Căn cứ Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, viện trợ như sau:
I. Yêu cầu quản lý chi từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài gồm nguồn thuộc NSTW và nguồn địa phương vay lại của Chính phủ (sau đây gọi là vốn vay ngoài nước)
1. Yêu cầu quản lý
Vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi được quản lý theo quy định hiện hành áp dụng đối với vốn NSNN và vốn đầu tư công. Việc phân bổ dự toán, kế hoạch vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi phải đúng thẩm quyền, đúng danh mục chương trình, dự án và mức vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính được ủy quyền) đối với vốn thuộc nguồn NSTW; theo Quyết định của Chủ tịch UBND (hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính được ủy quyền) đối với nguồn địa phương vay lại của Chính phủ.
Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán, kế hoạch vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi hàng năm (bao gồm vốn vay ODA ghi thu, ghi chi đầu tư phát triển và vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi sự nghiệp) cho chương trình, dự án.
Đối với các dự án thuộc địa phương quản lý, khi phân bổ cần ghi rõ từng nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi và vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi Chính phủ cho địa phương vay lại theo đúng quy định Thông tư số 111/2016/TT-BTC.
Các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước (KBNN), việc rút vốn, chi tiêu và thanh toán của các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi được kiểm soát và thanh toán theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi kế hoạch vốn nước ngoài, vốn đối ứng hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm kế hoạch vốn điều chỉnh, bổ sung trong năm.
2. Nguyên tắc hạch toán ghi thu, ghi chi NSNN từ nguồn vốn vay ngoài nước
- Thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Thông tư số 111/2016/TT-BTC, các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi theo dõi chi tiết mã nguồn theo quy định tại mục IV Công văn này; theo dõi chi tiết mã nhà tài trợ theo quy định tại Phụ lục II Công văn này.
- KBNN chỉ hạch toán ghi thu ghi chi vào TABMIS khi đã có đủ điều kiện thực chi cho dự án theo quy định của Luật NSNN.
II. Bổ sung tài khoản kế toán
1. Tài khoản 1982 - Tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bằng Lệnh chi tiền là tài khoản cấp 3 của tài khoản 1981 - Tạm ứng kinh phí khác.
2. Tài khoản 3637 - Vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3631 - Vay dài hạn trong nước để phản ánh khoản vay của Ngân sách (NS) tỉnh vay lại của Chính phủ từ khoản vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
3. Tài khoản 3644 - Vay dài hạn nước ngoài ghi thu, ghi chi trong hạn là tài khoản cấp 3 của tài khoản 3641 - Vay dài hạn nước ngoài.
4. Tài khoản 3653 - Phải trả tiền vay của Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại đã được nhận nợ (tài khoản này chỉ phát sinh tại Sở Giao dịch KBNN) là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3650 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ, phản ánh số vay của Chính phủ vay về cho địa phương vay lại chưa được cấp phát về cho địa phương.
5. Tài khoản 7113 - Thu ngân sách nhà nước qua ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7110 - Thu ngân sách nhà nước.
6. Các tài khoản 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7310 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách để phản ánh số thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
7. Các tài khoản 8314 - Chi chuyển giao thường xuyên các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi, tài khoản 8315 - Chi chuyển giao đầu tư XDCB các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi và tài khoản 8316 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách từ nguồn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 8310 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách để phản ánh số chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
8. Các tài khoản 9264 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1 và tài khoản 9265 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1 để phản ánh dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB được phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng Chính phủ giao (với dự toán NSTW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).
9. Tài khoản 9594 - Dự toán ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 1 của tài khoản nhóm 95 - Dự toán chi đơn vị cấp 4.
Tài khoản này gồm 2 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 9595 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán.
- Tài khoản 9597 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB bằng dự toán.
10. Các tài khoản cấp 3 của tài khoản 9621 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm để phản ánh dự toán chi chuyển giao thường xuyên, đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi được giao trong năm ngân sách, gồm:
- Tài khoản 9624 - Dự toán chi chuyển giao thường xuyên ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm
- Tài khoản 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm
- Tài khoản 9629 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong năm
Nội dung ghi chép và kết cấu tài khoản bổ sung được hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo.
III. Bổ sung mã địa bàn hành chính
Đối với tài khoản 8954 - Chi thường xuyên từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi và tài khoản 8956 - Chi đầu tư XDCB từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi để theo dõi chi tiết khoản đã ghi chi NSNN theo từng nhà tài trợ cho vay ODA và vay ưu đãi được kết hợp với mã địa bàn hành chính là mã chi tiết của nhà tài trợ.
Danh mục mã địa bàn hành chính để theo dõi chi tiết các nhà tài trợ cho vay ngoài nước được hướng dẫn tại Phụ lục II kèm theo.
IV. Bổ sung mã nguồn kinh phí
Bổ sung các mã nguồn sau thuộc nhóm Mã nguồn 50 - Nguồn vốn ngoài nước:
- Mã nguồn 52 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW để đầu tư các chương trình, dự án.
- Mã nguồn 53 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
- Mã nguồn 54 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước của Chính phủ cho ngân sách địa phương vay lại.
Khi nhập dự toán nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán ghi thu, ghi chi vốn ODA, vốn vay ngoài nước, viện trợ không hoàn lại cần chi tiết theo mã nguồn kinh phí. Trường hợp không chi tiết được theo các mã nguồn nêu trên sẽ sử dụng mã nguồn 98 - Vốn ngoài nước. Việc hạch toán chi tiết mã nguồn NSNN cần thống nhất từ khâu nhập và phân bổ dự toán đến khâu hạch toán chi NSNN.
1. Kế toán theo dõi vay nước ngoài của Chính phủ đầu tư cho các dự án
Căn cứ thông báo giải ngân cho các dự án do Cục QLN&TCĐN gửi, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi:
Có TK 3652 - Phải trả tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ
Khi thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn, Cục Kế toán nhà nước thông báo cho Sở Giao dịch về số vay nợ nước ngoài của Chính phủ. Căn cứ thông báo của Cục KTNN, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi:
Nợ TK 3652 - Phải trả tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ
Có TK 1342 - Phải thu tiền vay cho dự án đã được nhận nợ
2. Kế toán theo dõi vay nước ngoài của Chính phủ về cho NSĐP vay lại
Số vay của NSĐP từ nguồn chính phủ vay về cho vay lại đã ghi nhận nợ được hạch toán kế toán tại Sở Giao dịch KBNN.
Căn cứ thông báo của Cục QLN&TCĐN về số vay về cho địa phương vay lại đã được ghi nhận nợ, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 1343 - Phải thu về tiền vay cho vay lại đã được nhận nợ
Có TK 3653 - Phải trả tiền vay của Chính phủ vay về cho NSĐP vay lại đã được nhận nợ
Căn cứ thông báo của Cục QLN&TCĐN về số vay về cho địa phương vay lại đã chuyển cho NSĐP, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi:
Nợ TK 3653 - Phải trả tiền vay của Chính phủ vay về cho NSĐP vay lại đã được nhận nợ
Có TK 1343 - Phải thu về tiền vay cho vay lại đã được nhận nợ
3. Kế toán đối với trường hợp ngân sách trung ương tạm ứng để chi trả nợ thay địa phương khoản vay ngoài nước cho nhà tài trợ
- Trường hợp đến thời hạn trả nợ cho nhà tài trợ nước ngoài nhưng quỹ tích lũy trả nợ/NS địa phương chưa trả nợ được, ngân sách trung ương phải thực hiện tạm ứng để trả nợ khoản vay này, căn cứ Lệnh chi tiền giấy đã được phê duyệt, cơ quan tài chính ghi (AP):
Nợ TK 1982 - Tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bằng Lệnh chi tiền
Có TK 3392 - Phải trả trung gian AP
Kế toán viên KBNN thực hiện kiểm soát, nhận và in chứng từ phục hồi trên TABMIS và áp thanh toán (AP, ngày hiện tại):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP
Có TK 1144, 1146, ...
- Khi quỹ tích lũy trả nợ thanh toán khoản nợ với NS trung ương:
Căn cứ chứng từ báo Có ngân hàng gửi đến, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 1144, 1146, ...
Có TK1982 - Tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài
1. Quy trình nhập dự toán từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương để đầu tư các chương trình, dự án
1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0 (Dự toán cấp 0 từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc dự toán chi NSTW theo ngành, lĩnh vực Quốc hội quyết định hàng năm) từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi: do Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 1.1.1, điểm 1.1, khoản 1, mục I, phần B của Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 09/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền ngân sách trung ương áp dụng cho TABMIS (Công văn số 8859/BTC-KBNN).
nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc dự toán chi trong cân đối NSTW theo ngành, lĩnh vực được Thủ tướng Chính phủ (hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giao của các Bộ, cơ quan Trung ương (đơn vị dự toán cấp 1) từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi: do Vụ NSNN thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 1.2.1, điểm 1.2, khoản 1, mục I, phần B của Công văn số 8859/BTC-KBNN.
- Đối với dự toán đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi: Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) thực hiện phân bổ phê duyệt.
khoản 4, mục I, phần B của Công văn số 8859/BTC-KBNN.
2.1. Quy trình nhập dự toán từ nguồn vốn vay ngoài nướctheo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách tỉnh để đầu tư các chương trình, dự án
nước theo hình thức ghi thu, ghi chi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Tài chính thực hiện nhập dự toán cấp 0 tương tự quy trình hướng dẫn tại điểm 1.1, khoản 1, mục I, phần B của Công văn số 8858/BTC-KBNN ngày 09/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền ngân sách địa phương áp dụng cho TABMIS (Công văn số 8858/BTC-KBNN).
nước theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách xã để đầu tư các chương trình, dự án
tiết 2.2.2 điểm 1, mục I, phần B (đối với thường xuyên) và tiết 3.1.2, điểm 3, mục I, phần B của Công văn số 8858/BTC-KBNN.
Các quy trình nhập, phân bổ dự toán từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại thực hiện tương tự tại điểm 2, mục VI Công văn này.
Quy trình nhập dự toán từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương (thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 4 Quyết định số 2832/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính, chỉ thực hiện nhập dự toán vào TABMIS theo quy trình phân bổ từ cấp 0 đến cấp 1).
Dự toán cấp 0 từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc dự toán chi NSTW theo ngành, lĩnh vực Quốc hội quyết định hàng năm.
Dự toán từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc ngân sách trung ương để đầu tư các chương trình, dự án: thực hiện theo quy trình phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1, cụ thể:
nước theo hình thức ghi thu, ghi chi: do Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 1.1.1, điểm 1.1, khoản 1, mục I, phần B của Công văn số 8859/BTC-KBNN ngày 09/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền ngân sách trung ương áp dụng cho TABMIS (Công văn số 8859/BTC-KBNN).
tiết 1.4.2.1, điểm 1.4, khoản 1, mục I, phần B của Công văn số 8859/BTC-KBNN.
nước, vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi
khoản 5 (trừ điểm 5.2.2), mục I, phần B của Công văn số 8858/BTC-KBNN.
nước, vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi
khoản 5 (trừ tiết 5.2.2), mục I, phần B của Công văn số 8858/BTC-KBNN.
1. Phương pháp kế toán dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thuộc ngân sách TW vay để đầu tư các chương trình dự án
Kế toán dự toán cấp 0 ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thuộc dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSTW được Quốc hội quyết định hàng năm, thực hiện theo hướng dẫn nhập dự toán theo nhiệm vụ chi của Luật ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn tại Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN.
a) Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thường xuyên từ cấp 0 tới cấp 1
Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0
b) Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ĐT XDCB từ cấp 0 tới cấp 1
Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0
1.3. Kế toán phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay từ cấp 1 đến cấp 4
Nợ TK 9595 - Dự toán GTGC thường xuyên bằng dự toán
b) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4 dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB
Có TK 9265 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
a) Dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay thường xuyên:
Có TK 9111- Nguồn dự toán giao trong năm
Nợ TK 9597 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB bằng dự toán
2. Phương pháp kế toán dự toán NSTW chuyển giao cho NS tỉnh từ nguồn vốn vay ngoài nước, vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi
Kế toán dự toán cấp 0 ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước thuộc dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSTW được Quốc hội quyết định hàng năm, thực hiện theo hướng dẫn nhập dự toán theo nhiệm vụ chi của Luật ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn tại Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN.
a) Dự toán chi chuyển giao thường xuyên từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi:
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
Đồng thời:
Có TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
Nợ TK 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm
- Thực hiện bước đồng bộ hóa
Có TK 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm (bộ sổ TW)
Nợ TK 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi giao từ vốn vay ngoài nước trong năm (bộ sổ tỉnh)
c) Dự toán chi chuyển giao từ nguồn vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0
Nợ TK 9810 - Đồng bộ hóa dự toán
Dự toán chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong năm (bộ sổ TW)
Nợ TK 9629 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong năm (bộ sổ tỉnh)
3. Phương pháp kế toán dự toán ngân sách tỉnh chuyển giao cho NS huyện, NS huyện chuyển giao cho NS xã từ nguồn vốn vay ngoài nước, vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi
Kế toán dự toán cấp 0 vốn vay ngoài nước, vốn viện trợ bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới theo hình thức ghi thu, ghi chi thuộc dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSĐP được HĐND quyết định hàng năm, thực hiện theo hướng dẫn nhập dự toán theo nhiệm vụ chi của Luật Ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn tại Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN.
Dự toán chi chuyển giao thường xuyên từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi phân bổ cho đơn vị cấp 0
(Lựa chọn cấp NS tương ứng)
Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay ngoài nước ghi thu, ghi chi
Nợ TK 9625 - Dự toán chi chuyển giao đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi từ vốn vay ngoài nước giao trong năm
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0
(Lựa chọn cấp NS tương ứng)
Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn vốn viện trợ
Nợ TK 9629 - Dự toán chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn vốn viện trợ giao trong năm
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0
(Lựa chọn cấp NS tương ứng)
4. Phương pháp kế toán dự toán ngân sách địa phương đầu tư cho dự án từ nguồn vốn vay ngoài nước được chuyển giao từ ngân sách cấp trên theo hình thức ghi thu, ghi chi
4.1. Kế toán dự toán cấp 0:
nước thuộc dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSĐP được HĐND quyết định hàng năm, thực hiện theo hướng dẫn nhập dự toán theo nhiệm vụ chi của Luật ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn tại Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN.
a) Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay nước ngoài cho thường xuyên từ cấp 0 tới cấp 1
Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0
b)Phân bổ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước cho đầu tư XDCB từ cấp 0 tới cấp 1
Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0
4.3. Kế toán phân bổ từ dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước từ cấp 1 tới cấp 4
Nợ TK 9595 - Dự toán GTGC thường xuyên bằng dự toán
b) Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4 dự toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước cho chi đầu tư XDCB
Có TK 9265 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
5.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0 ghi thu, ghi chi NSĐP vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại
hập dự toán theo nhiệm vụ chi của Luật Ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn tại Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN 2015.
Thực hiện tương tự điểm 3, phần VII nêu trên.
Thực hiện tương tự điểm 4, phần VII nêu trên.
Kế toán dự toán cấp 0 ghi thu, ghi chi vốn viện trợ thuộc dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSTW, NSĐP được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định hàng năm, thực hiện theo hướng dẫn nhập dự toán theo nhiệm vụ chi của Luật Ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn tại Công văn số 18899/BTC-KBNN ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ KTNN áp dụng cho TABMIS liên quan đến một số điểm mới của Luật NSNN 2015.
Nợ TK 9263 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị cấp 1 (chi tiết mã nguồn 52, 53)
Lưu ý: Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0, cấp 1 cùng mã nhiệm vụ chi (931).
VIII. Phương pháp kế toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước và vốn viện trợ
1.Ghi thu ghi chi vốn vay ngoài nước cấp phát trực tiếp cho dự án
1.1. Đối với dự án do Sở Giao dịch KBNN thực hiện kiểm soát chi:
Tại Sở Giao dịch KBNN
- Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8954, 8956 (chi tiết mã nguồn 52 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW để đầu tư các chương trình, dự án,chi tiết theo nhà tài trợ, NS cấp 1)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 3644 - Vay dài hạn nước ngoài ghi thu, ghi chi trong hạn (NS cấp 1)
Đồng thời ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
1.2. Đối với dự án do KBNN địa phương thực hiện kiểm soát chi:
- Tại KBNN nơi giao dịch:
Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn vay ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8954, 8956 (chi tiết mã nguồn 52 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW để đầu tư các chương trình, dự án, chi tiết theo nhà tài trợ, NS cấp 1)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Đồng thời ghi (GL):
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 3863 - Lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh
- Tại Sở Giao dịch KBNN:
Căn cứ Lệnh chuyển Có LKB đến kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3866 - Lệnh chuyển Có LKB đến ngoại tỉnh
Có TK 3644 - Vay dài hạn nước ngoài ghi thu, ghi chi trong hạn (theo từng nhà tài trợ, NS cấp 1)
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
2. Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước bổ sung có mục tiêu cho NSĐP
2.1. Kế toán ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước
- Tại KBNN nơi giao dịch:
Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn vay ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 8954, 8956 (chi tiết mã nguồn 53 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, chi tiết theo nhà tài trợ)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Đồng thời báo Có số vay nợ nước ngoài về Sở Giao dịch KBNN, ghi (GL):
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 3863 - Lệnh chuyển Có (LKB đi)
- Tại Sở Giao dịch KBNN:
Căn cứ Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3866 - Lệnh chuyển Có (LKB đến)
Có TK 3644 - Vay dài hạn nước ngoài ghi thu, ghi chi trong hạn (NS cấp 1)
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
2.2. Kế toán thu, chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi
Hàng tháng, tại KBNN tỉnh, huyện, căn cứ vào số liệu ghi thu, chi của từng cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã trên toàn địa bàn (tỉnh, huyện, xã) thực hiện hạch toán kế toán thu, chi chuyển giao từ nguồn vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 8314, 8315
Có TK 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi
Lựa chọn cấp ngân sách tương ứng:
- Đối với số ghi thu, ghi chi ngân sách tỉnh, thực hiện bút toán chi NSTW, thu ngân sách tỉnh
- Đối với số ghi thu, ghi chi ngân sách huyện, thực hiện bút toán chi NS tỉnh, thu ngân sách huyện
- Đối với số ghi thu, ghi chi ngân sách xã, thực hiện bút toán chi NS huyện, thu ngân sách xã.
3. Ghi thu, ghi chi đối với dự án sử dụng vốn vay ngoài nước thuộc diện cho ngân sách tỉnh vay lại
3.1. Trường hợp ghi thu, ghi chi cho dự án của tỉnh quản lý:
a) Đối với dự án do KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát chi:
Tại Văn phòng KBNN tỉnh:
Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8954, 8956 (chi tiết mã nguồn 54 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước của Chính phủ cho ngân sách địa phương vay lại, chi tiết theo nhà tài trợ, NS cấp 2)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 3637 - Vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại (theo từng nhà tài trợ, NS cấp 2)
Đồng thời ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
b) Đối với dự án do KBNN huyện thực hiện kiểm soát chi:
+ Tại KBNN huyện:
Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8954, 8956 (chi tiết mã nguồn 54 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước của Chính phủ cho ngân sách địa phương vay lại, chi tiết theo nhà tài trợ, NS cấp 2)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Đồng thời ghi (GL):
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 3853 - Lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh
+ Tại VP KBNN tỉnh:
Căn cứ Lệnh chuyển Có LKB đến kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3856 - Lệnh chuyển Có LKB đến
Có TK 3637 - Vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại (theo từng nhà tài trợ, NS cấp 2)
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
3.2. Trường hợp ghi thu, ghi chi vốn ODA vay về cho địa phương vay lại bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới:
a) Trường hợp ghi thu, ghi chi cho dự án của huyện quản lý
* Tại KBNN huyện:
- Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 8314, 8315 (NS cấp 2)
Có TK 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi (NS cấp 3)
- Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA của chủ dự án kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8954, 8956 (chi tiết mã nguồn 54 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước của Chính phủ cho ngân sách địa phương vay lại, chi tiết theo nhà tài trợ, NS cấp 3)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 3853 - Lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh
* Tại Văn phòng KBNN tỉnh:
Căn cứ Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3856 - Lệnh chuyển Có LKB đến nội tỉnh
Có TK 3637 - Vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại (theo từng nhà tài trợ, NS cấp 2)
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
b) Trường hợp ghi thu, ghi chi cho dự án của xã quản lý
* Tại KBNN huyện:
- Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán lập Phiếu chuyển khoản ghi (GL):
Nợ TK 8314, 8315 (NS cấp 2)
Có TK 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi (NS cấp 3)
Nợ TK 8314, 8315 (NS cấp 3)
Có TK 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi (NS cấp 4)
- Căn cứ Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi vốn ODA của chủ dự án sau khi kiểm soát đảm bảo đủ thủ tục chi theo quy định, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8954, 8956 (chi tiết mã nguồn 54 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước của Chính phủ cho ngân sách địa phương vay lại, chi tiết theo nhà tài trợ, NS cấp 4)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 3853 - Lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh
* Tại Văn phòng KBNN tỉnh:
Căn cứ Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3856 - Lệnh chuyển Có LKB đến nội tỉnh
Có TK 3637 - Vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại (theo từng nhà tài trợ, NS cấp 2)
Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 1381 - Thanh toán gốc vay
Có TK 5311 - Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý
Lưu ý:
Trong trường hợp ghi thu, ghi chi cho dự án, chương trình bị vượt dự toán do chênh lệch tỷ giá, ngoài việc hạch toán ghi thu, ghi chi cho dự án, chương trình theo hướng dẫn ở trên (số tiền bằng với số dự toán được giao, kế toán lập Phiếu chuyển khoản (để hạch toán số tiền vượt dự toán do chênh lệch tỷ giá) ghi (GL):
Nợ TK 5423 - Chênh lệch tỷ giá thực tế
Có TK 7111 - Thu NSNN qua GTGC
Số tiền VNĐ chênh lệch
4. Ghi thu, ghi chi cho dự án được viện trợ nước ngoài
4.1. Trường hợp vốn viện trợ đầu tư trực tiếp cho dự án
Tại KBNN nơi dự án mở tài khoản:
Căn cứ Lệnh ghi thu, ghi chi do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại gửi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8955, 8957(chi tiết mã nguồn 52 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW để đầu tư các chương trình, dự án)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 7113 - Thu NSNN qua ghi thu, ghi chi (NS cấp 1, TM viện trợ cho chi TX, chi đầu tư tương ứng)
4.2. Trường hợp vốn viện trợ bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới
- Tại KBNN nơi giao dịch:
Căn cứ Lệnh ghi thu, ghi chi do Cơ quan Tài chính gửi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 8955, 8957 (chi tiết mã nguồn 53 - Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ NSTW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương)
Có TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Nợ TK 3981 - Ghi thu, ghi chi ngân sách
Có TK 7113 - Thu qua ghi thu, ghi chi (NS cấp tương ứng, TM viện trợ cho chi TX, chi đầu tư tương ứng)
4.3. Kế toán thu, chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới từ nguồn vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi
Thực hiện tương tự tiết 2.2 điểm 2 mục VIII Công văn này, sử dụng tài khoản 8316.
Lưu ý:
- Các tài khoản 3644, 3653, 8954, 8955, 8956, 8957, 7113, 7312, 8314, 8315, 8316 không được phép tính vào tồn quỹ ngân sách.
- Các đơn vị KBNN nơi giao dịch (Bộ phận Kiểm soát chi) chịu trách nhiệm kiểm soát số giải ngân vốn ODA trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các đơn vị KBNN nơi giao dịch (Bộ phận Kiểm soát chi) thực hiện đối chiếu số ghi chi theo hình thức ghi thu, ghi chi với các dự án.
Công văn hướng dẫn hạch toán kế toán dự toán, ghi thu, ghi chi vốn ODA và vốn vay ngoài nước được áp dụng từ năm ngân sách 2017. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) để nghiên cứu, thống nhất giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc KBNN; - Lưu: VT, KBNN (270 bản).
1. Tài khoản 1982 - Tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bằng Lệnh chi tiền
Tài khoản 1982 - Tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bằng Lệnh chi tiền là tài khoản cấp 3 của tài khoản 1981 - Tạm ứng kinh phí khác.
a) Mục đích
Tài khoản này để phản ánh các khoản tạm ứng của NSTW để trả nợ cho nhà đầu tư nước ngoài khi quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài chưa có tiền chi trả.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán khoản chi tạm ứng phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao trong năm theo quy định.
- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã chương
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)
+ Mã nguồn NSNN (nếu có)
Bên Nợ:
nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài bằng Lệnh chi tiền.
Phản ánh số giảm tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài do chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách.
Phản ánh số tạm ứng trả nợ vốn vay nước ngoài cho quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài còn lại chưa thanh toán.
2. Tài khoản 3637 - Vay Chính phủ từ nguồn vay ngoài nước cho ngân sách địa phương vay lại
a) Mục đích
Tài khoản này là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3631 - Vay dài hạn trong nước để phản ánh khoản vay của Ngân sách tỉnh vay lại của Chính phủ từ khoản vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ số nợ vay gốc của địa phương vay Chính phủ từ nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho ngân sách địa phương vay lại. Khi thanh toán trả Nợ gốc ghi giảm tài khoản phải trả nợ vay, thanh toán trả lãi vay hạch toán vào tài khoản chi ngân sách (TK 8941).
- Tài khoản này được hạch toán kết hợp với các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã KBNN.
c)Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh số ngân sách tỉnh đã trả nợ gốc tiền vay cho Chính phủ.
- Phản ánh số ngân sách tỉnh trả nợ trước hạn gốc tiền vay cho Chính phủ.
- Phản ánh số nợ gốc tiền vay của ngân sách tỉnh từ Chính phủ chuyển sang nợ quá hạn.
Bên Có:
Phản ánh số tiền ngân sách tỉnh vay lại của Chính phủ từ nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho ngân sách địa phương vay lại.
Số dư Có:
Phản ánh số tiền vay ngân sách tỉnh vay lại của Chính phủ từ nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho ngân sách địa phương vay lại chưa thanh toán.
3. Tài khoản 3644 - Vay dài hạn nước ngoài ghi thu, ghi chi trong hạn
a) Mục đích
Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có các khoản vay nước ngoài trong hạn bằng hình thức ghi thu, ghi chi có thời hạn từ một năm trở lên.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Kế toán khoản nợ vay dài hạn nước ngoài ghi thu, ghi chi trong hạn được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (nếu có).
c)Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh số đã trả nợ gốc tiền vay.
- Phản ánh số trả nợ trước hạn gốc tiền vay.
- Phản ánh số nợ gốc tiền vay chuyển sang nợ quá hạn.
Bên Có:
Phản ánh số tiền vay dài hạn từ các tổ chức ngoài nước.
Số dư Có:
Phản ánh số tiền vay dài hạn nước ngoài chưa thanh toán.
4. Tài khoản 3653 - Phải trả tiền vay của Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại đã được nhận nợ
a) Mục đích
Tài khoản này là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3650 - Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ, phản ánh số vay của Chính phủ vay về cho địa phương vay lại chưa được cấp phát về cho địa phương.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán tài khoản này khi có căn cứ về các khoản vay nợ nhưng chưa có chứng từ về việc tiền đã chuyển về tài khoản của KBNN hoặc đã được cấp phát cho các đơn vị, dự án.
- Tài khoản này được sử dụng để hạch toán các khoản vay nước ngoài về hỗ trợ ngân sách; vay về cấp phát cho dự án; vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ thông báo giải ngân (chuyển tiền) về tài khoản cho đối tượng được hưởng.
- Tài khoản này được hạch toán kết hợp với các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã KBNN.
c)Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
Phản ánh số tiền vay đã được cấp phát về cho địa phương.
Bên Có:
Phản ánh số nợ vay Chính phủ cho ngân sách địa phương vay lại.
Số dư Có:
Phản ánh số vay của Chính phủ vay về cho địa phương vay lại chưa được cấp phát về cho địa phương.
5. Tài khoản 7113 - Thu NSNN qua ghi thu, ghi chi
Tài khoản 7113 - Thu NSNN qua hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7110 - Thu ngân sách nhà nước.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thu của NSNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi theo mục lục Ngân sách Nhà nước tương ứng cho ngân sách các cấp.
- Việc phản ánh trên tài khoản thu NSNN phải tuyệt đối chấp hành chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.
- Kế toán thu NSNN được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã cơ quan thu)
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã KBNN.
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu NSNN qua ghi thu, ghi chi.
Bên Có:
Phản ánh các khoản thu NSNN qua ghi thu, ghi chi.
Số dư Có:
Số dư Có của tài khoản này phản ánh số thu ngân sách qua ghi thu, ghi chi tại thời điểm hiện hành của từng kỳ kế toán.
Tài khoản này không có số dư đầu năm.
6. Tài khoản 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi
Tài khoản 7312 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7310 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách.
a) Mục đích
Tài khoản này phản ánh các khoản thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi (không bao gồm thu chuyển giao giữa các cấp bằng hình thức ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ), được kết hợp với mục thu trong cân đối ngân sách, không kết hợp với mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Việc phản ánh trên tài khoản này phải đảm bảo mục Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên phải bằng mục Chi bổ sung cho NS cấp dưới (kết hợp chéo).
- Kế toán chi tiết thu NSNN phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế (Chi tiết Mục 4650, 4700, Mục 0012)
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã tổ chức ngân sách)
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã KBNN.
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
- Phản ánh các khoản thu hồi thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
Bên Có:
- Phản ánh các khoản thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
- Phản ánh số thu ngân sách cấp dưới nộp ngân sách cấp trên bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
Số dư Có:
Số dư Có của tài khoản này phản ánh số thu chuyển giao ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi tại thời điểm hiện hành của từng kỳ kế toán.
7. Tài khoản 8314 - Chi chuyển giao thường xuyên các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi
Tài khoản 8314 - Chi chuyển giao thường xuyên các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 8310 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách.
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chuyển giao về thường xuyên bằng hình thức ghi thu, ghi chi giữa các cấp ngân sách trong năm.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong kỳ của năm ngân sách tương ứng.
- Hạch toán khoản kinh phí chi chuyển giao thường xuyên phải căn cứ vào dự toán được duyệt.
- Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.
- Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).
- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách nơi nhận kinh phí hoặc mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của xã trong trường hợp chi chuyển giao cho xã.
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)
+ Mã KBNN.
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh các khoản chi chuyển giao thường xuyên bằng hình thức ghi thu, ghi chi trong năm.
- Phản ánh các khoản chi chuyển giao thường xuyên bằng hình thức ghi thu, ghi chi phải thu hồi nộp trả NS cấp trên khi quyết toán thu, chi NSNN năm trước đã được phê duyệt.
Bên Có:
Phản ánh số giảm chi do thu hồi kinh phí chi chuyển giao thường xuyên bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
Số dư Nợ:
Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).
8. Tài khoản 8315 - Chi chuyển giao đầu tư XDCB các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách về đầu tư XDCB giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi trong năm.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong kỳ của năm ngân sách tương ứng.
- Hạch toán khoản kinh phí chi chuyển giao đầu tư XDCB phải căn cứ vào dự toán được duyệt.
- Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.
- Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).
- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách nơi nhận kinh phí hoặc mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của xã trong trường hợp chi chuyển giao cho xã.
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)
+ Mã KBNN.
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh các khoản chi chuyển giao đầu tư XDCB bằng hình thức ghi thu, ghi chi trong năm.
- Phản ánh các khoản chi chuyển giao đầu tư XDCB bằng hình thức ghi thu, ghi chi phải thu hồi nộp trả NS cấp trên khi quyết toán thu, chi NSNN năm trước đã được phê duyệt.
Bên Có:
Phản ánh số giảm chi do thu hồi kinh phí chi chuyển giao đầu tư XDCB bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
Số dư Nợ:
Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).
9. Tài khoản 8316 - Chi chuyển giao các cấp ngân sách từ nguồn viện trợ bằng hình thức ghi thu, ghi chi
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách về đầu tư XDCB giữa các cấp ngân sách bằng hình thức ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ bằng hình thức ghi thu, ghi chi trong năm.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong kỳ của năm ngân sách tương ứng.
- Hạch toán khoản kinh phí chi chuyển giao từ nguồn viện trợ phải căn cứ vào dự toán được duyệt.
- Chi NSNN phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN năm trước sẽ tiếp tục được hạch toán vào kỳ năm trước, sau đó tiếp tục chạy chương trình tính toán cân đối thu chi để chuyển chênh lệch thu chi sang năm sau.
- Tài khoản này được tính chênh lệch cân đối thu chi (sau 31/12 trở đi).
- Tài khoản này được kết hợp với các đoạn mã như sau:
+ Mã quỹ
+ Mã nội dung kinh tế
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách nơi nhận kinh phí hoặc mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của xã trong trường hợp chi chuyển giao cho xã.
+ Mã địa bàn hành chính
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (nếu có)
+ Mã KBNN.
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh các khoản chi chuyển giao từ nguồn viện trợ bằng hình thức ghi thu, ghi chi trong năm.
- Phản ánh các khoản chi chuyển giao nguồn viện trợ bằng hình thức ghi thu, ghi chi phải thu hồi nộp trả NS cấp trên khi quyết toán thu, chi NSNN năm trước đã được phê duyệt.
Bên Có:
Phản ánh số giảm chi do thu hồi kinh phí chi chuyển giao nguồn viện trợ bằng hình thức ghi thu, ghi chi.
Số dư Nợ:
Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).
10. Tài khoản 9234 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cấp 0
Tài khoản 9234 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cấp 0 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9210 - Dự toán NSNN được duyệt.
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán thường xuyên bằng hình thức ghi thu, ghi chi được duyệt ở mức tổng hợp (gọi là dự toán cấp 0) được Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) phê duyệt.
b)Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên được phê duyệt tại mức tổng hợp (cấp 0) của cấp có thẩm quyền.
- Khi xuất dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.
- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán kinh phí thường xuyên ghi thu, ghi chi cấp 0 được giao.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán cấp 0.
Bên Có:
- Dự toán kinh phí thường xuyên ghi thu, ghi chi cấp 0 đã phân bổ.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán cấp 0.
Số dư Nợ:
Dự toán thường xuyên ghi thu, ghi chi cấp 0 còn lại.
11. Tài khoản 9235 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0
Tài khoản 9235 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9210 - Dự toán NSNN được duyệt.
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán đầu tư XDCB bằng hình thức ghi thu, ghi chi được duyệt ở mức tổng hợp (gọi là dự toán cấp 0) được Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) phê duyệt.
b)Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán đầu tư XDCB bằng hình thức ghi thu, ghi chi được phê duyệt tại mức tổng hợp (cấp 0) của cấp có thẩm quyền.
- Khi xuất dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.
- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán kinh phí đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi cấp 0 được giao.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán cấp 0.
Bên Có:
- Dự toán kinh phí đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi cấp 0 đã phân bổ.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán cấp 0.
Số dư Nợ:
Dự toán đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi cấp 0 còn lại.
12. Tài khoản 9264 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1
Tài khoản 9264 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1.
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ghi thu, ghi chi được giao trong năm phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được phân bổ từ dự toán cấp 0, chi tiết theo mã lĩnh vực, mã CTMT, mã chương, mã đơn vị dự toán cấp 1, mã nguồn; được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) cho đơn vị dự toán cấp 1.
b)Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên cấp 1 được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.
- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán kinh phí ghi thu, ghi chi thường xuyên cấp 1 được giao.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên cấp 1.
Bên Có:
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên cấp 1.
- Dự toán kinh phí ghi thu, ghi chi thường xuyên đã phân bổ.
Số dư Nợ:
Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên cấp 1 còn lại chưa được phân bổ.
13. Tài khoản 9265 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1
Tài khoản 9265 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị cấp 1 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9250 - Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1.
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư XDCB ghi thu, ghi chi được giao trong năm phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được phân bổ từ dự toán cấp 0, chi tiết theo mã lĩnh vực, mã CTMT, mã chương, mã đơn vị dự toán cấp 1, mã nguồn; được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) cho đơn vị dự toán cấp 1.
b) Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB cấp 1 được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.
- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán kinh phí ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB cấp 1 được giao.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB cấp 1.
Bên Có:
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB cấp 1.
- Dự toán kinh phí ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB đã phân bổ.
Số dư Nợ:
Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB cấp 1 còn lại chưa được phân bổ.
14. Tài khoản 9594 - Dự toán ghi thu, ghi chi
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ghi thu ghi chi được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi thường xuyên và dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được giao trong năm).
b)Nguyên tắc hạch toán
- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán ghi thu ghi chi thường xuyên, ghi thu ghi chi ĐTXDCB được phê duyệt cấp 1 của cấp có thẩm quyền.
- Phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.
- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Phản ánh dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB cấp 4.
Bên Có:
- Điều chỉnh giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB của đơn vị dự toán cấp 4.
- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB dự toán cấp 4.
Số dư Nợ:
- Phản ánh dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên, đầu tư XDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.
Tài khoản 9594 - Dự toán ghi thu, ghi chi có 2 tài khoản cấp 2 như sau:
(1) Tài khoản 9595 - Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán.
(2) Tài khoản 9597 - Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán.
15.Tài khoản 9624 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong năm
Tài khoản 9624 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong năm là tài khoản cấp 3 của tài khoản 9621 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí chi chuyển giao ghi thu, ghi chi cho chi thường xuyên giao trong năm giữa các cấp ngân sách, gồm: Giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách cấp tỉnh; giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; giữa ngân sách huyện và ngân sách xã.
b) Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong nămđược phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.
- Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong nămđược điều chỉnh tăng.
Bên Có:
Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong nămđã phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng được điều chỉnh giảm.
Số dư Nợ:
Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi thường xuyên giao trong nămđược phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.
16.Tài khoản 9625 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB giao trong năm
Tài khoản 9625 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB giao trong năm là tài khoản cấp 3 của tài khoản 9621 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí chi chuyển giao ghi thu, ghi chi cho chi đầu tư XDCB giao trong năm giữa các cấp ngân sách, gồm: Giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách cấp tỉnh; giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; giữa ngân sách huyện và ngân sách xã.
b) Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB giao trong nămđược phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.
- Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB giao trong nămđược điều chỉnh tăng.
Bên Có:
Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB giao trong nămđã phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng được điều chỉnh giảm.
Số dư Nợ:
Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB giao trong nămđược phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.
17. Tài khoản 9629 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong năm
Tài khoản 9629 - Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong nămlà tài khoản cấp 3 của tài khoản 9621 - Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm.
a) Mục đích
Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong năm giữa các cấp ngân sách, gồm: Giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách cấp tỉnh; giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; giữa ngân sách huyện và ngân sách xã.
b) Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã sau:
+ Mã quỹ
+ Mã cấp ngân sách
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã tổ chức ngân sách
+ Mã chương
+ Mã ngành kinh tế
+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)
+ Mã KBNN
+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).
c) Kết cấu và nội dung tài khoản
Bên Nợ:
- Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong nămđược phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.
- Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong nămđược điều chỉnh tăng.
Bên Có:
Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong nămđã phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng được điều chỉnh giảm.
Số dư Nợ:
Dự toán chi chuyển giao ghi thu, ghi chi từ nguồn viện trợ giao trong nămđược phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.
Điều 15. Nguyên tắc hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước
1. Nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi được cấp phát từ ngân sách nhà nước phải được hạch toán đầy đủ, chính xác vào ngân sách nhà nước.
Đối với các chương trình, dự án áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ hoặc một phần được kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước, việc hạch toán ngân sách nhà nước phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo cơ chế cấp phát do Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện.
Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi vay về cho vay lại do Bộ Tài chính thực hiện hạch toán qua Kho bạc nhà nước.
2. Hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở chứng từ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng do nhà tài trợ thông báo. Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước có xác nhận của Kho bạc nhà nước quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư này là một trong các cơ sở để Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt đơn rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
3. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá quy đổi
a) Các khoản tiền nhà tài trợ trực tiếp giải ngân bằng ngoại tệ cho nhà thầu, nhà cung cấp khi hạch toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) áp dụng tỷ giá hạch toán ngân sách nhà nước tại thời điểm thanh toán. Đối với các khoản thanh toán trực tiếp bằng VNĐ, áp dụng tỷ giá thanh toán thực tế của nhà tài trợ giữa đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán.
b) Trường hợp dự án thực hiện rút vốn bằng ngoại tệ về TKTƯ:
- Các khoản chi từ TKTƯ áp dụng tỷ giá mua chuyển khoản đồng ngoại tệ tương ứng của ngân hàng phục vụ tại thời điểm thanh toán.
- Đối với các khoản tạm ứng bằng VNĐ cho tài khoản cấp hai đã thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Thông tư này, chủ tài khoản cấp hai hạch toán theo tỷ giá của ngân hàng phục vụ vào thời điểm cấp tạm ứng và thực hiện chi tiêu, hạch toán vốn các lần tạm ứng theo nguyên tắc nhập trước - xuất trước.
4. Chủ dự án có trách nhiệm báo cáo số liệu chính xác, kịp thời theo tiến độ giải ngân để phục vụ hạch toán ghi thu ghi chi. Chương trình, dự án chỉ được quyết toán năm và quyết toán dự án hoàn thành sau khi các khoản chi từ vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã được ghi thu ghi chi theo quy định. Người vay lại nhận nợ theo tiến độ giải ngân, không phụ thuộc vào tiến độ hạch toán của Bộ Tài chính.
Chênh lệch tỷ giá khi hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước với số liệu kế toán của đơn vị được xử lý theo quy định của pháp luật về kế toán.
Điều 16. Hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước
1. Đối với phương thức rút vốn bằng tiền hỗ trợ ngân sách:
Căn cứ vào chứng từ nhận tiền hoặc giấy báo có của ngân hàng phục vụ, Kho bạc nhà nước hạch toán thu vốn ODA viện trợ không hoàn lại, hạch toán vay của ngân sách nhà nước vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định. trường hợp chuyển ngoại tệ vào Quỹ ngoại tệ tập trung thì Kho bạc nhà nước hạch toán theo quy định đối với các khoản thu hoặc khoản vay của ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.
2. Đối với phương thức tài trợ dự án
a) Hạch toán, ghi thu ghi chi tại Kho bạc nhà nước:
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi được nhà tài trợ (hoặc Bộ Tài chính) thông báo phê duyệt đơn rút vốn, chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền lập 3 liên Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 02 Thông tư này kèm Thông báo chuyển tiền của nhà tài trợ cho người thụ hưởng gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để được xác nhận hạch toán.
- Đối với chương trình, dự án ô, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi được nhà tài trợ (hoặc Bộ Tài chính) thông báo phê duyệt đơn rút vốn, cơ quan chủ dự án ô tại cấp trung ương thông báo cho chủ dự án thành phần kèm chứng từ giải ngân để làm cơ sở lập Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với các khoản chi liên quan theo quy định tại điểm a khoản này.
- Đối với các khoản chi từ tài khoản tạm ứng hoặc tài khoản cấp hai, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi giải ngân cho người thụ hưởng, chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền làm thủ tục kiểm soát chi (trường hợp kiểm soát chi sau) và lập 3 liên Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo mẫu tại Phụ lục 02 Thông tư này kèm Bảng sao kê chứng từ chuyển tiền của ngân hàng phục vụ nơi chủ dự án mở tài khoản tạm ứng hoặc chứng từ thể hiện ngân hàng thương mại đã chuyển tiền cho người thụ hưởng (bản sao) gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để được kiểm soát chi (trường hợp kiểm soát chi sau) và xác nhận hạch toán. Trường hợp nhà tài trợ không chấp thuận khoản chi là hợp lệ hoặc chỉ chấp thuận một phần, chủ dự án báo cáo bằng văn bản cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để kịp thời điều chỉnh hạch toán ngân sách nhà nước.
- Khoản lãi trong thời gian ân hạn, phí cam kết và các loại phí khác được gốc hóa theo thỏa thuận với nhà tài trợ được hạch toán như sau:
+ Trường hợp chương trình, dự án hoặc hợp phần dự án áp dụng cơ chế cho vay lại, Bộ Tài chính làm thủ tục hạch toán cho vay lại và thông báo số tiền và thời điểm gốc hóa cho người vay lại để nhận nợ.
+ Trường hợp chương trình, dự án hoặc hợp phần dự án áp dụng cơ chế cấp phát, Bộ Tài chính ghi vay của ngân sách trung ương số tiền được gốc hóa.
- Trong vòng 3 ngày làm việc, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các thông tin và ký Giấy đề nghị hạch toán, ghi thu ghi chi vốn ODA, vốn vay ưu đãi, gửi lại đơn vị hai bản chính để lưu và gửi Bộ Tài chính phục vụ rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Đối với phần vốn thuộc cơ chế cấp phát, Kho bạc nhà nước lập lệnh hạch toán thu vốn ODA viện trợ không hoàn lại, ghi vay của ngân sách nhà nước vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cấp phát vốn đầu tư xây dựng, vốn chi sự nghiệp cho các Bộ, cơ quan trung ương. ghi chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời ghi thu ngân sách địa phương từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, ghi chi cho dự án theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
- Chậm nhất vào ngày 05 của tháng kế tiếp, Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp số liệu vốn ODA, vay ưu đãi đã xác nhận kiểm soát chi trên địa bàn trong tháng trước, báo cáo Kho bạc Nhà nước, đồng gửi Sở Tài chính (đối với phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để theo dõi, quản lý đối với phần vốn cấp phát và vốn vay lại.
- Chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý kế tiếp, Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp số liệu vốn ODA, vay ưu đãi đã xác nhận hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước trên địa bàn trong quý trước báo cáo Kho bạc nhà nước, đồng gửi Sở Tài chính (đối với phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để theo dõi, quản lý đối với phần vốn cấp phát và vốn vay lại.
- Kết thúc niên độ ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước tổng hợp số liệu vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã hạch toán, ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính để phục vụ công tác quyết toán niên độ ngân sách nhà nước hàng năm.
Các thủ tục cụ thể hạch toán ngân sách nhà nước trong hệ thống Kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước.
b) Hạch toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi tại Bộ Tài chính
- Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng là cơ quan cho vay lại để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư: căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ, báo cáo sao kê giải ngân của chủ dự án, Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách trung ương vốn ODA viện trợ không hoàn lại hoặc ghi vay của Chính phủ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cho vay lại đối với cơ quan cho vay lại.
- Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp (kể cả người vay lại là UBND cấp tỉnh), Bộ Tài chính thực hiện ghi thu ngân sách trung ương vốn ODA viện trợ không hoàn lại hoặc ghi vay của Chính phủ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, ghi chi cho cơ quan cho vay lại là Bộ Tài chính.
- Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi Bộ Tài chính cho vay lại UBND cấp tỉnh, căn cứ Lệnh chi cho vay lại của Bộ Tài chính đối với UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính tỉnh ghi vay của ngân sách cấp tỉnh và ghi chi cho dự án theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
c) Chậm nhất đến ngày 15/02 năm sau, chủ dự án đối chiếu số liệu đã xác nhận kiểm soát chi và số hạch toán ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, cơ quan kiểm soát chi và Bộ Tài chính. Khi kết thúc giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chủ dự án gửi báo cáo tổng hợp số liệu giải ngân toàn dự án và hạch toán ngân sách nhà nước cho Kho bạc nhà nước, Cơ quan kiểm soát chi, cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính để phục vụ quyết toán dự án.
Đối với số liệu vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho vay lại, kết thúc niên độ ngân sách, căn cứ số liệu rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã được hạch toán qua Kho bạc nhà nước, các cơ quan cho vay lại và người vay lại trực tiếp (bao gồm UBND cấp tỉnh) thực hiện đối chiếu với Bộ Tài chính số liệu rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí (kể cả lãi phạt, nếu có) và số dư nợ cuối kỳ.
d) Vốn ODA, vốn vay ưu đãi được xác nhận kiểm soát chi trong niên độ ngân sách năm trước và rút vốn trước 31 tháng 01 năm sau thì được hạch toán trong niên độ ngân sách năm trước. giải ngân trong niên độ ngân sách năm sau thì hạch toán vào năm sau.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện
1.1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1.1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0
Việc nhập dự toán cấp 0 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSTW được Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm: dự toán chi trong cân đối và chi từ các khoản thu quản lý qua ngân sách, theo từng loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự toán cấp 0 (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I), ghi tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0. tại phân hệ BA- màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Kết sổ:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp phân bổ, giao dự toán chi NS… niên độ (Mẫu B1-01/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ báo cáo và chứng từ theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện
...
1.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1
Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách Thủ tướng Chính phủ (hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 1. tại phân hệ BA- màn hình Dossier phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in liệt kê chứng từ, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).
(5) Sau khi phê duyệt và chạy chương trình tạo bút toán:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp tình hình phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 ngân sách… cấp TW (Mẫu B1-03/BC-NS/TABMIS) kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
...
2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán do Bộ/ngành thực hiện
2.1. Các Bộ/ngành tham gia trực tiếp TABMIS và áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4
2.1.1. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4:
(1) Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 cho các ĐVSDNS, các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ TW.
+ Lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4. tại phân hệ BA- màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã (9999), mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 4 ghi mã KBNN nơi ĐVSDNS mở tài khoản.
(2) Chuyên viên Bộ/ngành in liệt kê chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện (đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ) để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày, theo quyền của người phê duyệt).
+ Trường hợp thực hiện thủ công: Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng bộ hóa bằng cách lựa chọn chương trình "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh" trên TABMIS. lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
Lưu ý:
Bước 3, 4, 5, 6 nêu trên thực hiện trong 2 ngày làm việc.
(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các quyết định giao dự toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình phân bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Chuyên viên Bộ/ngành (lãnh đạo phụ trách việc lập dự toán của Bộ/ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên (được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Cuối năm theo thời điểm khóa sổ năm ngân sách, người nhập kết xuất Báo cáo chi thanh toán vốn đầu tư, chi thường xuyên (Mẫu B5-01/BC-NS/TABMIS, B5-03/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo, số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để phục vụ công tác khóa sổ, quyết toán cuối năm.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
...
2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán do Bộ/ngành thực hiện
2.1. Các Bộ/ngành tham gia trực tiếp TABMIS và áp dụng quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4
2.1.1. Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4:
(1) Căn cứ Quyết định phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 cho các ĐVSDNS, các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm tra, người nhập (chuyên viên Bộ/ngành) thực hiện:
+ Truy vấn quỹ, kiểm tra số dư trên tài khoản - Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 trên hệ thống TABMIS tại bộ sổ TW.
+ Lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 1, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 4. tại phân hệ BA- màn hình Dossier trên bộ sổ Trung ương, phân bổ dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
+ Mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 1 ghi mã (9999), mã KBNN tổ hợp tài khoản cấp 4 ghi mã KBNN nơi ĐVSDNS mở tài khoản.
(2) Chuyên viên Bộ/ngành in liệt kê chứng từ, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).
(4) Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện (đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ) để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày, theo quyền của người phê duyệt).
+ Trường hợp thực hiện thủ công: Người phê duyệt (chuyên viên các Vụ Tài chính chuyên ngành) thực hiện bước đồng bộ hóa bằng cách lựa chọn chương trình "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh" trên TABMIS. lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
Lưu ý:
Bước 3, 4, 5, 6 nêu trên thực hiện trong 2 ngày làm việc.
(7) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đệ trình phê duyệt dự toán phân bổ trên hệ thống. Người nhập thực hiện truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, đối chiếu, kiểm tra với các quyết định giao dự toán.
- Trường hợp truy vấn kết quả số phân bổ dự toán đúng, hoàn thành quy trình phân bổ.
- Trường hợp truy vấn chưa có số phân bổ dự toán, phối hợp với Vụ Tài chính chuyên ngành để hoàn thiện quy trình phân bổ, thời hạn thực hiện tối đa trong 2 ngày làm việc.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Chuyên viên Bộ/ngành (lãnh đạo phụ trách việc lập dự toán của Bộ/ngành) kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ tổng hợp (có đầy đủ mã của người nhập) đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên (được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Cuối năm theo thời điểm khóa sổ năm ngân sách, người nhập kết xuất Báo cáo chi thanh toán vốn đầu tư, chi thường xuyên (Mẫu B5-01/BC-NS/TABMIS, B5-03/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo, số liệu quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, bảng đối chiếu xác nhận số liệu của ĐVSDNS với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để phục vụ công tác khóa sổ, quyết toán cuối năm.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
...
4. Quy trình phân bổ dự toán do Kho bạc Nhà nước thực hiện
- Thực hiện nhập dự toán tạm cấp đầu năm vào TABMIS theo quy trình nhập dự toán tạm cấp vào TABMIS.
- Kho bạc nhà nước cấp tỉnh thực hiện phân bổ dự toán từ đơn vị dự toán cấp trung gian giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy trình phân bổ dự toán từ cấp trung gian đến cấp 4.
- Thực hiện nhập dự toán của các Bộ/ngành khác quy định tại Phụ lục số 03 của công văn này theo quy trình nhập trực tiếp vào tài khoản dự toán cấp 4. Trong đó lưu ý về việc nhập dự toán đối với các đơn vị đặc thù:
(1) Đối với dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ công An, sử dụng chung một mã đơn vị sử dụng ngân sách đối với chi thường xuyên và chung một mã dự án đầu tư đối với chi đầu tư tương ứng cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ công An.
(2) Đối với dự toán chi Văn phòng Trung ương Đảng, sử dụng chung một mã đơn vị sử dụng ngân sách của Văn phòng Trung ương Đảng đối với chi thường xuyên. riêng đối với chi đầu tư sử dụng mã dự án đầu tư của các dự án theo quy định chung.
(3) Các đơn vị Kho bạc Nhà nước nhập dự toán đối với các đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của các Bộ nhưng được cấp Chương riêng khác với Chương của Bộ/ngành nêu trong Phụ lục số 01, 02 nêu trên.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện
1.1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1.1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0
Việc nhập dự toán cấp 0 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSTW được Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm: dự toán chi trong cân đối và chi từ các khoản thu quản lý qua ngân sách, theo từng loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự toán cấp 0 (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I), ghi tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0. tại phân hệ BA- màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Kết sổ:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp phân bổ, giao dự toán chi NS… niên độ (Mẫu B1-01/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ báo cáo và chứng từ theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện
...
1.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1
Quy trình phân bổ dự toán từ cấp 0 tới cấp 1
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách Thủ tướng Chính phủ (hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 1. tại phân hệ BA- màn hình Dossier phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in liệt kê chứng từ, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).
(5) Sau khi phê duyệt và chạy chương trình tạo bút toán:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp tình hình phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp 1 ngân sách… cấp TW (Mẫu B1-03/BC-NS/TABMIS) kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện
1.1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1.1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0
Việc nhập dự toán cấp 0 được thực hiện tại phân hệ BA - màn hình ngân sách trên bộ sổ Trung ương, bao gồm các bước sau:
Căn cứ vào Dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực của NSTW được Quốc hội quyết định hàng năm, bao gồm: dự toán chi trong cân đối và chi từ các khoản thu quản lý qua ngân sách, theo từng loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập lập chứng từ nhập dự toán cấp 0 (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần I), ghi tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0. tại phân hệ BA- màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Kết sổ:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Việc lưu trữ chứng từ được thực hiện sau khi việc kết sổ hoàn thành, cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in báo cáo Tổng hợp phân bổ, giao dự toán chi NS… niên độ (Mẫu B1-01/BC-NS/TABMIS) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ báo cáo và chứng từ theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSTW
1. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán do Vụ NSNN thực hiện
...
1.4. Quy trình phân bổ dự toán và đồng bộ hóa dự toán chi chuyển giao NSTW cho ngân sách địa phương
...
1.4.2. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao
1.4.2.1. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao NSTW trong năm
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản thông báo của Bộ Tài chính giao dự toán chi chuyển giao cho các Sở Tài chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP giao từ dự toán giao đầu năm. giao bổ sung mục tiêu tăng thêm, thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên Vụ NSNN) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại khoản 2, mục IV, phần A của công văn này) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán chi chuyển giao cấp 4. tại phân hệ BA - Màn hình Dossier phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Chuyên viên Vụ NSNN in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(4) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt tự động 2 lần/ngày).
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Thực hiện bước đồng bộ hóa:
+ Trường hợp tự động chạy chương trình đồng bộ hóa: hệ thống tự động quét những bút toán đủ điều kiện: đã chạy chương trình tạo bút toán và đã kết sổ. để đồng bộ hóa về bộ sổ tỉnh (hiện tại hệ thống đặt tự động 2 lần/1 ngày, theo quyền của người phê duyệt).
+ Trường hợp thực hiện thủ công: Lãnh đạo Phòng địa phương Vụ NSNN thực hiện bước đồng bộ hóa, bằng cách lựa chọn chương trình TABMIS "Tự động đồng bộ hóa dự toán từ bộ sổ TW về bộ sổ tỉnh". lựa chọn các tham số (tài khoản đồng bộ hóa trung gian, chương, niên độ, mã KBNN đồng bộ hóa).
(7) Chuyên viên Phòng địa phương - Vụ NSNN truy vấn quỹ tại các bộ sổ của tỉnh, kiểm tra việc hoàn thành của quy trình phân bổ chi chuyển giao.
Trường hợp truy vấn quỹ chưa có số dư dự toán hoặc số dư sai, kiểm tra lại việc thực hiện quy trình phân bổ, hoặc điều chỉnh.
(8) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành, người nhập thực hiện việc lưu trữ chứng từ cụ thể:
- Người nhập: in Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA), kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ (Mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA) tổng hợp tất cả các mã của người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ quý, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) nhận được báo cáo Báo cáo chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới của ngân sách trung ương (Mẫu B5-05/BC-NS/TABMIS) do KBNN gửi thực hiện hiện chấm, kiểm tra số liệu với Bảng đối chiếu số liệu của Sở Tài chính có xác nhận của KBNN đồng cấp, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách cấp tỉnh, dự toán chi ngân sách cấp huyện theo ngành, lĩnh vực và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện (hoặc Ủy ban nhân dân huyện trong trường hợp không có Hội đồng nhân dân huyện) quyết định hàng năm, bao gồm dự toán chi trong cân đối và dự toán chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách của các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên cơ quan tài chính) lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0. tại phân hệ BA- Màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành, thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA, kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA tổng hợp tất cả các mã của Người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1- 01 (Báo cáo tình hình phân bổ dự toán cấp 0 – NS tỉnh, huyện) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
...
2. Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên
Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên thực hiện theo yêu cầu của kế toán dự toán và quy trình nhập và phân bổ dự toán chi thường xuyên quy định tại điểm 1 phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí). Đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng kinh phí theo đúng cơ cấu nguồn kinh phí được cấp và trong phạm vi số dư còn lại của nguồn kinh phí đó.
Mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí) được phân loại và mã hóa như sau:
Nguồn kinh phí thường xuyên gồm các loại tính chất nguồn kinh phí sau:
12- Kinh phí không thực hiện tự chủ: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ. kinh phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí không thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
13 - Kinh phí thực hiện tự chủ: Là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
14- Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương được giao trong dự toán của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
15- Kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm: Là kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, báo chí (không bao gồm kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên).
16 - Kinh phí thực hiện các chương trình dự án, đề tài: Là kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ theo quy định Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
19 - Kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo.
20 - Kinh phí phân giới, tôn tạo và cắm mốc biên giới.
21 - Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản pháp quy.
22 - Kinh phí giải báo chí quốc gia.
28 - Kinh phí giữ lại: Là kinh phí giữ lại không được chi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
29 - Kinh phí thường xuyên khác: Là các khoản kinh phí khác.
Lưu ý:
Các tính chất nguồn 15,19,20,21,22 (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
...
2.2. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm
...
2.2.3. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 1 cho các đơn vị trực thuộc
2.2.3.1. Quy trình phân bổ
Căn cứ Quyết định phân bổ dự toán giao trong năm của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho các đơn vị trực thuộc ( đơn vị dự toán cấp dưới hoặc đơn vị sử dụng ngân sách), quy trình phân bổ thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B, (Lưu ý: Tại gạch đầu dòng thứ 3 điểm (6) thay bằng in báo cáo Báo cáo tình hình phân bổ giao dự toán cấp trung gian - NSĐP).
Đơn vị dự toán cấp 1 xây dựng phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc gửi cơ quan Tài chính, gồm các trường hợp sau:
- Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 2.
- Phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 3.
- Phân bổ dự toán từ cấp 3 đến cấp 4.
- Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
...
2. Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên
Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên thực hiện theo yêu cầu của kế toán dự toán và quy trình nhập và phân bổ dự toán chi thường xuyên quy định tại điểm 1 phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí). Đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng kinh phí theo đúng cơ cấu nguồn kinh phí được cấp và trong phạm vi số dư còn lại của nguồn kinh phí đó.
Mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí) được phân loại và mã hóa như sau:
Nguồn kinh phí thường xuyên gồm các loại tính chất nguồn kinh phí sau:
12- Kinh phí không thực hiện tự chủ: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ. kinh phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí không thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
13 - Kinh phí thực hiện tự chủ: Là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
14- Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương được giao trong dự toán của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
15- Kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm: Là kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, báo chí (không bao gồm kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên).
16 - Kinh phí thực hiện các chương trình dự án, đề tài: Là kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ theo quy định Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
19 - Kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo.
20 - Kinh phí phân giới, tôn tạo và cắm mốc biên giới.
21 - Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản pháp quy.
22 - Kinh phí giải báo chí quốc gia.
28 - Kinh phí giữ lại: Là kinh phí giữ lại không được chi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
29 - Kinh phí thường xuyên khác: Là các khoản kinh phí khác.
Lưu ý:
Các tính chất nguồn 15,19,20,21,22 (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
...
2.2. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm
2.2.1. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán cấp 0 tới cấp 1
2.2.1.1. Quy trình phân bổ
Căn cứ Quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân cho các đơn vị dự toán cấp 1, bao gồm: dự toán giao đầu năm. dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn: tăng thu, dự phòng, kết dư. và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm. dự toán điều chỉnh trong năm. thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên cơ quan tài chính) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 1. tại phân hệ BA- Màn hình Dossier chọn loại giao dịch “Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 0 tới cấp 1” phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Người nhập in liệt kê chứng từ S2-06/KB/TABMIS-BA, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).
(4) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành thực hiện việc lưu trữ chứng từ, cụ thể:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA, kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06 tổng hợp tất cả các mã của Người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1-03 (Báo cáo tình hình phân bổ giao dự toán cấp I- NSĐP) kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách cấp tỉnh, dự toán chi ngân sách cấp huyện theo ngành, lĩnh vực và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện (hoặc Ủy ban nhân dân huyện trong trường hợp không có Hội đồng nhân dân huyện) quyết định hàng năm, bao gồm dự toán chi trong cân đối và dự toán chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách của các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên cơ quan tài chính) lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0. tại phân hệ BA- Màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành, thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA, kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA tổng hợp tất cả các mã của Người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1- 01 (Báo cáo tình hình phân bổ dự toán cấp 0 – NS tỉnh, huyện) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
...
2. Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên
Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên thực hiện theo yêu cầu của kế toán dự toán và quy trình nhập và phân bổ dự toán chi thường xuyên quy định tại điểm 1 phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí). Đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng kinh phí theo đúng cơ cấu nguồn kinh phí được cấp và trong phạm vi số dư còn lại của nguồn kinh phí đó.
Mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí) được phân loại và mã hóa như sau:
Nguồn kinh phí thường xuyên gồm các loại tính chất nguồn kinh phí sau:
12- Kinh phí không thực hiện tự chủ: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ. kinh phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí không thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
13 - Kinh phí thực hiện tự chủ: Là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
14- Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương được giao trong dự toán của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
15- Kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm: Là kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, báo chí (không bao gồm kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên).
16 - Kinh phí thực hiện các chương trình dự án, đề tài: Là kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ theo quy định Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
19 - Kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo.
20 - Kinh phí phân giới, tôn tạo và cắm mốc biên giới.
21 - Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản pháp quy.
22 - Kinh phí giải báo chí quốc gia.
28 - Kinh phí giữ lại: Là kinh phí giữ lại không được chi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
29 - Kinh phí thường xuyên khác: Là các khoản kinh phí khác.
Lưu ý:
Các tính chất nguồn 15,19,20,21,22 (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
...
2.2. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm
2.2.1. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán cấp 0 tới cấp 1
2.2.1.1. Quy trình phân bổ
Căn cứ Quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân cho các đơn vị dự toán cấp 1, bao gồm: dự toán giao đầu năm. dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn: tăng thu, dự phòng, kết dư. và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm. dự toán điều chỉnh trong năm. thực hiện các bước như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên cơ quan tài chính) lập chứng từ phân bổ dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản dự toán cấp 0 (dữ liệu tổ hợp TK cấp 0 phải khớp đúng với số liệu đã nhập dự toán cấp 0), tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 1. tại phân hệ BA- Màn hình Dossier chọn loại giao dịch “Phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 0 tới cấp 1” phân bổ dự toán theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
Lưu ý:
+ Chưa thực hiện bước dành dự toán khi chưa kiểm tra số liệu đã nhập trên hệ thống.
+ Trước khi phân bổ dự toán, Người nhập phải lựa chọn loại Dossier theo đúng luồng công việc và luồng phê duyệt.
(2) Người nhập in liệt kê chứng từ S2-06/KB/TABMIS-BA, thực hiện chấm, kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt. Sau khi đã kiểm tra đảm bảo số liệu đúng thực hiện dành dự toán và gửi đi phê duyệt.
(3) Tạo bút toán: Việc tạo bút toán được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập (hệ thống đặt lịch tự động 2 lần/ngày).
(4) Người có chức năng phê duyệt kiểm tra nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành thực hiện việc lưu trữ chứng từ, cụ thể:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA, kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ phân bổ dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06 tổng hợp tất cả các mã của Người nhập (các chuyên viên được phân công phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1-03 (Báo cáo tình hình phân bổ giao dự toán cấp I- NSĐP) kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
...
2. Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên
Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên thực hiện theo yêu cầu của kế toán dự toán và quy trình nhập và phân bổ dự toán chi thường xuyên quy định tại điểm 1 phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí). Đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng kinh phí theo đúng cơ cấu nguồn kinh phí được cấp và trong phạm vi số dư còn lại của nguồn kinh phí đó.
Mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí) được phân loại và mã hóa như sau:
Nguồn kinh phí thường xuyên gồm các loại tính chất nguồn kinh phí sau:
12- Kinh phí không thực hiện tự chủ: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ. kinh phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí không thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
13 - Kinh phí thực hiện tự chủ: Là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
14- Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương được giao trong dự toán của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
15- Kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm: Là kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, báo chí (không bao gồm kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên).
16 - Kinh phí thực hiện các chương trình dự án, đề tài: Là kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ theo quy định Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
19 - Kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo.
20 - Kinh phí phân giới, tôn tạo và cắm mốc biên giới.
21 - Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản pháp quy.
22 - Kinh phí giải báo chí quốc gia.
28 - Kinh phí giữ lại: Là kinh phí giữ lại không được chi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
29 - Kinh phí thường xuyên khác: Là các khoản kinh phí khác.
Lưu ý:
Các tính chất nguồn 15,19,20,21,22 (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
...
2.2. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm
...
2.2.3. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán giao trong năm từ cấp 1 cho các đơn vị trực thuộc
2.2.3.1. Quy trình phân bổ
Căn cứ Quyết định phân bổ dự toán giao trong năm của đơn vị dự toán cấp 1 giao cho các đơn vị trực thuộc ( đơn vị dự toán cấp dưới hoặc đơn vị sử dụng ngân sách), quy trình phân bổ thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B, (Lưu ý: Tại gạch đầu dòng thứ 3 điểm (6) thay bằng in báo cáo Báo cáo tình hình phân bổ giao dự toán cấp trung gian - NSĐP).
Đơn vị dự toán cấp 1 xây dựng phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc gửi cơ quan Tài chính, gồm các trường hợp sau:
- Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 2.
- Phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 3.
- Phân bổ dự toán từ cấp 3 đến cấp 4.
- Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
1.1. Quy trình nhập dự toán cấp 0
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách cấp tỉnh, dự toán chi ngân sách cấp huyện theo ngành, lĩnh vực và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện (hoặc Ủy ban nhân dân huyện trong trường hợp không có Hội đồng nhân dân huyện) quyết định hàng năm, bao gồm dự toán chi trong cân đối và dự toán chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách của các loại dự toán: dự toán giao đầu năm, dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn tăng thu, dự phòng và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm, dự toán điều chỉnh trong năm, thực hiện như sau:
(1) Người nhập (chuyên viên cơ quan tài chính) lập chứng từ nhập dự toán (theo hướng dẫn tại điểm 2, mục IV, phần A) ghi tài khoản nguồn là tài khoản nguồn dự toán giao trong năm, tài khoản đích là tài khoản dự toán cấp 0. tại phân hệ BA- Màn hình ngân sách, nhập dự toán cấp 0 theo chi tiết của các loại dự toán (dự toán chính thức, bổ sung, điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).
(2) Người nhập thực hiện lưu bút toán, kiểm tra bút toán, xem kết quả bút toán.
(3) Người nhập in Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS, thực hiện kiểm tra dữ liệu đã nhập, nếu sai sửa bút toán trước khi gửi đi phê duyệt, nếu đúng thực hiện bước gửi đi phê duyệt.
(4) Người phê duyệt kiểm tra bút toán, nếu đúng thực hiện phê duyệt, nếu sai từ chối phê duyệt, thông báo cho người nhập sửa bút toán và đệ trình phê duyệt lại.
(5) Sau khi phê duyệt:
a) Thực hiện kết sổ tự động: Kết sổ được thực hiện theo đúng lịch trình đã thiết lập.
b) Thực hiện kết sổ thủ công: Trong trường hợp cần thiết, Người phê duyệt thực hiện kết sổ thủ công và kiểm tra việc kết sổ hoàn thành.
(6) Lưu chứng từ, kết xuất báo cáo:
Sau khi việc kết sổ hoàn thành, thực hiện việc lưu trữ chứng từ như sau:
- Người nhập: In Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA, kèm theo các tài liệu gồm: Chứng từ nhập dự toán, Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (bản chính), kiểm tra, chấm, đối chiếu khớp đúng, ký đầy đủ chữ ký trên Bảng liệt kê chứng từ theo mẫu quy định, gửi vào lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Người phê duyệt kiểm tra Bảng liệt kê chứng từ mẫu S2-06/KB/TABMIS-BA tổng hợp tất cả các mã của Người nhập (các chuyên viên được phân công nhập dự toán cấp 0), kiểm tra đảm bảo các yếu tố đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, ký trên Bảng liệt kê tổng hợp, chuyển cho chuyên viên tài chính (chuyên viên được phân công lưu trữ chứng từ) lưu trữ tập chứng từ ngày.
- Định kỳ tháng, năm: Người nhập (chuyên viên được phân công làm tổng hợp) in Báo cáo mẫu B1- 01 (Báo cáo tình hình phân bổ dự toán cấp 0 – NS tỉnh, huyện) thực hiện kiểm tra số liệu báo cáo khớp đúng, trình người phê duyệt ký, lưu trữ vào tập báo cáo tháng theo quy định.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
...
5. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán phân bổ dự toán chi chuyển giao
5.1. Nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao
- Nguyên tắc ghi chép các đoạn mã kế toán dự toán chi chuyển giao ghi theo nguyên tắc sau:
(1) Trường hợp tạm cấp dự toán chi chuyển giao theo dõi hạch toán vào tài khoản dự toán giao trong năm.
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp 0, cấp 4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 4 có các đặc điểm kết hợp sau:
+ Mã cấp ngân sách: Ghi ngân sách cấp kinh phí
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Ghi mã tổ chức ngân sách của cấp NS nơi nhận kinh phí.
+ Mã chương: 560 (NS tỉnh), hoặc 760 (NS huyện)
+ Mã ngành kinh tế: 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Mã CTMT: Ghi mã CTMT (khoản kinh phí từ CTMT). hoặc ghi mã 00000 (khoản kinh phí không phải chương trình mục tiêu)
(2) Trường hợp tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao hạch toán vào tài khoản ứng trước dự toán chi chuyển giao.
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp 0, cấp 4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 4 có các đặc điểm kết hợp tương tự điểm (1)
(3) Trường hợp cấp trước dự toán chi chuyển giao
Đối với việc cấp trước dự toán chi chuyển giao năm sau của cấp có thẩm quyền (thường vào thời điểm tháng 12 năm trước) thực hiện tương tự điểm (2).
5.2. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
5.2.1. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao trong năm
Căn cứ vào các văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới giao trong dự toán đầu năm. dự toán bổ sung có mục tiêu. tam cấp dự toán chi chuyển giao từ cấp 0 tới cấp 4, Người nhập thực hiện các bước tương tư Quy trình phân bổ dự toán cấp 0 tới cấp 1 quy định tại nội dung Quy trình phân bổ, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B.
...
5.3. Phương pháp kế toán
5.3.1. Kế toán phân bổ dự toán chi chuyển giao chính thức từ cấp 0 tới cấp 4
5.3.1.1. Trường hợp dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao thành một chỉ tiêu riêng
Nợ TK 9622 – Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0
Lưu ý:
- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi - 951(Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới) hoặc mã nhiệm vụ chi - 952 (Bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới). cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối).
- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi giá trị 99 (không xác định). cấp 4 ghi giá trị 00.
5.3.1.2. Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao theo từng lĩnh vực
(1) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới từ nguồn thường xuyên
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng chi từ thường xuyên ghi mã 873 hoặc 933….. cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), cấp 4 ghi 00.
(2) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn đầu tư
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9216, 9219
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi từ nguồn đầu tư ghi 821 hoặc 822, 859…. cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi 49 (nguồn đầu tư). cấp 4 ghi 00.
(3) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn dự phòng, từ các nhiệm vụ chi còn lại:
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 – Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9233. 9239. 9241
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng theo chi từ dự phòng ghi 932. chi từ khoản chi còn lại ghi mã nhiệm vụ chi 949. cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối).
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), hoặc 49 (nguồn đầu tư). cấp 4 ghi 00.
5.3.1.3. Trường hợp văn bản thông báo của cấp có thẩm quyền giao dự toán chi chuyển giao trong thời gian chỉnh lý quyết toán
Thực hiện các bước tương tự như trên, lưu ý thực hiện tại kỳ tháng 13 năm trước.
5.3.2. Kế toán dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao
+ Đối với các quyết định hoặc văn bản thông báo của cấp có thẩm quyền về việc tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao ngân sách cấp trên năm sau cho ngân sách cấp dưới, không ghi thời hạn thu hồi, chuyên viên tài chính ghi: chi tiết loại dự toán 09 - dự toán ứng trước
Nợ TK 9627- Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước
5.3.3. Kế toán thu hồi dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao
Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức chi chuyển giao, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán (tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao) và Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (mẫu C2-08) của cơ quan tài chính (CQTC) đồng cấp, kế toán viên (KTV) KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán,:
+ Truy vấn quỹ (kiểm tra có số dư dự toán chi chuyển giao chính thức đối chiếu với Quyết định giao dự toán chính thức chi chuyển giao)
+ Trên phân hệ quản lý sổ cái (GL):
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu
Có TK 1971 - Ứng trước chi chuyển giao bằng dự toán
+ Thu hồi dự toán ứng trước: Tại màn hình ngân sách (BA)
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)
Có TK 9627 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán ứng trước (loại dự toán 09)
+ Trên phân hệ quản lý sổ cái (GL):
Nợ TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu
5.3.4. Kế toán cấp trước dự toán chi chuyển giao
Đối với việc cấp trước dự toán chi chuyển giao năm sau của cấp có thẩm quyền (thường vào thời điểm tháng 12 năm trước) thực hiện tương tự nội dung Kế toán dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao nêu trên.
5.3.5. Kế toán thu hồi cấp trước dự toán chi chuyển giao
Thực hiện tương tự nội dung Kế toán thu hồi dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao nêu trên.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
...
5. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán phân bổ dự toán chi chuyển giao
5.1. Nguyên tắc ghi chép tổ hợp tài khoản dự toán chi chuyển giao
- Nguyên tắc ghi chép các đoạn mã kế toán dự toán chi chuyển giao ghi theo nguyên tắc sau:
(1) Trường hợp tạm cấp dự toán chi chuyển giao theo dõi hạch toán vào tài khoản dự toán giao trong năm.
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp 0, cấp 4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 4 có các đặc điểm kết hợp sau:
+ Mã cấp ngân sách: Ghi ngân sách cấp kinh phí
+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Ghi mã tổ chức ngân sách của cấp NS nơi nhận kinh phí.
+ Mã chương: 560 (NS tỉnh), hoặc 760 (NS huyện)
+ Mã ngành kinh tế: 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Mã CTMT: Ghi mã CTMT (khoản kinh phí từ CTMT). hoặc ghi mã 00000 (khoản kinh phí không phải chương trình mục tiêu)
(2) Trường hợp tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao hạch toán vào tài khoản ứng trước dự toán chi chuyển giao.
Việc ghi chép tổ hợp tài khoản cấp 0, cấp 4 ghi theo nguyên tắc chung, lưu ý thêm các đoạn mã tổ hợp TK cấp 4 có các đặc điểm kết hợp tương tự điểm (1)
(3) Trường hợp cấp trước dự toán chi chuyển giao
Đối với việc cấp trước dự toán chi chuyển giao năm sau của cấp có thẩm quyền (thường vào thời điểm tháng 12 năm trước) thực hiện tương tự điểm (2).
5.2. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
5.2.1. Quy trình phân bổ dự toán chi chuyển giao trong năm
Căn cứ vào các văn bản của cấp có thẩm quyền về việc giao dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới giao trong dự toán đầu năm. dự toán bổ sung có mục tiêu. tam cấp dự toán chi chuyển giao từ cấp 0 tới cấp 4, Người nhập thực hiện các bước tương tư Quy trình phân bổ dự toán cấp 0 tới cấp 1 quy định tại nội dung Quy trình phân bổ, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B.
...
5.3. Phương pháp kế toán
5.3.1. Kế toán phân bổ dự toán chi chuyển giao chính thức từ cấp 0 tới cấp 4
5.3.1.1. Trường hợp dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao thành một chỉ tiêu riêng
Nợ TK 9622 – Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0
Lưu ý:
- Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi - 951(Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới) hoặc mã nhiệm vụ chi - 952 (Bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới). cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối).
- Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi giá trị 99 (không xác định). cấp 4 ghi giá trị 00.
5.3.1.2. Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao theo từng lĩnh vực
(1) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới từ nguồn thường xuyên
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng chi từ thường xuyên ghi mã 873 hoặc 933….. cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), cấp 4 ghi 00.
(2) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn đầu tư
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9216, 9219
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi từ nguồn đầu tư ghi 821 hoặc 822, 859…. cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối)
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi 49 (nguồn đầu tư). cấp 4 ghi 00.
(3) Trường hợp giao dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới giao từ nguồn dự phòng, từ các nhiệm vụ chi còn lại:
- Kế toán hạch toán:
Nợ TK 9622 – Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán giao trong năm
Có TK 9233. 9239. 9241
Lưu ý:
+ Phân đoạn mã ngành kinh tế của tổ hợp tài khoản cấp 0 ghi mã nhiệm vụ chi tương ứng theo chi từ dự phòng ghi 932. chi từ khoản chi còn lại ghi mã nhiệm vụ chi 949. cấp 4 ghi 346 (bổ sung có mục tiêu), hoặc 356 (bổ sung cân đối).
+ Phân đoạn tính chất nguồn kinh phí của tổ hợp tài khoản cấp 0 (nguồn ghi 29 (nguồn TX), hoặc 49 (nguồn đầu tư). cấp 4 ghi 00.
5.3.1.3. Trường hợp văn bản thông báo của cấp có thẩm quyền giao dự toán chi chuyển giao trong thời gian chỉnh lý quyết toán
Thực hiện các bước tương tự như trên, lưu ý thực hiện tại kỳ tháng 13 năm trước.
5.3.2. Kế toán dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao
+ Đối với các quyết định hoặc văn bản thông báo của cấp có thẩm quyền về việc tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao ngân sách cấp trên năm sau cho ngân sách cấp dưới, không ghi thời hạn thu hồi, chuyên viên tài chính ghi: chi tiết loại dự toán 09 - dự toán ứng trước
Nợ TK 9627- Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước
Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước
5.3.3. Kế toán thu hồi dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao
Căn cứ Quyết định giao dự toán chính thức chi chuyển giao, trong đó ghi nội dung thu hồi dự toán (tạm ứng, ứng trước dự toán chi chuyển giao) và Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (mẫu C2-08) của cơ quan tài chính (CQTC) đồng cấp, kế toán viên (KTV) KBNN lập Phiếu điều chỉnh dự toán,:
+ Truy vấn quỹ (kiểm tra có số dư dự toán chi chuyển giao chính thức đối chiếu với Quyết định giao dự toán chính thức chi chuyển giao)
+ Trên phân hệ quản lý sổ cái (GL):
Nợ TK 3398 - Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu
Có TK 1971 - Ứng trước chi chuyển giao bằng dự toán
+ Thu hồi dự toán ứng trước: Tại màn hình ngân sách (BA)
Nợ TK 9631 - Dự toán bị hủy (số ứng trước)
Có TK 9627 - Dự toán chi chuyển giao NS bằng dự toán ứng trước (loại dự toán 09)
+ Trên phân hệ quản lý sổ cái (GL):
Nợ TK 8311- Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán
Có TK 3398 - Phải trả trung gian để điều chỉnh số liệu
5.3.4. Kế toán cấp trước dự toán chi chuyển giao
Đối với việc cấp trước dự toán chi chuyển giao năm sau của cấp có thẩm quyền (thường vào thời điểm tháng 12 năm trước) thực hiện tương tự nội dung Kế toán dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao nêu trên.
5.3.5. Kế toán thu hồi cấp trước dự toán chi chuyển giao
Thực hiện tương tự nội dung Kế toán thu hồi dự toán tạm ứng, ứng trước chi chuyển giao nêu trên.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Quy trình và phương pháp kế toán dự toán NSĐP
1. Quy trình nhập dự toán và phương pháp kế toán dự toán cấp 0
...
2. Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên
Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên thực hiện theo yêu cầu của kế toán dự toán và quy trình nhập và phân bổ dự toán chi thường xuyên quy định tại điểm 1 phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Kế toán phân bổ dự toán chi thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí). Đơn vị sử dụng ngân sách phải sử dụng kinh phí theo đúng cơ cấu nguồn kinh phí được cấp và trong phạm vi số dư còn lại của nguồn kinh phí đó.
Mã nguồn ngân sách nhà nước (tính chất nguồn kinh phí) được phân loại và mã hóa như sau:
Nguồn kinh phí thường xuyên gồm các loại tính chất nguồn kinh phí sau:
12- Kinh phí không thực hiện tự chủ: Là kinh phí của cơ quan nhà nước không thực hiện chế độ tự chủ. kinh phí không thực hiện tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí không thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
13 - Kinh phí thực hiện tự chủ: Là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. không bao gồm các khoản kinh phí được chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí từ 14 đến 29.
14- Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương: Bao gồm các nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương được giao trong dự toán của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
15- Kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm: Là kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, báo chí (không bao gồm kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên).
16 - Kinh phí thực hiện các chương trình dự án, đề tài: Là kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ theo quy định Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-KHCN ngày 4/10/2006 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
19 - Kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo.
20 - Kinh phí phân giới, tôn tạo và cắm mốc biên giới.
21 - Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản pháp quy.
22 - Kinh phí giải báo chí quốc gia.
28 - Kinh phí giữ lại: Là kinh phí giữ lại không được chi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
29 - Kinh phí thường xuyên khác: Là các khoản kinh phí khác.
Lưu ý:
Các tính chất nguồn 15,19,20,21,22 (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm của Bộ Tài chính.
...
2.2. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm
...
2.2.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán ngân sách xã cấp 0 tới cấp 4
Căn cứ quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân xã phân bổ cho xã, bao gồm: dự toán giao đầu năm. dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn: tăng thu, dự phòng, kết dư. và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm. dự toán điều chỉnh trong năm. quy trình phân bổ thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ, tiết 2.2, khoản 2, mục I, phần B, tiết 2.1, khoản 2, mục II nêu trên.
- Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 4 kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:
Nợ TK 9523, 9524
Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0
- Kế toán phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 4 kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:
Nợ TK 9527, 9528
Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0
...
3. Kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư
Kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư thực hiện theo yêu cầu của kế toán dự toán và quy trình nhập và phân bổ dự toán chi đầu tư quy định tại điểm 1 phần IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
3.1. Kế toán phân bổ dự toán chi đầu tư giao trong năm
...
3.1.2. Quy trình và phương pháp kế toán phân bổ dự toán ngân sách xã cấp 0 tới cấp 4
Căn cứ quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Ủy ban Nhân dân xã phân bổ cho xã, bao gồm: dự toán giao đầu năm. dự toán giao bổ sung trong năm từ các nguồn: tăng thu, dự phòng, kết dư. và dự toán chi các lĩnh vực chưa phân bổ đầu năm. dự toán điều chỉnh trong năm. quy trình phân bổ thực hiện các bước tương tự nội dung Quy trình phân bổ, tiết 2.1, khoản 2, mục II nêu trên
- Đối với dự toán chi ĐTXDCB bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, ghi:
Nợ TK 9552, 9553
Có TK 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0
- Đối với dự toán chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền:
Nợ TK 9562, 9563
Có TK 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0
File gốc của Công văn 4754/BTC-KBNN năm 2017 hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán ghi thu, ghi chi vốn OAD, vốn vay ưu đãi nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4754/BTC-KBNN năm 2017 hướng dẫn quy trình nhập và phân bổ dự toán, hạch toán kế toán ghi thu, ghi chi vốn OAD, vốn vay ưu đãi nước ngoài, viện trợ từ nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành