số 38/TCT/KTKH ngày 20/01/2010. Đây cũng là công văn cuối cùng mà CÔNG TY A nhận được từ CÔNG TY B.
Trong quá trình từ sau khi xét xử sơ thẩm năm 2013 cho đến trước khi có quyết định Giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội thì vào tháng 12 năm 2015 Ban quản lý dự án nhà máy lọc đầu Dung Quất và CÔNG TY A đã thanh lý xong đối với việc chấm dứt Hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT ngày 17/02/2001 và Phụ lục số 05 năm 2006 mà CÔNG TY A là Tổng thầu theo kết quả phê duyệt của Chính phủ. Nay CÔNG TY A tiếp tục yêu cầu CÔNG TY B hoàn trả lại số tiền mà CÔNG TY A đã tạm ứng thừa cho CÔNG TY B trước đây là 19.206.866.091 đồng và tiền lãi đối với số tiền CÔNG TY B chưa hoàn trả từ thời điểm 01/01/2011 đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm.
Bị đơn - Tổng Công ty CÔNG TY B trình bày:
Ngày 05/5/2010 Tổng công ty CÔNG TY B, Tổng Công ty A, Tổng Công ty E, Công ty F và Công ty Thiết kế và xây Dựng G đã ký kết cam kết liên danh thành lập tổ hợp đấu thầu xây lắp công trình gói thầu số 5: Đê chắn sóng – Dự án nhà máy lọc dầu số 1. Các bên thành lập liên danh và giao cho Tổng Công ty A là đơn vị lãnh đạo đứng đầu liên danh và thay mặt liên danh làm việc với Công ty Liên Doanh W.
Ngày 17/2/2001, sau khi trúng thầu, liên danh (đại diện là Công ty A) đã ký hợp đồng số 08/HĐKT-VR-CÔNG TY A với Công ty Liên Doanh W.
Để triển khai thực hiện hợp đồng số 08: Ngày 03/5/2001, Tổng Công ty A và Tổng công ty CÔNG TY B đã ký hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/CÔNG TY A- CÔNG TY B về việc cung cấp dịch vụ mua sắm và xây dựng đê chắn sóng, giá trị tạm tính 100 tỷ đồng. Đến ngày 01/11/2006, CÔNG TY B nhận được tiền tạm ứng và thanh toán của chủ đầu tư là 51.323.424.676 đồng. Ngày 09/5/2001, CÔNG TY B, CÔNG TY A, Công ty F và Công ty Thiết kế và xây Dựng G đã ký quy chế hoạt động của liên danh (Công ty xây dựng Thăng Long không ký) với nội dung chính bao gồm 8 mục.
Ngày 25/10/2006, Ban quản lý dự án của chủ đầu tư ra thông báo số 390/LDQD-KHHĐ gửi cho liên danh về việc chấm dứt hợp đồng kinh tế 08/HĐKT- VR-CÔNG TY A và yêu cầu thanh lý hợp đồng.
Sau khi hợp đồng 08 bị chấm dứt, Công ty A đơn phương quyết định xác định toàn bộ khối lượng hoàn thành và giá trị khối lượng hoàn thành mà không có sự thống nhất ý trí của CÔNG TY B cũng như các thành việc trong liên danh.
Việc chủ đầu tư dự án đơn phương chấm dứt hợp đồng, Công ty A đơn phương quyết định khối lượng, giá trị hoàn thành của CÔNG TY B đã gây thiệt hại cho CÔNG TY B số tiền 11,3 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư không chịu giải quyết mặc dù Công ty A, CÔNG TY B nhiều lần yêu cầu và Công ty A không thực hiện hết nghĩa vụ của mình khi đứng vai trò là thành viên nhà thầu đứng đầu liên danh đối với thiệt hại của nhà thành viên trong liên danh, không những vậy, Công ty A còn khởi kiện CÔNG TY B để đòi CÔNG TY B phải hoàn trả một phần số tiền mà chủ đầu tư đã tạm ứng và thanh toán cho khối lượng hoàn thành của CÔNG TY B. Quan điểm của CÔNG TY B cho rằng Công ty A đã khởi kiện không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với thực tế khách quan của toàn bộ quá trình thành lập liên danh, ký kết và triển khai thực hiện hợp đồng 08, cụ thể là:
- Căn cứ Hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-VR-CÔNG TY A thì CÔNG TY B là một nhà thầu thành viên trong liên danh, quyền và nghĩa vụ của CÔNG TY B và các nhà thầu khác trong liên danh là bình đẳng với Công ty A, Công ty A chỉ là nhà thầu thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh ký hợp đồng và làm việc với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề của liên danh trong quá trình thực hiện hợp đồng 08. Tiền tạm ứng thanh toán là tiền của chủ đầu tư dự án chuyển cho các nhà thầu theo tỷ lệ phân chia công việc trong liên danh thông qua tài khoản nhân hàng của nhà thầu đại diện cho liên danh là Công ty A.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả nghĩa vụ của các nhà thầu thành viên trong liên danh phải thực hiện với chủ đầu tư dự án, để đảm bảo nhà thầu trong liên danh hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với phần công việc được phân chia, không phải là nghĩa vụ của các nhà thầu trong liên danh với nhà thầu thành viên đứng đầu liên danh là Công ty A. Khi các nhà thầu trong liên danh chấm dứt hợp đồng với chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng với liên danh thì nghĩa vụ phát sinh nếu có được bảo đảm thực hiện bằng tiền bảo đảm thực hiện Hợp đồng 08. Đây là quyền của chủ đầu tư áp dụng đối với các nhà thầu trong liên danh được quy định trong hợp đồng 08, không phải là quyền của Công ty A.
CÔNG TY B là nhà thầu thành viên trong liên danh, không phải là nhà thầu phụ của Công ty A vì hợp đồng 08 quy định: Nhà thầu phụ của nhà thầu, được nhà thầu giao thầu một phần của đê chắn sóng với sự chấp thuận của chủ đầu tư, nhà thầu phụ của liên danh phải được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ đầu tư và Hội đồng quản trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam (chủ đầu tư dự án) đã ra quyết định công nhận tư cách nhà thầu trong liên danh trong đó có CÔNG TY B tại quyết định số 503 ngày 08/01/2001.
