BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2021/TT-BTC | Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2021 |
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát kế toán kiểm toán;
Thông tư này quy định việc tổ chức và thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 71 Luật kế toán năm 2015 đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán, kế toán viên hành nghề tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
a) Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;
c) Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam;
2. Người hành nghề dịch vụ kế toán, bao gồm:
b) Kế toán viên hành nghề và kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán.
4. Cơ quan chủ trì kiểm tra (Bộ Tài chính) hoạt động dịch vụ kế toán (Bộ Tài chính), cơ quan phối hợp kiểm tra (Tổ chức nghề nghiệp về kế toán) và các thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.
Đối tượng được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán là các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 2 Thông tư này.
1. Kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của người hành nghề dịch vụ kế toán và các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam, bao gồm:
b) Việc đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán và thực hiện nghĩa vụ báo cáo, thông báo của kế toán viên hành nghề.
Điều 5. Hình thức kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán
1. Kiểm tra gián tiếp: Là việc cơ quan chủ trì kiểm tra thực hiện giám sát tình hình đối tượng được kiểm tra tuân thủ các nghĩa vụ thông báo, nộp các báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính khi có yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
2.1. Kiểm tra định kỳ
2.2. Kiểm tra đột xuất
a) Kiểm tra để xác minh các đơn thư kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
Điều 6. Phạm vi, yêu cầu kiểm tra trực tiếp
a) Các tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra về tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của các đối tượng được kiểm tra bao gồm: tài liệu liên quan đến hồ sơ đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán và điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm tra;
2. Phạm vi kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được nêu trong Quyết định kiểm tra.
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật kế toán;
c) Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật theo quy định của pháp luật về kế toán, chuẩn mực nghề nghiệp;
Điều 7. Thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ
a) Kiểm tra trực tiếp 3 năm/lần đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà trong 3 năm trước liền kề tính đến thời điểm kiểm tra có doanh thu dịch vụ kế toán từng năm trên báo cáo tài chính từ 20 tỷ đồng trở lên và mỗi năm có từ 100 khách hàng dịch vụ kế toán trở lên. Doanh thu dịch vụ kế toán bao gồm doanh thu từ: dịch vụ làm kế toán; dịch vụ làm kế toán trưởng; dịch vụ lập, trình bày báo cáo tài chính và dịch vụ tư vấn kế toán;
2. Trường hợp ý kiến kết luận trong Biên bản kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán là có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng thì đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ được kiểm tra lại ngay từ 1 đến 2 năm sau đó.
Điều 8. Thời gian kiểm tra trực tiếp
a) Việc kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện vào quý III hoặc quý IV hàng năm. Bộ Tài chính thông báo cụ thể khi có sự thay đổi về thời gian kiểm tra nêu trên;
2. Thời gian kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện theo Quyết định kiểm tra.
1. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán theo nội dung kiểm tra tại Điều 4 Thông tư này.
3. Ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra trực tiếp tại các đối tượng được kiểm tra.
5. Lập và công khai Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán chậm nhất là 60 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tất cả các cuộc kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch kiểm tra hàng năm.
7. Báo cáo cấp có thẩm quyền theo chức năng quản lý để xử lý đối với các hành vi sai phạm của thành viên đoàn kiểm tra theo pháp luật liên quan.
1. Cử cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp tham gia Đoàn kiểm tra khi có đề nghị của Bộ Tài chính.
Điều 11. Tổ chức Đoàn kiểm tra
2. Thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên. Trưởng Đoàn kiểm tra phải là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Bộ Tài chính. Số lượng thành viên tham gia Đoàn kiểm tra tùy thuộc vào quy mô của cuộc kiểm tra. Thành viên Đoàn kiểm tra bao gồm các cán bộ của Bộ Tài chính và cán bộ chuyên môn của Tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Thành viên Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán.
a) Là thành viên sáng lập hoặc góp vốn vào đơn vị được kiểm tra;
c) Có mối quan hệ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể với đối tượng được kiểm tra;
đ) Đã từng làm việc tại đơn vị được kiểm tra và đã thôi việc tại đơn vị đó mà thời gian tính từ thời điểm thôi việc đến thời điểm ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra chưa đủ tròn 24 tháng.
1. Quyền, nghĩa vụ của Đoàn kiểm tra
b) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin, bố trí thời gian làm việc và nhân sự để giải trình các nội dung kiểm tra;
d) Đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan trong quá trình kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra. Căn cứ vào tài liệu, hồ sơ kiểm tra và xét đoán chuyên môn, Đoàn kiểm tra đưa ra ý kiến kết luận về các nội dung kiểm tra trong Biên bản kiểm tra;
e) Bàn giao toàn bộ hồ sơ kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này cho cơ quan chủ trì kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra.
a) Ký cam kết bằng văn bản về tính độc lập và bảo mật thông tin với đối tượng được kiểm tra theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các cam kết đó. Từ chối thực hiện kiểm tra nếu xét thấy không đảm bảo tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn;
c) Đưa ra các ý kiến, kiến nghị trong phạm vi được phân công kiểm tra. Báo cáo kịp thời với Trưởng Đoàn kiểm tra về các tồn tại, sai sót phát hiện qua kiểm tra. Lập Biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Ký Biên bản kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan đến công việc đã thực hiện theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra;
g) Tuân thủ các quy định về kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Thông tư này.
Trưởng đoàn kiểm tra phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các quyền, nghĩa vụ sau:
b) Chỉ đạo chung công việc của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ trì kiểm tra về hoạt động của Đoàn kiểm tra. Phân công nhiệm vụ và điều phối công việc cho các thành viên Đoàn kiểm tra để thực hiện kế hoạch kiểm tra. Giám sát tình hình thực hiện công việc được phân công của các thành viên Đoàn kiểm tra, làm đầu mối trao đổi các vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra với đối tượng được kiểm tra;
d) Đề xuất xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra với cơ quan chủ trì kiểm tra;
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra trực tiếp
a) Trường hợp có lý do bất khả kháng hoặc lý do khách quan, đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được đề nghị cơ quan chủ trì kiểm tra thay đổi thời gian kiểm tra trực tiếp tại đơn vị. Đơn vị phải thông báo cho cơ quan chủ trì kiểm tra chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày kiểm tra theo kế hoạch. Thời gian kiểm tra đề nghị thay đổi phải đảm bảo không muộn hơn 30 ngày kể từ ngày dự kiến kiểm tra theo kế hoạch đã được thông báo;
c) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
2. Nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra
b) Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện công việc kiểm tra, báo cáo hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
d) Ký Biên bản kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra;
3. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi cung cấp dịch vụ lập và trình bày báo cáo tài chính cho khách hàng, có thể lựa chọn phát hành Báo cáo dịch vụ lập và trình bày báo cáo tài chính đính kèm báo cáo tài chính của khách hàng thay thế cho việc áp dụng quy định tại Khoản 6 Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và Khoản 4 Điều 90 Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mẫu Báo cáo dịch vụ lập và trình bày báo cáo tài chính được hướng dẫn tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chi phí kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán do ngân sách nhà nước đảm bảo theo chế độ quy định.
a) Các khoản chi công tác phí cho cá nhân tham gia Đoàn kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan;
3. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán các khoản chi cho công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.
1. Kiểm tra định kỳ
a) Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra;
c) Giai đoạn kết thúc kiểm tra;
2. Kiểm tra đột xuất
Điều 16. Tài liệu hướng dẫn kiểm tra trực tiếp định kỳ
1. Bảng tiêu chí đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra ban hành tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra ban hành tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
1. Số lượng hồ sơ hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra phải đáp ứng mục tiêu là có đủ cơ sở hợp lý để Đoàn kiểm tra đưa ra ý kiến kết luận về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của đối tượng được kiểm tra. Trong một cuộc kiểm tra định kỳ, phải có tối thiểu 3 hồ sơ hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra.
3. Các hồ sơ hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra chỉ được thông báo cho đối tượng được kiểm tra trong buổi đầu thực hiện kiểm tra. Trong thời gian kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền chọn để kiểm tra bất kỳ hồ sơ về hợp đồng dịch vụ nào để kiểm tra mà không phải thông báo trước cho đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán. Hồ sơ về các hợp đồng dịch vụ được lựa chọn phải thuộc phạm vi kiểm tra.
1. Kết luận kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán là một nội dung trong Biên bản kiểm tra, được lập trên cơ sở những tồn tại, hạn chế phát hiện qua kiểm tra và các xét đoán chuyên môn của Đoàn kiểm tra. Kết luận kiểm tra gồm:
b) Ý kiến đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của đối tượng được kiểm tra.
2. Ý kiến đánh giá của Đoàn kiểm tra về tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan của đối tượng được kiểm tra.
4. Trường hợp đối tượng được kiểm tra có ý kiến khác với ý kiến đánh giá của Đoàn kiểm tra thì đối tượng kiểm tra được quyền đưa ra ý kiến giải trình tại Biên bản kiểm tra và cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết làm cơ sở cho cơ quan chủ trì kiểm tra xem xét, quyết định và đưa ra ý kiến kết luận về từng vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có).
Cơ quan chủ trì kiểm tra có trách nhiệm lập Báo cáo Tổng hợp kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán hàng năm. Mẫu Báo cáo Tổng hợp kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hồ sơ kiểm tra bao gồm:
b) Các thông tin, tài liệu là bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho việc hình thành kết luận kiểm tra tại từng đối tượng được kiểm tra;
2. Hồ sơ kiểm tra được lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật.
1. Biên bản kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán được công khai trong phạm vi đối tượng được kiểm tra và được tổng hợp trong Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2021.
3. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Chánh Văn phòng Bộ, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán, kế toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Văn phòng Chính phủ; | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BTC ngày 25/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUY TRÌNH KIỂM TRA TRỰC TIẾP ĐỊNH KỲ
1. Lựa chọn đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được kiểm tra
2. Thành lập Đoàn kiểm tra
3. Thông báo cho đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được kiểm tra
Trong các trường hợp có lý do bất khả kháng hoặc lý do khách quan, việc thay đổi thời gian kiểm tra trực tiếp tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
1. Bước 1: Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra
b) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra bố trí người có chức năng, thẩm quyền phù hợp để phối hợp công việc với Đoàn kiểm tra;
d) Thực hiện ký các “Cam kết về tính độc lập và bảo mật của thành viên Đoàn kiểm tra” theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này với sự chứng kiến của đối tượng được kiểm tra;
2. Bước 2: Thực hiện kiểm tra các nội dung theo Quyết định kiểm tra.
a) Kiểm tra, rà soát các hồ sơ, tài liệu liên quan đến đăng ký hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra;
c) Kiểm tra, rà soát các hồ sơ, tài liệu về tình hình tuân thủ nghĩa vụ báo cáo, thông báo theo quy định của đối tượng được kiểm tra;
đ) Đánh giá về mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra.
a) Lựa chọn các hồ sơ liên quan đến hợp đồng dịch vụ kế toán để kiểm tra theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
c) Thực hiện rà soát, kiểm tra và thu thập bằng chứng thích hợp để xem xét, đánh giá về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của đối tượng được kiểm tra trên cơ sở bảng tiêu chí đánh giá được hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
III. Giai đoạn kết thúc kiểm tra
Trường hợp phát hiện đối tượng được kiểm tra có hành vi vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra phải lập và gửi Biên bản vi phạm hành chính kèm theo tài liệu, hồ sơ liên quan cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
a) Thời gian và địa điểm kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, mục đích, phạm vi kiểm tra và các giới hạn kiểm tra (nếu có);
c) Mô tả tóm tắt quy trình kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại đơn vị được kiểm tra;
(i) Mô tả và nêu ý kiến đánh giá về tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán;
(iii) Nêu rõ lý do, căn cứ đưa ra ý kiến kết luận kiểm tra về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra;
IV. Giai đoạn sau kiểm tra
2. Cơ quan chủ trì kiểm tra lập, công khai Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư này.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BTC ngày 25/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP VÀ BẢO MẬT
CỦA THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA
Tên tôi là: ..........................................................................................................................
Là thành viên Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại (tên đối tượng được kiểm tra)
Tôi xác nhận rằng trong thời gian thực hiện kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra nêu trên, tôi hoàn toàn độc lập với đối tượng được kiểm tra.
Tôi cam kết rằng:
2. Không có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của mình (hoặc của vợ hoặc chồng) có mối quan hệ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể với đối tượng được kiểm tra hoặc là thành viên Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm tra;
4. Tôi đảm bảo thực hiện đúng cam kết đã ký và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các cam kết trên đây./.
……., ngày... tháng... năm ...
NGƯỜI CAM KẾT
(Ký, họ và tên)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BTC ngày 25/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
VỀ TÌNH HÌNH TUÂN THỦ CHUẨN MỰC, CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ PHÁP LUẬT KẾ TOÁN LIÊN QUAN
(Thông tin về khách hàng hoặc hợp đồng dịch vụ) …….
Thủ tục kiểm tra
Có
Không
Ghi chú
- Tính đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán theo quy định.
- Đơn vị có ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn hay không?
- Chứng từ kế toán chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký hay không?
- Chứng từ kế toán có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ hay không?
Thủ tục kiểm tra
Có
Không
Ghi chú
- Sổ kế toán có đầy đủ thông tin, nội dung chủ yếu, có được đánh số trang và đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy theo đúng quy định hay không?
- Sổ kế toán có được đóng thành quyển, có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định hay không?
- Số liệu trên sổ kế toán có đúng với chứng từ kế toán hay không?
- Có thực hiện khóa sổ kế toán theo quy định hay không?
+ Các thủ tục kiểm tra thay thế, bổ sung khác phù hợp với thực tế của đơn vị (nếu có).
Thủ tục kiểm tra
Có
Không
Ghi chú
- Số liệu trên báo cáo tài chính có đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán hay không?
- Các nội dung thực hiện khác phù hợp với thực tế của đơn vị (nếu có)
a) Trường hợp đối tượng được kiểm tra cung cấp cả dịch vụ lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính cho khách hàng thì trách nhiệm đối với công tác kế toán của người được thuê làm dịch vụ kế toán như người làm kế toán của đơn vị kế toán và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đối với công tác kế toán như trách nhiệm của đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán. Việc kiểm tra tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán tương tự như kiểm tra công tác kế toán tại đơn vị kế toán;.
c) Trường hợp đối tượng được kiểm tra cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính cho khách hàng trên cơ sở chứng từ kế toán do khách hàng cung cấp thì căn cứ đánh giá là các giấy tờ, tài liệu và hồ sơ làm việc chứng minh cho việc thực hiện các thủ tục hướng dẫn tại mục 1, 2 và 3 Phụ lục này;
5. Đối tượng được kiểm tra thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được xem là có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng:
b) Báo cáo tài chính trình bày không trung thực, khách quan, đầy đủ để người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá đúng được thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
d) Có ít nhất 10% số lượng các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính có sự mâu thuẫn về số liệu giữa các báo cáo;
e) Có ít nhất 2 nội dung được quy định tại mục 3 Phụ lục này bị vi phạm;
2. Ý kiến đánh giá tình hình tuân thủ
Ý kiến kết luận về tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký quản lý hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán được xác định trên cơ sở tình hình thực hiện công tác đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, duy trì các nghĩa vụ thông báo và báo cáo theo quy định của đối tượng được kiểm tra.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BTC ngày 25/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BIÊN BẢN KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN NĂM …..
Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán) đã tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Công ty ……………….
1/ Ông (Bà) …………………………………. Chức vụ .............................................................
3/ Ông (Bà) …………………………………. Chức vụ .............................................................
1/ Ông (Bà) …………………………………. Chức vụ .............................................................
3/ Ông (Bà) …………………………………. Chức vụ .............................................................
I. Mục đích kiểm tra
- Đánh giá tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kế toán của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán;
Lý do kiểm tra: .................................................................................................................
.........................................................................................................................................
1. Trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra
- Cung cấp cho Đoàn kiểm tra đầy đủ tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp pháp của các tài liệu cung cấp;
- Nếu có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra, đối tượng được kiểm tra được bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra
- Kiểm tra việc tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan;
- Bảo mật các thông tin, tài liệu mà đơn vị cung cấp trong quá trình kiểm tra;
III. Kết quả kiểm tra
1. Cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của đơn vị được kiểm tra và hạn chế phạm vi kiểm tra (nếu có)
2.1. Đoàn kiểm tra đã thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về hành nghề, kinh doanh dịch vụ kế toán của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán bằng các thủ tục:
- Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu và các bằng chứng khác lưu tại đơn vị liên quan đến việc tình hình thực hiện nghĩa vụ báo cáo, thông báo; duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của đối tượng được kiểm tra;
2.2. Ý kiến đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của các đối tượng được kiểm tra:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Kết quả kiểm tra tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật về kế toán liên quan
- Hợp đồng dịch vụ kế toán năm …… của Công ty ………………………..
- …………………………………………………………………………………..
TT
Hồ sơ dịch vụ kế toán (Tên khách hàng, số hợp đồng,....)
Kế toán viên/kiểm toán viên hành nghề thực hiện
Ý kiến đánh giá
Ghi chú
1
2
….
.........................................................................................................................................
4. Kết luận kiểm tra về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán
.........................................................................................................................................
5. Ý kiến của Công ty:
.........................................................................................................................................
- Kiến nghị đối với Bộ Tài chính
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Trong thời gian làm việc, Công ty đã/chưa phối hợp, cung cấp thông tin liên quan để Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được giao.
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
| ĐẠI DIỆN CÔNG TY | ||
THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA | ĐẠI DIỆN CÔNG TY | ||
……………………………… ……………………………… ……………………………… | ……………………………… ……………………………… ……………………………… | ……………………………… ……………………………… ……………………………… | |
|
|
|
|
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BTC ngày 25/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/QLKT-DN | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Tổng hợp kết quả kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán năm…..
1/ Công ty .........................................................................................................................
3/ Công ty .........................................................................................................................
5/ Công ty .........................................................................................................................
I. THÔNG TIN CHUNG
- Đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, đề xuất biện pháp khắc phục các sai sót và xử lý đối với các sai phạm phát hiện qua kiểm tra.
2.1. Kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề và kinh doanh dịch vụ kế toán của người hành nghề dịch vụ kế toán và các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam, bao gồm:
b) Việc đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán và thực hiện nghĩa vụ báo cáo, thông báo của kế toán viên hành nghề.
3. Thành phần Đoàn kiểm tra: ..........................................................................................
II. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA
2. Về tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán có liên quan; những tồn tại và hạn chế.
4. Kiến nghị của đối tượng được kiểm tra
- Đối với cơ quan khác: .....................................................................................................
1. Biện pháp xử lý đối với các hạn chế, sai phạm.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BTC ngày 25/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
MẪU BÁO CÁO DỊCH VỤ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo của người hành nghề cho hợp đồng dịch vụ lập và trình bày báo cáo tài chính sử dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung.
BÁO CÁO DỊCH VỤ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA KẾ TOÁN VIÊN/KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ
Chúng tôi đã thực hiện dịch vụ lập và trình bày báo cáo tài chính (đính kèm) của Công ty ABC (“Công ty”) dựa trên thông tin mà Ban Giám đốc Công ty đã cung cấp. Báo cáo tài chính này bao gồm Báo cáo …….. của Công ty tại ngày 31/12/N, Báo cáo …….. cho năm tài chính kết thúc cùng ngày.
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính và tính chính xác, đầy đủ của thông tin được sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính.
[(Hà Nội), ngày...tháng...năm...] Đơn vị kinh doanh dịch vụ
|
|
KTV hành nghề |
File gốc của Thông tư 09/2021/TT-BTC về hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 09/2021/TT-BTC về hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 09/2021/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Tạ Anh Tuấn |
Ngày ban hành | 2021-01-25 |
Ngày hiệu lực | 2021-04-01 |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
Tình trạng | Còn hiệu lực |