BỘ TÀI CHÍNH*******
Số: 20-TC/VP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1979 |
HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH BẮT ĐẦU TỪ NĂM 1980
I. YÊU CẦU XÂY DỰNG VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÀNH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 1980
Trên cơ sở kế hoạch của xí nghiệp, các ngành, các cấp tổng hợp kế hoạch của ngành, cấp mình, xác định và báo cáo với Nhà nước khả năng chắc chắn làm được theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và khả năng có thể làm tăng thêm ngoài kế hoạch trong năm 1980.
1. Đối với phần kế hoạch tài chính cơ bản thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
2. Đối với phần kế hoạch tài chính làm ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
Kế hoạch Nhà nước năm 1980 đòi hỏi từng Bộ chủ quản, từng ngành, từng địa phương phải xây dựng và tổng hợp từ cơ sở. Để làm việc đó từng Bộ, ngành, địa phương cần cử cán bộ về xí nghiệp hoặc mời cán bộ chuyên trách của xí nghiệp về Bộ, ngành để cùng tính toán xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở kế hoạch đã được tính toán cùng xí nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp kế hoạch tài chính của ngành, địa phương.
1. Nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch tài chính cơ bản thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
- Số lao động được tận dụng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1980. Định mức năng suất lao động sẽ đạt được và số lao động còn dôi thừa.
- Giá trị tài sản cố định huy động vào sản xuất năm 1980, giá trị tài sản cố định chưa dùng, được Bộ chủ quản (hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) quyết định tạm giữ lại và được miễn khấu hao, giá trị tài sản cố định ứ đọng không dùng cần điều đi và giá trị tài sản cố định cần thanh lý.
- Giá thành và doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1980.
b) Tổng hợp kế hoạch tài chính cơ bản thuộc chỉ tiêu Nhà nước của từng ngành, từng cấp. Sau khi xây dựng xong kế hoạch, các xí nghiệp bảo vệ kế hoạch trước ngành và cấp mình. Căn cứ vào kế hoạch đã được duyệt, từng ngành tổng hợp kế hoạch tài chính của ngành mình, trong đó có chi tiết theo từng xí nghiệp theo các biểu số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 đính kèm.
Biểu số 2: Tổng hợp kế hoạch Nhà nước về lao động và tiền lương năm 1980. Trong biểu nay chỉ tiêu lao động dôi thừa = (bằng) số lao động có mặt đến ngày 31 tháng 12 năm 1979 – (trừ) số lao động bình quân sử dụng trong kế hoạch năm 1980.
- Năng lực sản xuất: chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng năng lực sản xuất, công suất thiết bị máy móc một cách tổng hợp, thể hiện bằng số lượng sản phẩm có thể làm ra. Ví dụ: năng lực sản xuất ngành đường là tấn đường, ngành chè là tấn chè, ngành dệt là mét vải, ngành giấy là tấn giấy, v.v…
- Năng lực sản xuất có thể huy động là số sản phẩm thực tế có thể đạt được ở mức độ tích cực. Hiện nay mức huy động công suất còn thấp so với khả năng có thể thực hiện được, do đó khi lập kế hoạch phải phân tích chi tiết để tìm ra biện pháp huy động.
Biểu số 4: Tổng hợp kế hoạch nhu cầu vốn lưu động. Trong biểu này chú ý cách tính các chỉ tiêu sau đây:
- Vốn ngân sách cấp hoặc thu hồi phải tính toán điều chỉnh theo quyết định số 32-CP ngày 11/02/1977 và thông tư hướng dẫn thực hiện số 14-TT/LB ngày 24/02/1977.
Biểu số 7: Tổng hợp kế hoạch Nhà nước chi xây dựng cơ bản năm 1980. Trong biểu này chú ý các chỉ tiêu: chi xây dựng cơ bản dở dang = (bằng) số dở dang năm trước chuyển sang + số cấp phát kế hoạch năm 1980 –(trừ) số tài sản cố định bàn giao sử dụng trong năm kế hoạch.
2. Nội dung kế hoạch tài chính ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
- Các sản phẩm sản xuất thêm, số lượng sản xuất;
- Số vốn lưu động được huy động vào sản xuất ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước;
b) Căn cứ vào kế hoạch tài chính ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước của các xí nghiệp, từng ngành, từng cấp (Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân huyện) tổng hợp kế hoạch tài chính của mình, trong đó có chi tiết theo từng xí nghiệp và tổng hợp theo biểu số 9 đính kèm.
Từ nay các Bộ, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ủy ban nhân dân huyện kiên quyết tổ chức việc tổng hợp kế hoạch tài chính từ cơ sở, từ các ngành trực thuộc để có căn cứ lập dự toán ngân sách, bảo đảm dự toán ngân sách được gắn liền với kế hoạch kinh tế – kỹ thuật của các ngành sản xuất kinh doanh.
- Ở địa phương, các sở, ty sản xuất kinh doanh tổng hợp kế hoạch tài chính của các xí nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố theo ngành và theo hệ thống biểu mẫu nói trên (phân biệt các xí nghiệp trực thuộc huyện, nếu có).
- Các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố khi lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố mình phải căn cứ vào các kế hoạch tài chính của các ngành sản xuất – kinh doanh trực thuộc tỉnh và các kế hoạch tài chính của các xí nghiệp trung ương đóng trên lãnh thổ tỉnh, thành phố để tính toán nguồn thu của ngân sách trung ương điều tiết cho ngân sách địa phương theo tỷ lệ quy định. Khi gửi dự toán ngân sách về Bộ Tài chính cần gửi kèm theo các biểu tổng hợp kế hoạch tài chính của các ngành sản xuất kinh doanh.
Riêng kế hoạch năm 1980 là kế hoạch đầu tiên kết hợp việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước với kế hoạch tận dụng năng lực của bản thân xí nghiệp ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước là một việc làm mới mẻ đối với các xí nghiệp, nên trong một lúc khó phát hiện được hết mọi khả năng tiềm tàng và nắm được hết mọi nhu cầu muôn màu muôn vẻ ngoài kế hoạch Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch nhất là phần kế hoạch sản xuất ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước có thể làm từng bước như sau:
- Bước tiếp theo là bước tính toán và tổng hợp cụ thể phần sản xuất ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước của các đơn vị, của các ngành và các cấp.
Để bảo đảm tổng hợp kế hoạch tài chính theo các chỉ tiêu thống nhất, các Bộ, các địa phương cần thông báo cho Bộ Tài chính biết những trường hợp phải sửa đổi các biểu mẫu kèm theo (nếu thực tế có ngành nào chưa phù hợp).
I. KẾ TOÁN PHẾ LIỆU, PHẾ PHẨM
Qua thực hiện có mấy vấn đề cần xác định rõ thêm:
- Phế liệu là những thứ đầu mẩu, cặn bã của nguyên vật liệu do quá trình sản xuất loại ra mà theo quy trình công nghệ của xí nghiệp không thể sử dụng được cho sản xuất sản phẩm chính, là những thứ bao bì loại bỏ, là những vật tư thu hồi được do thanh lý tài sản cố định và công cụ lao động thuộc tài sản lưu động, là những vật tư, hàng hóa bị hư hỏng, kém phẩm chất không còn khả năng sửa chữa phục hồi để sử dụng theo mục đích đã quy định trong quá trình công nghệ của xí nghiệp.
2. Kế toán thu mua, nhập, xuất phế liệu, phế phẩm:
- Định giá: Nếu là loại phế liệu có giá quy định của Nhà nước thì phải áp dụng giá của Nhà nước, nếu không có giá của Nhà nước thì giám đốc xí nghiệp căn cứ vào giá trị sử dụng của phế liệu mà định giá hợp lý.
Để tổng hợp và kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng phế liệu, phế phẩm, cuối quý và cuối năm kế toán kho phế liệu phải lập báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho phế liệu, phế phẩm (phân loại theo nguồn nhập và đối tượng sử dụng) và đối chiếu với báo cáo tổng hợp tình hình sử dụng vật liệu của các phân xưởng (chỉ tiêu phế liệu thu hồi)
1. Kế toán việc thu mua:
Đối với mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý, hàng nhập khẩu, hàng sản xuất của xí nghiệp quốc doanh theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, thì xí nghiệp phải mua bán theo giá chỉ đạo, không có giá thỏa thuận.
Đối với nguyên liệu địa phương Nhà nước chưa quản lý và phế liệu, phế phẩm không có giá quy định của Nhà nước, xí nghiệp được mua theo giá thỏa thuận, thì giám đốc xí nghiệp cần nghiên cứu thị trường thực tế định ra giá tiêu chuẩn để khống chế giá thu mua ở từng thời điểm nhất định, bảo đảm giá tiêu chuẩn thu mua thấp hơn 10-15% so với giá thị trường, và có tác dụng kéo dần giá thị trường không có tổ chức xuống.
2. Thủ tục bảo quản và nhập xuất kho:
- Thủ tục nhập kho được tiến hành từng lần, từng chuyến. Mỗi lần, mỗi chuyến phải có phiếu nhập riêng theo giá thực tế thu mua.
3. Sổ kế toán:
Trên các báo cáo kế toán giá trị vật liệu thu mua theo giá thỏa thuận được phản ánh chung trong giá trị vật liệu (gồm cả phần cung cấp theo kế hoạch của Nhà nước và phần thu mua theo giá thỏa thuận) của xí nghiệp nhưng phải chú tích “trong đó giá trị vật liệu thu mua theo giá thỏa thuận” để thuận tiện cho việc kiểm tra và quyết toán.
1. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bằng phế liệu, phế phẩm:
- Trước hết xí nghiệp cần phải xác định sản xuất mặt hàng phụ bằng phế liệu, phế phẩm là sản xuất ra sản phẩm hàng hóa nên phải tính toán xác định hiệu quả kinh tế tài chính.
2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất bằng vật liệu thu mua theo giá thỏa thuận.
a) Sản xuất cùng mặt hàng trong kế hoạch Nhà nước:
- Trường hợp vật liệu Nhà nước cung cấp không bảo đảm sản xuất liên tục phải sản xuất xen kẽ giữa hàng trong kế hoạch và hàng ngoài kế hoạch thì trong mỗi tháng (hoặc quý) xí nghiệp phải bảo đảm hoàn thành trước hết kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kế hoạch Nhà nước rồi mới dùng thời gian còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài kế hoạch.
b) Sản xuất khác mặt hàng của kế hoạch Nhà nước:
Phương pháp tập hợp và phân bổ và các chi phí trực tiếp, gián tiếp, phương pháp tính giá thành sản phẩm ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước cũng thực hiện như quy định chung hiện nay, chỉ khác là chi phí vật liệu được tính theo giá thỏa thuận thu mua thực tế.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
Võ Trí Cao |
File gốc của Thông tư 20-TC/VP-1979 hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch tài chính các ngành sản xuất kinh doanh bắt đầu từ năm 1980 và một số vấn đề kế toán về sản xuất mặt hàng ngoài kế hoạch nhà nước do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 20-TC/VP-1979 hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch tài chính các ngành sản xuất kinh doanh bắt đầu từ năm 1980 và một số vấn đề kế toán về sản xuất mặt hàng ngoài kế hoạch nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 20-TC/VP |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Võ Trí Cao |
Ngày ban hành | 1979-12-17 |
Ngày hiệu lực | 1980-01-01 |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
Tình trạng | Đã hủy |