- Căn cứ hợp đồng kinh tế số 08.1HĐKT/CÔNG TY A-CÔNG TY B: Về bản chất, hợp đồng kinh tế số 08.1 chỉ là thoả thuận phân chia công việc của các nhà thầu thành viên trong liên danh do Công ty A đứng đầu, hoàn toàn phù hợp với quy định trong hợp đồng 08 cũng như quy chế hoạt động của liên danh. Nội dung và hình thức của các điều khoản trong hợp đồng 08.1 được sao y từ hợp đồng 08, điểm khác biệt là Công ty A đặt mình vào vị trí Chủ đầu tư để ký Hợp đồng 8.1 với CÔNG TY B, nhưng thực tế Công ty A không phải là chủ đầu tư dự án, Công ty A không thể đứng ở vai trò chủ đầu tư trong hồ sơ pháp lý, hồ sơ chất lượng của dự án mà liên danh phải lập theo qui định của pháp luật hiện hành.
Đối với tiền tạm ứng, thanh toán mà Công ty A chuyển cho CÔNG TY B thực chất là tiền của Chủ đầu tư chuyển cho nhà thầu là thành viên liên danh theo qui định trong Hợp đồng 08 và quy chế hoạt động của Liên danh. Cụ thể quy chế của Công ty A tại mục 5.1 đã quy định “... Thống nhất sử dụng con dấu và tài khoản của Công ty xây dựng B để thực hiện các giao dịch”, Tại mục 5.2 đã quy định chức năng của Công ty A là : “ Quản lý và cấp phát vốn thanh toán theo kế hoạch đã được hội đồng quản lý phê duyệt...” Như vậy tiền này chỉ có tính chất chuyển qua tài khoản của Công ty A được liên danh thống nhất chỉ định cho chủ đầu tư dự án sử dụng để chuyển tiền tạm ứng, thanh toán cho các nhà thầu thành viên trong liên danh. Vì vậy Công ty A không có cơ sở pháp lý để khởi kiện CÔNG TY B đối với khoản tiền chủ đầu tư đã tạm ứng, thanh toán cho các nhà thầu trong liên danh qua tài khoản chung của liên danh. Đây hoàn toàn là quyền của chủ đầu tư dự án.
Theo qui chế hoạt động của liên danh: CÔNG TY B là một trong các nhà thầu thành viên trong liên danh, được hội đồng quản trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam công nhận tại quyết định số 503 ngày 08/02/2001. Về bản chất quy chế hoạt động của liên danh được ban hành dựa trên cơ sở hợp đồng 08, để thực hiện hợp đồng 08 giữa liên danh các nhà thầu do Công ty A đứng đầu với chủ dự án, không phải để thực hiện thoả thuận phân chia công việc giữa các nhà thầu thành viên trong liên danh được thể hiện dưới hình thức hợp đồng giữa Công ty A với các nhà thầu thành viên khác trong liên danh.
Hội đồng quản lý liên danh (đại diện của Công ty A là Chủ tịch HĐQL), Ban điều hành dự án (đại diện của Công ty A là Giám đốc điều hành, kế toán trưởng) bao gồm đại diện của các nhà thầu thành viên trong liên danh là cụ thể đại diện cho liên danh làm việc với chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng 08, ở thời điểm sau khi Hội đồng quản lý liên danh, Ban điều hành dự án được thành lập, là đại diện pháp nhân được liên danh thông báo cho chủ đầu tư thì Công ty A không còn vai trò đại diện liên danh nữa mà do Ban điều hành dự án (người đại diện có thẩm quyền của Công ty A trong hội đồng quản lý liên danh, Ban điều hành) sử dụng chức danh pháp lý của mình trong Công ty A, con dấu và tài khoản của Công ty A để thực hiện các giao dịch với chủ đầu tư dự án.
Liên danh hoạt động theo qui chế với các nội dung cơ bản: Tự nguyện, bình đẳng, quyết định theo đa số, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm, lỗ lãi theo tỷ lệ đóng góp (công việc được phân chia). Công ty A là nhà thầu thành viên được giao vai trò đứng đầu liên danh.
Nghĩa vụ, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các nhà thầu trong liên danh với chủ đầu tư dự án chịu sự điều chỉnh của các điều khoản tại Hợp đồng số 08. Các bên tự chịu trách nhiệm pháp lý trong phần công việc phân chia. Trong quy chế hoạt động của liên danh không có nội dung quy định Công ty A là nhà thầu chịu trách nhiệm bảo đảm về mặt tài chính cho các nhà thầu khác khi thực hiện hợp đồng 08.
Với những căn cứ như trên, Tổng công ty CÔNG TY B cho rằng đơn khởi kiện của Tổng Công ty A là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, đề nghị Toà án xem xét giải quyết theo qui định của pháp luật và CÔNG TY B giữ quan điểm cho rằng Công ty A không có quyền kiện đòi CÔNG TY B số tiền đã giao cho CÔNG TY B trong quá trình thực hiện hợp đồng 8.1 nêu trên.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
Tổng Công ty cổ phần G trình bày: Ngày 05/5/2000 để tham gia đấu thầu đối với dự án thiết kế chi tiết mua sắm và xây dựng đê chắn sóng, nhà máy lọc dầu số 1 – Dung Quất, Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã cùng Tổng công ty Công ty A, Tổng công ty CÔNG TY B, Tổng Công ty E, Công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải ký kết liên danh thành lập nhà thầu liên danh để tham gia đấu thầu dự án (liên danh 5A). Theo thỏa thuận giữa các bên, Tổng công ty Công ty A là nhà thầu đứng đầu liên danh 5A và thay mặt liên danh 5A làm việc với công ty liên danh nhà máy lọc dầu Việt – Nga.
Sau khi trúng thầu, ngày 17/2/2001 Liên danh 5A đã ký hợp đồng số 08/HĐKT với Công ty Liên danh Nhà máy lọc dầu Việt Nga để thực hiện dự án.
Sau đó Công ty Công ty A đã ký kết Hợp đồng kinh tế số 8.1 ngày 03/5/2001 với Tổng công ty CÔNG TY B và Hợp đồng kinh tế số 8.2 ngày 14/5/2001 với Tổng công ty PVC.
Tổng công ty PVC đã hoàn thành công việc theo đúng qui định của pháp luật và thỏa thuận Hợp đồng kinh tế 8.2 đã ký với Công ty Công ty A.
Hợp đồng 8.1 ngày 03/5/2001 là hợp đồng riêng biệt giữa Tổng công ty Công ty A và Tổng công ty CÔNG TY B. Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng số 8.1 ngày 03/5/2001 là riêng biệt giữa hai bên và không liên quan đến PVC.
Tổng công ty PVC không hề tham gia ký kết hợp đồng 08.1 này, đồng thời cũng không có bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào ràng buộc theo hợp đồng số 08.1. Đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật và xin không tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp nêu trên.
Tổng công ty Thăng Long CTCP trình bày: Tổng công ty Thăng Long CTCP đã hoàn tất việc bàn giao từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần vào ngày 23/01/2015, trong hồ sơ bàn giao, không có số liệu liên quan đến gói thầu số 05 đê chắn sóng nhà máy lọc dầu số 1 và hiện nay toàn bộ tài liệu có liên quan đến tranh chấp giữa Tổng công ty Công ty A và Tổng công ty CÔNG TY B phía công ty không lưu giữ và xác định Tổng công ty Thăng Long không có liên quan. Đề nghị Tòa án giải quyết vụ án trên theo quy định của pháp luật và xin được vắng mặt tất cả các buổi làm việc.
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam trình bày: Tranh chấp giữa Tổng công ty Công ty A và Tổng công ty CÔNG TY B, Công ty không có bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gì trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng số 08.1 ngày 03/05/2016.
Ban quản lý Dự án L trình bày: Hợp đồng số 8.1 là hợp đồng độc lập riêng biệt giữa công ty Công ty A và CÔNG TY B, tranh chấp vụ kiện là tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán tiền giữa Công ty A và CÔNG TY B không liên quan đến Ban quản lý dự án. Do vậy Ban quản lý dự án không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gì đến tranh chấp này.
Công ty cổ phần L1 đã được Tòa án tống đạt hợp lệ các văn bản của Tòa án nhưng vắng mặt nên không có lời khai.
Công ty cổ phần Cơ giới xây lắp số 10 trình bày: Công ty không thực hiện ủy quyền vì Công ty không tham gia hợp đồng này, do vậy công ty không biết về số tiền thực tế để thực hiện hợp đồng này. Công ty không có liên quan gì đến tranh chấp giữa Tổng công ty Công ty A và Tổng công ty CÔNG TY B và xin được vắng mặt trong các buổi làm việc của Tòa án.
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2013/KDTM-ST ngày 06/08/2013 của Tòa án nhân dân quận X đã xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty A về việc yêu cầu Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng – Công ty TNHH một thành viên phải trả số tiền tạm ứng vượt quá giá trị của hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC- CÔNG TY B ngày 03/5/2001.
2. Buộc Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng – Công ty TNHH một thành viên phải trả Công ty TNHH MTV – Tổng Công ty A số tiền là 19.036.257.000 đồng.
Ngày 18/08/2013, CÔNG TY B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 10/2014/KDTM-PT ngày 23/01/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định:
- Căn cứ các Điều 275, Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Căn cứ điểm d khoản 1 và khoản 3 điều 168, điều 192, điều 275, điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Căn cứ Pháp lệnh án phí, Lệ phí Tòa án số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án.
Xử:
1. Huỷ bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2013/KDTM-ST ngày 06/08/2013 của Tòa án nhân dân quận X, thành phố Hà Nội.
2. Trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo cho Công ty TNHH MTV – Tổng Công ty A và đình chỉ giải quyết vụ án.
3. Hoàn trả số tiền 63.603.000 đồng tiền tạm ứng án phí cho Công ty TNHH MTV – Tổng Công ty A theo biên lai số 3840 ngày 12/06/2012 của Chi cục Thi hành án quận X, thành phố Hà Nội.
4. Hoàn trả Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng – Công ty TNHH một thành viên (CÔNG TY B) số tiền 200.000 đồng (hai trăm nghìn) tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo biên lai số 0004844 ngày 27/08/2013 của Chi cục Thi hành án quận X, thành phố Hà Nội.
Sau khi có bản án phúc thẩm, Tổng Công ty A có nhiều đơn khiếu nại bản án phúc thẩm.
Tại Quyết định kháng nghị số 44/2015/KN-KDTM ngày 29/5/2015 Chánh án Toà án nhân dân Tối cao đã kháng nghị đối với bản án phúc thẩm nêu trên đề nghị huỷ cả bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã xét xử.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 02/2016/KDTM-GĐT ngày 22/01/2016 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã nhận định: Toà án cấp sơ thẩm thụ lý để giải quyết vụ án theo đơn khởi kiện của CÔNG TY A là đúng quy định; Bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã huỷ án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng. Toà án cấp sơ thẩm không đưa hết các thành viên trong “ Liên danh 5A” vào thanh gia tố tụng để làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến nhau hay không, kết quả thực hiện hợp đồng thế nào; việc chấm dứt hợp đồng của chủ đầu tư có thuộc trường hợp bất khả kháng và được chấm dứt hợp đồng hay không, trách nhiệm của chủ đầu tư thế nào trong việc chấm dứt hợp đồng….cũng như chưa thu thập đủ tài liệu để giải quyết chính xác, đúng pháp luật đối với vụ án và quyết định hủy bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận X, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân quận X xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 15/2017/KDTM-ST ngày 14/9/2017 của Tòa án nhân dân quận X, thành phố Hà Nội đã xử:
- Áp dụng các Điều 30, 35, 147, 227, 228, 271, 273 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Áp dụng Điều 255; 256; 281; 290; 599; 600 Bộ luật dân sự năm 2005.
- Áp dụng khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án; Điểm đ khoản 3 mục I danh mục mức án phí, lệ phí Toà án (ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH 12 ngày 27/2/2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội).
- Áp dụng Điều 48 Nghị quyết 326/2016 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Quốc hội:
Xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty A (CÔNG TY A) về việc yêu cầu Tổng công ty CÔNG TY B – CTCP phải trả số tiền 19.206.866.091 đồng là tiền tạm ứng vượt quá giá trị của Hợp đồng kinh tế số
8.1/HĐKT/CÔNG TY A-CÔNG TY B ngày 03/5/2001.
Bác yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty A về việc yêu cầu Tổng công ty CÔNG TY B – CTCP phải trả số tiền lãi chậm trả là 24.672.929.694 đồng.
2. Buộc Tổng Công ty B phải có trách nhiệm hoàn trả cho Tổng công ty Công ty A – CÔNG TY A số tiền 19.206.866.091 đồng.
Ngoài ra án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các bên.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ngày 25/9/2017 Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do:
- Tòa án sơ thẩm không xem xét một cách khách quan, toàn diện và triệt để tài liệu chứng cứ mà bị đơn đề cập trong quá trình thụ lý vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm.
- Không triệu tập ông Litvinenko A.D, chức vụ: Tổng giám đốc VietRoss là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án để làm rõ những nội dung, tình tiết quan trọng có liên quan đến vụ án.
- Trách nhiệm tạm ứng, thanh toán theo quy định tại hợp đồng số 08/HĐKT- VR-CÔNG TY A ngày 17/2/2001 là trách nhiệm của liên doanh nhà máy lọc dầu Việt Nga (Chủ đầu tư) không phải trách nhiệm của Công ty A. Việc Tòa án sơ thẩm nhận định CÔNG TY B nhận thanh toán, tạm ứng từ CÔNG TY A là không có cơ sở.
- Toàn bộ số tiền 51.323.424.676 đồng CÔNG TY A khởi kiện yêu cầu CÔNG TY B hoàn trả là tiền của Chủ đầu tư dự án chuyển cho CÔNG TY B căn theo theo hợp đồng số 08/HĐKT-VR-CÔNG TY A ngày 17/2/2001, không phải tiền thuộc sở hữu của CÔNG TY A. Việc CÔNG TY A khởi kiện là không đúng tư cách nguyên đơn và Tòa sơ thẩm tuyên buộc thanh toán số tiền 19.206.886.091 đồng là không có cơ sở.
- Bản án sơ thẩm nhận định CÔNG TY A là tổng thầu, CÔNG TY A thanh toán cho CÔNG TY B theo hình thức tổng thầu và buộc CÔNG TY B hoàn trả số tiền do Chủ đầu tư thanh toán cho CÔNG TY B là không đúng.
Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án sơ thẩm trả lại đơn khởi kiện của Tổng Công ty A và đình chỉ giải quyết vụ án.
Ngày 29/9/2017, Tổng Công ty A – CÔNG TY A kháng cáo bản án sơ thẩm với lý do: Tòa án sơ thẩm bác yêu cầu thanh toán tiền lãi là không phù hợp với quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện về việc thanh toán tiền lãi là 24.672.929.694 đồng.
Tại phiên tòa hôm nay:
Các bên không xuất trình thêm tài liệu, chứng cứ gì mới.
Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Tổng Công ty A – CÔNG TY A vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội tham dự phiên tòa sau khi phân tích đã đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm.
XÉT THẤY
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình và toà án thu thâp được; Căn cứ kết quả hỏi và tranh tụng tại phiên toà;
1. Về thủ tục tố tụng:
Tổng Công ty A – CÔNG TY A, Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP, Tổng Công ty E, Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải Phía Nam, Tổng Công ty cổ phần G, Ban quản lý Dự án L, Công ty CP Z, Công ty cổ phần L1 đều là các pháp nhân thành lập hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
Về quan hệ tranh chấp: Hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B ngày 03/05/2001 về việc cung cấp dịch vụ mua sắm và xây dựng Đê chắn sóng dự án 5A ký kết giữa Tổng Công ty A – CÔNG TY A và Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP đã được hai đại diện có thẩm quyền ký nên là hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với hai bên. Tranh chấp giữa Tổng Công ty A – CÔNG TY A và Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP phát sinh từ các hợp đồng thi công nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp giữa hai bên là “Tranh chấp về hợp đồng xây dựng” là hoàn toàn phù hợp.
Về thẩm quyền giải quyết: Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP, trụ sở: Nhà G1, phường N, quận X, thành phố Hà Nội. Căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân quận X thụ lý và giải quyết sơ thẩm là đúng thẩm quyền.
Về áp dụng luật: Tranh chấp của các hợp đồng mà CÔNG TY A và CÔNG TY B ký kết từ năm 2001 đến năm 2006 nên phải áp dụng pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và các văn bản về xây dựng ban hành thời điểm đó cũng như Luật xây dựng năm 2003 và các nghị định, thông tư liên quan đến xây dựng từ 2003 cho đến nay cũng như một số điều của Bộ luật dân sự 2005 về nghĩa vụ trả tiền.
Tổng Công ty E, Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải Phía Nam, Công ty cổ phần Cơ giới và xây lắp số 10, Công ty cổ phần L1 có đơn xin xét xử vắng mặt. Căn cứ khoản 2 điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự, hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt.
2. Xét các yêu cầu kháng cáo của Tổng Công ty A – CÔNG TY A, Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP thì thấy rằng:
Ngày 05/5/2000, Liên danh gồm Công ty xây dựng B (nay là Tổng Công ty A – gọi tắt CÔNG TY A), Tổng Công ty xây dựng và phát triển Hạ tầng (CÔNG TY B), Tổng Công ty E, Công ty F, Công ty Thiết kế và xây Dựng G ký kết cam kết liên danh đấu thầu (“Liên danh 5A”) và đã trúng thầu “dự án thiết kế chi tiết, mua sắm và xây dựng đê chắn sóng – Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 – Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi”. Liên danh 5A đã thỏa thuận thống nhất CÔNG TY A là đơn vị đại diện cho liên danh làm việc với Chủ đầu tư trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng đã thắng thầu.
Ngày 17/2/2001, Liên danh 5A do CÔNG TY A đại diện đã ký kết Hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-VR-LLC về việc cung cấp dịch vụ thiết kế chi tiết, mua sắm và xây dựng đê chắn sóng dự án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất với chủ đầu tư là Công ty Liên doanh Nhà máy Lọc dầu Việt Nga với tổng giá trị hợp đồng là 475.698.994.605 đồng và 10.554.000 USD (giá trị hợp đồng là trọn gói).
Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế nêu trên, ngày 09/5/2001 Liên danh 5A ký kết quy chế hoạt đông liên danh theo Hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-VR-LLC giữa CÔNG TY A và VIETROSS về việc giao nhận thầu: Thiết kế chi tiết, mua sắm và xây dựng Đê chắn sóng – Nhà máy lọc dầu số 1 – Dung Quất.
Quá trình giải quyết tại Tòa án, các bên trong liên danh 5A đều thừa nhận việc ký kết và thực hiện đối với Hợp đồng số 08/HĐKT-VR-LLC ngày 17/2/2001 và Quy chế liên danh ngày 09/5/2001 nêu trên. Do đó Hợp đồng số 08/HĐKT-VR- LLC ngày 17/2/2001 và Quy chế liên danh ngày 09/5/2001 có giá trị pháp lý và ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên đối với các bên tham gia.
Căn cứ tiểu mục 5.2 Mục 5 về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty xây dựng B tại Quy chế liên danh ngày 09/5/2001 các bên thỏa thuận: “ - Ký kết, quản lý các hợp đồng kinh tế với các thành viên trong liên danh và các hợp đồng thầu phụ của liên danh theo đơn giá được Hội đồng quản lý duyệt trong điều 8 của Quy chế này.
- Chủ trì: Thanh quyết toán toàn bộ công trình với các đơn vị thành viên, các nhà thầu phụ và với Chủ đầu tư”.
Cũng tại tiểu mục 8.7 của Quy chế liên danh ngày 09/5/2001 các bên thỏa thuận: “ Thống nhất phân chia doanh thu riêng biệt giữa các bên tham gia Liên danh theo hợp đồng và quy chế hoạt động Liên danh. Các bên tự phát hành hóa đơn đối với doanh thu của mình và làm thủ tục hoàn thuế VAT theo chế độ hiện hành của Nhà nước”.
Bên cạnh đó, quá trình giải quyết tại Tòa án phía Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải, Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí, Tổng Công ty E đều ý kiến xác nhận không có quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan đến tranh chấp của CÔNG TY A và CÔNG TY B đối với ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B. Đồng thời các bên liên quan trên cũng không đề nghị Toà án giải quyết vấn đề gì nên hội đồng xét xử không xem xét.
Ngày 17/4/2006, Ban quản lý Dự án L và CÔNG TY A ký kết Phụ lục hợp đồng số 05 về việc điều chỉnh chủ thể của Hợp đồng số 08, theo đó Liên danh nhà thầu 5A gồm Công ty xây dựng B (nay là Tổng Công ty A – gọi tắt là CÔNG TY A), Tổng Công ty xây dựng và phát triển Hạ tầng (nay là Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP gọi tắt CÔNG TY B), Tổng Công ty E, Công ty F, Công ty Thiết kế và xây Dựng G được chuyển đổi thành Tổng thầu EPC 5A do Công ty xây dựng B làm tổng thầu.
Như vậy, theo phân tích nêu trên thì Hợp đồng số 08/HĐKT-VR-LLC ngày 17/2/2001 là hợp đồng nguyên tắc giữa các bên Liên danh. Tổng Công ty A (CÔNG TY A) ký kết các hợp đồng riêng biệt với các thành viên trong liên danh là hợp đồng hoàn toàn độc lập giữa các chủ thể ký kết hợp đồng.
Ngày 03 tháng 5 năm 2001, Công ty xây dựng B (nay là Tổng Công ty A) và Tổng Công ty Xây dựng và phát triển Hạ Tầng (nay là Tổng Công ty CÔNG TY B –CTCP) ký kết Hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B về việc cung cấp dịch vụ mua sắm và xây dựng đê chắn sóng với tổng giá trị 100.000.000.000 đồng (giá trị hợp đồng là trị giá trọn gói).
Thực hiện Hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B ngày 03 tháng 5 năm 2001 thì phía Tổng Công ty xây dựng và phát triển Hạ Tầng (nay là Tổng Công ty CÔNG TY B –CTCP) đã giao cho 02 đơn vị là Công ty CP Z(CÔNG TY B 10) và Công ty cổ phần L1 (CÔNG TY B 15) thực hiện. Quá trình giải quyết tại Tòa án phía CÔNG TY B cũng xác nhận việc này.
Căn cứ khoản 4.3 và 4.4 Điều 4 về giá hợp đồng và thanh toán của Hợp đồng 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B hai bên thỏa thuận: “ 4.3. Tạm ứng hợp đồng: Công ty A sẽ tạm ứng cho nhà thầu 20% giá trị hợp đồng (hoặc theo quyết định của Hội đồng quản lý) trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được từ Nhà thầu các chứng từ dưới đây:
+ Công văn đề nghị tạm ứng;
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh hoàn trả có nội dung quy định tại Điều 18 của Hợp đồng.
+ Có xác nhận của Công ty A về việc đã hoàn thành các phụ lục của hợp đồng.
+ Các chứng từ đã mua các loại hình bảo hiểm theo Điều 14 của Hợp đồng.
4.4. Thanh toán:…
Sau khi hoàn thành mỗi mốc công việc, Công ty A sẽ thanh toán cho Nhà thầu 91% giá trị khối lượng hoàn thành theo giai đoạn (đã chiết khấu 4% chi phí quản lý liên danh và 5% chi phí bảo hành công trình”.
Quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B ngày 03 tháng 5 năm 2001, tính đến tháng 10 năm 2016 LLC và CÔNG TY B đều xác nhận Công ty Công ty A đã chuyển cho CÔNG TY B tổng số 51.323.424.676 đồng.
Tại các cấp sơ thẩm, phúc thẩm cả 2 bên đều xác nhận đối với số tiền đã chuyển của CÔNG TY A cho CÔNG TY B này.
Do công trình xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia nên chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ chuyên ngành và Tổng công ty nhà nước. Ngày 14/3/2006, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã có công văn số 1360/CV-CBDK-XD và Ban quản lý Dự án L có công văn số 321/DQRE-KHHĐ- LD về việc yêu cầu chuyển đổi hình thức quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng Đê chắn sóng Dung Quất của Liên danh nhà thầu 5A từ hình thức liên danh các nhà thầu sang Tổng thầu EPC. Theo đó yêu cầu ký phụ lục thay đổi pháp nhân của Hợp đồng 08/HĐKT-VR-LLC ngày 17/02/2001 thành Tổng thầu; Tổng thầu là pháp nhân duy nhất chịu trách nhiệm về khối lượng, tiến độ, chất lượng, giá trị của toàn bộ gói thầu EPC5A (tức là Dự án đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất). Ngày 23/3/2006, hội đồng quản lý liên danh 5A đã có biên bản làm việc số 346/BB- HĐQL-5A đủ các thành viên được cử tham gia đã ký biên bản thống nhất. Trên cơ sở chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và biên bản làm việc số 346/BB-HĐQT-5A. Ngày 17/4/2006, Ban quản lý Dự án L và LLC đã ký phụ lục hợp đồng số 05 của Hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-VR-LLC ngày 17/02/2001 về việc điều chỉnh chủ thể của hợp đồng 08; theo đó liên danh nhà thầu 5A trước đây gồm: Công ty xây dựng B, Tổng công ty CÔNG TY B, Công ty F. Công ty cổ phần xây lắp dầu khí, Tổng Công ty E được chuyển đổi thành Tổng thầu EPC 5A do Công ty xây dựng B làm Tổng thầu. Phụ lục này đã được ký kết công khai minh bạch có căn cứ, đúng quy định. Phụ lục hợp đồng này nêu rõ CÔNG TY A là pháp nhân duy nhất chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng kinh tế số 08 ngày 17/02/2001… Thực hiện chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc quản lý các dự án trọng điểm quốc gia, từ tháng 4 năm 2006 CÔNG TY A và các nhà thầu phụ trong liên danh 5A trước đây đã và tiếp tục thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký với Công ty A đúng theo hình thức quản lý Tổng Thầu EPC
5A như Phụ lục số 05 mà không hề có tranh chấp; việc tạm ứng, thi công và thanh toán không hề có vướng mắc gì. Vì vậy có đủ căn cứ xác định CÔNG TY A là đơn vị duy nhất có đủ thẩm quyền ký kết, thực hiện và thanh quyết toán, thanh lý toàn bộ khối lượng công việc thực hiện Hợp đồng 08 ngày 17/02/2001 với Ban quản lý Dự án L và CÔNG TY A có quyền và nghĩa vụ như cam kết liên danh trước đây để chịu trách nhiệm độc lập trước Ban quản lý Dự án L như nội dung của bản án sơ thẩm nhận định là hoàn toàn phù hợp. Tranh chấp giữa CÔNG TY A và CÔNG TY B tại hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B ngày 03 tháng 5 năm 2001 phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-VR-LLC và các phụ lục bổ sung trong đó có phụ lục bổ sung số 05 ký ngày 17/4/2006 giữa Ban quản lý Dự án L và CÔNG TY A.
Tại Thông báo số 365/TB-VPCP ngày 28/12/2009 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về Dầu khí tại cuộc họp giao ban về dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Công văn số 05/CV-BCĐNNDK ngày 26/10/2010 của Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí và Công văn số 2118/BXD-KTXD ngày 26/10/2010 của Bộ xây dựng về việc “báo cáo xử lý vướng mắc trong quá trình quyết toán dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký (đều có nội dung “cho phép sử dụng biên bản xác nhận khối lượng thực hiện thay cho biên bản nghiệm thu trong hồ sơ quyết toán” đối với khối lượng thi công dở dang do nhà thầu Công ty A thực hiện để quyết toán) vì đây là dự án công trình trọng điểm quốc gia, vốn của Nhà nước, đã có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính Phủ về việc quyết toán đối với khối lượng đã làm. Do đó, CÔNG TY A đã thực hiện việc quyết toán hợp đồng số 08/HĐKT-VR-CÔNG TY A theo quy định (đã có biên bản thanh lý hợp đồng 08). Việc quyết toán là hợp pháp theo đúng quy định tại Điều 43 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và mục 14 Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính Phủ và mục 2 phần I, mục 2 phần X Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Như vậy, theo hồ sơ quyết toán đã được kiểm toán đối với hợp đồng số 08/HĐKT-VR-LLC có căn cứ xác định khối lượng CÔNG TY B 10 và CÔNG TY B 15 đã thực hiện và là cơ sở để thanh quyết toán.
Xét khối lượng thực tế của CÔNG TY B, HĐXX thấy: Như phân tích ở trên thì khối lượng thực tế thực hiện đối với công trình mua sắm và xây dựng đê chắn sóng theo hợp đồng kinh tế số 08.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B ngày 03 tháng 5 năm 2001 ký kết giữa CÔNG TY A và CÔNG TY B về phía CÔNG TY B đều do CÔNG TY B 10 và CÔNG TY B 15 là 2 đơn vị đã trực tiếp thi công, cụ thể:
+ Tại biên bản hiện trường ngày 23/11/2006 với các bên tham gia gồm: Giám đốc đúc ACP - phòng Vật tư ban điều hành, Kỹ thuật công trường đê, kỹ thuật CÔNG TY B xác nhận tổng khối lượng cấu kiện ACP 4.8T(2m3) là 4.541 cấu kiện đã được nghiệm thu thanh toán (trong đó: Khối lượng thi công trước ngày 01/10/2005 là 4.530 cấu kiện; khối lượng thi công sau ngày 1/10/2005 là 11 cấu kiện); xác nhận tổng khối lượng cấu kiện ACP 4m3 đã đúc là 2.384 cấu kiện (trong đó: 2250 cấu kiện nghiệm thu thanh toán trước ngày 1/10/2005 và 134 cấu kiện nghiệm thu thanh toán sau 1/10/2005). Đối với 11 cấu kiện loại 2m3 và 134 cấu kiện loại 4m3 thi công sau 1/10/2005 thể hiện tại Biên bản đối chiếu ngày 6/6/2009 có xác nhận của CÔNG TY B 10 và CÔNG TY B 15.
+ Tại Bảng chi tiết giá trị sản lượng đê chắn sóng đến ngày 20/6/2003 kèm theo Bảng tổng hợp giá trị khối lượng ngày 25/6/2003 xác định CÔNG TY B thi công đá 5-500kg với khối lượng là 7.142 m3 (trong đó: khai thác vận chuyển bằng ô tô đổ thân đê là 4.008m3; khai thác vận chuyển bằng ô tô đổ bãi trữ là 3.134 m3);
+ Khối lượng thi công sau ngày 1/10/2005 theo biên bản đối chiếu khối lượng thi công đê chắn sóng ngày 6/6/2009 có xác nhận của CÔNG TY B 10 và CÔNG TY B 15 với tổng giá trị là 11.337.733.299 đồng.
+ Đối với phần các chi phí khác được quyết toán (gồm chi phí lán trại, chi phí công trình phụ trợ, chi phí huy động và giải thể, chi phí bảo hiểm thiết bị và con người, chi phí phạt chậm tiến độ) được tính theo tỷ lệ % trên tổng giá trị được quyết toán của hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-VR-CÔNG TY A ngày 17/2/2001 với tổng giá trị là 1.464.446.961 đồng.
Toàn bộ khối lượng nêu trên đã được các bên liên quan ký kết hợp pháp và phía CÔNG TY B bao gồm CÔNG TY B 10 và CÔNG TY B 15 đã ký xác nhận khối lượng này. Việc CÔNG TY B không xác nhận khối lượng này nhưng không đưa ra tài liệu, chứng cứ gì chứng minh nên không có cơ sở để hội đồng xét xử xem xét.
Theo bảng quyết toán này, căn cứ vào khối lượng của CÔNG TY B thực hiện như đã phân tích nêu trên đủ căn cứ xác định giá trị khối lượng của hợp đồng kinh tế 08.1 mà CÔNG TY B thực hiện là: 32.116.558.585 đồng. Tại cấp sơ thẩm phía Chủ đầu tư – Ban quản lý dự án Lọc dầu Dung Quất đã xác định hợp đồng đã thanh lý xong và xác định khối lượng thực hiện nêu trên.
Bởi những phân tích nêu trên, hội đồng xét xử thấy cần chấp nhận khối lượng thực tế mà phía CÔNG TY B đã thực hiện và giá trị theo bảng quyết toán với giá trị tương ứng là 32.116.558.585 đồng.
Do đó có căn cứ xác định CÔNG TY A đã tạm ứng thừa cho CÔNG TY B số tiền là 51.323.424.676 đồng - 32.116.558.585 đồng = 19.206.866.091 đồng. Việc Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của CÔNG TY A về việc buộc CÔNG TY B phải hoàn trả số tiền trên là phù hợp quy định của pháp luật.
Các kháng cáo của Công ty CÔNG TY B là không được chấp nhận.
Xem xét yêu cầu kháng cáo của Công ty CÔNG TY A về lãi chậm trả quá hạn của số tiền Công ty CÔNG TY B chậm trả thì thấy rằng:
Do việc CÔNG TY A đã tạm ứng thừa cho CÔNG TY B nhưng CÔNG TY B không chịu hoàn trả lại số tiền tạm ứng thừa khi CÔNG TY A yêu cầu nên CÔNG TY B phải chịu số tiền lãi theo mức lãi tiền vay quá hạn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Ngân hàng nơi CÔNG TY A mở tài khoản tại thời điểm xét xử sơ thẩm). Nếu không chấp nhận yêu cầu trả lãi như án sơ thẩm của số tiền 19.200.806.091 đồng thì CÔNG TY B sẽ được hưởng lợi không có căn cứ.
- Thời điểm tính lãi: Phía nguyên đơn yêu cầu tính lãi từ 1/1/2011 là sau khi được quyết toán (theo hồ sơ do nguyên đơn xuất trình thì hồ sơ quyết toán được phê duyệt tháng 12/2010 và giá trị quyết toán 32.116.558.585 đồng được chấp nhận vào ngày 20/12/2010). Ngày 02/12/2011, Tổng Công ty A có Công văn số 1803/CV- LLC-5A yêu cầu Tổng Công ty CÔNG TY B hoàn trả tiền. Do đó, Toà án chấp nhận số tiền lãi tính từ thời điểm 02/12/2011 đến khi xét xử sơ thẩm. Việc CÔNG TY A đề nghị Toà án tính lãi từ 01/11/2011 là không phù hợp. Do đó số ngày phải chịu lãi đến thời điểm xét xử sơ thẩm 14/9/2017 là 2138 ngày.
- Mức lãi suất: Theo tài liệu Toà án thu thập (thời điểm xét xử sơ thẩm) thì mức lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội nơi Công ty CÔNG TY A mở tài khoản là 7.5%/năm. Do đó lãi suất quá hạn sẽ là 11.25%/năm.
- Số tiền lãi phải chịu là: (19.206.866.091 đồng×11.25%/năm×2138 ngày)/365 = 12.656.798.538 đồng.
Vì vậy, buộc CÔNG TY B thanh toán số tiền nợ gốc (do tạm ứng thừa) và nợ lãi do chậm trả là phù hợp với quy định của pháp luật. Cần sửa bản án sơ thẩm và chấp nhận 1 phần yêu cầu tính lãi của CÔNG TY A đối với CÔNG TY B.
Về ý kiến của CÔNG TY B về việc trong quá trình thi công thì CÔNG TY B thiệt hại về giá trị của Liên danh 5A với số tiền là 11.153.117.294 đồng trong thời gian tạm ngừng thi công. Tuy nhiên tại cấp sơ thẩm phía CÔNG TY B không có yêu cầu phản tố đối với số tiền này nên Tòa án sơ thẩm không xem xét là hoàn toàn phù hợp.
Về ý kiến triệu tập ông Litvinenko A.D, Tổng giám đốc Vietross, thấy: Tranh chấp giữa CÔNG TY A và CÔNG TY B là tranh chấp giữa hai pháp nhân với nhau. Ông Litvinenko A.D, chức vụ: Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga chỉ là đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-VR-LLC ngày 07/2/2001 ký kết giữa các bên. Hơn nữa, trong quá trình giải quyết vụ kiện người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Ban quản lý Dự án L (chủ đầu tư) đã có ý kiến giải trình đầy đủ các nội dung liên quan vụ kiện gửi Tòa án và tham gia tại phiên toà để làm rõ các nội dung mà hội đồng xét xử thấy cần thiết. Do đó cá nhân ông Litvinenko A.D không liên quan gì đến vụ kiện. Việc Tòa án sơ thẩm không xác định ông Litvinenko A.D tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là phù hợp, cấp phúc thẩm cũng thấy không cần thiết phải triệu tập ông Litvinenko A.D.
Về ý kiến của CÔNG TY B liên quan khối lượng thi công, thấy: Quá trình giải quyết tại Toà án thì CÔNG TY B đã xác nhận CÔNG TY B 10 và CÔNG TY B 15 là 02 đơn vi được CÔNG TY B giao cho thi công công trình đê chắn sóng theo hợp đồng kinh tế số 8.1/HĐKT/CÔNG TY A-CÔNG TY B ngày 03/5/2001. Như phân tích trên thì khối lượng CÔNG TY B 10 và CÔNG TY B 15 thực hiện đã được hội đồng xét xử chấp nhận. Do đó ý kiến của CÔNG TY B cho rằng khối lượng do CÔNG TY A tự tính là không có cơ sở để hội đồng xét xử chấp nhận.
Ý kiến của CÔNG TY B về thẩm quyền của CÔNG TY A tại quy chế liên danh, thấy: Công trình “Dự án thiết kế chi tiết, mua sắm và xây dựng Đê chắn sóng – Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi” do Công ty Liên Doanh W (tên viêt tắt giao dịch là VietRos), sau này được thay thế bằng Ban quản lý Dự án L (gọi tắt là Ban Quản lý dự án) là chủ đầu tư. Theo quy chế liên danh và chỉ đạo của Phó thủ tướng thì CÔNG TY A phải chuyển đổi cơ chế Tổng thầu. Quá trình giải quyết tại Toà án thì chủ đầu tư có văn bản khẳng định dự án đã được kiểm toán nhà nước và không liên quan đến tranh chấp giữa CÔNG TY A và CÔNG TY B. Hơn nữa hợp đồng giữa Chủ đầu tư và CÔNG TY A đã được hai bên thanh lý và không có tranh chấp gì. Việc chuyển đổi cơ chế Tổng thầu là theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ chứ không phải quyền của CÔNG TY A. Việc CÔNG TY B cho rằng tại văn bản số 169/TB-VPCP ngày 10/10/2003 và số 170/TB-VPCP ngày 13/10/2003 có nội dung yêu cầu phải đấu thầu gói thầu 5A ( đê chắn sóng) và cho rằng Ban quản lý dự án lọc dầu Dung Quất và CÔNG TY A đã không thực hiện đúng chỉ đạo tổ chức đấu thầu. Việc này hội đồng xét xử thấy rằng các thông báo nêu trên chỉ yêu cầu Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trình Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định phương án đấu thầu và sau đó Ban quản lý dự án Lọc dầu Dung Quất và CÔNG TY A ký Phụ lục số 05 ngày 17/4/2006 và cho đến nay cơ quan quản lý cấp trên không phản đối gì nên nó có hiệu lực thi hành. Lập luận của CÔNG TY B về vấn đề này không được chấp nhận.
Ngoài ra các lập luận khác của CÔNG TY B để bác bỏ tư cách khởi kiện của nguyên đơn và không phải thực hiện, nghĩa vụ của mình trong vụ tranh chấp này cũng không hợp lý và không phù hợp các chứng cứ có trong hồ sơ nên không được chấp nhận.
Bởi những phân tích trên, HĐXX phúc thẩm thấy cần sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận một phần kháng cáo của CÔNG TY A đối với bản án sơ thẩm. Bác kháng cáo của CÔNG TY B.
Kết luận vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tại phiên tòa hôm nay phù hợp một phần với các chứng cứ có trong hồ sơ và nhận định của Hội đồng xét xử nên chấp nhận.
3.Về án phí phúc thẩm: Do sửa bản án sơ thẩm nên người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
Tổng công ty CÔNG TY B – CTCP phải chịu án phí đối với yêu cầu khởi kiện của CÔNG TY A được chấp nhận.
Tổng Công ty A (CÔNG TY A) phải chịu án phí đối với yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận là 43.879.795.785 - 19.206.866.091 đồng + 12.656.798.538 đồng = 12.016.131.156 đồng.
Tại Văn bản số 717/CCTHA ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chi cục thi hành án dân sự quận X, thành phố Hà Nội đã xác định hoàn trả cho CÔNG TY A số tiền tạm ứng án phí là 63.603.000 đồng (theo biên lai ngày 8/4/2014) và hoàn trả cho CÔNG TY B số tiền án phí phúc thẩm 200.000 đồng (theo biên lai ngày 27/5/2014).
Bởi các lẽ trên,
Căn cứ khoản 2 Điều 308 và điểm b khoản 5 Điều 314 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
QUYẾT ĐỊNH
- Áp dụng các Điều 30, Điều 35, Điều 147, Điều 227, Điều 228, Điều 271, Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2014;
- Áp dụng các Điều 255, Điều 256, Điều 281, Điều 290, Điều 599, Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2005.
- Áp dụng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng;
- Áp dụng các Điều 3, 81, 107, 110 Luật xây dựng 2003;
- Áp dụng Điều 43 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Áp dụng mục 14 Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính Phủ;
- Áp dụng Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ và Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
- Áp dụng mục 2 phần I, mục 2 phần X Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;
- Áp dụng khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án; Điểm đ khoản 3 mục I danh mục mức án phí, lệ phí Toà án (ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH 12 ngày 27/2/2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội).
- Áp dụng Điều 48 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 15/2017/KDTM-ST ngày 14/9/2017 của Tòa án nhân dân quận X, thành phố Hà Nội.
Xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty A (CÔNG TY A) đối với Tổng công ty CÔNG TY B – CTCP theo hợp đồng kinh tế số 8.1/HĐKT/LLC-CÔNG TY B ngày 03/5/2001 ký kết giữa hai bên.
2.Buộc Tổng Công ty B phải có trách nhiệm hoàn trả cho Tổng Công ty A – CÔNG TY A số tiền 19.206.866.091 đồng (tiền tạm ứng thừa) + 12.656.798.538 đồng (tiền lãi chậm trả) = 31.863.664.629 đồng.
3. Bác một phần yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty A - CÔNG TY A về việc yêu cầu Tổng công ty CÔNG TY B – CTCP phải trả số tiền lãi chậm trả là (43.879.795.785 đồng - 31.863.664.629 đồng) 12.016.131.156 đồng.
Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu lãi suất của số tiền chưa thi hành án xong theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 tại thời điểm thanh toán.
4. Về án phí:
- Tổng Công ty B phải chịu 139.863.664 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Đối trừ số tiền 2.000.000 đồng đã nộp theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí lệ phí Tòa án số 07924 ngày 10/10/2017, số 07908 ngày 05/10/2017, số 07907 ngày 05/10/2017 tại Chi cục thi hành án dân sự quận X, thành phố Hà Nội thì Tổng Công ty CÔNG TY B – CTCP còn phải chịu 137.863.664 đồng.
- Tổng Công ty A phải chịu 120.016.131 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Đối trừ số tiền 2.000.000 đồng đã nộp theo theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí lệ phí Tòa án số 07923 ngày 10 tháng 10 năm 2017 tại Chi cục thi hành án dân sự quận X, thành phố Hà Nội thì Tổng Công ty A còn phải chịu 118.016.131 đồng.
Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 14/8/2018.
File gốc của Bản án 101/2018/KDTM-PT ngày 14/08/2018 về tranh chấp hợp đồng xây dựng – Tòa án nhân dân Hà Nội đang được cập nhật.
Bản án 101/2018/KDTM-PT ngày 14/08/2018 về tranh chấp hợp đồng xây dựng – Tòa án nhân dân Hà Nội
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân Hà Nội |
Số hiệu | 101/2018/KDTM-PT |
Loại văn bản | Bản án |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2018-08-14 |
Ngày hiệu lực | 2018-08-14 |
Lĩnh vực | Kinh tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |