BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2014/TT-BTC | Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị áp dụng cho các đơn vị quy định tại Điều 2 Thông tư này để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động dự trữ quốc gia.
2. Những nội dung không hướng dẫn trong Thông tư này, các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này thực hiện theo Chế độ kế toán đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (sau đây gọi tắt là Quyết định 19).
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (sau đây gọi tắt là các bộ);
2. Các đơn vị dự trữ Nhà nước;
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác kế toán dự trữ quốc gia.
Điều 3. Quy định về hệ thống chứng từ kế toán
1. Ngoài các chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định 19, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 12 chứng từ kế toán áp dụng cho các bộ, các đơn vị dự trữ Nhà nước.
2. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập 12 chứng từ kế toán bổ sung tại khoản 1, Điều này được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Quy định về hệ thống tài khoản kế toán
Ngoài các tài khoản (TK) kế toán ban hành theo Quyết định 19, Thông tư này hướng dẫn mở chi tiết hoặc bổ sung một số tài khoản sau:
1. Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Bổ sung 4 tài khoản cấp 3: TK 11211- Tiền gửi vốn dự trữ quốc gia (tiền Việt Nam); TK 11218- Tiền gửi khác (tiền Việt Nam); TK 11221- Tiền gửi vốn dự trữ quốc gia (ngoại tệ); TK 11228- Tiền gửi khác (ngoại tệ).
2. Bổ sung tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường.
3. Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu
Bổ sung 01 tài khoản cấp 2: TK 1528- Nguyên liệu, vật liệu khác và 02 tài khoản cấp 3: TK 15281- Vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; TK 15288- Vật tư khác.
4. Tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ
Bổ sung 01 tài khoản cấp 2: TK 1538- Công cụ, dụng cụ khác và 02 tài khoản cấp 3: TK 15381- Công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; TK 15388- Công cụ, dụng cụ khác.
5. Bổ sung tài khoản 156- Hàng dự trữ quốc gia và 04 tài khoản cấp 2: TK 1561- Hàng dự trữ quốc gia trực tiếp bảo quản; TK 1562- Hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản; TK 1563- Hàng dự trữ quốc gia đem gia công; TK 1564- Hàng dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng.
6. Bổ sung tài khoản 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng.
7. Tài khoản 311- Các khoản phải thu
Bổ sung 01 tài khoản cấp 2: Tài khoản 3116- Hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt phải bồi thường.
8. Bổ sung tài khoản 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia và 02 tài khoản cấp 2: TK 3141- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia; TK 3148- Thanh toán khác về hàng dự trữ quốc gia.
9. Bổ sung tài khoản 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý.
10. Tài khoản 333- Các khoản phải nộp nhà nước
Bổ sung 01 tài khoản cấp 2: Tài khoản 3339- Các khoản phải nộp về vốn dự trữ quốc gia.
11. Tài khoản 336- Tạm ứng kinh phí
Bổ sung 02 tài khoản cấp 2: Tài khoản 3361- Ứng vốn dự trữ quốc gia; Tài khoản 3368- Tạm ứng kinh phí khác.
12. Tài khoản 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau
Bổ sung 01 tài khoản cấp 2: Tài khoản 3374- Chi phí kê lót chưa nhập hàng dự trữ quốc gia và bổ sung 02 tài khoản cấp 3: Tài khoản 33711- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho công tác xuất, nhập, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; Tài khoản 33718- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ khác.
13. Bổ sung tài khoản 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý.
14. Tài khoản 342- Thanh toán nội bộ.
Bổ sung 02 tài khoản cấp 2: Tài khoản 3421- Thanh toán vốn dự trữ quốc gia; TK 3428- Thanh toán nội bộ khác.
15. Bổ sung Tài khoản 432- Quỹ tiết kiệm phí.
16. Bổ sung tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
17. Tài khoản 461- Nguồn kinh phí hoạt động.
Bổ sung 03 tài khoản cấp 3: Tài khoản 46113- Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm trước); Tài khoản 46123- Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm nay); Tài khoản 46133- Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm sau).
18. Bổ sung tài khoản 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia và 02 tài khoản cấp 2: TK 6511- Năm trước; TK 6512- Năm nay.
19. Bổ sung tài khoản 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia và 02 tài khoản cấp 2: TK 6521- Năm trước; TK 6522- Năm nay.
20. Bổ sung tài khoản 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia và 02 tài khoản cấp 2: TK 6531- Chi phí có định mức; TK 6532 - Chi phí không có định mức.
21. Bổ sung tài khoản 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và 02 tài khoản cấp 2: TK 6541- Năm trước; TK 6542- Năm nay.
22. Tài khoản 661- Chi hoạt động
Bổ sung 03 tài khoản cấp 3: Tài khoản 66113- Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm trước); Tài khoản 66123- Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm nay); Tài khoản 66133 - Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm sau).
23. Tài khoản 008- Dự toán chi hoạt động
Bổ sung 01 tài khoản cấp 2: Tài khoản 0083- Dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia.
Bổ sung 02 tài khoản cấp 3: Tài khoản 00821- Dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia; Tài khoản 00828- Dự toán chi không thường xuyên khác.
24. Danh mục tài khoản kế toán sau khi bổ sung được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
1. Nội dung phản ánh của các tài khoản cấp 3 được bổ sung
a) TK 11211- Tiền gửi vốn dự trữ quốc gia (tiền Việt Nam): Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tiền gửi vốn dự trữ quốc gia bằng đồng Việt Nam của đơn vị gửi tại Kho bạc.
b) TK 11218- Tiền gửi khác (tiền Việt Nam): Phản ánh các khoản tiền bằng đồng Việt Nam của đơn vị (ngoài tiền gửi vốn dự trữ quốc gia) gửi tại Ngân hàng, Kho bạc.
c) TK 11221- Tiền gửi vốn dự trữ quốc gia (ngoại tệ): Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tiền gửi vốn dự trữ quốc gia bằng ngoại tệ của đơn vị gửi tại Kho bạc.
d) TK 11228- Tiền gửi khác (ngoại tệ): Phản ánh các khoản tiền bằng ngoại tệ của đơn vị (ngoài tiền gửi vốn dự trữ quốc gia) gửi tại Ngân hàng, Kho bạc.
2. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Nhận vốn dự trữ quốc gia NSNN cấp, cấp trên cấp hoặc cấp trên cấp ứng vốn mua hàng, ngân sách cấp bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (Cấp trên cấp vốn dự trữ quốc gia)
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421) (Cấp trên cấp ứng vốn dự trữ quốc gia).
b) Khi nhận tiền ứng vốn dự trữ quốc gia từ NSNN, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 336- Tạm ứng kinh phí (3361).
c) Khi cấp trên nhận vốn dự trữ quốc gia cấp dưới nộp lên hoặc nhận tiền hoàn ứng do cấp dưới nộp lên, căn cứ chứng từ, giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (Nhận tiền vốn dự trữ quốc gia)
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421) (Nhận tiền hoàn ứng vốn DTQG).
d) Thu tiền của đối tượng mua hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3111).
đ) Khi nộp NSNN về tiền vốn dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
e) Khi cấp trên cấp vốn dự trữ quốc gia cho cấp dưới bằng tiền gửi, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
Nợ TK 342- Vốn dự trữ quốc gia (3421) (Trường hợp cấp ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
g) Khi đơn vị cấp dưới nộp đơn vị cấp trên về tiền vốn dự trữ quốc gia không sử dụng hết bằng tiền gửi, cấp dưới ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
Nợ TK 342- Vốn dự trữ quốc gia (3421) (Hoàn trả vốn ứng)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
h) Khi trả tiền mua hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ 331- Phải trả người cung cấp (3311)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
i) Khi Bộ, ngành bán hàng dự trữ quốc gia nhưng chưa thực hiện mua hàng dự trữ quốc gia, số tiền bán hàng nộp về Tổng cục Dự trữ Nhà nước, kế toán Bộ, ngành, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
Điều 6. Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường
1. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại hàng dự trữ quốc gia đã mua, đã thuộc quyền quản lý của đơn vị nhưng hàng chưa về nhập kho, còn đang trên đường vận chuyển, còn đang ở các bến bãi hoặc đang gửi ở kho người bán, người vận chuyển.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường
a) Hàng dự trữ quốc gia được coi là thuộc quyền quản lý trực tiếp của đơn vị nhưng chưa nhập kho (đang đi trên đường), bao gồm:
- Vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng hoặc đang trên đường vận chuyển;
- Vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia đã mua về đến đơn vị nhưng chưa kiểm nhận, kiểm nghiệm nhập kho.
b) Kế toán hàng mua đang đi đường được phản ánh theo giá hóa đơn.
c) Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”.
Trong quý, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia/Có TK liên quan.
Nếu cuối quý hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường/Có TK liên quan.
d) Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia đang đi trên đường theo từng lô hàng, từng mặt hàng theo từng hợp đồng kinh tế.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường
Bên Nợ: Giá trị hàng dự trữ quốc gia đã mua đang đi đường chưa về nhập kho của đơn vị.
Bên Có: Giá trị hàng dự trữ quốc gia đang đi trên đường đã về nhập kho.
Số dư bên Nợ: Giá trị hàng dự trữ quốc gia đã mua nhưng còn đang đi trên đường.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Cuối quý, căn cứ vào hóa đơn mua hàng của các loại hàng dự trữ quốc gia đã mua nhưng chưa về nhập kho, ghi:
Nợ TK 151- Hàng mua đang đi đường
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 331 - Các khoản phải trả (3311).
b) Sang quý sau, khi hàng dự trữ quốc gia đã mua về nhập kho, căn cứ hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562)
Có TK 151- Hàng mua đang đi đường.
c) Trường hợp hàng mua đang đi đường bị hao hụt, mất mát phát hiện ngay khi phát sinh hoặc khi kiểm kê cuối quý, căn cứ vào biên bản về mất mát, hao hụt, kế toán phản ánh giá trị hàng dự trữ quốc gia bị mất mát, hao hụt, ghi:
Nợ TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý
Có TK 151- Hàng mua đang đi đường.
Điều 7. Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu
1. Nội dung phản ánh của TK cấp 2 và cấp 3 được bổ sung
a) TK 1528- Nguyên liệu, vật liệu khác: Phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu khác ngoài các loại nguyên liệu, vật liệu đã phản ánh ở các TK chi tiết khác của TK 152.
b) TK 15281- Vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia: Phản ánh giá trị vật tư phục vụ cho hoạt động nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
c) TK 15288- Vật tư khác: Phản ánh giá trị vật tư khác không phải là vật tư phục vụ cho hoạt động nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu
Bên Nợ:
- Giá trị thực tế vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia nhập kho;
- Giá trị thực tế vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Giá trị thực tế vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia xuất kho;
- Giá trị thực tế vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ:
- Giá trị thực tế vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản hiện còn trong kho của đơn vị.
3. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Nhập kho vật tư mua ngoài dùng cho các hoạt động nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 331- Các khoản phải trả (3311).
b) Nhập kho vật tư chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia mua bằng rút dự toán, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
Đồng thời ghi Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821)
c) Nhập kho vật tư do được cấp bằng hiện vật để dùng cho các hoạt động nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
d) Các loại vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia đã xuất dùng nhưng sử dụng không hết nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281) (Theo giá xuất kho)
Có TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
Có TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Có TK 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
đ) Vật tư dùng cho nhập xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia thừa phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định được nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Có TK 331- Các khoản phải trả (3318).
e) Xuất kho vật tư sử dụng cho hoạt động nhập, xuất, bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia hoặc để xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ, ghi:
Nợ TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281).
g) Vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản thiếu phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định nguyên nhân chờ xử lý:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281).
h) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối năm: Căn cứ vào Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa ngày 31/12, kế toán lập "Chứng từ ghi sổ" phản ánh toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho liên quan đến số kinh phí hoạt động được ngân sách cấp trong năm để quyết toán vào chi hoạt động của năm báo cáo (trong đó ghi rõ: Giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng cho bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối ngày 31/12), ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (33711).
Sang năm sau, khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (33711).
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532).
Điều 8. Tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ
1. Nội dung phản ánh của TK cấp 2 và cấp 3 được bổ sung
a) TK 1538- Công cụ, dụng cụ khác: Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ khác ngoài các công cụ, dụng cụ đã phản ánh ở các TK chi tiết của TK 153.
b) TK 15381- Công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia: Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động nhập, xuất, bảo quản của đơn vị.
c) TK 15388- Công cụ, dụng cụ khác: Phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ khác không phải là công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của đơn vị.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ
Bên Nợ:
- Giá trị công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia nhập kho;
- Giá trị thực tế công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Giá trị công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia xuất kho;
- Giá trị thực tế công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ:
- Giá trị thực tế công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia hiện còn trong kho của đơn vị.
3. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Nhập kho công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia mua ngoài để sử dụng cho hoạt động dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 331- Các khoản phải trả (3311).
b) Nhập kho công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho bảo quản mua bằng rút dự toán, ghi:
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
Đồng thời ghi Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821).
c) Các loại công cụ, dụng cụ đã xuất chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản nhưng sử dụng không hết nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
Có TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Có TK 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ.
d) Xuất kho công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, căn cứ vào mục đích sử dụng, ghi:
Nợ TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381).
đ) Khi cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới bằng công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia:
- Đơn vị cấp trên khi cấp, ghi:
Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123)
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381).
- Đơn vị cấp dưới khi nhận, ghi:
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
e) Công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản phát hiện thiếu, thừa khi kiểm kê, chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:
- Công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia phát hiện thiếu, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381).
- Công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia phát hiện thừa, ghi:
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 331-Các khoản phải trả (3318).
g) Hạch toán công cụ, dụng cụ dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối năm: Căn cứ vào Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa ngày 31/12, kế toán lập "Chứng từ ghi sổ" phản ánh toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ dùng cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho liên quan đến số kinh phí hoạt động được ngân sách cấp trong năm để quyết toán vào chi hoạt động của năm báo cáo (trong đó ghi rõ: Giá trị công cụ, dụng cụ dùng cho bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối ngày 31/12), ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (33711).
Sang năm sau, khi xuất vật tư sử dụng cho công tác nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532)
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (33711)
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532).
Điều 9. Tài khoản 156- Hàng dự trữ quốc gia
1. Tài khoản 156- Hàng dự trữ quốc gia dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của giá trị các loại hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu Nhà nước.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 156- Hàng dự trữ quốc gia
a) Phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; khi nhập, xuất đều phải làm đầy đủ thủ tục cân, đong, đo, đếm và bắt buộc phải lập Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho; trước khi nhập phải kiểm nghiệm đầy đủ số lượng, chất lượng.
b) Kế toán phải mở sổ chi tiết để ghi chép cả số lượng, giá trị từng loại hàng nhập, xuất tồn kho. Trường hợp phát hiện chênh lệch giữa sổ sách và thực tế phải xác định nguyên nhân và báo cáo ngay cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời xử lý. Ở kho, thủ kho phải mở sổ hoặc thẻ kho theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn từng loại hàng.
c) Hạch toán nhập, xuất, tồn hàng dự trữ quốc gia phải theo giá thực tế. Việc xác định giá thực tế dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán, được quy định cụ thể như sau:
- Giá thực tế nhập kho được tính theo giá mua thực tế (đã bao gồm cả thuế GTGT nếu có), giá ghi trên chứng từ, hóa đơn (trường hợp nhận điều chuyển nội bộ, thu nợ bằng hàng).
- Giá thực tế xuất kho được áp dụng theo phương pháp xác định giá thực tế bình quân gia quyền.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 156- Hàng dự trữ quốc gia
Bên Nợ:
- Giá trị thực tế hàng dự trữ quốc gia nhập kho;
- Giá trị thực tế hàng dự trữ quốc gia phát hiện thừa nhập kho.
Bên Có:
- Giá trị thực tế hàng dự trữ quốc gia xuất kho (xuất bán, xuất điều chuyển, xuất cho vay, xuất sử dụng không thu tiền,...);
- Giá trị thực tế hàng dự trữ quốc gia phát hiện thiếu;
Số dư bên Nợ:
Giá trị thực tế của hàng dự trữ quốc gia hiện có trong kho.
4. Tài khoản 156- Hàng dự trữ quốc gia, có 4 Tài khoản cấp 2:
a) Tài khoản 1561- Hàng dự trữ quốc gia trực tiếp bảo quản: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có của các loại hàng dự trữ quốc gia do đơn vị trực tiếp bảo quản.
b) Tài khoản 1562- Hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có của các loại hàng dự trữ quốc gia đơn vị thuê đơn vị khác bảo quản hộ.
c) Tài khoản 1563- Hàng dự trữ quốc gia đem gia công: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có của các loại hàng dự trữ quốc gia đơn vị đem gia công.
d) Tài khoản 1564- Hàng dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có của các loại hàng dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng.
5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Kế toán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp bảo quản hoặc thuê bảo quản
- Hàng dự trữ quốc gia mua về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561 hoặc 1562)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 331- Các khoản phải trả (3311).
Khi mua hàng dự trữ quốc gia bằng dự toán, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561 hoặc 1562)
Có TK 451 - Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Đồng thời ghi Có TK 0083- Dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia.
- Nhập kho hàng dự trữ quốc gia do cấp trên ký hợp đồng và thanh toán:
+ Đơn vị cấp dưới trực tiếp quản lý hàng khi nhận được hàng dự trữ quốc gia do đơn vị cấp trên ký hợp đồng và thanh toán.
Khi thực hiện nhập hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561 hoặc 1562)
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
Khi có quyết định của cấp trên tăng nguồn dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
+ Tại đơn vị cấp trên:
Khi nhận đầy đủ hồ sơ nhập hàng của đơn vị cấp dưới, kế toán xác định số tiền phải thanh toán cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 331- Các khoản phải trả (3311)
Khi trả tiền cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 331- Các khoản phải trả (3311)
Có TK 111- Tiền mặt (1111)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
- Giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa phát hiện qua kiểm kê, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561)
Có TK 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý.
- Điều chuyển hàng dự trữ quốc gia
+ Đơn vị nhập hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561)
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
+ Khi nhận quyết định tăng nguồn vốn, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
+ Đơn vị xuất hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
Khi nhận quyết định giảm nguồn vốn, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
- Nhập hàng dự trữ quốc gia khi được viện trợ, hỗ trợ, huy động đóng góp của các tổ chức và cá nhân, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Hàng dự trữ quốc gia đang đi đường về nhập kho của đơn vị, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562)
Có TK 151- Hàng mua đang đi đường.
- Khi xuất bán hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (Giá hạch toán) (3141)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
- Trường hợp tạm xuất hàng để phục vụ nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
- Giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt khi xuất dốc kho, thiếu hụt phát hiện qua kiểm kê, căn cứ vào biên bản, ghi:
Nợ TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
b) Kế toán hàng dự trữ quốc gia đem gia công
- Khi xuất hàng dự trữ quốc gia đem gia công, căn cứ vào giá trị hàng dự trữ quốc gia thực xuất, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1563)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
- Khi nhận hàng dự trữ quốc gia sau khi gia công về nhập kho, căn cứ vào giá trị thực xuất mang gia công, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1563).
c) Kế toán hàng dự trữ quốc gia xuất luân phiên đổi hàng
- Khi xuất hàng dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng, căn cứ vào giá trị hàng dự trữ quốc gia thực xuất, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1564)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
- Khi nhập hàng dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1564).
Điều 10. Tài khoản 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng
1. Tài khoản 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng dùng để phản ánh số hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng và tình hình biến động các loại hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng
a) Tài khoản 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng chỉ sử dụng ở đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia có phát sinh.
b) Việc tạm xuất, thu hồi, bảo dưỡng kỹ thuật và nhập lại kho hàng dự trữ quốc gia phải thực hiện theo đúng chế độ quy định hiện hành, cụ thể:
- Hàng dự trữ quốc gia chỉ được tạm xuất sử dụng khi có Quyết định của cấp có thẩm quyền để kịp thời phục vụ nhiệm vụ phát sinh;
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay, sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hiện hành.
c) Hàng dự trữ quốc gia xuất kho tạm sử dụng và nhập kho khi thu hồi được phản ánh theo giá trị thực tế của từng loại hàng dự trữ quốc gia.
d) Đơn vị phải mở sổ chi tiết để quản lý, theo dõi từng loại hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng
Bên Nợ:
Giá trị thực tế của hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng
Bên Có:
Giá trị hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng thu hồi nhập kho, xuất cấp sử dụng hoặc xuất bán.
Số dư bên Nợ:
Giá trị hàng dự trữ quốc gia đang tạm xuất sử dụng.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Khi xuất kho hàng dự trữ quốc gia để kịp thời phục vụ nhiệm vụ phát sinh theo quyết định của cấp có thẩm quyền, căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
b) Thu hồi hàng dự trữ quốc gia nhập kho ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ để bảo quản theo quy định hiện hành, căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562)
Có TK 157- Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng.
Điều 11. Tài khoản 311- Các khoản phải thu
1. Nội dung phản ánh của TK cấp 2 được bổ sung
Tài khoản 3116 - Hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt phải bồi thường: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu về các khoản bồi thường vật chất do làm mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia theo quyết định xử lý, bắt bồi thường.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 311- Các khoản phải thu
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu về giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt phải bồi thường theo quyết định xử lý.
- Trị giá hạch toán của hàng dự trữ quốc gia xuất cho vay
- Số tiền phải thu về hàng dự trữ quốc gia Bộ, ngành chưa mua hàng dự trữ quốc gia.
Bên Có:
- Số tiền đã thu của các cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) do làm thiếu hụt hàng dự trữ quốc gia;
- Kết chuyển trị giá hạch toán hàng dự trữ quốc gia cho vay đã thu được bằng tiền hoặc bằng hàng.
Số dư bên Nợ:
- Các khoản nợ do làm thiếu hụt hàng dự trữ quốc gia còn phải thu;
- Trị giá hạch toán hàng dự trữ quốc gia còn cho vay cuối kỳ.
3. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Kế toán phải thu hàng dự trữ quốc gia thiếu
- Phản ánh giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu, phải thu bồi thường khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền:
Trường hợp giá thu theo quyết định xử lý cao hơn giá hạch toán, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3116) (giá thu theo quyết định xử lý)
Có TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý (theo giá hạch toán)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (số chênh lệch lớn hơn giá hạch toán).
Trường hợp giá thu theo quyết định xử lý thấp hơn giá hạch toán, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3116) (giá thu theo quyết định xử lý)
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (số chênh lệch nhỏ hơn giá hạch toán)
Có TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý (theo giá hạch toán).
Khi thu được tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt, hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3116).
b) Hạch toán phải thu hàng dự trữ quốc gia cho vay
- Khi xuất hàng cho vay, phản ánh giá trị hàng dự trữ quốc gia cho đơn vị khác vay theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118) (theo giá hạch toán)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562) (theo giá hạch toán).
- Khi thu hồi các khoản nợ về hàng dự trữ quốc gia cho vay:
+ Trường hợp đơn vị vay hàng dự trữ quốc gia trả nợ bằng hàng, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562) (theo giá hạch toán)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3118)
+ Trường hợp đơn vị vay hàng dự trữ quốc gia trả nợ bằng tiền, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3148) (theo giá thu nợ vay)
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (chênh lệch giá thu nợ vay nhỏ hơn giá hạch toán).
Có TK 311- Các khoản phải thu (3118) (theo giá hạch toán)
Có TK 451 - Nguồn vốn dự trữ quốc gia (chênh lệch giá thu nợ vay lớn hơn giá hạch toán).
Điều 12. Tài khoản 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia
1. Tài khoản 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền bán hàng dự trữ quốc gia, thu nợ vay trả bằng tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia:
a) TK 314 sử dụng ở các đơn vị trực tiếp bán hàng dự trữ quốc gia thu tiền, thu nợ vay hàng dự trữ quốc gia trả bằng tiền.
b) Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết cho các nội dung bán, thu nợ vay và thu thanh lý hàng dự trữ quốc gia, theo từng đối tượng thanh toán, từng lần thanh toán.
c) Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 314 - Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia
Bên Nợ:
- Giá hạch toán hàng dự trữ quốc gia xuất bán theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Trị giá hàng dự trữ quốc gia cho vay theo giá hạch toán (tương ứng với số lượng hàng cho vay đã thu nợ được bằng tiền);
- Số chi về thanh lý hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh;
- Kết chuyển nộp ngân sách số tiền thu về thanh lý hàng dự trữ quốc gia lớn hơn chi phí thanh lý.
- Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá hạch toán hàng dự trữ quốc gia xuất bán;
- Kết chuyển chênh lệch giá thu thanh lý lớn hơn chi phí thanh lý hàng dự trữ quốc gia;
- Kết chuyển phần chênh lệch giữa số tiền thu nợ lớn hơn trị giá hạch toán của số lượng hàng dự trữ cho vay đã thu nợ được bằng tiền;
Bên Có:
- Phản ánh số tiền người mua hàng đã nộp tương ứng với số hàng đã xuất bán, thanh lý;
- Số tiền người vay hàng dự trữ quốc gia trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Kết chuyển vào chi hoạt động phần chênh lệch số tiền thu về thanh lý hàng dự trữ quốc gia nhỏ hơn chi phí thanh lý.
- Kết chuyển chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá vốn (giá hạch toán) hàng dự trữ quốc gia
- Kết chuyển chênh lệch giữa số tiền thu nợ nhỏ hơn trị giá hạch toán của số lượng hàng dự trữ cho vay đã thu nợ được bằng tiền;
Tài khoản này có 2 Tài khoản cấp 2:
- TK 3141- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia: Phản ánh các khoản thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia.
- TK 3148- Thanh toán khác về hàng dự trữ quốc gia: Phản ánh các khoản thanh toán khác (cho vay hàng, thanh lý) về hàng dự trữ quốc gia.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Kế toán xuất bán hàng dự trữ quốc gia:
- Khi thu tiền trước của người mua hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (1111)
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (11211)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3111)
- Khi xuất hàng, phản ánh giá hạch toán của hàng dự trữ quốc gia xuất bán, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (giá hạch toán) (3141)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562) (giá hạch toán)
- Kết chuyển số tiền thu về bán hàng dự trữ quốc gia tương ứng với số hàng đã xuất bán, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3111) (theo giá bán)
Có TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (theo giá bán) (3141).
Đồng thời kết chuyển chênh lệch giữa giá bán và giá hạch toán:
+ Trường hợp chênh lệch giá bán lớn hơn giá hạch toán, số chênh lệch ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3141)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
+ Trường hợp chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá hạch toán, số chênh lệch ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
Có TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3141)
b) Kế toán thu nợ vay hàng dự trữ quốc gia:
- Khi xuất hàng dự trữ quốc gia cho vay, phản ánh giá hạch toán của hàng dự trữ quốc gia xuất cho vay, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562) (theo giá hạch toán)
- Khi thu nợ vay hàng dự trữ quốc gia trả bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (1111)
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (11211)
Có TK 314 - Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3148).
- Kết chuyển giá trị hạch toán của hàng dự trữ quốc gia cho vay đã thu được tiền, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (theo giá thu nợ) (3148).
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (chênh lệch giữa giá thu nợ vay nhỏ hơn giá hạch toán)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3118) (theo giá hạch toán)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (chênh lệch giữa giá thu nợ vay lớn hơn giá hạch toán)
c) Kế toán bán thanh lý hàng dự trữ quốc gia
- Khi thu tiền trước của người mua về mua thanh lý hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (1111)
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (11211)
Có TK 311- Các khoản phải thu (3111)
- Khi xuất hàng dự trữ quốc gia thanh lý theo Quyết định của cấp có thẩm quyền, căn cứ Phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562) (theo giá hạch toán).
- Kết chuyển số tiền thu về thanh lý hàng dự trữ quốc gia (theo giá thanh lý) tương ứng với khối lượng hàng dự trữ quốc gia đã xuất thanh lý, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3111)
Có TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia.
- Phản ánh số tiền chi thanh lý hàng dự trữ, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3148)
Có các TK 111(1111), 112 (11211).
- Trường hợp số tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia lớn hơn chi thanh lý hàng dự trữ quốc gia, số chênh lệch phải nộp NSNN, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3148)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3339).
- Trường hợp số tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia không đủ bù đắp chi phí, nếu được chi từ NSNN chi cho hoạt động dự trữ quốc gia của đơn vị, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (Chênh lệch chi thanh lý - thu thanh lý)
Có TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3148)
Điều 13. Tài khoản 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý
1. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của khối lượng hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt, mất mát và tình hình xử lý hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt, mất mát đó. Tài khoản này chỉ sử dụng ở các đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 319 - Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý
a) Trong mọi trường hợp phát hiện hàng dự trữ quốc gia thiếu, đơn vị phải lập biên bản cho từng loại hàng, theo từng kho và phải xác định nguyên nhân để cấp có thẩm quyền quyết định xử lý.
b) Hàng dự trữ quốc gia thiếu phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, loại hàng và tình hình xử lý cụ thể của từng loại.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý
Bên Nợ: Giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu đã xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Số dư bên Nợ: Giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý cuối kỳ.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Hàng dự trữ quốc gia phát hiện thiếu, căn cứ vào biên bản và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
b) Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
- Nếu quyết định xử lý cho phép ghi giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (Theo giá hạch toán)
Có TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý (Theo giá hạch toán).
- Nếu quyết định xử lý thu bồi thường bằng tiền, ghi:
+ Trường hợp giá thu bồi thường cao hơn giá hạch toán, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3116) (theo giá bồi thường)
Có TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý (theo giá hạch toán)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (chênh lệch giá thu bồi thường lớn hơn giá hạch toán)
+ Trường hợp giá thu bồi thường thấp hơn giá hạch toán, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3116) (theo giá bồi thường)
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (chênh lệch giá thu bồi thường nhỏ hơn giá hạch toán)
Có TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý (theo giá hạch toán).
Điều 14. Tài khoản 333- Các khoản phải nộp nhà nước
1. Nội dung phản ánh của tài khoản cấp 2 được bổ sung
Tài khoản 3339- Các khoản phải nộp về vốn dự trữ quốc gia: Phản ánh số vốn dự trữ quốc gia phải nộp nhà nước.
2. Bổ sung nguyên tắc hạch toán kế toán Tài khoản 333- Các khoản phải nộp nhà nước:
a) Trường hợp vốn bán hàng dự trữ quốc gia không sử dụng để mua hàng dự trữ quốc gia, các đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia phải thực hiện nộp ngân sách nhà nước trong thời hạn quy định kể từ ngày kết thúc đợt bán hàng;
b) Số tiền thu được từ việc thanh lý hàng dự trữ quốc gia, sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định hiện hành được nộp ngân sách nhà nước trong thời hạn quy định sau khi kết thúc thanh lý.
3. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333- Các khoản phải nộp Nhà nước
Bên Nợ: Số vốn dự trữ quốc gia đã nộp Nhà nước.
Bên Có: Số vốn dự trữ quốc gia phải nộp Nhà nước.
Số dư bên Có: Số vốn dự trữ quốc gia còn phải nộp Nhà nước.
4. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Số tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia lớn hơn chi thanh lý hàng dự trữ quốc gia, số chênh lệch phải nộp NSNN, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3148)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3339).
b) Khi chuyển tiền nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
Điều 15. Tài khoản 336- Tạm ứng kinh phí
1. Nội dung phản ánh của các tài khoản cấp 2 được bổ sung
a) Tài khoản 3361- Ứng vốn dự trữ quốc gia: Phản ánh số vốn dự trữ quốc gia đơn vị đã ứng của NSNN và việc thanh toán số vốn đã ứng trong thời gian dự toán chi ngân sách chưa được cấp có thẩm quyền giao.
b) Tài khoản 3368- Tạm ứng kinh phí khác: Phản ánh số kinh phí ngoài vốn dự trữ quốc gia đơn vị đã ứng của NSNN và việc thanh toán số kinh phí đã ứng trong thời gian dự toán chi ngân sách chưa được cấp có thẩm quyền giao.
2. Bổ sung nguyên tắc hạch toán Tài khoản 336- Tạm ứng kinh phí
a) Khi đơn vị cần vốn để mua hàng dự trữ quốc gia có tính thời vụ, mua hàng mới trước khi xuất bán đổi hàng cũ theo kế hoạch xuất bán luân phiên đổi hàng, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho ứng từ ngân sách nhà nước; bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã ứng sau khi hoàn thành việc xuất bán đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch.
b) Khi đơn vị được NSNN cho ứng vốn dự trữ quốc gia sau khi hoàn thành việc xuất bán đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã ứng.
3. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 336- Tạm ứng kinh phí
Bên Nợ: Vốn dự trữ quốc gia đã trả NSNN.
Bên Có: Số vốn dự trữ quốc gia đã tạm ứng của NSNN.
Số dư bên Có: Số vốn dự trữ quốc gia còn tạm ứng của NSNN.
4. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Trường hợp đơn vị dự trữ quốc gia ứng vốn để mua hàng dự trữ quốc gia có tính thời vụ, mua hàng mới trước khi xuất bán đổi hàng cũ theo kế hoạch luân phiên đổi hàng. Khi được NSNN cho tạm ứng vốn dự trữ quốc gia, căn cứ giấy báo có của KBNN, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 336- Tạm ứng kinh phí (3361).
b) Khi hoàn trả cho NSNN số tiền đã ứng, ghi:
Nợ TK 336- Tạm ứng kinh phí (3361)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
Điều 16. Tài khoản 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau
1. Nội dung phản ánh của các TK cấp 2 và cấp 3 được bổ sung:
a) Tài khoản 3374- Chi phí kê lót chưa nhập hàng dự trữ quốc gia: Phản ánh chi phí kê lót thực tế đã hoàn thành nhưng chưa có hàng dự trữ quốc gia nhập kho đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm nay chuyển năm sau.
b) Tài khoản 33711- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho công tác bảo quản: Phản ánh nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho công tác bảo quản tồn kho đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm nay chuyển năm sau.
c) Tài khoản 33718- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ khác: Phản ánh nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ khác tồn kho đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm nay chuyển năm sau.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau, như sau:
Bên Nợ:
- Chi phí kê lót chưa có hàng dự trữ quốc gia đã quyết toán của năm trước, năm nay được sử dụng để nhập hàng dự trữ quốc gia;
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác bảo quản đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm trước, năm nay xuất ra sử dụng.
Bên Có:
- Chi phí kê lót đã hoàn thành nhưng chưa có hàng dự trữ quốc gia đã quyết toán vào kinh phí hoạt động của năm nay chuyển năm sau để theo dõi quản lý, sử dụng;
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác bảo quản tồn kho đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm nay chuyển năm sau để theo dõi, quản lý, sử dụng.
Số dư bên Có:
- Chi phí kê lót đã hoàn thành nhưng chưa có hàng dự trữ quốc gia nhập kho;
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác bảo quản tồn kho đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm nay nhưng chưa sử dụng chuyển năm sau.
4. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối năm: Căn cứ vào Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa ngày 31/12, kế toán lập "Chứng từ ghi sổ" phản ánh toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho liên quan đến số kinh phí hoạt động được ngân sách cấp trong năm để quyết toán vào chi hoạt động của năm báo cáo (trong đó ghi rõ: Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho bảo quản hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối ngày 31/12), ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (33711).
Sang năm sau, khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532)
Có các TK 152, 153.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (33711).
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532).
b) Đối với chi phí kê lót chưa có hàng dự trữ quốc gia
- Cuối năm, căn cứ vào chi phí kê lót phát sinh trong năm đã hoàn thành nhưng chưa có hàng dự trữ quốc gia nhập kho (số dư nợ TK 653) quyết toán vào chi hoạt động kỳ báo cáo, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374).
- Đối với chi phí kê lót đã hoàn thành chưa có hàng dự trữ quốc gia đã quyết toán vào kinh phí năm trước, trong năm khi nhập kho hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374)
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Điều 17. Tài khoản 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý
1. Tài khoản 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý dùng để phản ánh giá trị của khối lượng hàng dự trữ quốc gia thừa chưa xác định rõ nguyên nhân và tình hình xử lý hàng dự trữ thừa.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý:
a) Trong mọi trường hợp phát hiện hàng dự trữ quốc gia thừa, đơn vị phải lập biên bản cho từng loại hàng, theo từng kho, xác định nguyên nhân để cấp có thẩm quyền quyết định xử lý.
b) Hàng dự trữ quốc gia thừa phải theo dõi chi tiết từng đối tượng, từng loại hàng và tình hình xử lý.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý
Bên Nợ: Giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa đã xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Bên Có: Giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: Giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý cuối kỳ.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Trường hợp phát sinh hàng dự trữ quốc gia thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, căn cứ vào biên bản và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561)
Có TK 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý.
b) Khi có quyết định xử lý hàng dự trữ thừa của cấp có thẩm quyền, căn cứ quyết định xử lý để ghi theo từng trường hợp cụ thể:
- Trường hợp quyết định hàng dự trữ thừa được ghi tăng vốn dự trữ quốc gia:
Nợ TK 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Trường hợp quyết định hàng dự trữ thừa phải trả cho tổ chức, cá nhân, ghi:
Nợ TK 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý
Có TK 331- Các khoản phải trả (3311).
Điều 18. Tài khoản 342- Thanh toán nội bộ
1. Nội dung phản ánh của các TK cấp 2 được bổ sung
a) Tài khoản 3421- Thanh toán vốn dự trữ quốc gia: Phản ánh các khoản thanh toán giữa các đơn vị nội bộ về vốn dự trữ quốc gia;
b) Tài khoản 3428- Thanh toán nội bộ khác: Phản ánh các khoản thanh toán giữa các đơn vị nội bộ về các khoản khác ngoài vốn dự trữ quốc gia;
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 342- Thanh toán nội bộ
Bên Nợ:
- Vốn dự trữ quốc gia cấp ứng cho cấp dưới;
- Nộp trả vốn dự trữ quốc gia đã nhận ứng từ cấp trên;
- Xuất hàng dự trữ quốc gia do điều chuyển;
- Kết chuyển tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Bên Có:
- Nhận vốn dự trữ quốc gia ứng từ cấp trên;
- Nhận vốn dự trữ quốc gia đơn vị cấp dưới hoàn ứng;
- Nhập hàng dự trữ quốc gia do điều chuyển;
- Kết chuyển giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Số dư bên Nợ:
- Vốn dự trữ quốc gia cấp ứng cho cấp dưới;
- Hàng dự trữ quốc gia điều chuyển chưa kết chuyển.
Số dư bên Có:
- Vốn dự trữ quốc gia còn ứng từ cấp trên;
- Hàng dự trữ quốc gia điều chuyển chưa kết chuyển.
3. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Ở đơn vị kế toán cấp trên:
- Khi cấp ứng vốn dự trữ quốc gia cho đơn vị cấp dưới (hoặc cấp trên thanh toán hộ cấp dưới tiền mua hàng), ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
- Trường hợp cấp trên ký hợp đồng và thanh toán tiền mua hàng, khi nhận đầy đủ hồ sơ nhập hàng của đơn vị cấp dưới, kế toán xác định số tiền phải thanh toán cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 331- Các khoản phải trả (3311).
- Khi có Quyết định tăng nguồn cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
- Đơn vị cấp trên nhận được tiền vốn ứng của cấp dưới nộp trả, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
b) Ở đơn vị kế toán cấp dưới:
- Khi nhận ứng vốn dự trữ quốc gia của đơn vị cấp trên, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
- Khi nộp tiền vốn ứng về cấp trên, ghi:
Nợ TK 342 Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
- Khi nhập hàng dự trữ quốc gia điều chuyển nội bộ, ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561)
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
- Khi xuất hàng dự trữ quốc gia điều chuyển nội bộ, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561).
- Khi cấp trên có quyết định tăng nguồn cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Khi cấp trên có quyết định giảm nguồn cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 451 - Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Có TK 342 Thanh toán nội bộ (3421).
Điều 19. Tài khoản 432- Quỹ tiết kiệm phí
1. TK 432- Quỹ tiết kiệm phí phản ánh phần tiết kiệm phí là số tiền chênh lệch giữa tổng kinh phí được hưởng theo định mức trừ đi tổng chi phí thực tế để thực hiện nhập, xuất, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và bảo quản hàng dự trữ quốc gia và phần tiết kiệm phí được điều hòa từ cấp trên.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 432- Quỹ tiết kiệm phí
a) Đơn vị phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành quỹ tiết kiệm phí từ tiết kiệm phí nhập, phí xuất, phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia và phần tiết kiệm phí được điều hòa từ cấp trên.
b) Đơn vị dự trữ quốc gia được sử dụng số tiền tiết kiệm phí để trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, mua sắm, sửa chữa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý dự trữ quốc gia của đơn vị theo quy định của cơ chế tài chính.
c) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước được quyết định điều hòa tiết kiệm phí giữa các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc thực hiện việc điều chuyển lên cấp trên hoặc tiếp nhận từ cấp trên số tiền tiết kiệm phí theo quyết định điều hòa tiết kiệm phí của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 432- Quỹ tiết kiệm phí
Bên Nợ:
- Các khoản sử dụng từ quỹ tiết kiệm phí theo quy định của cơ chế tài chính;
- Số tiết kiệm phí nộp lên cấp trên theo quyết định điều hòa của cấp trên (đối với cấp dưới);
- Số tiết kiệm phí điều hòa xuống cấp dưới (đối với cấp trên).
Bên Có:
- Các khoản hình thành quỹ tiết kiệm phí theo quy định của cơ chế tài chính;
- Số tiết kiệm phí nhận được theo quyết định điều hòa của cấp trên (đối với cấp dưới).
- Số tiết kiệm phí cấp dưới nộp lên (đối với cấp trên).
Số dư bên Có: Số quỹ tiết kiệm phí hiện còn chưa sử dụng.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Xác định số tiền chênh lệch giữa tổng kinh phí được hưởng theo định mức trừ đi tổng chi phí thực tế để thực hiện nhập, xuất, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và bảo quản hàng dự trữ quốc gia để hình thành quỹ tiết kiệm phí, ghi:
Nợ TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
Có TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
b) Khi chuyển số tiền tiết kiệm phí lên cấp trên theo quyết định điều hòa của cấp trên, đơn vị cấp dưới ghi:
Nợ TK 432- Quỹ tiết kiệm phí
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
c) Khi nhận được số tiền tiết kiệm phí cấp trên điều hòa xuống, đơn vị cấp dưới ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
d) Khi nhận được số tiền tiết kiệm phí cấp dưới nộp lên theo quyết định điều hòa của cấp trên, đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
đ) Khi chuyển số tiền tiết kiệm phí điều hòa cho cấp dưới, đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK 432- Quỹ tiết kiệm phí
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218).
e) Khi trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi của đơn vị từ quỹ tiết kiệm phí theo quy định của cơ chế tài chính, ghi:
Nợ TK 432- Quỹ tiết kiệm phí
Có TK 431 - Các quỹ (4311, 4312).
g) Khi sử dụng quỹ tiết kiệm phí để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định, ghi:
Nợ TK 432- Quỹ tiết kiệm phí
Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức.
h) Khi mua sắm tài sản cố định bằng quỹ tiết kiệm phí, ghi:
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 331- Các khoản phải trả.
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi giảm quỹ tiết kiệm phí, ghi:
Nợ TK 432- Quỹ tiết kiệm phí
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Điều 20. Tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
1. Tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia tại đơn vị.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
a) Nguồn vốn dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, các trường hợp tăng, giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia phải được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Không phản ánh vào Tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia số vốn dự trữ quốc gia đơn vị được NSNN cho ứng trước.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
Bên Nợ:
- Số vốn dự trữ quốc gia nộp trả ngân sách, cấp trên;
- Vốn dự trữ quốc gia cấp cho cấp dưới;
- Vốn dự trữ quốc gia cấp sử dụng không thu tiền;
- Hàng dự trữ quốc gia thiếu được xử lý ghi giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia theo quyết định;
- Các trường hợp khác theo quy định được ghi giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Bên Có:
- Nhận vốn dự trữ quốc gia do ngân sách cấp, cấp trên cấp;
- Nhận vốn dự trữ quốc gia cấp dưới nộp lên;
- Giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa được ghi tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia theo quyết định;
- Các trường hợp khác theo quy định được ghi tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Số dư bên Có:
Nguồn vốn dự trữ quốc gia hiện có cuối kỳ.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Trường hợp ghi tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia:
- Khi nhận vốn dự trữ quốc gia do ngân sách cấp, cấp trên cấp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt, hoặc
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211, 11221)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Nhận vốn dự trữ quốc gia do cấp dưới nộp lên, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa được ghi tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 339- Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập điều chuyển, viện trợ, hỗ trợ..., ghi:
Nợ TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá hạch toán hàng dự trữ quốc gia xuất bán, ghi:
Nợ TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3141)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Kết chuyển vốn tạm ứng tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (3421)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
- Chênh lệch giữa giá thu bồi thường hàng dự trữ quốc gia thiếu lớn hơn giá hạch toán, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3116)
Có TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
b) Trường hợp ghi giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia:
- Xuất hàng dự trữ quốc gia để thanh lý theo Quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
- Khi cấp trên cấp vốn dự trữ quốc gia cho đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị cấp dưới nộp vốn lên đơn vị cấp trên, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11211).
- Khi có quyết định giảm nguồn do điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
Có TK 342- Thanh toán nội bộ (3421).
- Giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu, khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
+ Trường hợp cho phép ghi giảm vốn dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (Theo giá hạch toán)
Có TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý (Theo giá hạch toán).
+ Số chênh lệch giữa giá thu bồi thường thấp hơn giá hạch toán, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (chênh lệch giá thu bồi thường thấp hơn giá hạch toán)
Có TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý.
- Trường hợp giảm nguồn khi tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (Theo giá hạch toán)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
- Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia (Theo giá hạch toán)
Có TK 156- Hàng dự trữ quốc gia (1561, 1562).
- Chênh lệch giữa giá bán thấp hơn giá hạch toán hàng dự trữ quốc gia xuất bán, ghi:
Nợ TK 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia.
Có TK 314- Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia (3141).
Điều 21. Tài khoản 461- Nguồn kinh phí hoạt động
1. Nội dung phản ánh của các tài khoản cấp 3 được bổ sung
a) Tài khoản 46113- Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm trước): Tài khoản này phản ánh nguồn kinh phí do ngân sách cấp cho đơn vị để thực hiện nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia; mua sắm tài sản chuyên môn đặc thù; bảo hiểm, thanh lý, tiêu hủy hàng hóa dự trữ quốc gia, theo quy định của cấp có thẩm quyền thuộc ngân sách năm trước còn chờ phê duyệt quyết toán.
b) Tài khoản 46123- Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm nay): Tài khoản này phản ánh nguồn kinh phí do ngân sách cấp cho đơn vị để thực hiện nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia; mua sắm tài sản chuyên môn đặc thù; bảo hiểm, thanh lý, tiêu hủy hàng hóa dự trữ quốc gia, theo quy định của cấp có thẩm quyền thuộc ngân sách năm nay.
c) Tài khoản 46133- Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm sau): Tài khoản này phản ánh nguồn kinh phí do ngân sách cấp cho đơn vị để thực hiện nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia; mua sắm tài sản chuyên môn đặc thù; bảo hiểm, thanh lý, tiêu hủy hàng hóa dự trữ quốc gia, theo quy định của cấp có thẩm quyền thuộc ngân sách năm sau.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 461- Nguồn kinh phí hoạt động
Bên Nợ:
- Số kinh phí thực hiện nghiệp vụ dự trữ quốc gia nộp lại NSNN hoặc cấp cho cấp dưới;
- Kết chuyển số chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia đã được phê duyệt quyết toán với nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia;
- Các khoản được phép giảm nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
Bên Có:
- Số kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia đã nhận từ NSNN hoặc từ cấp trên.
- Các khoản được phép tăng nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
Số dư bên Có:
- Số kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia được cấp trước cho năm sau;
- Số kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa được quyết toán.
3. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Khi rút dự toán để thực hiện nghiệp vụ dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (Nếu rút bằng tiền mặt về nhập quỹ) (1111)
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Nợ TK 654- Chi phí xuất hàng DTQG cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
Đồng thời, ghi Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821)
b) Đối với những đơn vị được ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền, ủy nhiệm chi, khi nhận giấy báo Có của KBNN, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
c) Trường hợp đơn vị được cấp, điều chuyển kinh phí bằng hiện vật, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
d) Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho nhập, xuất, bảo quản để điều chuyển cho đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền, căn cứ phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381).
đ) Khi rút dự toán chuyển sang tài khoản tiền gửi số tiết kiệm phí nhập, xuất, cứu trợ hỗ trợ viện trợ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (1111)
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123).
Đồng thời, ghi Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821)
e) Trường hợp cuối niên độ kế toán, theo chế độ tài chính quy định, nếu đơn vị phải nộp lại số kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia sử dụng không hết, khi nộp lại kinh phí, ghi:
Nợ TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (46123)
Có TK 111- Tiền mặt (1111)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218).
Nếu nộp khôi phục dự toán đồng thời ghi Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821) (ghi âm).
g) Cuối kỳ kế toán năm, các khoản chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia chưa được quyết toán với nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia đã sử dụng được kết chuyển từ Tài khoản 46123 “Năm nay” sang 46113 “Năm trước”, ghi:
Nợ TK 4612- Năm nay (46123)
Có TK 4611- Năm trước (46113).
h) Kết chuyển chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia vào nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, ghi:
Nợ TK 4611 - Năm trước (46113)
Có TK 6611 - Năm trước (66113).
i) Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia của năm trước xác định chưa sử dụng khi xét duyệt báo cáo quyết toán năm theo chế độ tài chính quy định, nếu được chuyển thành nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia năm nay, ghi:
Nợ TK 4611- Năm trước (46113)
Có TK 4612- Năm nay (46123).
k) Đầu năm sau, kết chuyển số kinh phí đã phản ánh trên TK 46133 “Năm sau” sang TK 46123 “Năm nay”, ghi:
Nợ TK 4613- Năm sau (46133)
Có TK 4612- Năm nay (46123).
Điều 22. Tài khoản 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
1. Tài khoản 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia dùng để phản ánh chi phí cho công tác nhập hàng dự trữ quốc gia của đơn vị.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
a) Tài khoản 651 phải được theo dõi chi tiết chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh cho từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia.
b) Nội dung chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia hạch toán vào TK 651 phải đúng theo quy định của chế độ quản lý tài chính.
c) Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia cuối kỳ được kết chuyển vào bên Nợ TK 661 “Chi hoạt động” theo định mức của từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia (nhưng không được vượt dự toán được giao). Cuối kỳ, kế toán phải xác định số chênh lệch giữa chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia theo định mức được hưởng so với chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh tương ứng với lượng hàng đã nhập kho (đã được giao dự toán) để hạch toán vào TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
d) Cuối kỳ kế toán năm, số chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 do chưa có dự toán được giao hoặc chưa nhập hàng được kết chuyển từ TK 6512 “Năm nay” sang TK 6511 “Năm trước”.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia.
Bên Nợ:
- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia theo định mức lớn hơn chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh sang TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia được hưởng trong kỳ theo định mức khoán (không vượt quá dự toán được giao) vào bên Nợ TK 66123- Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
- Các khoản được phép ghi giảm chi (nếu có) hoặc các khoản chi sai, chi vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi hoặc chuyển xử lý.
Số dư bên Nợ:
Tài khoản 651 có thể có số dư cuối kỳ. Số dư cuối kỳ là số chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 do chưa được giao dự toán hoặc chưa nhập hàng.
Tài khoản 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia, có 2 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6511- Năm trước: Phản ánh số chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh năm trước nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 do chưa được giao dự toán hoặc chưa nhập hàng.
- Tài khoản 6512- Năm nay: Phản ánh số chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh trong năm.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 651 - Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia (6512)
Có TK 111- Tiền mặt (1111)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 312- Tạm ứng
Có TK 331- Các khoản phải trả
Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức
Có TK 342- Thanh toán nội bộ
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động.
Nếu rút dự toán để chi trả chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia, đồng thời ghi:
Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821).
b) Cuối kỳ xác định chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia được hưởng theo định mức khoán để quyết toán chi NSNN (không vượt dự toán được giao) trong kỳ, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia (6512).
c) Những khoản chi sai, vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 651 - Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia (6512)
d) Cuối kỳ, kế toán đơn vị dự trữ quốc gia xác định chênh lệch chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia theo định mức được hưởng lớn hơn chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh tương ứng với lượng hàng đã nhập kho (đã được giao dự toán) sang TK 432- Quỹ tiết kiệm phí, ghi:
Nợ TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia (6512)
Có TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
đ) Cuối năm, số chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh nhưng chưa được quyết toán kết chuyển sang TK 661 (do chưa có dự toán hoặc chưa nhập hàng) được kết chuyển từ TK 6512 “Năm nay” sang TK 6511 “Năm trước” để theo dõi, ghi:
Nợ TK 6511 - Năm trước
Có TK 6512- Năm nay.
e) Năm sau, căn cứ dự toán được giao, lượng hàng thực tế nhập, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia theo định mức được hưởng sang TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia”.
+ Đầu năm sau, kết chuyển số chi phí đã phản ánh trên TK 6511 “Năm trước” sang TK 6512 “Năm nay”, ghi:
Nợ TK 651- Năm nay (6512)
Có TK 6511- Năm trước (6511).
+ Số chênh lệch giữa định mức và chi phí thực tế phát sinh được quyết toán (chi phí thực tế phát sinh trong năm và năm trước) hạch toán như bút toán hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều này.
Điều 23. Tài khoản 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Tài khoản 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia dùng để phản ánh chi phí cho công tác xuất hàng dự trữ quốc gia (trừ chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ) của đơn vị.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
a) Tài khoản 652 phải được theo dõi chi tiết chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh cho từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia.
b) Nội dung chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia hạch toán vào TK 652 phải đúng theo quy định của chế độ quản lý tài chính.
c) Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cuối kỳ được kết chuyển vào bên Nợ TK 661 “Chi hoạt động” theo định mức được hưởng. Cuối kỳ, kế toán xác định số chênh lệch giữa chi phí về xuất hàng dự trữ quốc gia được hưởng theo định mức so với chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh để hạch toán vào TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
d) Cuối kỳ kế toán năm, số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 do chưa có dự toán được giao hoặc chưa xuất hàng được kết chuyển từ TK 6522 “Năm nay” sang TK 6521 “Năm trước”.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Bên Nợ:
- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia theo định mức lớn hơn chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh sang TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia được hưởng trong kỳ theo định mức khoán (không vượt quá dự toán được giao) vào bên Nợ TK 66123- Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
- Các khoản được phép ghi giảm chi (nếu có) hoặc các khoản chi sai, chi vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi hoặc chuyển xử lý.
Số dư bên Nợ:
Tài khoản 652 có thể có số dư cuối kỳ. Số dư cuối kỳ là số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 do chưa được giao dự toán hoặc chưa xuất hàng.
Tài khoản 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia, có 2 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6521- Năm trước: Phản ánh số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh năm trước nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 do chưa được giao dự toán hoặc chưa xuất hàng.
- Tài khoản 6522- Năm nay: Phản ánh số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh trong năm.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Chi phí cho xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia (6522)
Có TK 111- Tiền mặt (1111)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
Có TK 312- Tạm ứng
Có TK 331- Các khoản phải trả,
Có TK 342- Thanh toán nội bộ,
Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức,
Có TK 336- Tạm ứng kinh phí
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động.
Nếu rút dự toán để chi trả chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia, đồng thời ghi:
Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821).
b) Cuối kỳ xác định chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia được hưởng theo định mức để quyết toán chi NSNN trong kỳ, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia (6522).
c) Những khoản chi sai, vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia (65222)
d) Cuối kỳ, xác định chênh lệch giữa chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia được hưởng theo định mức lớn hơn chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia (6522)
Có TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
đ) Cuối năm, số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 (do chưa có dự toán được giao hoặc do chưa xuất hàng) được chuyển từ TK 6522 “Năm nay” sang TK 6521 “Năm trước”, ghi:
Nợ TK 6521- Năm trước
Có TK 6522- Năm nay.
e) Năm sau, căn cứ dự toán được giao, lượng hàng thực tế xuất, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia theo định mức được hưởng sang TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia” .
+ Đầu năm sau, kết chuyển số chi phí đã phản ánh trên TK 6521 “Năm trước” sang TK 6522 “Năm nay”, ghi:
Nợ TK 6522- Năm nay
Có TK 6521- Năm trước.
+ Số chênh lệch giữa chi phí được hưởng theo định mức và chi phí thực tế phát sinh được quyết toán (chi phí thực tế phát sinh trong năm và năm trước) hạch toán như bút toán hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều này.
Điều 24. Tài khoản 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
1. Tài khoản 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia phản ánh chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia của đơn vị (bao gồm chi phí bảo quản có định mức và chi phí bảo quản không có định mức).
2. Nguyên tắc hạch toán TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia:
a) Tài khoản 653 phải được theo dõi chi tiết chi phí bảo quản theo từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia có định mức và bảo quản không có định mức (bảo quản thường xuyên hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức; sửa chữa tài sản; mua sắm công cụ, dụng cụ).
b) Nội dung chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia hạch toán vào TK 653 phải đúng theo quy định của chế độ quản lý tài chính. Chi phí bảo quản phải được hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 653 - Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Bên Nợ:
- Chi phí bảo quản vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia thực tế phát sinh;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí bảo quản được hưởng theo định mức lớn hơn chi phí thực tế phát sinh (đối với chi phí bảo quản có định mức) sang TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí bảo quản (không có định mức) thực tế phát sinh vào bên Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123);
- Kết chuyển chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia được hưởng theo định mức trong kỳ (không vượt dự toán được giao) vào bên Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123);
- Các khoản được phép ghi giảm chi (nếu có) hoặc các khoản chi sai, chi vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi, xử lý.
- Kết chuyển chi phí bảo quản (chi phí kê lót chưa có hàng dự trữ quốc gia đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm trước) khi có hàng dự trữ quốc gia trong năm.
- Kết chuyển chi phí bảo quản (vật tư công cụ, dụng cụ) đã xuất dùng sử dụng không hết nhập kho).
Số dư bên Nợ:
- Chi phí kê lót hàng dự trữ quốc gia phát sinh trong kỳ nhưng chưa có hàng dự trữ quốc gia nhập kho;
Tài khoản 653- Chi phí bảo quản hàng DTQG, có 2 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6531- Chi phí bảo quản có định mức: Phản ánh số chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia có định mức phát sinh trong năm.
- Tài khoản 6532- Chi phí bảo quản không có định mức: Phản ánh các chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia không có định mức phát sinh trong năm.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Khi chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532)
Có TK 111- Tiền mặt (1111)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 312- Tạm ứng
Có TK 331- Các khoản phải trả
Có TK 342- Thanh toán nội bộ
Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động.
Nếu rút dự toán để chi trả chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia, đồng thời ghi:
Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821).
b) Những khoản chi sai, vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 653 - Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532)
c) Cuối kỳ xác định chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia được hưởng theo định mức khoán để quyết toán chi NSNN trong kỳ (không vượt dự toán được giao) (đối với bảo quản có định mức) và kết chuyển chi phí bảo quản thực tế phát sinh (đối với bảo quản không có định mức), ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532).
d) Vật tư, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho bảo quản, sử dụng không hết nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531, 6532)
đ) Kế toán chi phí kê lót chưa có hàng dự trữ quốc gia:
- Năm báo cáo:
Cuối kỳ, căn cứ vào chi phí kê lót phát sinh trong kỳ nhưng chưa có hàng dự trữ quốc gia (số dư Nợ TK 653) để quyết toán vào chi hoạt động kỳ báo cáo, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374).
- Năm sau:
Trong năm khi có hàng dự trữ quốc gia, kết chuyển chi phí bảo quản (chi phí kê lót chưa có hàng dự trữ quốc gia đã quyết toán vào nguồn kinh phí năm trước), ghi:
Nợ TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374)
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531)
e) Cuối kỳ, kế toán xác định chênh lệch giữa chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia được hưởng theo định mức lớn hơn chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh trong kỳ (đối với bảo quản có định mức), ghi:
Nợ TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (6531)
Có TK 432 - Quỹ tiết kiệm phí.
Điều 25. Tài khoản 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
1. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ của đơn vị.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ.
a) Tài khoản 654 phải được theo dõi chi tiết chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế phát sinh cho từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia đồng thời phải theo dõi chi tiết chi phí xuất tại cửa kho (trong đó chi tiết có định mức, chưa có định mức) và chi phí xuất ngoài cửa kho.
b) Nội dung chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hạch toán vào TK 654 phải đúng theo quy định của chế độ quản lý tài chính.
c) Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ cuối kỳ được kết chuyển vào bên Nợ TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia” (nhưng không được vượt dự toán được giao) theo định mức của từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ (đối với chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia có định mức), kết chuyển chi phí thực tế (đối với chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia không có định mức). Cuối kỳ, kế toán phải tính, xác định số chênh lệch giữa chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ được hưởng theo định mức so với chi phí thực tế phát sinh để hạch toán vào TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
d) Cuối kỳ kế toán năm, số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia” do chưa được giao dự toán hoặc chưa có hàng xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ được chuyển từ TK 6542 “Năm nay” sang TK 6541 “Năm trước”.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
Bên Nợ:
- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế phát sinh.
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ được hưởng theo định mức lớn hơn chi phí thực tế phát sinh sang TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ theo định mức được hưởng trong kỳ (đối với chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia có định mức), kết chuyển chi phí thực tế (đối với chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia không có định mức) (không vượt dự toán được giao) vào bên Nợ TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia” .
- Các khoản được phép ghi giảm chi (nếu có) hoặc các khoản chi sai, chi vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi, xử lý.
Số dư bên Nợ:
Tài khoản này có thể có số dư cuối kỳ. Số dư cuối kỳ là số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia” do chưa có dự toán được giao.
Tài khoản 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ, có 2 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6541- Năm trước: Phản ánh số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế đã phát sinh năm trước nhưng chưa được kết chuyển sang TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia” do chưa có dự toán được giao.
- Tài khoản 6542- Năm nay: Phản ánh số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế đã phát sinh trong năm.
4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Chi phí cho công tác xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế phát sinh tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 654- Chi phí xuất hàng DTQG cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
Có TK 111- Tiền mặt (1111)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (11218)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (15281)
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ (15381)
Có TK 312- Tạm ứng
Có TK 331- Các khoản phải trả,
Có TK 342- Thanh toán nội bộ,
Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức,
Có TK 336- Tạm ứng kinh phí
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động.
Nếu rút dự toán chi trả chi phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia, đồng thời ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (00821).
b) Những khoản chi sai, vượt tiêu chuẩn, định mức không được duyệt phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3118)
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
c) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ theo định mức (phần tại cửa kho) và chi phí thực tế (phần ngoài cửa kho) sang TK 661, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động
Có TK 654- Chi phí xuất hàng DTQG cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ.
d) Cuối kỳ, kế toán đơn vị dự trữ quốc gia xác định chênh lệch giữa chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ theo định mức được hưởng lớn hơn chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế phát sinh trong kỳ (phần có định mức), ghi:
Nợ TK 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ
Có TK 432- Quỹ tiết kiệm phí.
đ) Cuối năm, số chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ thực tế đã phát sinh nhưng chưa được kết chuyển sang Tài khoản 661 do chưa có dự toán được giao được chuyển từ TK 6542 “Năm nay” sang TK 6541 “Năm trước”, ghi:
Nợ TK 6541- Năm trước
Có TK 6542- Năm nay.
e) Năm sau, căn cứ dự toán được giao, lượng hàng thực tế xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ kế toán thực hiện kết chuyển chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia theo định mức được hưởng và chi phí thực tế (đối với chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia không có định mức) sang TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia”.
+ Đầu năm sau, kết chuyển số chi phí đã phản ánh trên TK 6541 “Năm trước” sang TK 6542 “Năm nay”, ghi:
Nợ TK 6542- Năm nay
Có TK 6541- Năm trước.
+ Số chênh lệch giữa chi phí được hưởng theo định mức và chi phí thực tế phát sinh được quyết toán (chi phí thực tế phát sinh trong năm và năm trước) hạch toán như bút toán hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều này.
Điều 26. Tài khoản 661- Chi hoạt động
1. Nội dung phản ánh của các tài khoản cấp 3 được bổ sung
a) Tài khoản 66113- Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm trước): Tài khoản này phản ánh các khoản chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia bằng nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia thuộc năm trước chưa được quyết toán.
b) Tài khoản 66123- Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm nay): Tài khoản này phản ánh các khoản chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia bằng nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia thuộc năm nay.
c) Tài khoản 66133- Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (năm sau): Tài khoản này phản ánh các khoản chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia bằng nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia thuộc năm sau.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 661- Chi hoạt động
Bên Nợ:
- Các khoản chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia phát sinh ở đơn vị (bao gồm chi phí theo định mức đối với nội dung chi có định mức và chi phí thực tế đối với nội dung chi phí không có định mức)).
Bên Có:
- Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản chi sai không được phê duyệt phải thu hồi;
- Kết chuyển số chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia với nguồn kinh phí dự trữ quốc gia khi báo cáo quyết toán được duyệt.
Số dư bên Nợ:
Các khoản chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.
3. Bổ sung phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ (phần tại cửa kho), chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (có định mức) được hưởng theo định mức (theo số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế nhập, xuất; xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ bảo quản) và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ (đối với chi phí bảo quản không định mức, chi phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ ngoài cửa kho, chi phí bán đấu giá) sang TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia”, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 651- Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia
Có TK 652- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia
Có TK 653- Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Có TK 654- Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ.
b) Cuối năm, kết chuyển vào chi hoạt động (TK 66123 “Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia”) năm báo cáo giá trị vật tư, công cụ, dụng cụ dùng cho bảo quản còn tồn kho (liên quan đến số kinh phí hoạt động được ngân sách cấp trong năm), ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 337 - Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (33711).
c) Cuối năm, căn cứ vào chi phí kê lót phát sinh trong năm đã hoàn thành nhưng chưa có hàng dự trữ quốc gia nhập kho (số dư nợ TK 653) quyết toán vào chi hoạt động kỳ báo cáo, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66123)
Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3374).
Điều 27. Tài khoản 008- Dự toán chi hoạt động
1. Nội dung phản ánh của các tài khoản chi tiết được bổ sung
a) Tài khoản 0083- Dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia: Phản ánh số dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia.
b) Tài khoản 00821- Dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia: Phản ánh số dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia;
c) Tài khoản 00828- Dự toán chi không thường xuyên khác: Phản ánh số dự toán chi không thường xuyên khác ngoài dự toán nghiệp vụ dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán chi không thường xuyên khác.
2. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 008- Dự toán chi hoạt động
Bên Nợ:
- Dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia được giao;
- Dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia;
- Số dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia điều chỉnh trong năm (Tăng ghi dương (+), giảm ghi âm (-));
- Số dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia điều chỉnh trong năm (Tăng ghi dương (+), giảm ghi âm (-)).
Bên Có:
- Rút dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia ra sử dụng;
- Rút dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia ra sử dụng;
- Số nộp khôi phục dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (ghi âm (-));
- Số nộp khôi phục dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia (ghi âm (-)).
Số dư bên Nợ:
- Dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia còn lại chưa rút;
- Dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia còn lại chưa rút.
Điều 28. Quy định về hệ thống sổ kế toán
1. Ngoài các sổ kế toán ban hành theo Quyết định 19, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 08 sổ kế toán chi tiết áp dụng cho các bộ, các đơn vị dự trữ Nhà nước.
2. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp ghi chép 08 sổ kế toán bổ sung tại khoản 1 Điều này được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 29. Quy định áp dụng hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quản trị
1. Ngoài các Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định 19, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 10 báo cáo tài chính, 02 báo cáo quản trị đồng thời bổ sung nội dung Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B06-H) áp dụng cho các bộ, các đơn vị dự trữ Nhà nước.
2. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập 10 báo cáo tài chính, 02 báo cáo quản trị và nội dung bổ sung Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B06-H) tại khoản 1 Điều này được quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho Dự trữ Nhà nước.
1. Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, các đơn vị dự trữ Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo và triển khai thực hiện Thông tư hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính)
1. Danh mục chứng từ kế toán bổ sung
STT | TÊN CHỨNG TỪ | Ký hiệu chứng từ |
1 | 2 | 3 |
1 | Phiếu nhập kho (Dùng cho nhập kho hàng dự trữ quốc gia) | C20a-HD |
2 | Biên bản giao nhận hàng | C74-HD |
3 | Biên bản kết thúc nhập kho | C76-HD |
4 | Phiếu kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia nhập kho | C77-HD |
5 | Biên bản nghiệm thu kê lót, bảo quản ban đầu nhập lương thực dự trữ quốc gia | C78-HD |
6 | Biên bản xác định số lượng, kinh phí bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia theo định mức | C79-HD |
7 | Bảng thanh toán bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm bằng tiền | C80-HD |
8 | Bảng thanh toán bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm bằng hiện vật | C81-HD |
9 | Biên bản tịnh kho khi xuất dốc kho | C82-HD |
10 | Biên bản xác định hao-dôi hàng dự trữ quốc gia | C83-HD |
11 | Phiếu kiểm nghiệm chất lượng hàng dự trữ quốc gia | C84-HD |
12 | Bảng kê cân hàng | C85-HD |
2. Mẫu chứng từ kế toán
Đơn vị: …………………………… | (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
(Dùng cho nhập kho hàng dự trữ quốc gia)
Ngày....tháng....năm …….. Nợ ……………..
Số: …………………………. Có ………………
- Họ tên người giao hàng: ………………………………. Địa chỉ (Đơn vị.) ………………………….
- Theo ……………. số …………. ngày ….. tháng ….. năm ….. của ……………………………….
- Thời gian giao, nhận hàng: …………………………………………………………………………….
- Nhập tại kho: ……………………………. địa điểm …………………………………………………..
Số TT | Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa | Mã số | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
Theo chứng từ | Thực nhập | ||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng | x | x |
|
| x |
|
Tổng số lượng (viết bằng chữ): ………………………………………………………………………….
Tổng số tiền (viết bằng chữ): ……………………………………………………………………………
Chứng từ kèm theo: ……………………………………………………………………………………..
Phiếu nhập kho được lập thành 03 bản: 01 bản Thủ kho; 01 bản kế toán; 01 bản gửi cho người giao hàng để thanh toán.
|
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C74-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
(Dùng cho hàng dự trữ quốc gia tạm xuất, tái nhập)
Số: ……………….
Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
Hôm nay ngày ………. tháng ……. năm ……. Tại …………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
Bên giao: …………………………………………………………………………………………………
- Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: ………………………………………..
- Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: ………………………………………..
- Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: ………………………………………..
Bên nhận: …………………………………………………………………………………………………
- Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: ………………………………………..
- Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: ………………………………………..
- Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: ………………………………………..
Cùng nhau lập biên bản giao nhận hàng dự trữ quốc gia theo nội dung sau:
1- Danh mục hàng hóa, thiết bị khi giao (nhận).
Số TT | Tên VTHH | Ký mã hiệu | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (đ) | Ghi chú |
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | E |
1. 2.
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
| x | x | x |
| x |
2. Tình trạng hàng hóa thiết bị:
3. Những nội dung khác (nếu có):
Biên bản này được lập làm 02 bản, có giá trị như nhau: 1 bản bên giao, 1 bản bên nhận.
BÊN GIAO | BÊN NHẬN |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C76-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Số: ……………….
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ....tại …………………………………………………………….
Chúng tôi gồm có:
- Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Thủ trưởng đơn vị.
- Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Kế toán đơn vị.
- Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Kỹ thuật viên kiểm nghiệm.
- Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Thủ kho.
Cùng nhau tiến hành lập biên bản kết thúc nhập kho với nội dung sau:
1. Chủng loại hàng hóa nhập kho: (ghi đầy đủ thông tin, ví dụ thóc Đông xuân năm ………… loại hạt dài hoặc gạo Nam bộ ...% tấm v.v...)
2. Lô số: ………. /Ngăn kho ………. Địa điểm:............................................................................
3. Ngày bắt đầu nhập ………………….. Ngày kết thúc nhập ……………………………………….
Kết quả nhập kho | Ghi chú | ||
Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (đồng) | |
1 | 2 | 3 | A |
(Ghi theo từng loại đơn giá) …….. Tổng cộng: | … … | ... … ….. |
|
3. Chất lượng hàng nhập kho: (Phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng hàng kèm theo kết quả kiểm tra - kèm theo phiếu kiểm tra)
4. Kể từ ngày lập biên bản này, hàng dự trữ quốc gia của ngăn, lô kho... được đưa vào bảo quản theo quy trình quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (hoặc văn bản hướng dẫn hiện hành).
Biên bản được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau:
- 01 bản thủ kho lưu hồ sơ tại ngăn (lô) kho;
- 01 bản bộ phận kỹ thuật;
- 01 bản kế toán đơn vị;
- 01 bản gửi đơn vị cấp trên trực tiếp.
THỦ KHO | KỸ THUẬT VIÊN KIỂM NGHIỆM | KẾ TOÁN | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C77-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA NHẬP KHO
Số: …………………
Người bán hàng: ……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Theo Hợp đồng số.... ngày.... tháng ….. năm ………………. (nếu có)
Loại hàng nhập kho …………………………………………. (ghi đầy đủ chủng loại, năm sản xuất)
Khối lượng hàng dự trữ quốc gia kiểm tra theo chứng từ …………………………………………….
Địa điểm bảo quản: tên ngăn/lô kho ……………… Loại kho ……………. Vùng kho ………………
CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG
Kết quả kiểm tra | Phương pháp xác định |
|
|
Ý kiến kết luận: Hàng đủ tiêu chuẩn chất lượng nhập kho dự trữ quốc gia (hoặc hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng nhập kho dự trữ quốc gia)
Phiếu kiểm tra được lập thành 03 bản, có giá trị pháp lý như nhau:
- 01 bản bộ phận kỹ thuật;
- 01 bản kế toán đơn vị;
- 01 bản gửi người bán hàng.
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C78-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KÊ LÓT, BẢO QUẢN BAN ĐẦU NHẬP HÀNG
LƯƠNG THỰC DTQG
Số: ………………
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ....tại …………………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
1. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Thủ trưởng đơn vị.
2. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Kế toán đơn vị.
3. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Kỹ thuật viên kiểm nghiệm.
4. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Thủ kho.
Đã tiến hành nghiệm thu và xác nhận tình hình kê lót như sau:
1. Tên hàng ……………. Tên ngăn (lô) kho: ………… Do thủ kho ………………………… quản lý.
2. Loại hình kho …………………. Tích lượng: ……………….. Thực nhập …………………………
3. Phương thức bảo quản:
4. Hình thức kê lót/bảo quản ban đầu: (mới /bổ sung).
5. Định mức được giao: ………………………………………………………………………………….
6 Thực tế thực hiện:
Số TT | Nội dung | Đơn vị tính | Kê lót trong năm | Kê lót đã quyết toán năm trước | Tổng giá trị | |||
Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | ||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng (I+II): |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số kinh phí thực tế đã thực hiện: ……………… (viết bằng chữ): …………………………….
Nhận xét kết luận: ………………………………………………………………………………………..
Biên bản được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau:
- 01 bản bộ phận kỹ thuật;
- 01 bản kế toán đơn vị;
- 01 bản thủ kho;
- 01 bản đơn vị cấp trên trực tiếp.
THỦ KHO | KTV KIỂM NGHIỆM | KẾ TOÁN TRƯỞNG | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C79-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG,
KINH PHÍ BẢO QUẢN HÀNG HÓA DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO ĐỊNH MỨC
Mặt hàng: ............................ Số: …….
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ....tại …………………………………………………………….
Chúng tôi gồm có:
1. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Thủ trưởng đơn vị.
2. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Phụ trách Kỹ thuật bảo quản.
3. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: Kế toán trưởng.
4. Ông /Bà: …………………………………………. chức vụ: .............................................
Cùng nhau tiến hành lập biên bản theo nội dung sau:
1. Xác định lượng hàng dự trữ quốc gia bảo quản:
Số TT | Diễn giải | Lượng hàng dự trữ quốc gia (tấn, chiếc, bộ...) | |||
Tồn đầu | Xuất | Nhập | Tồn cuối | ||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 |
1
… | Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 … |
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
2. Số lượng hàng dự trữ quốc gia bảo quản bình quân năm (tấn/năm).......................................
3. Định mức được hưởng ……………………………………………………………………………….
4. Kinh phí được hưởng theo định mức (đồng) ……………………………………………………….
5. Tổng chi phí thực tế (đồng) ………..
6. Chênh lệch giữa kinh phí được hưởng theo định mức và chi phí thực tế (đồng) ………………
Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau.
- 01 bản kế toán đơn vị.
- 01 bản bộ phận kỹ thuật
- 01 bản đính kèm hồ sơ tiết kiệm phí đối với báo cáo năm.
PHỤ TRÁCH KTBQ | KẾ TOÁN TRƯỞNG | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C80-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG THANH TOÁN BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM BẰNG TIỀN
Tháng ….. năm ...
Số ………….
Nợ …………
Có …………
Số TT | Họ và tên | Diễn giải | Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm | Thời gian được hưởng | Số tiền (đồng) | Ký nhận |
A | B | C | 1 | 2 | 3 | D |
| .......... ..........
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng | x | x | x |
|
|
(Tổng số tiền viết bằng chữ: …………………………………………………………………………….)
|
| Ngày … tháng … năm ... |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C81-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BẢNG THANH TOÁN BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM BẰNG HIỆN VẬT
Tháng ….. năm ...
Số ………….
Nợ …………
Có …………
Số TT | Họ và tên | Diễn giải | Mức được hưởng | Ngày công được hưởng | Số lượng hiện vật | Đơn vị tính | Đơn giá | Thành tiền (đ) | Ký nhận |
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=3x5 | 7 |
| ….. …..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng | x | x |
|
| x | x |
| x |
(Tổng số tiền viết bằng chữ: …………………………………………………………………………….)
|
| Ngày … tháng … năm ... |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C82-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
BIÊN BẢN TỊNH KHO KHI XUẤT DỐC KHO
Số: ……………
Loại hàng ………………….. (ghi tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất,...) ………………………….
Loại kho …………………………… Ngăn kho (lô kho) ……………………………………………….
Đơn vị quản lý: ……………………………………………….…………………………………………..
Ngày … tháng ….. năm ... Tại địa điểm ………………………………………. Chúng tôi gồm:
1. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Thủ trưởng đơn vị.
2. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Phụ trách kế toán.
3. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Kỹ thuật viên kiểm nghiệm.
4. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Thủ kho.
Cùng nhau lập biên bản và xác nhận loại hàng như sau:
1. Số lượng nhập: ……………………………………………….………………………………………
2. Số lượng xuất: ……………………………………………….………………………………………
3. Số lượng còn lại theo sổ sách: ……………………………………………….……………………
4. Số lượng thực tế còn lại khi xuất kho lần cuối: …………………………………………………..
5. Số lượng chênh lệch giữa thực tế so với sổ sách:
- Thừa: ……………………………………………….…………………………………………………..
- Thiếu: ……………………………………………….…………………………………………………..
6. Nguyên nhân:
7. Kiến nghị: ……………………………………………….………………………………………………
……………………………………………….………………………………………………………………
……………………………………………….………………………………………………………………
……………………………………………….………………………………………………………………
……………………………………………….………………………………………………………………
Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau:
- 01 bản bộ phận kỹ thuật
- 01 bản kế toán
- 01 bản thủ kho
Các thành viên ký, ghi rõ họ tên
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C83-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH HAO - DÔI HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Số: …………
Loại hàng ………….. (ghi theo chủng loại, năm sản xuất) …………………………………………
Loại kho …………………………… Ngăn kho (lô kho) ……………………………………………….
Đơn vị: ……………………………………………….……………………………………………………
Căn cứ biên bản tịnh kho số ……… ngày ………. tháng …… năm ………………………………..
Hôm nay ngày … tháng ….. năm ... Tại địa điểm ………………………………. chúng tôi gồm:
1. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Thủ trưởng đơn vị.
2. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Phụ trách kế toán.
3. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Kỹ thuật viên kiểm nghiệm.
4. Ông (Bà): …………………………………………. chức vụ: Thủ kho.
Cùng nhau lập biên bản và xác nhận như sau:
1. Số lượng nhập: ………………….. Đơn vị tính: …………………………………………………….
2. Thời gian kết thúc nhập ngày....tháng ….. năm ……………………………………………………
3. Số lượng xuất: …………………………………………………………………………………………
4. Thời gian kết thúc xuất ngày. ...tháng ….. năm ……………………………………………………
5. Số lượng hao theo định mức
Số TT | Thời gian bảo quản | Số lượng bảo quản | Định mức hao hụt | Số lượng hao theo định mức |
A | B | 1 | 2 | 3=1x2 |
| Từ tháng...năm ...đến tháng ...năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Số lượng hao thực tế: ………………………………….tỷ lệ …………. %
7. Số lượng hao được thanh lý: ………………………….tỷ lệ …………. %
8. Số lượng hao vượt định mức: ………………………...tỷ lệ …………. %
9. Số lượng hao dưới định mức: ………………………….tỷ lệ …………. %
10. Nguyên nhân: ……………………………………………………………………………………….
11. Kiến nghị: …………………………………………………………………………………………….
Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau:.
- 01 bản bộ phận kỹ thuật lưu
- 01 bản kế toán lưu
- 01 bản thủ kho lưu
THỦ KHO | KTV KIỂM NGHIỆM | KẾ TOÁN TRƯỞNG | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C84-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
PHIẾU KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Số: …………….
Ngăn, lô kho: …………………………. Loại kho ……………………………………………………….
Địa điểm bảo quản: ……………………………………………………………………………………….
Số lượng hàng bảo quản: ………………………………………………………………………………..
Hình thức bảo quản: ………………………………………………………………………………………
Thủ kho: ……………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng nhập đầy ngăn, lô kho: ……………………………………………………………………
Ngày lấy mẫu: …………………………………………………………………………………………….
Ngày kiểm nghiệm mẫu: …………………………………………………………………………………
KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
Kết quả kiểm tra | Phương pháp xác định |
… … …
| … … …
|
Phiếu kiểm nghiệm được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau:
- 01 bản bộ phận kỹ thuật lưu;
- 01 bản kế toán lưu;
- 01 bản thủ kho lưu.
|
| Ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Đơn vị: …………………………… | Mẫu số C85-HD (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
- Họ tên thủ kho: ……………………………………………………………………………………….
- Loại kho: ………………. Sổ kho: ………………. Ngăn kho ………………………………………
- Địa điểm: ……………………………………………………………………………………………….
- Tên hàng: ……………………. Đơn vị tính ………………………………………………………….
- Tên, địa chỉ người giao (Người nhận): ……………… Theo hợp đồng (nếu có): ……………..
- Ngày tháng nhập, xuất:
Số TT | Số bao bì | Trọng lượng cả bì | Số TT | Số bao bì | Trọng lượng cả bì |
A | 1 | 2 | A | 1 | 2 |
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
- Ấn định:
1- Tổng trọng lượng kể cả bao bì: …………………………………………………………………….
2- Tổng trọng lượng bao bì: …………………………………………………………………………….
3- Tổng trọng lượng hàng đã trừ bì viết bằng số ……………. viết bằng chữ: …………………….
|
| Ngày ….. tháng ….. năm ….. |
3. Giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán
PHIẾU NHẬP KHO
(Dùng cho nhập kho hàng dự trữ quốc gia)
(Mẫu số C20a-HD)
1. Mục đích
Phiếu nhập kho nhằm xác nhận số lượng vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa dự trữ quốc gia nhập kho làm căn cứ ghi sổ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.
2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi
Phiếu nhập kho Mẫu số C20a-HD áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa là hàng dự trữ quốc gia. Khi lập Phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao hàng, địa chỉ, thời gian giao, nhận vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, tên kho, địa điểm kho nhập.
Góc trên, bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), mã đơn vị quan hệ ngân sách.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Cột 1, Cột 2: Ghi số lượng nhập vào kho (theo chứng từ, hóa đơn của người giao hàng và số thực tế nhập kho).
Cột 3: Ghi đơn giá hàng hóa (theo giá mua thực tế)
Cột 4: Tính ra giá trị của từng loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập.
Dòng cộng: Ghi tổng số lượng (trường hợp cùng loại hàng), số tiền của các loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho.
Dòng Tổng số lượng bằng chữ: Ghi tổng số lượng hàng trên phiếu nhập kho bằng chữ (trong trường hợp cùng loại)
Dòng Tổng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
Chứng từ kèm theo: Ghi nội dung, số, ngày tháng của chứng từ, hóa đơn,... kèm theo (nếu có)
Phiếu nhập kho do kế toán lập thành 3 liên, kế toán trưởng hoặc người phụ trách bộ phận (ký, ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký của người lập, người giao hàng, thủ kho, Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị. Thủ kho lưu 01 liên để ghi vào thẻ kho, 01 liên chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 01 liên giao cho người giao hàng làm thủ tục thanh toán.
BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG
(Mẫu C74-HD)
1. Mục đích
Xác định hàng hóa dự trữ quốc gia được tạm xuất sử dụng có mục đích trong một thời gian, sau đó được nhập lại kho dự trữ quốc gia theo đúng quy định về nhập kho hàng hóa dự trữ quốc gia.
Mẫu biên bản này được dùng cho giao hàng hoặc nhập lại (sau thời gian tạm sử dụng) và là căn cứ để xem xét xử lý (sửa chữa, bảo trì...).
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Biên bản được lập trên cơ sở Quyết định của cấp có thẩm quyền, do bên giao hàng và bên nhận hàng cùng lập và thống nhất với nhau từng nội dung cụ thể.
- Căn cứ vào các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc giao hoặc nhận (số, ngày các quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc tạm xuất, tái nhập; Giấy giới thiệu cho cá nhân thực hiện việc tạm xuất, tái nhập...)
- Mục 1 ghi danh mục hàng hóa, thiết bị được giao (nhận)
+ Cột A: Ghi thứ tự vật tư, hàng hóa.
+ Cột B: Ghi rõ tên vật tư, hàng hóa, các thông số kỹ thuật (nếu có) của từng loại; Các phụ tùng, phụ kiện kèm theo)
+ Cột C: Ghi ký mã hiệu của từng loại hàng hóa.
+ Cột D: Ghi đơn vị tính của từng loại hàng hóa.
+ Cột 1, cột 2, cột 3: Ghi số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại hàng hóa theo giá trên phiếu nhập (xuất) kho (giá hạch toán).
+ Cột E: Ghi chú thêm quy cách vật tư (nếu có).
- Mục 2: Xác định rõ tình trạng lúc xuất, tái nhập, nguyên nhân (xác định từng chi tiết hỏng hóc cụ thể...) của hàng hóa, thiết bị đề xuất việc xử lý (kèm theo kể cả biên bản sửa chữa nếu có của bên giao).
- Mục 3: Giải thích thêm các nội dung khác nếu có.
Biên bản này được lập làm 02 bản:
+ 1 bản bên giao,
+ 1 bản bên nhận,
BIÊN BẢN KẾT THÚC NHẬP KHO
(Mẫu số C76-HD)
1. Mục đích. Biên bản này dùng để xác định số lượng, chất lượng và giá trị của hàng dự trữ quốc gia sau khi kết thúc nhập kho để đưa vào bảo quản.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
Trên cơ sở kiểm tra theo phương pháp quy định về số lượng, chất lượng, đối chiếu với số lượng trên sổ kế toán, sổ kho, tổ kiểm tra tiến hành lập biên bản ghi đầy đủ nội dung quy định. Các chỉ tiêu về chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm khi kết thúc nhập kho kèm theo.
Khi lập biên bản cho loại nào thì ghi rõ loại đó và lưu phiếu kiểm nghiệm chất lượng loại đó vào hộp bảo quản.
- Cột 1: Ghi số lượng hàng dự trữ quốc gia kết thúc đợt nhập kho
- Cột 2: Ghi đơn giá hàng dự trữ quốc gia kết thúc đợt nhập kho
- Cột 3: Ghi giá trị hàng dự trữ quốc gia kết thúc đợt nhập kho
Cột 3 = cột 1 x cột 2
- Cột A: Ghi chú
Biên bản này do tổ kiểm tra lập, và được lập thành 4 bản có đầy đủ chữ ký theo quy định.
+ 01 bản lưu giữ tại ngăn (lô) kho do thủ kho bảo quản;
+ 01 bản bộ phận kỹ thuật lưu;
+ 01 bản kế toán đơn vị lưu;
+ 01 bản đơn vị cấp trên trực tiếp lưu.
PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA NHẬP KHO
(Mẫu số C77-HD)
1. Mục đích
Phiếu này dùng để ghi và xác định các chỉ tiêu chất lượng hàng dự trữ quốc gia trước khi nhập kho để làm cơ sở xem xét chất lượng, lô hàng nhập kho dự trữ quốc gia.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Phiếu này do cán bộ kỹ thuật ghi sau khi kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng hàng trước khi nhập kho dự trữ quốc gia và phải ghi đầy đủ chỉ tiêu theo phiếu kiểm tra và kết luận hàng dự trữ quốc gia có đủ tiêu chuẩn nhập kho.
- Trường hợp thủ kho không thống nhất với kết quả kiểm tra thì phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị giải quyết, sau khi kiểm tra lại đủ tiêu chuẩn chất lượng mới ghi các chỉ tiêu chất lượng vào phiếu này.
- Phiếu kiểm tra phải ghi rõ tên người bán hàng, địa chỉ; số, ngày tháng của Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia (nếu có); loại hàng dự trữ quốc gia; khối lượng lô hàng kiểm tra và địa điểm bảo quản; Biển kiểm soát của phương tiện vận tải (nếu có).
- Hàng dự trữ quốc gia trước khi nhập kho đều phải thực hiện việc kiểm tra các chỉ tiêu này và phương pháp xác định.
- Trường hợp mua của khách hàng có lượng nhập ít thì lập chung vào một phiếu.
Phiếu kiểm tra này được lập thành 3 bản:
+ 01 bản bộ phận kỹ thuật;
+ 01 bản kế toán đơn vị;
+ 01 bản gửi người bán hàng.
Các chỉ tiêu chất lượng ở phiếu này không được lấy làm cơ sở tính tỷ lệ hao hụt.
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KÊ LÓT, BẢO QUẢN BAN ĐẦU NHẬP LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số C78-HD)
1. Mục đích
Biên bản này được lập để xác định số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, nguyên vật liệu và nhân công đã sử dụng vào việc kê lót, bảo quản ban đầu nhập lương thực dự trữ quốc gia, làm cơ sở cho việc xác định các khoản chi phí thực tế và thanh toán, quyết toán kinh phí kê lót, bảo quản ban đầu đối với từng loại lương thực dự trữ quốc gia.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Cột A: Ghi thứ tự
- Cột B: Ghi tên từng loại vật tư, nguyên vật liệu, nhân công để sử dụng kê lót, bảo quản ban đầu của một ngăn (lô) kho.
- Cột C: Ghi đơn vị tính
- Cột 1, cột 2, cột 3: Ghi số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho công tác kê lót, bảo quản ban đầu trong năm để nhập kho tương ứng với từng dòng của cột B;
- Cột 4, cột 5: Ghi số lượng, thành tiền của từng loại vật tư đã kê lót, bảo quản ban đầu và được quyết toán năm trước chuyển sang năm nay nhập kho, chi tiết tương ứng với từng dòng tại cột B;
- Cột 6: Tổng cộng giá trị thành tiền của từng loại vật tư (gồm kê lót, bảo quản ban đầu trong năm và kê lót, bảo quản ban đầu đã quyết toán năm trước chuyển sang). Cột 6 = cột 3 + cột 5
- Dòng nhận xét: Ghi chất lượng kê lót, bảo quản ban đầu so với quy định về kê lót, bảo quản ban đầu đảm bảo chưa, đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhập kho chưa,....
Biên bản này do tổ nghiệm thu trực tiếp ghi sau khi kiểm tra và lập riêng cho từng ngăn kho, lô kho và được lập trước khi nhập kho hoặc trước khi đưa hàng DTQG vào bảo quản (tùy theo loại hình kê lót, bảo quản ban đầu)
Biên bản này được lập thành 04 bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên, người phụ trách nghiệm thu.
+ 01 bản kế toán đơn vị lưu;
+ 01 bản đơn vị cấp trên trực tiếp lưu;
+ 01 bản thủ kho lưu;
+ 01 bản bộ phận kỹ thuật lưu
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG, KINH PHÍ BẢO QUẢN HÀNG HÓA DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO ĐỊNH MỨC
(Mẫu số C79-HD)
1. Mục đích: Biên bản này được lập để xác định số lượng hàng hóa dự trữ quốc gia thực tế trong năm phải bảo quản, mức phí bảo quản trong năm cho từng mặt hàng làm cơ sở để quyết toán kinh phí bảo quản.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
Lượng nhập trong tháng này thì tháng sau mới tính thời gian bảo quản (riêng với mặt hàng lương thực dự trữ quốc gia thì theo ngày tháng lập biên bản nhập đầy kho), xuất tháng này thì từ tháng sau trở đi không tính thời gian bảo quản.
Mẫu biên bản này dùng chung cho các mặt hàng để xác định số lượng hàng hóa bảo quản, kinh phí bảo quản, chi phí cho công tác bảo quản, (kể cả bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ (không bao gồm chi phí kê lót, bảo quản ban đầu, lần đầu), mỗi mặt hàng phải lập biên bản riêng và chỉ lập cho các mặt hàng, các công việc bảo quản đã có định mức bảo quản theo quy định.
- Mục 1: Xác định lượng hàng hóa dự trữ quốc gia bảo quản
+ Cột A: Ghi số thứ tự;
+ Cột B: Các tháng thực hiện bảo quản hàng dự trữ (Tháng 1 đến tháng 12)
+ Cột 1, cột 2, cột 3, cột 4: Ghi số lượng tồn kho đầu tháng, và số lượng xuất, nhập trong tháng, tồn kho cuối tháng.
+ Dòng tổng cộng: Ghi tổng lượng hàng dự trữ quốc gia tồn đầu, nhập, xuất, tồn cuối trong 12 tháng.
- Mục 2 - Hàng hóa dự trữ quốc gia bảo quản bình quân năm: Được xác định bằng Tổng lượng hàng hóa dự trữ quốc gia tồn đầu trong 12 tháng chia cho 12.
- Mục 3 - Định mức được hưởng: Theo văn bản quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
- Mục 4 - Kinh phí được hưởng theo định mức: Được xác định bằng số liệu tại Mục 2 nhân (x) với định mức được hưởng (mục 3).
- Mục 5 - Tổng chi phí thực tế: Phản ánh kinh phí thực tế đơn vị đã chi trả để bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
- Mục 6 - Chênh lệch: Phản ánh chênh lệch giữa kinh phí được hưởng theo định mức và chi phí thực tế. Mục 6 = Mục 4 - Mục 5
Biên bản này do bộ phận kiểm tra của đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia thực hiện và lập vào cuối năm và được lập thành 3 bản có giá trị pháp lý như nhau (01 bản gửi kế toán đơn vị; 01 bản bộ phận kỹ thuật, 01 bản đính kèm hồ sơ tiết kiệm phí đối với báo cáo năm)
Các chức danh ký trong biên bản, phù hợp với từng trường hợp lập cụ thể.
BẢNG THANH TOÁN BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM BẰNG TIỀN
(Mẫu số C80-HD)
1. Mục đích
Chứng từ này dùng để xác nhận các khoản thanh toán về khoản độc hại, nguy hiểm cho người làm việc có yếu tố độc hại được nhận bằng tiền theo chế độ quy định cho từng đối tượng được hưởng.
Bảng thanh toán là chứng từ gốc làm căn cứ lập phiếu chi và quyết toán các khoản chi về độc hại, nguy hiểm.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Bảng thanh toán độc hại là chứng từ thanh toán của đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia cho các đối tượng được hưởng theo quy định.
- Căn cứ để lập bảng thanh toán này là bảng chấm công cho các đối tượng làm việc ở khu vực có yếu tố độc hại được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm bằng tiền được cấp có thẩm quyền duyệt.
- Cột A: Ghi số thứ tự
- Cột B: Ghi họ tên từng người
- Cột C: Diễn giải
- Cột 1: Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm bằng tiền theo chế độ Nhà nước quy định.
- Cột 2: Thời gian được hưởng
- Cột 3: Số tiền Cột 3 = Cột 1 x Cột 2
- Cột D: Ký nhận của người được thanh toán.
Bảng thanh toán này do bộ phận kế toán ở đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia lập, hoặc do bộ phận được phân công trách nhiệm theo dõi về việc này lập.
Bảng thanh toán này phải lập 02 bản:
+ 01 bản (có bảng chấm công và các chứng từ khác có liên quan kèm theo) kế toán đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia lưu;
+ 01 bản gửi phòng tổ chức lao động tiền lương đơn vị cấp trên trực tiếp để theo dõi.
BẢNG THANH TOÁN BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM BẰNG HIỆN VẬT
(Mẫu số C81-HD)
1. Mục đích
Chứng từ này dùng để xác nhận các khoản thanh toán về khoản độc hại, nguy hiểm cho người làm việc có yếu tố độc hại được nhận bằng hiện vật theo chế độ quy định cho từng đối tượng được hưởng.
Bảng thanh toán là chứng từ gốc làm căn cứ lập phiếu chi và quyết toán các khoản chi về độc hại, nguy hiểm.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Bảng thanh toán độc hại là chứng từ thanh toán của đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia cho các đối tượng được hưởng theo quy định.
- Căn cứ để lập bảng thanh toán này là bảng chấm công cho các đối tượng làm việc ở khu vực có yếu tố độc hại được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm bằng hiện vật được cấp có thẩm quyền duyệt.
- Cột A: Ghi số thứ tự
- Cột B: Ghi họ tên từng người
- Cột C: Diễn giải
- Cột 1: Mức phụ cấp được hưởng/ngày
- Cột 2: Ngày công được hưởng
- Cột 3: Số lượng hiện vật bồi dưỡng
- Cột 4: Đơn vị tính
- Cột 5: Đơn giá
- Cột 6: Thành tiền
Cột 6 = cột 5 x cột 5
- Cột 7: Ký nhận của người được thanh toán.
Bảng thanh toán này do bộ phận kế toán ở đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia lập, hoặc do bộ phận được phân công trách nhiệm theo dõi về việc này lập.
Bảng thanh toán này phải lập 02 bản:
+ 01 bản (có bảng chấm công và các chứng từ khác có liên quan kèm theo) kế toán đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia lưu;
+ 01 bản gửi phòng tổ chức lao động tiền lương đơn vị cấp trên trực tiếp để theo dõi.
BIÊN BẢN TỊNH KHO KHI XUẤT DỐC KHO
(Mẫu số C82-HD)
1. Mục đích
Biên bản này được lập khi xuất kho lần cuối cùng để giám sát lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế xuất kho, trên cơ sở đó xác định số dôi, hao, nguyên nhân dôi hao để làm cơ sở lập chứng từ và ghi sổ kế toán có liên quan.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Mỗi khi xuất hết một ngăn kho (lô kho), đơn vị trực tiếp dự trữ quốc gia phải tiến hành kiểm tra và lập biên bản này.
- Lượng dôi hoặc hao của ngăn kho (lô kho) nào phải ghi vào biên bản kiểm tra của ngăn kho (lô kho) đó. Tuyệt đối không được lấy dôi ở ngăn kho này bù hao cho ngăn kho (lô kho) khác, hoặc lấy dôi của đợt xuất này bù hao cho đợt xuất khác (trừ khi có quy định khác của cấp có thẩm quyền).
- Các số liệu dùng để tính toán ghi chép vào biên bản này phải lấy từ sổ kho (hoặc thẻ kho) đã đối chiếu với chứng từ nhập, xuất trong kỳ. Nếu nhập, xuất có cả bao bì thì ghi thêm số bao.
- Biên bản ghi rõ nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.
- Biên bản được lập thành 03 bản:
+ 01 bản kế toán đơn vị lưu;
+ 01 bản bộ phận kỹ thuật lưu;
+ 01 bản thủ kho lưu.
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH HAO - DÔI HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số C83-HD)
1. Mục đích
Biên bản này được lập để xác định số lượng dôi, hao và nguyên nhân dôi, hao hàng dự trữ quốc gia trong quá trình bảo quản. Căn cứ vào Biên bản này để ra quyết định xử lý kịp thời đồng thời làm cơ sở lập chứng từ và sổ kế toán có liên quan.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Về phương pháp tính toán, phải tuân thủ theo cách tính toán đã được quy định trong các văn bản hiện hành về định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền.
- Ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định.
Biên bản này được lập thành 03 bản:
+ 01 bản bộ phận kỹ thuật lưu;
+ 01 bản kế toán đơn vị lưu;
+ 01 bản thủ kho lưu.
PHIẾU KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số C84-HD)
1. Mục đích
Phiếu này dùng để xác định chất lượng hàng dự trữ quốc gia nhập đầy kho đưa vào bảo quản, dự trữ quốc gia và khi xuất kho, theo các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định (hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) làm căn cứ cho việc xác định nguyên nhân và tính hao hụt hoặc dư dôi của hàng dự trữ quốc gia trong bảo quản.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
- Phiếu này do bộ phận kiểm nghiệm của đơn vị thực hiện ghi sau khi kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng mẫu hàng dự trữ quốc gia nhập kho, trước khi đóng cửa kho đưa vào bảo quản và trước khi xuất kho do đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia chuyển lên hoặc trực tiếp lấy mẫu (có biên bản lấy mẫu kèm theo). Phiếu này được lập kịp thời và phải ghi đầy đủ nội dung quy định trên phiếu các chỉ tiêu chất lượng được xác định khách quan, trung thực, phương pháp kiểm nghiệm theo quy định của Nhà nước, cán bộ kiểm nghiệm phải chịu trách nhiệm về kết quả do mình thực hiện.
- Trường hợp thủ kho không thống nhất với kết quả kiểm nghiệm thì phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị giải quyết theo thẩm quyền. Sau khi thống nhất kết quả kiểm nghiệm mới ghi các chỉ tiêu chất lượng vào phiếu này.
- Hàng dự trữ quốc gia trước khi nhập kho đưa vào bảo quản hoặc xuất kho phải thực hiện việc kiểm nghiệm theo các chỉ tiêu này và được thực hiện cho từng ngăn kho hoặc theo từng lô hàng.
Phiếu kiểm nghiệm này được lập thành 03 bản:
+ 01 bản kế toán đơn vị lưu;
+ 01 bản bộ phận kỹ thuật;
+ 01 bản Thủ kho lưu.
BẢNG KÊ CÂN HÀNG
(Dùng cho xuất, nhập)
(Mẫu số C85-HD)
1. Mục đích
Bảng kê cân hàng dùng để ghi chép từng mã cân đối với loại hàng dự trữ quốc gia nhập (xuất) kho phải cân nhiều lần. Làm căn cứ lập phiếu nhập (xuất) kho; kiểm tra, đối chiếu.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi
Thủ kho bảo quản phải trực tiếp cân, sau mỗi mã cân phải ghi đầy đủ các nội dung quy định trong Bảng.
Sau 5 mã cân phải cộng tổng số. Tổng số là số cộng lũy kế từ mã cân đầu tiên.
Cột A: Ghi số thứ tự của mã cân
Cột 1: Ghi số bao bì
Cột 2: Ghi trọng lượng cả bao bì
Kết thúc mỗi Bảng cân hàng nhập (xuất) phải tính toán và ghi bằng chữ vào các dòng ấn định ở cuối và ký xác nhận của thủ kho, giám sát, người giao (người nhận) và kế toán kiểm tra.
Bảng kê cân hàng nhập (xuất) phải được đóng thành quyển, đánh số thứ tự liên tục, đóng dấu giáp lai của đơn vị. Sau mỗi vụ nhập (xuất) được lưu lại bộ phận kế toán của đơn vị trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính)
STT | SỐ HIỆU TÀI KHOẢN | TÊN TÀI KHOẢN | PHẠM VI ÁP DỤNG | GHI CHÚ |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
|
| LOẠI 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ |
|
|
1 | 111 | Tiền mặt | Mọi đơn vị |
|
| 1111 | Tiền Việt Nam |
|
|
| 1112 | Ngoại tệ |
|
|
| 1113 | Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý |
|
|
2 | 112 | Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc | Mọi đơn vị | Chi tiết theo từng TK tại từng NH, KB |
| 1121 | Tiền Việt Nam |
| |
| 11211 | Tiền gửi vốn dự trữ quốc gia |
| |
| 11218 | Tiền gửi khác |
| |
| 1122 | Ngoại tệ |
| |
| 11221 | Tiền gửi vốn dự trữ quốc gia |
| |
| 11228 | Tiền gửi khác |
| |
3 | 113 | Tiền đang chuyển | Mọi đơn vị |
|
4 | 121 | Đầu tư tài chính ngắn hạn |
|
|
| 1211 | Đầu tư chứng khoán ngắn hạn |
|
|
| 1218 | Đầu tư tài chính ngắn hạn khác |
|
|
5 | 151 | Hàng mua đang đi đường | Mọi đơn vị |
|
6 | 152 | Nguyên liệu, vật liệu | Mọi đơn vị |
|
| 1528 | Nguyên liệu, vật liệu khác |
|
|
| 15281 | Vật tư dùng cho nhập, xuất, bảo quản |
|
|
| 15288 | Vật tư khác |
|
|
7 | 153 | Công cụ, dụng cụ | Mọi đơn vị |
|
| 1538 | Công cụ, dụng cụ khác |
|
|
| 15381 | Công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho nhập, xuất, bảo quản |
|
|
| 15388 | Công cụ, dụng cụ khác |
|
|
8 | 155 | Sản phẩm, hàng hóa | Đơn vị có |
|
| 1551 | Sản phẩm | phát sinh |
|
| 1552 | Hàng hóa |
|
|
9 | 156 | Hàng dự trữ quốc gia | Mọi đơn vị | Chi tiết theo vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia |
| 1561 | Hàng dự trữ quốc gia trực tiếp bảo quản | ||
| 1562 | Hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản |
| |
| 1563 | Hàng dự trữ quốc gia đem gia công |
| |
| 1564 | Hàng dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng |
| |
10 | 157 | Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng | Mọi đơn vị |
|
|
| LOẠI 2- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH |
|
|
11 | 211 | TSCĐ hữu hình | Mọi đơn vị | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
| 2111 | Nhà cửa, vật kiến trúc |
| |
| 2112 | Máy móc, thiết bị |
| |
| 2113 | Phương tiện vận tải, truyền dẫn |
| |
| 2114 | Thiết bị, dụng cụ quản lý |
| |
| 2115 | Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm |
| |
| 2118 | Tài sản cố định khác |
| |
12 | 213 | TSCĐ vô hình | Mọi đơn vị |
|
13 | 214 | Hao mòn TSCĐ | Mọi đơn vị |
|
| 2141 | Hao mòn TSCĐ hữu hình |
|
|
| 2142 | Hao mòn TSCĐ vô hình |
|
|
14 | 221 | Đầu tư tài chính dài hạn | Đơn vị có phát sinh |
|
| 2211 | Đầu tư chứng khoán dài hạn |
| |
| 2212 | Vốn góp |
| |
| 2218 | Đầu tư tài chính dài hạn khác |
|
|
15 | 241 | XDCB dở dang | Đơn vị có phát sinh |
|
| 2411 | Mua sắm TSCĐ |
| |
| 2412 | Xây dựng cơ bản |
| |
| 2413 | Sửa chữa lớn TSCĐ |
|
|
|
| LOẠI 3- THANH TOÁN |
|
|
16 | 311 | Các khoản phải thu | Mọi đơn vị | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
| 3111 | Phải thu của khách hàng |
| |
| 3113 | Thuế GTGT được khấu trừ |
| |
| 31131 | Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ |
| |
| 31132 | Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ |
| |
| 3116 | Hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt phải bồi thường |
| |
| 3118 | Phải thu khác |
| |
17 | 312 | Tạm ứng | Mọi đơn vị | Chi tiết từng đối tượng |
18 | 313 | Cho vay | Đơn vị có phát sinh | Chi tiết từng đối tượng |
| 3131 | Cho vay trong hạn | ||
| 3132 | Cho vay quá hạn | ||
| 3133 | Khoanh nợ cho vay | ||
19 | 314 | Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia | Mọi đơn vị |
|
| 3141 | Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia |
|
|
| 3148 | Thanh toán khác về hàng dự trữ quốc gia |
|
|
20 | 319 | Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý | Mọi đơn vị |
|
21 | 331 | Các khoản phải trả | Mọi đơn vị | Chi tiết từng đối tượng |
| 3311 | Phải trả người cung cấp |
| |
| 3312 | Phải trả nợ vay |
| |
| 3318 | Phải trả khác |
| |
22 | 332 | Các khoản phải nộp theo lương | Mọi đơn vị |
|
| 3321 | Bảo hiểm xã hội |
|
|
| 3322 | Bảo hiểm y tế |
|
|
| 3323 | Kinh phí công đoàn |
|
|
| 3324 | Bảo hiểm thất nghiệp |
|
|
23 | 333 | Các khoản phải nộp nhà nước | Mọi đơn vị |
|
| 3331 | Thuế GTGT phải nộp |
|
|
| 33311 | Thuế GTGT đầu ra |
|
|
| 33312 | Thuế GTGT hàng nhập khẩu |
|
|
| 3332 | Phí, lệ phí |
|
|
| 3334 | Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
|
| 3335 | Thuế thu nhập cá nhân |
|
|
| 3337 | Thuế khác |
|
|
| 3338 | Các khoản phải nộp khác |
|
|
| 3339 | Các khoản phải nộp về vốn dự trữ quốc gia |
|
|
24 | 334 | Phải trả công chức, viên chức | Mọi đơn vị |
|
| 3341 | Phải trả công chức, viên chức |
|
|
| 3348 | Phải trả người lao động khác |
|
|
25 | 335 | Phải trả các đối tượng khác | Mọi đơn vị | Chi tiết từng đối tượng |
26 | 336 | Tạm ứng kinh phí | Mọi đơn vị |
|
| 3361 | Ứng vốn dự trữ quốc gia |
|
|
| 3368 | Tạm ứng kinh phí khác |
|
|
27 | 337 | Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau | Mọi đơn vị |
|
| 3371 | Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho |
|
|
| 33711 | Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho công tác bảo quản |
|
|
| 33718 | Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ khác |
|
|
| 3372 | Giá trị khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành |
|
|
| 3373 | Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành |
|
|
| 3374 | Chi phí kê lót chưa nhập hàng dự trữ quốc gia |
|
|
28 | 339 | Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý | Mọi đơn vị |
|
29 | 341 | Kinh phí cấp cho cấp dưới | Cấp trên |
|
30 | 342 | Thanh toán nội bộ | Mọi đơn vị |
|
| 3421 | Thanh toán vốn dự trữ quốc gia |
|
|
| 3428 | Thanh toán nội bộ khác |
|
|
|
| LOẠI 4 - NGUỒN KINH PHÍ |
|
|
31 | 411 | Nguồn vốn kinh doanh | Đơn vị có phát sinh | Chi tiết theo từng nguồn |
32 | 412 | Chênh lệch đánh giá lại tài sản | Đơn vị có phát sinh |
|
33 | 413 | Chênh lệch tỷ giá hối đoái | Đơn vị có phát sinh |
|
34 | 421 | Chênh lệch thu, chi chưa xử lý | Đơn vị có phát sinh |
|
| 4212 | Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, kinh doanh |
| |
| 4213 | Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước |
|
|
| 4218 | Chênh lệch thu, chi hoạt động khác |
|
|
35 | 431 | Các quỹ | Mọi đơn vị |
|
| 4311 | Quỹ khen thưởng |
|
|
| 4312 | Quỹ phúc lợi |
|
|
| 4313 | Quỹ ổn định thu nhập |
|
|
| 4314 | Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp |
|
|
36 | 432 | Quỹ tiết kiệm phí |
|
|
37 | 441 | Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản | Đơn vị có phát sinh |
|
| 4411 | Nguồn kinh phí NSNN cấp |
| |
| 4413 | Nguồn kinh phí viện trợ |
|
|
| 4418 | Nguồn khác |
|
|
38 | 451 | Nguồn vốn dự trữ quốc gia |
|
|
39 | 461 | Nguồn kinh phí hoạt động | Mọi đơn vị | Chi tiết từng nguồn kinh phí |
| 4611 | Năm trước |
| |
| 46111 | Nguồn kinh phí thường xuyên |
| |
| 46112 | Nguồn kinh phí không thường xuyên |
|
|
| 46113 | Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia |
|
|
| 4612 | Năm nay |
|
|
| 46121 | Nguồn kinh phí thường xuyên |
|
|
| 46122 | Nguồn kinh phí không thường xuyên |
|
|
| 46123 | Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia |
|
|
| 4613 | Năm sau |
|
|
| 46131 | Nguồn kinh phí thường xuyên |
|
|
| 46132 | Nguồn kinh phí không thường xuyên |
|
|
| 46133 | Nguồn kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia |
|
|
40 | 462 | Nguồn kinh phí dự án |
|
|
| 4621 | Nguồn kinh phí NSNN cấp |
|
|
| 46211 | Nguồn kinh phí quản lý dự án |
|
|
| 46212 | Nguồn kinh phí thực hiện dự án |
|
|
| 4622 | Nguồn kinh phí viện trợ |
|
|
| 46221 | Nguồn kinh phí quản lý dự án |
|
|
| 46222 | Nguồn kinh phí thực hiện dự án |
|
|
| 4628 | Nguồn khác |
|
|
| 46281 | Nguồn kinh phí quản lý dự án |
|
|
| 46282 | Nguồn kinh phí thực hiện dự án |
|
|
41 | 465 | Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước | Đơn vị có phát sinh |
|
42 | 466 | Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ | Mọi đơn vị |
|
|
| LOẠI 5- CÁC KHOẢN THU |
|
|
43 | 511 | Các khoản thu | Đơn vị có phát sinh |
|
| 5111 | Thu phí, lệ phí |
| |
| 5112 | Thu theo đơn đặt hàng của nhà nước |
|
|
| 5118 | Thu khác |
|
|
44 | 521 | Thu chưa qua ngân sách | Đơn vị có phát sinh |
|
| 5211 | Phí, lệ phí |
| |
| 5212 | Tiền, hàng viện trợ |
|
|
45 | 531 | Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh | Đơn vị có phát sinh |
|
|
| LOẠI 6- CÁC KHOẢN CHI |
|
|
46 | 631 | Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh | Đơn vị có phát sinh | Chi tiết theo HĐ SXKD |
47 | 635 | Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước | Đơn vị có phát sinh |
|
48 | 642 | Chi phí quản lý chung | Đơn vị có phát sinh |
|
49 | 643 | Chi phí trả trước | Đơn vị có phát sinh |
|
50 | 651 | Chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia | Đơn vị có phát sinh |
|
| 6511 | Năm trước |
| |
| 6512 | Năm nay |
|
|
51 | 652 | Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia | Đơn vị có phát sinh |
|
| 6521 | Năm trước |
| |
| 6522 | Năm nay |
|
|
52 | 653 | Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia | Đơn vị có phát sinh |
|
| 6531 | Chi phí có định mức |
| |
| 6532 | Chi phí không có định mức |
|
|
53 | 654 | Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ |
|
|
| 6541 | Năm trước |
|
|
| 6542 | Năm nay |
|
|
54 | 661 | Chi hoạt động | Mọi đơn vị |
|
| 6611 | Năm trước |
|
|
| 66111 | Chi thường xuyên |
|
|
| 66112 | Chi không thường xuyên |
|
|
| 66113 | Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia |
|
|
| 6612 | Năm nay |
|
|
| 66121 | Chi thường xuyên |
|
|
| 66122 | Chi không thường xuyên |
|
|
| 66123 | Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia |
|
|
| 6613 | Năm sau |
|
|
| 66131 | Chi thường xuyên |
|
|
| 66132 | Chi không thường xuyên |
|
|
| 66133 | Chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia |
|
|
55 | 662 | Chi dự án | Đơn vị có phát sinh |
|
| 6621 | Chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp |
| |
| 66211 | Chi quản lý dự án |
|
|
| 66212 | Chi thực hiện dự án |
|
|
| 6622 | Chi từ nguồn kinh phí viện trợ |
|
|
| 66221 | Chi quản lý dự án |
|
|
| 66222 | Chi thực hiện dự án |
|
|
| 6628 | Chi từ nguồn khác |
|
|
| 66281 | Chi quản lý dự án |
|
|
| 66282 | Chi thực hiện dự án |
|
|
|
| LOẠI 0- TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG |
|
|
1 | 001 | Tài sản thuê ngoài |
|
|
2 | 002 | Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công |
|
|
3 | 004 | Chêch lệch thu, chi hoạt động thường xuyên |
|
|
4 | 005 | Dụng cụ lâu bền đang sử dụng |
|
|
5 | 007 | Ngoại tệ các loại |
|
|
6 | 008 | Dự toán chi hoạt động |
|
|
| 0081 | Dự toán chi thường xuyên |
|
|
| 0082 | Dự toán chi không thường xuyên |
|
|
| 00821 | Dự toán chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia |
|
|
| 00828 | Dự toán chi không thường xuyên khác |
|
|
| 0083 | Dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia |
|
|
7 | 009 | Dự toán chi chương trình, dự án |
|
|
| 0091 | Dự toán chi chương trình, dự án |
|
|
| 0092 | Dự toán chi đầu tư XDCB |
|
|
(Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính)
1. Danh mục sổ kế toán bổ sung
STT | TÊN SỔ | Ký hiệu mẫu sổ |
1 | 2 | 3 |
1 | Sổ chi tiết hàng dự trữ quốc gia thừa | S80-DT |
2 | Sổ chi tiết hàng dự trữ quốc gia thiếu | S81-DT |
3 | Sổ chi tiết theo dõi hàng dự trữ quốc gia | S82-DT |
4 | Sổ theo dõi chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia | S83-DT |
5 | Sổ theo dõi chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia | S84-DT |
6 | Sổ theo dõi chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia | S85-DT |
7 | Sổ theo dõi chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ | S86-DT |
8 | Sổ chi tiết thanh toán về bán, thu nợ vay hàng dự trữ quốc gia bằng tiền | S87-DT |
2. Mẫu sổ kế toán
Đơn vị chủ quản: ……………….. | (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ CHI TIẾT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THỪA
Năm: ………………
Tên tài khoản …………………….. Ký hiệu ………………………..
Tên hàng dự trữ quốc gia ……………….. Đơn vị tính ……………
Tên kho ………………………………………………………………..
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Nợ | Có | Ghi chú |
| |||
Số hiệu | Ngày, tháng | |||||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền |
| ||||||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 | F |
|
|
|
| - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ ................ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Cộng phát sinh - Cộng lũy kế phát sinh từ đầu năm - Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
|
| Ngày... tháng... năm .... |
Đơn vị chủ quản: …………………… | Mẫu số: S81-DT (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ CHI TIẾT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THIẾU
Năm: …………………..
Tên tài khoản …………………….. Ký hiệu ………………………..
Tên hàng dự trữ quốc gia ……………….. Đơn vị tính ……………
Tên kho ………………………………………………………………..
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Nợ | Có | Ghi chú |
| |||
Số hiệu | Ngày, tháng | |||||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền |
| ||||||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 | F |
|
|
|
| - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ ……………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Cộng phát sinh - Cộng lũy kế phát sinh từ đầu năm - Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
|
| Ngày... tháng... năm .... |
Đơn vị chủ quản: …………………… | Mẫu số: S82-DT (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ CHI TIẾT THEO DÕI HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Năm: …………………..
- Tên tài khoản: …………………………………………………………….
- Ký hiệu: ……………………………………………………………………
- Loại hàng dự trữ quốc gia ……………….. Đơn vị tính ………………
- Tên kho ……………………………………………………………………
- Ký hiệu ngăn (lô) kho:……………………………………………………
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Đơn giá | Nhập | Xuất | Tồn | ||||
Số hiệu | Ngày, tháng | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | ||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
| - Dư đầu kỳ - Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Cộng phát sinh - Cộng lũy kế từ đầu năm - Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
|
| Ngày... tháng... năm ...... |
Đơn vị chủ quản: …………………… | Mẫu số: S83-DT (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ NHẬP HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Năm: ………………………………………………………….
Tên tài khoản ……………………………………. Ký hiệu 651
Loại hàng dự trữ quốc gia ………….. Đơn vị tính …………
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Ghi Nợ Tài khoản 651 | Ghi Có tài khoản 651 | ||||||
Số hiệu | Ngày tháng | Tổng số tiền | Chia ra theo mục lục ngân sách | ||||||||
|
|
|
|
|
| ||||||
A | B | C | D | E | 1=2+3+...+6 | 2 | 3 | ... | … | 6 | 7 |
|
|
| - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ ……………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cộng phát sinh - Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm - Dư cuối kỳ |
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
|
| Ngày... tháng... năm ..... |
Đơn vị chủ quản: …………………… | Mẫu số: S84-DT (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Năm: ………………………………………………………….
Tên tài khoản …………………… Ký hiệu 652 ……………..
Loại hàng dự trữ quốc gia ………….. Đơn vị tính …………
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Ghi Nợ Tài khoản 652 | Ghi Có tài khoản 652 | ||||||
Số hiệu | Ngày, tháng | Tổng số tiền | Chia ra theo mục lục ngân sách | ||||||||
… | ... | … | ... | ... |
| ||||||
A | B | C | D | E | 1=2+3+... | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
|
|
| - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cộng phát sinh - Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm - Dư cuối kỳ |
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
|
| Ngày... tháng... năm ..... |
Đơn vị chủ quản: …………………… | Mẫu số: S85-DT (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Năm: ………………………………………………………….
Tên tài khoản ………………………………….. Ký hiệu: 653
Loại hàng dự trữ quốc gia ………….. Đơn vị tính …………
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | TK đối ứng | Ghi Nợ Tài khoản 653 |
| |||||||||
Số hiệu | Ngày tháng | Tổng số tiền | Có định mức | Không có định mức | Ghi Có tài khoản 653 | |||||||||
Tổng số | Bảo quản thường xuyên | Kê lót bảo quản ban đầu, lần đầu | Tổng số | Sửa chữa thường xuyên | Mua sắm công cụ, dụng cụ, vật tư | Phòng chống mối, mọt,... | Khác | |||||||
A | B | C | D | E | 1=2+5 | 2=3+4 | 3 | 4 | 5=6+7+. | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
| - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ ……………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cộng phát sinh - Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm - Dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
NGƯỜI GHI SỔ | KẾ TOÁN TRƯỞNG | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Đơn vị chủ quản: …………………… | Mẫu số: S86-DT (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
CỨU TRỢ, HỖ TRỢ, VIỆN TRỢ
Năm: …………………………………
Tên tài khoản ………… Ký hiệu: 654
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | TK đối ứng | Ghi Nợ Tài khoản 654 | Ghi Có tài khoản 654 | |||||||||
Số hiệu | Ngày tháng | Tổng số tiên | Tại cửa kho | Ngoài cửa kho | ||||||||||
Tổng số | Chia ra theo mục lục ngân sách | Tổng số | Chia ra theo mục lục ngân sách | |||||||||||
|
| … |
|
|
| ... | ||||||||
A | B | C | D | E | 1=2+6 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
| - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cộng phát sinh - Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm - Dư cuối kỳ |
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
|
| Ngày... tháng... năm ...... |
Đơn vị chủ quản: …………………… | Mẫu số: S87-DT (Ban hành theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỀ BÁN, THU NỢ VAY
HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA BẰNG TIỀN
Năm: ………………………………
- Tên tài khoản: …………………………………….
- Ký hiệu: …………………………………………….
- Loại hàng dự trữ quốc gia ………………………..
Ngày, tháng ghi sổ | Chứng từ | Diễn giải | Tài khoản đối ứng | Đơn vị tính | Số lượng | Số phát sinh | ||
Số | Ngày, tháng | Nợ | Có | |||||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 |
|
|
| - Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
| - Cộng phát sinh - Cộng lũy kế từ đầu năm |
|
|
|
|
|
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………….
- Ngày mở sổ: ……………………………………………………..
|
| Ngày... tháng... năm ... |
3. Giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ kế toán
SỔ CHI TIẾT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THỪA
(Mẫu số S80-DT)
1. Mục đích
Sổ này dùng để theo dõi chi tiết hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý và tình hình xử lý số hàng dự trữ thừa đó theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Sổ này được mở để theo dõi cho từng loại hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý theo từng kho. Mỗi loại hàng được theo dõi trên một hoặc một số trang sổ riêng.
Căn cứ ghi sổ là biên bản, chứng từ, hóa đơn liên quan và quyết định xử lý hàng dự trữ quốc gia thừa của cấp có thẩm quyền.
+ Cột A, cột B, cột C: Ghi ngày, tháng ghi sổ; số hiệu, ngày tháng của chứng từ.
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
+ Cột F: Giải thích thêm nội dung khác (nếu có).
+ Cột 1, cột 2: Phản ánh số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa đã được xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
+ Cột 3, cột 4: Phản ánh số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý phát sinh.
+ Cuối kỳ, cộng phát sinh trong kỳ, cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm, xác định số dư cuối kỳ (Dư Nợ ghi cột 1, cột 2; dư Có ghi cột 3, cột 4)
SỔ CHI TIẾT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THIẾU
(Mẫu số S81-DT)
1. Mục đích
Sổ này dùng để theo dõi hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt, mất mát và tình hình xử lý hàng thiếu hụt, mất mát theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Sổ này được mở để theo dõi cho từng loại hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý theo từng kho. Mỗi loại hàng được theo dõi trên một hoặc một số trang sổ riêng.
Căn cứ biên bản, chứng từ, hóa đơn liên quan và quyết định xử lý hàng dự trữ quốc gia thiếu của cấp có thẩm quyền để phản ánh vào sổ.
+ Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;
+ Cột B, cột C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ Cột F: Giải thích thêm nội dung khác (nếu có)
+ Cột 1, cột 2: Phản ánh số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý phát sinh.
+ Cột 3, cột 4: Phản ánh số lượng giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu đã xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
+ Cuối kỳ, cộng phát sinh trong kỳ, cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm, xác định số dư cuối kỳ (Dư Nợ ghi cột 1, cột 2; dư Có ghi cột 3, cột 4)
SỔ CHI TIẾT THEO DÕI HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số S82-DT)
1. Mục đích
Sổ này dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho về số lượng và giá trị của từng loại hàng dự trữ quốc gia ở từng ngăn, lô kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
- Mỗi loại hàng dự trữ quốc gia (TK156) được theo dõi cho từng kho trên một số trang sổ riêng và ghi rõ tên, quy cách, đơn vị tính của từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Căn cứ ghi sổ là các phiếu nhập kho và xuất kho đã được thực hiện
+ Cột A, B, C: Ghi ngày, tháng ghi sổ, số hiệu và ngày, tháng chứng từ
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột 1: Ghi tài khoản đối ứng
+ Cột 2: Ghi đơn giá
+ Cột 3, cột 4: Ghi số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập kho
+ Cột 5, cột 6: Ghi số lượng, giá trị hàng hóa dự trữ quốc gia xuất kho
+ Cột 7, cột 8: Ghi số lượng, giá trị hàng hóa dự trữ quốc gia tồn kho.
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ NHẬP HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số S83-DT)
1. Mục đích
Sổ này dùng để theo dõi chi phí nhập hàng dự trữ quốc gia hạch toán trên tài khoản 651 theo từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ để phản ánh vào sổ
+ Cột A, cột B, cột C: Ghi ngày, tháng ghi sổ; số và ngày, tháng của chứng từ
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ Cột 1: Phản ánh tổng số chi phí thực tế phát sinh theo từng chứng từ, hóa đơn (Tổng số tiền ghi Nợ TK 651).
(Cột 1 = Cột 2 + cột 3 + cột....)
+ Từ Cột 2 đến cột 6: Phản ánh chi phí thực tế về nhập hàng dự trữ quốc gia theo nội dung mục lục ngân sách.
+ Cột 7: Ghi Có TK 651.
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số S84-DT)
1. Mục đích
Sổ này dùng để theo dõi chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia hạch toán trên tài khoản 652 theo từng loại vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ để phản ánh vào sổ
+ Cột A, cột B, cột C: Ghi ngày, tháng ghi sổ; số và ngày, tháng của chứng từ
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ Cột 1: Phản ánh tổng số chi phí thực tế phát sinh theo từng chứng từ, hóa đơn (Tổng số tiền ghi Nợ TK 652).
(Cột 1 = Cột 2 + cột 3 + cột....)
+ Từ Cột 2 đến cột 6: Phản ánh chi phí thực tế về xuất hàng dự trữ quốc gia theo nội dung mục lục ngân sách.
+ Cột 7: Ghi Có TK 652.
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số S85-DT)
1. Mục đích
Sổ này dùng để theo dõi chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia hạch toán trên tài khoản 653.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ để phản ánh vào sổ
+ Cột A, cột B, cột C: Ghi ngày, tháng ghi sổ; số và ngày, tháng của chứng từ
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ Cột 1: Phản ánh tổng số chi phí thực tế phát sinh theo từng chứng từ, hóa đơn (ghi Nợ TK 653).
(Cột 1 = Cột 2 + cột 5)
Trong đó chi tiết: Có định mức và Không có định mức
+ Cột 2: Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến bảo quản có định mức.
Cột 2 = cột 3 + cột 4
+ Cột 3: Phản ánh toàn bộ chi phí bảo quản thường xuyên có định mức.
+ Cột 4: Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến kê lót bảo quản ban đầu, lần đầu có định mức.
+ Cột 5: Phản ánh toàn bộ chi phí thực tế không có định mức có liên quan đến bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Cột 5 = cột 6 + cột 7 + cột 8 + cột 9
Trong đó:
+ Cột 6: Phản ánh chi phí thực tế không có định mức có liên quan đến sửa chữa thường xuyên.
+ Cột 7: Phản ánh chi phí thực tế không có định mức có liên quan đến mua sắm công cụ, dụng cụ, vật tư.
+ Cột 8: Phản ánh chi phí thực tế không có định mức có liên quan đến phòng chống mối, mọt,....
+ Cột 9: Phản ánh chi phí thực tế không có định mức có liên quan khác.
+ Cột 10: Ghi Có TK 653.
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
CỨU TRỢ, HỖ TRỢ, VIỆN TRỢ
(Mẫu số S86-DT)
1. Mục đích
Sổ này dùng để theo dõi chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hạch toán trên tài khoản 654.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ để phản ánh vào sổ
+ Cột A, cột B, cột C: Ghi ngày, tháng ghi sổ; số và ngày, tháng của chứng từ.
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ Cột 1: Phản ánh tổng số chi phí thực tế phát sinh theo từng chứng từ, hóa đơn (tổng số ghi Nợ TK 654).
(Cột 1 = Cột 2 + cột 7)
+ Cột 2: Phản ánh tổng chi phí thực tế tại cửa kho liên quan đến xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ.
+ Cột 3, 4,...: Phản ánh chi phí thực tế tại cửa kho liên quan đến xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ chi tiết từng nội dung chi theo mục lục ngân sách nhà nước.
Cột 2 = cột 3 + cột 4 + ...
+ Cột 6: Phản ánh tổng chi phí thực tế ngoài cửa kho liên quan đến xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ.
+ Cột 7, 8, 9,...: Phản ánh chi phí thực tế ngoài cửa kho liên quan đến xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ chi tiết từng nội dung chi theo mục lục ngân sách nhà nước.
Cột 6 = cột 7 + cột 8 + ...
+ Cột 10: Ghi Có TK 654.
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỀ BÁN,
THU NỢ VAY HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA BẰNG TIỀN
(Mẫu số S87-DT)
1. Mục đích
Sổ này được dùng cho Tài khoản 314 - Thanh toán về bán hàng dự trữ quốc gia để ghi chép theo dõi quá trình thanh toán về bán hàng, thu nợ vay bằng tiền và thanh lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
- Mỗi loại hàng được theo dõi trên một trang riêng.
- Căn cứ vào hóa đơn bán hàng và chứng từ gốc để phản ánh vào sổ.
+ Cột A, cột B, cột C: Ghi ngày, tháng ghi sổ; số và ngày, tháng chứng từ
+ Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
+ Cột 1: Ghi đơn vị tính (kg, cái, ...)
+ Cột 2: Ghi số lượng hàng dự trữ quốc gia đã bán, thu nợ vay bằng tiền.
+ Cột 3: Ghi số tiền theo giá hạch toán của số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất bán, thu nợ vay mà đối tượng vay đã trả bằng tiền và chi phí thanh lý hàng dự trữ quốc gia thực tế phát sinh.
Kết chuyển tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia số tiền chênh lệch giá bán, giá thu nợ vay hàng dự trữ quốc gia lớn hơn giá hạch toán.
Kết chuyển số tiền chênh lệch thu bán thanh lý hàng dự trữ quốc gia lớn hơn chi phí thanh lý phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Cột 4: Ghi số tiền theo giá bán, theo giá thu nợ vay đối với số lượng hàng dự trữ quốc gia đã xuất bán, đối với số lượng hàng dự trữ cho vay mà đối tượng vay đã trả bằng tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền và số tiền thu thanh lý đối với số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế xuất thanh lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Kết chuyển giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia số tiền chênh lệch giá bán, giá thu nợ vay hàng dự trữ quốc gia nhỏ hơn giá hạch toán.
PHỤ LỤC SỐ 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính)
1. Danh mục báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị bổ sung
a) Danh mục báo cáo tài chính bổ sung
Số TT | Ký hiệu | Tên báo cáo | Kỳ hạn lập và nơi lập | Nơi nhận | ||||||||||
Quý | Năm | Cục hoặc tương đương | Tổng cục/Bộ ngành | Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) | ||||||||||
Đơn vị trực tiếp dự trữ quốc gia | Cục hoặc tương đương | Tổng cục/Bộ ngành | Đơn vị trực tiếp dự trữ quốc gia | Cục hoặc tương đương | Tổng cục/Bộ ngành | Quý | Năm | Quý | Năm | Quý | Năm | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
1 | B15/TC-DT | Báo cáo tăng, giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x |
2 | B16/TC-DT | Báo cáo chi tiết nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x |
3 | B17/TC-DT | Báo cáo tình hình quỹ tiết kiệm phí |
|
|
| x | x | x |
| x |
| x |
| x |
4 | B18/TC-DT | Báo cáo chi tiết nợ phải thu về dự trữ quốc gia |
|
|
| x | x | x |
| x |
| x |
| x |
5 | B19/TC-DT | Báo cáo hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý |
|
|
| x | x | x |
| x |
| x |
| x |
6 | B20/TC-DT | Báo cáo hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý |
|
|
| x | x | x |
| x |
| x |
| x |
7 | B21/TC-DT | Báo cáo các khoản phải nộp | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x |
8 | B22/TC-DT | Báo cáo xuất bán hàng dự trữ quốc gia và thu nợ vay trả bằng tiền | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x |
9 | B23/TC-DT | Báo cáo mua hàng dự trữ quốc gia | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| x |
10 | B24/TC-DT | Báo cáo tình hình sử dụng dự toán vốn dự trữ quốc gia và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước |
|
|
| x | x | x |
| x |
| x |
| x |
b) Danh mục báo cáo kế toán quản trị bổ sung
Số TT | Ký hiệu | Tên báo cáo | Kỳ hạn lập | Nơi lập | Nơi nhận |
| ||||
Cục hoặc tương đương | Tổng cục/Bộ ngành | Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) | ||||||||
Đơn vị trực tiếp dự trữ quốc gia | Cục hoặc tương đương | Tổng cục DTNN/Bộ ngành |
| |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
1 | B25/QT-DT | Báo cáo tình hình thực hiện phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo định mức | Năm | x | x | x | x | x | x |
|
2 | B26/QT-DT | Báo cáo thực hiện phí nhập, xuất, phí xuất viện trợ, cứu trợ, hỗ trợ hàng DTQG | Năm | x | x | x | x | x | x |
|
Ghi chú:
- Cục hoặc tương đương: Đây là đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý của đơn vị dự trữ quốc gia
- Đến kỳ báo cáo, các đơn vị thực hiện lập báo cáo gửi đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý theo quy định./.
2. Mẫu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị bổ sung
Bộ (Ngành): …………………… | Mẫu số: B15/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO TĂNG, GIẢM
NGUỒN VỐN DỰ TRỮ QUỐC GIA
Quý ……… năm ………
Đơn vị tính:.......
Số TT | Diễn giải | Mã số | Số tiền | Ghi chú | |
Trong quý | Lũy kế từ đầu năm | ||||
A | B | C | 1 | 2 | D |
I | Số dư đầu quý | 01 |
|
|
|
II | Nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng | 02 |
|
|
|
1 | Ngân sách cấp | 03 |
|
|
|
2 | Cấp trên cấp | 04 |
|
|
|
3 | Cấp dưới nộp lên | 05 |
|
|
|
4 | Tăng do điều chuyển | 06 |
|
|
|
5 | Tăng giá hàng dự trữ quốc gia | 07 |
|
|
|
6 | Tăng do nhập dôi kho | 08 |
|
|
|
7 | Tăng do chênh lệch giá bán | 09 |
|
|
|
8 | Tăng khác | 10 |
|
|
|
III | Nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm | 11 |
|
|
|
1 | Nộp trả Ngân sách | 12 |
|
|
|
2 | Nộp trả cấp trên | 13 |
|
|
|
3 | Cấp cho các đơn vị cấp dưới | 14 |
|
|
|
4 | Giảm do điều chuyển | 15 |
|
|
|
5 | Giảm giá hàng dự trữ quốc gia | 16 |
|
|
|
6 | Giảm do thiếu hụt trong định mức | 17 |
|
|
|
7 | Giảm do chênh lệch giá bán | 18 |
|
|
|
8 | Giảm do xuất hàng không thu tiền | 19 |
|
|
|
9 | Giảm khác | 20 |
|
|
|
IV | Số dư cuối quý | 21 |
|
|
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ (Ngành): …………………… | Mẫu số: B16/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO CHI TIẾT NHẬP, XUẤT, TỒN KHO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Quý ... năm ...
Số TT | Tên hàng, quy cách, địa điểm để hàng | Đơn vị tính | Nước sản xuất | Đơn vị bảo quản | Tồn kho đầu năm | Tồn kho đầu quý | NHẬP | |||||||||||||||
Quý này | Lũy kế | |||||||||||||||||||||
Tổng số | Mua | Đổi hàng | ... | Tổng số | Mua | Đổi hàng | … | |||||||||||||||
SL | Tiền (đ) | SL | Tiền (đ) | SL | Tiền (đ) | SL | Tiền (đ) | SL | Tiền (đ) |
| SL | Tiền (đ) | SL | Tiền (đ) | SL | Tiền (đ) |
| |||||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | … | … |
|
|
| 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XUẤT | Tồn kho cuối quý | ||||||||||||||
Quý này | Lũy kế | ||||||||||||||
Tổng số | Không thu tiền | Xuất bán | … | Tổng số | Không thu tiền | Xuất bán |
| ||||||||
SL | T.Tiền (đ) | SL | T.Tiền (đ) | SL | T.Tiền (đ) |
| SL | T.Tiền (đ) | SL | T.Tiền (đ) | SL | T.Tiền (đ) |
| SL | T.Tiền (đ) |
9 | 10 |
|
|
|
|
| 11 | 12 |
|
|
|
|
| 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ ngành: …………………… | Mẫu số: B17/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUỸ TIẾT KIỆM PHÍ
Năm ………..
Đơn vị tính: ………….
STT | Diễn giải | Số tiền | Ghi chú |
A | B | 1 | C |
I | Số đầu năm |
|
|
II | Số tăng trong năm |
|
|
1 | Do bổ sung từ tiết kiệm phí của đơn vị theo quy định |
|
|
2 | Do nhận từ cấp trên |
|
|
3 | Do nhận từ cấp dưới |
|
|
III | Số giảm trong năm |
|
|
1 | Nộp cấp trên |
|
|
2 | Điều hòa xuống cấp dưới |
|
|
3 | Sử dụng tại đơn vị |
|
|
| - Trích quỹ khen thưởng |
|
|
| - Trích quỹ phúc lợi |
|
|
| - Chi bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức |
|
|
| - Mua sắm tài sản |
|
|
| - Chi sửa chữa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất |
|
|
IV | Số cuối năm (I+II-III) |
|
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ (Ngành): …………………. | Mẫu số: B18/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO CHI TIẾT NỢ PHẢI THU VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA
Năm...
Số TT | Đối tượng phải thu | Diễn giải | Đơn vị tính | Số lượng | Số tiền | Ghi chú |
A | B | C | 1 | 2 | 3 | D |
I
II
| Hàng dự trữ quốc gia cho vay … Hàng dự trữ quốc gia hao kho phải bồi thường … Thu khác |
|
|
|
|
|
| Cộng |
| x | x |
| x |
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ (Ngành): …………………. | Mẫu số: B19/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THIẾU CHỜ XỬ LÝ
Năm ...
Số TT | Tên hàng DTQG | Mã số | Đơn vị tính | Số dư đầu năm | Số thiếu trong năm | Số thiếu đã xử lý trong năm | Số dư cuối năm | ||||||||||
Tổng số | Trong định mức | Vượt định mức | Xử lý khác | ||||||||||||||
Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (d) | ||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
1 | Thóc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Gạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| (Chi tiết từng loại hàng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
| x | x |
| x |
| x |
| x |
| x |
| x |
| x |
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ (Ngành): …………………. | Mẫu số: B20/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THỪA CHỜ XỬ LÝ
Năm ...
Số TT | Tên hàng DTQG | Mã số | Đơn vị tính | Số dư đầu năm | Số thừa trong năm | Số thừa đã xử lý | Số dư cuối năm | Ghi chú | ||||
Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | Lượng | Tiền (đ) | |||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | E |
1 | Thóc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Gạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| (Chi tiết từng loại hàng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng: |
| x | x |
| x |
| x |
| x |
| x |
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ (Ngành): …………………. | Mẫu số: B21/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
Quý ….. Năm...
Đơn vị tính: ………
Số TT | Diễn giải | Mã số | Tổng cộng | Nộp cấp trên | Nộp Ngân sách | |||||||
Tiền mua hàng dự trữ quốc gia thừa | Tiền bán hàng DTQG | Thu nợ dự trữ quốc gia | Thanh lý tài sản | Khác | Cộng | Thuế thu nhập CN | Tiền vi phạm hợp đồng | Cộng | ||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
I | Năm trước chuyển sang | 01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Kỳ trước chuyển sang | 02 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Số phải nộp: | 03 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trong kỳ | 04 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Lũy kế | 05 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV | Số đã nộp: | 06 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trong kỳ | 07 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Lũy kế | 08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V | Số còn phải nộp | 09 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng... năm.... |
Bộ ngành: …………………. | Mẫu số: B22/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO XUẤT BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ THU NỢ VAY TRẢ BẰNG TIỀN
Quý ……… năm ....
Đơn vị tính: …………..
STT | Tên hàng dự trữ quốc gia | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Chênh lệch giữa giá bán, thu nợ thực tế với giá hạch toán | Ghi chú | ||
Giá hạch toán | Giá bán, thu nợ thực tế | Giá hạch toán | Giá bán, thu nợ thực tế | ||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | E |
1 | Xuất bán hàng dự trữ quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
| (Chi tiết từng mặt hàng dự trữ quốc gia) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Lũy kế từ đầu năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| (Chi tiết từng mặt hàng dự trữ quốc gia) |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Thu nợ vay bằng tiền |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1.1
2.2 2.2.1 | Thu nợ hàng DTQG cho vay (Chi tiết từng mặt hàng DTQG) Lũy kế từ đầu năm Thu nợ hàng DTQG cho vay Tổng cộng phát sinh Tổng cộng lũy kế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ ngành: …………………. | Mẫu số: B23/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO MUA HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Quý ….. năm...
Đơn vị tính: …………….
Số TT | Tên hàng dự trữ quốc gia | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá mua | Thành tiền |
A | B | C | D | 1 | 2 |
| - Phát sinh trong kỳ (Chi tiết từng loại hàng DTQG) … - Phát sinh lũy kế (Chi tiết từng loại hàng DTQG) …
|
|
|
|
|
| Tổng cộng phát sinh |
|
|
|
|
| Tổng cộng lũy kế |
|
|
|
|
|
| Ngày... tháng... năm .... |
Bộ ngành: …………………. | Mẫu số: B24/TC-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỰ TOÁN VỐN DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Năm……………
PHẦN I- SỐ LIỆU TỔNG HỢP:
1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỰ TOÁN VỐN DỰ TRỮ QUỐC GIA
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Số tiền | Ghi chú |
A | B | C | 1 | 2 |
1 | Dự toán vốn mua hàng năm trước chuyển sang | 01 |
|
|
2 | Dự toán vốn mua hàng được giao trong năm | 02 |
|
|
3 | Dự toán vốn mua hàng được sử dụng trong năm + Thuộc kế hoạch vốn năm trước + Thuộc kế hoạch vốn năm nay | 03=01+02 |
|
|
4 | Vốn mua hàng đã cấp năm trước chưa sử dụng chuyển sang + Giao dự toán + Cấp bằng lệnh chi tiền | 04 |
|
|
5 | Vốn mua hàng được cấp trong năm - Giao dự toán + Năm trước + Năm nay - Cấp bằng lệnh chi tiền + Năm trước + Năm nay | 05 |
|
|
6 | Vốn mua hàng đã sử dụng trong năm - Giao dự toán + năm trước + năm nay - Cấp bằng Lệnh chi tiền + năm trước + năm nay | 06 |
|
|
7 | Dự toán vốn mua hàng giảm trong năm + Thuộc kế hoạch vốn năm trước + Thuộc kế hoạch vốn năm nay | 07 |
|
|
8 | Vốn mua hàng giảm trong năm (Nộp Ngân sách) + Thuộc kế hoạch vốn năm trước + Thuộc kế hoạch vốn năm nay | 08 |
|
|
9 | Vốn mua hàng được cấp chưa sử dụng chuyển năm sau - Dự toán giao + Thuộc kế hoạch vốn năm trước + Thuộc kế hoạch vốn năm nay - Cấp bằng lệnh chi tiền + Thuộc kế hoạch vốn năm trước + Thuộc kế hoạch vốn năm nay | 09={(04+05) - (06+08)} |
|
|
10 | Dự toán vốn mua hàng chưa được cấp chuyển năm sau - Thuộc kế hoạch vốn năm trước - Thuộc kế hoạch vốn năm nay | 10=03-05-07 |
|
|
2. TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
STT | Chỉ tiêu | Mã | Số tiền | Ghi chú |
A | B | C | 1 | 2 |
1 | Kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang: - Kinh phí đã rút về (nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, viện trợ) + Kinh phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác - Dự toán còn dư (nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ, viện trợ) + Dự toán nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Dự toán bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Dự toán cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Dự toán nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác | 01 |
|
|
2 | Kinh phí được giao trong năm Dự toán giao trong năm + Dự toán nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Dự toán bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Dự toán cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Dự toán nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác - Kinh phí được cấp + Kinh phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác | 02 |
|
|
3 | Kinh phí được sử dụng trong năm + Kinh phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác | 03=01+02-04 |
|
|
4 | Kinh phí giảm trong năm + Kinh phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác | 04 |
|
|
5 | Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán + Kinh phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác | 05 |
|
|
6 | Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau - Kinh phí đã rút về + Kinh phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác - Dự toán còn dư tại kho bạc + Dự toán nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia + Dự toán bảo quản hàng dự trữ quốc gia + Dự toán cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia + Dự toán nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác | 06=03-05 |
|
|
PHẦN II - THUYẾT MINH
PHẦN III - NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ ngành: …………………. | Mẫu số: B25/QT-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO ĐỊNH MỨC
Năm....
Đơn vị tính: ………..
STT | Tên hàng dự trữ quốc gia Hình thức bảo quản | Đơn vị tính | Số lượng hàng thực tế | Kinh phí bảo quản được hưởng theo định mức | Chi phí bảo quản thực hiện | Chênh lệch (+,-) | Ghi chú | |||
Định mức | Thành tiền | Tổng cộng | Năm trước | Năm nay | ||||||
A | B | C | 4 | 5 | 6 | 7=8+9 | 8 | 9 | 10 | D |
I
II | Kê lót và bảo quản ban đầu, lần đầu (Chi tiết theo từng mặt hàng bảo quản) Bảo quản thường xuyên (Chi tiết theo từng mặt hàng bảo quản) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Phần thực hiện bao gồm cả vật tư, nguyên vật liệu công cụ dụng cụ đã quyết toán năm trước năm nay sử dụng, không bao gồm chi phí kê lót chưa nhập hàng chuyển năm sau.
|
|
| Ngày... tháng... năm ... |
Bộ ngành: …………………. | Mẫu số: B26/QT-DT (Ban hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
BÁO CÁO THỰC HIỆN PHÍ NHẬP, XUẤT, PHÍ XUẤT VIỆN TRỢ, CỨU TRỢ, HỖ TRỢ HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Năm....
Đơn vị tính: …………………
Số TT | Diễn giải | Đơn vị tính | Số lượng | Kinh phí được hưởng theo định mức | Tổng chi phí thực hiện | Chênh lệch | Ghi chú | |||
Định mức | Tổng số kinh phí được hưởng | Tổng cộng | Năm trước chuyển sang | Năm nay | ||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3=1x2 | 4 | 5 | 6 | 7=3-4 | D |
1 | Hàng dự trữ quốc gia nhập kho: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| (Chi tiết từng loại hàng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Hàng dự trữ quốc gia xuất bán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| (Chi tiết từng loại hàng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| (Chi tiết từng loại hàng) - Chi phí tại cửa kho - Chi phí ngoài cửa kho |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Tổng cộng |
| x | x |
|
|
|
|
| x |
Ghi chú: Không phản ánh vào biểu này chi phí chưa quyết toán chuyển năm sau.
|
| Ngày... tháng... năm .... |
3. Nội dung bổ sung vào Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B06-H) ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010.
a) Bổ sung điểm 3, điểm 4 vào Phần I - Tình hình thực hiện nhiệm vụ hành chính, sự nghiệp trong năm, như sau:
“3- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm vụ dự trữ quốc gia:
3.1- Thực hiện kế hoạch nhập hàng dự trữ quốc gia: (Chi tiết số lượng từng loại hàng hóa dự trữ quốc gia)
- Kế hoạch giao:
- Thực tế thực hiện: = ….. % so với kế hoạch
3.2- Thực hiện kế hoạch xuất bán: (Chi tiết số lượng từng loại hàng hóa)
- Kế hoạch giao:
- Thực tế thực hiện: = ….. % so với kế hoạch
3.3- Thực hiện kế hoạch xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ: (Chi tiết số lượng từng loại hàng dự trữ quốc gia)
- Nhiệm vụ được giao:
- Kết quả thực hiện: = ….. % so với kế hoạch
4- Tình hình sử dụng phí nhập, xuất, phí cứu trợ; hỗ trợ, viện trợ:
4.1- Chi phí nhập:
+ Định mức được hưởng:
+ Dự toán đã giao:
+ Chi phí thực hiện:
+ Chênh lệch:
+ Chi phí còn thừa, thiếu.
4.2- Chi phí xuất:
+ Định mức được hưởng:
+ Dự toán đã giao:
+ Chi phí thực hiện:
+ Chênh lệch:
+ Chi phí còn thừa, thiếu.
4.3- Chi phí bảo quản
- Chi phí có định mức:
+ Định mức được hưởng
+ Dự toán đã giao
+ Chi phí thực hiện
+ Chênh lệch
- Chi phí thực hiện không có định mức
4.4- Chi phí xuất hàng cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ:
+ Định mức được hưởng:
+ Dự toán đã giao:
+ Chi phí thực hiện:
+ Chênh lệch:
+ Chi phí còn thừa, thiếu.
b) Bổ sung điểm 3 vào Phần VII- Tình hình tiếp nhận kinh phí, như sau:
“3- Tiền, hàng tiếp nhận điều động của cấp trên; của các tổ chức, cơ quan khác hỗ trợ được phép ghi tăng nguồn kinh phí (không qua giao dự toán):
3.1- Tiền, hàng tiếp nhận điều động:
- Chi tiết theo từng loại, khoản.
- Đơn vị điều động, số lượng và giá trị.
- Nội dung, mục đích sử dụng.
3.2- Tiền, hàng của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ:
- Chi tiết theo từng loại, khoản.
- Đơn vị điều động, số lượng và giá trị.
- Nội dung, mục đích sử dụng
c) Bổ sung điểm 3 vào Phần VIII- Thuyết minh, như sau:
"3. Thuyết minh nguồn hình thành TSCĐ:
Tên TSCĐ | Nguồn hình thành | ||||
Tổng cộng | NSNN | Quỹ | Vay | Khác | |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I- TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN |
|
|
|
|
|
……….. |
|
|
|
|
|
……….. |
|
|
|
|
|
II- TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD |
|
|
|
|
|
……….. |
|
|
|
|
|
……….. |
|
|
|
|
|
III- TSCĐ vừa dùng cho hoạt động HCSN vừa dùng cho hoạt động SXKD |
|
|
|
|
|
……….. |
|
|
|
|
|
……….. |
|
|
|
|
|
Ghi chú: Các Bộ, ngành không phải thuyết minh điểm 3, Phần VIII.
4. Giải thích nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị bổ sung
BÁO CÁO TĂNG, GIẢM NGUỒN VỐN DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu B15/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia của đơn vị dự trữ trong quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến thời điểm báo cáo.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh các chỉ tiêu liên quan (số dư đầu quý, tăng, giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia chi tiết theo từng nội dung).
- Các cột dọc phản ánh số thứ tự, diễn giải, mã số, số tiền trong quý, lũy kế từ đầu năm, ghi chú.
3. Cơ sở lập báo cáo
- Báo cáo quyết toán B15/TC-DT của năm trước, quý trước
- Sổ chi tiết tài khoản 451- Nguồn vốn dự trữ quốc gia
- Sổ chi tiết tài khoản 156- Hàng dự trữ quốc gia
- Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
- Cột A: Ghi số thứ tự.
- Cột B: Ghi các chỉ tiêu.
- Cột C: Ghi mã số các chỉ tiêu.
- Cột 1, cột 2: Ghi số tiền trong quý và số lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo
- Cột D: Ghi chú giải thích các nội dung khác (nếu có).
4.1. Số dư đầu quý - Mã số 01
Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia hiện có đầu quý, đầu năm của đơn vị. Đối với báo cáo quý 1: căn cứ số liệu ghi ở chỉ tiêu “số dư cuối quý” của báo cáo này năm trước để ghi vào chỉ tiêu “số dư đầu quý” của báo cáo quý này (cột 1) và cột 2 - lũy kế đầu năm; Đối với báo cáo quý 2, 3 ... căn cứ số liệu ghi ở chỉ tiêu “số dư cuối quý” của báo cáo này quý trước để ghi vào chỉ tiêu “số dư đầu quý” của báo cáo quý này (cột 1) và số liệu “số dư cuối quý” của báo cáo này quý trước để ghi vào chỉ tiêu “số dư đầu quý” của báo cáo quý này (cột 2).
4.2- Nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng - Mã số 02
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý, số lũy kế. Căn cứ vào số phát sinh có trên sổ kế toán TK 451 để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
Mã số 02 = 03 + 04 + 05 +... + 10
- Ngân sách cấp (mã số 03): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý do Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Bộ, ngành dự trữ quốc gia, cấp hoặc giao dự toán trực tiếp cho các đơn vị. Căn cứ vào sổ kế toán TK 451 (nguồn vốn dự trữ quốc gia) chi tiết phần nguồn vốn dự trữ quốc gia được Ngân sách nhà nước cấp để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Cấp trên cấp (mã số 04): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý do đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp cấp cho đơn vị. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ sổ kế toán chi tiết TK 451 phần chi tiết cấp trên cấp vốn dự trữ quốc gia, để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Cấp dưới nộp lên (mã số 05): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý do các đơn vị cấp dưới nộp về. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ sổ kế toán chi tiết TK 451 để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Tăng do điều chuyển (mã số 06): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý do nhận hàng dự trữ quốc gia được điều chuyển đến từ các đơn vị khác trong nội bộ ngành. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451 để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Tăng giá hàng dự trữ quốc gia (mã số 07): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý do đánh giá lại hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tăng do Nhà nước điều chỉnh giá. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451 phần chi hàng dự trữ quốc gia tăng do đánh giá lại theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tăng do Nhà nước điều chỉnh giá để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Tăng do nhập dôi kho (mã số 08): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý do vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia dôi thừa được phép tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ sổ kế toán chi tiết TK 451 phần chi tiết vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia dôi thừa được tăng nguồn vốn dự trữ quốc gia để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Tăng do chênh lệch giá bán (mã số 09): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý, do chênh lệch tăng giữa giá bán, giá thu nợ hàng dự trữ quốc gia cho vay bằng tiền lớn hơn giá hạch toán, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần chênh lệch giá tăng để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Tăng khác (mã số 10): Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia tăng trong quý ngoài các trường hợp nói trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ sổ kế toán chi tiết TK 451 chi tiết phần hàng dự trữ quốc gia tăng khác để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
4.3. Nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm - Mã số 11
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý, số lũy kế. Căn cứ vào số phát sinh nợ trên sổ kế toán TK 451 để ghi vào cột 1, cột 2 chỉ tiêu này
Mã số 11 = 12 + 13 + 14 + .... + 20
- Nộp trả NSNN (mã số 12): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trả ngân sách (gồm cả số tiền các Bộ, Ngành nộp về Tổng cục để nộp NSNN theo chế độ quy định). Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm do nộp trả ngân sách để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Nộp trả cấp trên (mã số 13), (áp dụng cho các đơn vị dự trữ quốc gia nộp về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do nộp về đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm do nộp trả cấp trên để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Cấp cho các đơn vị cấp dưới (mã số 14): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do cấp cho các đơn vị cấp dưới. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm do cấp cho các đơn vị để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Giảm do điều chuyển (mã số 15): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do điều chuyển cho các đơn vị khác trong nội bộ ngành. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm do điều chuyển để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Giảm giá hàng dự trữ quốc gia (mã số 16): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do đánh giá lại hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc giảm giá do Nhà nước điều chỉnh giá. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm do đánh giá lại hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc giảm giá do Nhà nước điều chỉnh giá để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Giảm do thiếu hụt trong định mức (mã số 17): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt trong định mức được phép giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm do hàng dự trữ quốc gia thiếu hụt trong định mức được phép giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Giảm do chênh lệch giá bán (mã số 18): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do chênh lệch giảm giữa giá bán và giá thu hồi nợ hàng dự trữ quốc gia cho vay bằng tiền nhỏ hơn giá hạch toán. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần chênh lệch giá giảm để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Giảm do xuất hàng không thu tiền (mã số 19): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý do xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần giảm do xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
- Giảm khác (mã số 20): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia giảm trong quý ngoài các trường hợp trên. Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 451, chi tiết phần giảm khác để ghi vào cột 1 chỉ tiêu này, cột 2 phải cộng số lũy kế của quý trước.
4.4- Số dư cuối quý - Mã số 21
Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn dự trữ quốc gia hiện có cuối quý của cơ quan đơn vị, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này tại cột 1, cột 2 là mã số 01 cộng (+) mã số 02 trừ (-) mã số 11 hoặc căn cứ vào số dư có trên sổ kế toán chi tiết TK 451 để ghi vào cột 1, cột 2 chỉ tiêu này.
BÁO CÁO CHI TIẾT NHẬP, XUẤT, TỒN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu B16/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng để phản ánh chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng mặt hàng dự trữ quốc gia cả về nước sản xuất, đơn vị bảo quản, số lượng và giá trị, chi tiết theo từng tên hàng dự trữ quốc gia nhập, xuất trong quý báo cáo.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh tên, quy cách từng loại hàng nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia.
- Các cột dọc phản ánh số thứ tự, tên, quy cách, địa điểm để hàng, đơn vị tính, nước sản xuất, đơn vị bảo quản, số lượng và giá trị tồn kho đầu năm, tồn kho đầu kỳ, nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia.
3. Cơ sở lập báo cáo
- Sổ chi tiết Tài khoản 156
- Sổ chi tiết theo dõi hàng dự trữ quốc gia.
- Hóa đơn mua, bán hàng dự trữ quốc gia và phiếu nhập, xuất kho.
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
- Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, địa điểm để hàng chi tiết theo từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Cột C: Ghi đơn vị tính từng loại hàng dự trữ quốc gia
- Cột D: Ghi rõ tên nước sản xuất từng loại hàng dự trữ quốc gia
- Cột E: Ghi tên đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị từng loại hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu năm
- Cột 3, 4: Ghi số lượng và giá trị từng loại hàng tồn kho đầu quý
- Cột 5, 6: Ghi tổng số lượng và giá trị từng loại hàng dự trữ quốc gia nhập trong quý (Chi tiết theo từng hình thức nhập hàng như nhập mua tăng, nhập đổi hàng,...)
- Cột 7, 8: Ghi tổng số lượng và giá trị từng loại hàng dự trữ quốc gia nhập kho lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo (Chi tiết theo từng hình thức nhập hàng như nhập mua tăng, nhập đổi hàng,...)
- Cột 9, 10: Ghi tổng số lượng và giá trị từng loại hàng dự trữ quốc gia xuất trong quý (Chi tiết theo từng hình thức xuất hàng như xuất không thu tiền, xuất bán hàng, xuất luân phiên đổi hàng,...)
- Cột 11, 12: Ghi tổng số lượng và giá trị từng loại hàng dự trữ quốc gia xuất kho lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo (Chi tiết theo từng hình thức xuất hàng như xuất không thu tiền, xuất bán hàng, xuất luân phiên đổi hàng,...)
- Cột 13, 14: Ghi số lượng và giá trị từng loại hàng dự trữ quốc gia tồn kho từ đầu năm đến cuối quý báo cáo.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUỸ TIẾT KIỆM PHÍ
(Mẫu số B17/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng để phản ánh tình hình tồn quỹ tiết kiệm phí đầu năm, tình hình hình thành, sử dụng quỹ tiết kiệm phí trong năm và tình hình tồn quỹ cuối kỳ.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến số tồn quỹ đầu năm, số tăng trong năm, số giảm trong năm theo từng nội dung tăng giảm và số tồn quỹ cuối năm.
- Các cột dọc phản ánh số thứ tự, diễn giải, số tiền, ghi chú.
3. Cơ sở lập báo cáo
- Sổ kế toán chi tiết tài khoản 432 quỹ tiết kiệm phí.
- Báo cáo này năm trước.
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
- Cột A: Ghi số thứ tự.
- Cột B: Ghi diễn giải theo các chỉ tiêu.
- Cột 1: Ghi số tiền
- Cột C: Ghi chú diễn giải thêm (nếu có)
- Dòng I “Số đầu năm": Chỉ tiêu này phản ánh số quỹ tiết kiệm phí hiện còn chưa sử dụng đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chỉ tiêu “Số cuối năm” của báo cáo này năm trước hoặc số dư bên có TK 432 Quỹ tiết kiệm phí tại thời điểm đầu năm.
- Dòng II “Số tăng trong năm": Chỉ tiêu này phản ánh các khoản hình thành quỹ tiết kiệm phí trong năm theo quy định của cơ chế tài chính, số tiết kiệm phí nhận được theo quyết định điều hòa của cấp trên (đối với cấp dưới) hoặc số tiết kiệm phí cấp dưới nộp lên (đối với cấp trên). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 432. Các dòng chi tiết của chỉ tiêu này lấy từ chi tiết phát sinh Có trên sổ kế toán chi tiết của TK 432.
- Dòng III “Số giảm trong năm": Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng quỹ tiết kiệm phí theo quy định của cơ chế tài chính, trong đó chi tiết theo từng nội dung: Nộp cấp trên; điều hòa xuống cấp dưới; sử dụng tại đơn vị (như trích quỹ khen thưởng; trích quỹ phúc lợi; chi bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức; chi mua sắm tài sản; chi sửa chữa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 432. Các dòng chi tiết của chỉ tiêu này lấy từ chi tiết phát sinh Nợ trên sổ kế toán chi tiết của TK 432.
- Dòng IV “Số cuối năm": Chỉ tiêu này phản ánh số quỹ tiết kiệm phí hiện còn chưa sử dụng cuối năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư bên Có TK 432 Quỹ tiết kiệm phí tại thời điểm cuối năm.
BÁO CÁO CHI TIẾT NỢ PHẢI THU VỀ DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số B18/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu về dự trữ quốc gia đến cuối năm báo cáo (thu nợ hao kho, thu cho vay hàng dự trữ quốc gia,...).
2. Kết cấu của báo cáo
Báo cáo được chia thành các cột: Số thứ tự, đối tượng phải thu, diễn giải, đơn vị tính, số lượng, số tiền phải thu, ghi chú.
3. Căn cứ lập báo cáo
Sổ kế toán chi tiết các 311 (3116, 3118).
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
- Cột A: Ghi số thứ tự.
- Cột B: Ghi tên, địa chỉ đối tượng còn phải thu về hàng dự trữ quốc gia (cho vay, hao kho phải bồi thường,...).
- Cột C: Ghi diễn giải nội dung công nợ phải thu theo từng khách hàng.
- Cột 1: Ghi đơn vị tính cho số lượng hàng dự trữ quốc gia phải thu.
- Cột 2: Ghi số lượng vật tư hàng hóa mà đối tượng còn nợ chưa trả (đối với công nợ có theo dõi số lượng).
- Cột 3: Ghi số tiền còn phải thu của từng đối tượng nợ.
- Cột D Ghi chú: một số nội dung giải thích thêm (nếu có).
BÁO CÁO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THIẾU CHỜ XỬ LÝ
(Mẫu số B19/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý dùng để phản ánh toàn bộ hàng dự trữ quốc gia thiếu và tình hình xử lý hàng dự trữ quốc gia thiếu trong năm báo cáo. Các nội dung trên báo cáo phải được phản ánh đầy đủ.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh chi tiết tên hàng dự trữ quốc gia.
- Các cột dọc phản ánh số dư đầu năm số thiếu trong năm, số thiếu đã xử lý và số dư cuối năm
3. Cơ sở lập báo cáo
Căn cứ lập báo cáo này là sổ chi tiết TK 319- Hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý và sổ chi tiết liên quan đến xử lý hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý.
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
- Cột A: Ghi thứ tự từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Cột B: Ghi tên hàng dự trữ quốc gia.
- Cột C: Ghi mã số.
- Cột D: Ghi đơn vị tính của từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Cột 1, 2: Ghi số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu chờ xử lý từ năm trước chuyển sang. Số liệu để ghi vào cột 1, cột 2 căn cứ vào chỉ tiêu “số dư cuối năm” của báo cáo này năm trước (cột 13, 14), hoặc số dư bên nợ Tài khoản 319 tại thời điểm đầu năm báo cáo.
- Cột 3, 4: Ghi số lượng, giá hàng dự trữ quốc gia thiếu trong năm báo cáo theo giá hạch toán.
Số liệu để ghi vào cột 3, 4 là số phát sinh nợ trên sổ chi tiết TK 319.
- Cột 5, cột 6: Phản ánh tổng số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu đã xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Số liệu ghi vào cột 5 là tổng số phát sinh của các cột 7, cột 9, cột 11, số liệu ghi vào cột 6 là tổng số phát sinh của các cột 8, cột 10, cột 12. Số liệu cột 6 phải bằng số phát sinh có trên sổ kế toán chi tiết TK 319.
- Cột 7, cột 8: Phản ánh số lượng, giá trị của từng loại hàng dự trữ quốc gia thiếu trong định mức đã xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Số liệu phản ánh căn cứ vào sổ chi tiết số phát sinh có TK 319.
- Cột 9, cột 10: Phản ánh số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu vượt định mức phải bồi thường theo giá hạch toán đã có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Số liệu phản ánh căn cứ số phát sinh có TK 319 trên sổ chi tiết.
- Cột 11, cột 12: Phản ánh số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu đã được xử lý trong các trường hợp khác như thiên tai, hỏa hoạn, mất trộm... Căn cứ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Số liệu để ghi vào cột này căn cứ số phát sinh có trên sổ chi tiết TK 319.
- Cột 13, cột 14: Phản ánh số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia thiếu còn lại chưa được xử lý. Số dư này phải bằng số dư nợ trên sổ kế toán TK 319.
Hoặc: - Cột 13 = cột 1 + cột 3 - cột 5
- Cột 14 = cột 2 + cột 4 - cột 6.
BÁO CÁO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THỪA CHỜ XỬ LÝ
(Mẫu số B20/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý dùng để phản ánh toàn bộ hàng dự trữ quốc gia thừa và tình hình xử lý trong năm báo cáo. Cơ quan, đơn vị phải phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong báo cáo.
2. Kết cấu của báo cáo:
- Các dòng ngang phản ánh chi tiết tên hàng dự trữ quốc gia.
- Các cột dọc phản ánh số dư đầu năm số thừa trong năm, số thừa đã xử lý và số dư cuối năm chờ xử lý.
3. Cơ sở lập báo cáo
Căn cứ ghi vào sổ này là sổ chi tiết TK 339 “Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý”
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi tên hàng dự trữ quốc gia thừa.
Cột C: Ghi mã số (nếu có)
Cột D: Ghi đơn vị tính của từng loại hàng dự trữ quốc gia thừa.
Cột 1, cột 2: Phản ánh số dư đầu năm về số lượng và giá trị của từng loại hàng dự trữ quốc gia thừa từ năm trước chuyển sang chưa xử lý. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, cột 8 của báo cáo này năm trước hoặc căn cứ vào số dư bên có TK 339 “Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý” tại thời điểm đầu năm báo cáo.
Cột 3, cột 4: Phản ánh số lượng, số tiền của từng loại hàng dự trữ quốc gia thừa trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh có trên sổ kế toán chi tiết TK 339 “Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý”.
Cột 5, cột 6: Phản ánh số lượng, số tiền của từng loại hàng dự trữ quốc gia thừa đã được xử lý trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh nợ trên sổ kế toán chi tiết TK 339 “Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý”.
Cột 7, cột 8: Phản ánh dư cuối năm về số lượng, số tiền của từng loại hàng dự trữ quốc gia thừa cuối năm báo cáo chưa được xử lý. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư bên có TK 339 “Hàng dự trữ quốc gia thừa chờ xử lý” tại thời điểm cuối năm báo cáo; hoặc:
Cột 7 = cột 1 + cột 3 - cột 5;
Cột 8 = cột 2 + cột 4 - cột 6.
Cột E ghi chú: Giải thích thêm nội dung khác (nếu có).
Dòng cộng chỉ cộng cột số tiền.
BÁO CÁO CÁC KHOẢN PHẢI NỘP
(Mẫu số B21/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng để phản ánh toàn bộ số đã nộp, số còn phải nộp trong quý, năm báo cáo giữa đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các cột dọc phản ánh chi tiết các khoản phải nộp cấp trên, nộp NSNN.
- Các dòng ngang phản ánh số phát sinh trong quý, lũy kế từ đầu năm của các khoản phải nộp cấp trên, nộp NSNN.
3. Cơ sở lập báo cáo
Căn cứ lập báo cáo này là sổ chi tiết:
- TK 342 “Thanh toán nội bộ”
- TK 333 “Các khoản phải nộp Nhà nước”
- TK 451 “Nguồn vốn dự trữ quốc gia”
4. Nội dung và phương pháp lập
- Cột A: Ghi số thứ tự.
- Cột B: Ghi nội dung các khoản phải nộp, số đã nộp.
- Cột C: Ghi mã số.
- Cột 1: Ghi tổng số phải nộp.
- Cột 2: Phản ánh tiền mua hàng dự trữ quốc gia thừa phải nộp cấp trên.
- Cột 3: Phản ánh số tiền bán hàng dự trữ quốc gia phải nộp cấp trên
- Cột 4: Phản ánh số thu hồi nợ cho vay, thu hao kho hàng dự trữ quốc gia bằng tiền phải nộp cấp trên
- Cột 5: Phản ánh số tiền thu và thanh lý tài sản phải nộp cấp trên
- Cột 6: Phản ánh các khoản khác phải nộp cấp trên (Thuyết minh rõ từng nội dung)
- Cột 7: Phản ánh tổng số các khoản phải nộp cấp trên
- Cột 8: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân đơn vị đã khấu trừ tại nguồn của các cá nhân (thuộc đối tượng phải nộp thuế TNCN) phải nộp NSNN
- Cột 9: Phản ánh số tiền thu về phạt vi phạm hợp đồng phải nộp NSNN
- Cột 10: Phản ánh tổng số các khoản phải nộp NSNN
Mục I, II: Phản ánh các khoản phải nộp quý trước, năm trước chuyển sang. Chỉ tiêu này căn cứ vào số dư đầu quý, đầu năm sổ chi tiết các tài khoản 342, 333, 451.
Mục III: Phản ánh số phải nộp phát sinh trong quý, trong năm. Chỉ tiêu này căn cứ số phát sinh có trên sổ chi tiết các Tài khoản 342, 451, 333 trong quý, trong năm.
Mục IV: Phản ánh số đã nộp ngân sách, nộp cấp trên trong quý, trong năm. Chỉ tiêu này căn cứ số phát sinh nợ trên sổ chi tiết tài khoản 342, 451, 333 trong quý, trong năm
Mục V: Phản ánh số còn phải nộp cuối quý.
BÁO CÁO XUẤT BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ THU NỢ VAY TRẢ BẰNG TIỀN
(Mẫu số B22/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng để phản ánh số lượng và giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất bán, thu nợ cho vay bằng tiền.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến xuất bán và thu nợ hàng dự trữ quốc gia
- Các cột dọc phản ánh tên hàng hóa dự trữ quốc gia, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền và chênh lệch.
3. Cơ sở lập báo cáo
Sổ chi tiết Tài khoản 156, 311 (3111, 3118) và Tài khoản 314.
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
Báo cáo được lập hàng quý, năm; số liệu bao gồm số phát sinh trong quý và số lũy kế đến cuối quý báo cáo. Mỗi chỉ tiêu đều phản ánh cả về số lượng, thành tiền theo từng loại giá và phản ánh chênh lệch giữa giá bán, giá thu nợ so với giá hạch toán.
- Cột A: Ghi số thứ tự
- Cột B: Ghi tên từng loại hàng dự trữ quốc gia xuất bán, thu nợ cho vay mà các đối tượng liên quan trả bằng tiền theo từng loại giá (chi tiết theo từng loại giá hạch toán và giá bán, giá thu nợ đơn vị thực hiện) và theo chỉ tiêu phát sinh trong quý, phát sinh lũy kế.
- Cột C: Ghi đơn vị tính về số lượng của hàng dự trữ quốc gia xuất bán, thu nợ.
- Cột D: Ghi số lượng của từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Cột 1, 2: Ghi đơn giá hạch toán trên sổ kế toán, đơn giá bán hoặc đơn giá thu nợ thực tế.
- Cột 3 = cột D x cột 1. Chỉ tiêu này thể hiện ở số phát sinh nợ sổ chi tiết tài khoản 314 (theo giá hạch toán) hoặc phát sinh có sổ chi tiết tài khoản 156, chi tiết trong quý, trong năm.
- Cột 4 = cột D x cột 2, Chỉ tiêu này thể hiện ở số phát sinh có tài khoản 314 (theo giá bán, thu nợ tài khoản 3111 (chi tiết theo từng đối tượng)) trong quý, trong năm
- Cột 5 = cột 4 - cột 3
- Cột E Ghi chú:
BÁO CÁO MUA HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số B23/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng để phản ánh tình hình mua hàng dự trữ quốc gia trong quý và lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo cả về số lượng và giá trị.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh chi tiết từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Các cột đọc phản ánh tên hàng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá mua, thành tiền
3. Cơ sở lập báo cáo
- Sổ chi tiết Tài khoản 156. Các sổ chi tiết tài khoản có liên quan
- Các quyết định giá trúng thầu, do cơ quan có thẩm quyền quyết định, hóa đơn nhập hàng dự trữ quốc gia, phiếu nhập kho.
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
Báo cáo này được lập hàng quý, năm. Tất cả các loại hàng dự trữ quốc gia mua trong quý và lũy kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo, đều phản ánh chung trong biểu báo cáo. Mỗi loại giá phản ánh một dòng trên biểu báo cáo theo chỉ tiêu phát sinh trong quý và phát sinh lũy kế.
- Cột A: Ghi số thứ tự từng mặt hàng
- Cột B: Ghi tên từng loại hàng dự trữ quốc gia mua vào.
- Cột C: Ghi đơn vị tính về số lượng của từng loại hàng dự trữ quốc gia mua vào
- Cột D: Ghi số lượng của từng loại hàng dự trữ quốc gia mua vào
- Cột 1: Ghi đơn giá mua thực tế đơn vị thực hiện
- Cột 2: Ghi thành tiền tương ứng theo giá mua thực tế nhân (x) số lượng.
- Dòng tổng cộng phát sinh, dòng tổng cộng lũy kế. Cột D (số lượng) chỉ cộng nếu có một loại hàng, cột 2 (thành tiền) số liệu chỉ tiêu này căn cứ số phát sinh bên Nợ sổ chi tiết tài khoản 156 (TK 1561, 1562).
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỰ TOÁN VỐN DỰ TRỮ QUỐC GIA VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NSNN
(Mẫu số B24/TC-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này dùng cho các Bộ, ngành Trung ương có thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia để tổng hợp tình hình sử dụng dự toán vốn dự trữ quốc gia và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước về dự trữ quốc gia.
2. Kết cấu của báo cáo
Báo cáo gồm 3 phần:
- Phần I: Số liệu tổng hợp
- Phần II: Thuyết minh
- Phần III: Nhận xét đánh giá
3. Cơ sở lập báo cáo
- Sổ theo dõi dự toán
- Sổ theo dõi và sử dụng nguồn kinh phí
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
4.1. Tình hình sử dụng dự toán vốn dự trữ quốc gia
- Dự toán vốn mua hàng năm trước chuyển sang - Mã số 01
Phản ánh dự toán vốn mua hàng dự trữ quốc gia năm trước chưa sử dụng chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện theo văn bản đồng ý chuyển nguồn của Bộ Tài chính, (lấy số liệu tại mã số 10 của báo cáo quyết toán này năm trước liền kề).
- Dự toán vốn mua hàng được giao trong năm - Mã số 02.
Phản ánh dự toán vốn mua hàng dự trữ quốc gia được giao trong năm, bao gồm dự toán vốn mua tăng, mua bù và bổ sung vốn mua hàng dự trữ quốc gia và các nguồn tăng khác theo quy định: Căn cứ các Quyết định giao, bổ sung dự toán của Bộ Tài chính để ghi vào chỉ tiêu này.
- Dự toán vốn mua hàng được sử dụng trong năm - Mã số 03
Phản ánh tổng dự toán vốn mua hàng dự trữ quốc gia được sử dụng trong năm, mã số 03 = mã số 01 + mã số 02
- Vốn mua hàng đã cấp năm trước chưa sử dụng chuyển sang - Mã số 04
Phản ánh số vốn mua hàng dự trữ quốc gia đã cấp năm trước nhưng chưa sử dụng hết, chuyển sang năm sau sử dụng (lấy số liệu tại mã số 09 của báo cáo quyết toán này năm trước liền kề).
- Vốn mua hàng được cấp trong năm- mã số 05
Phản ánh số vốn mua hàng dự trữ quốc gia trong năm đã được cấp theo hình thức Lệnh Chi tiền hoặc hình thức giao dự toán (thực hiện chi tiết theo dự toán năm trước và dự toán năm nay).
- Vốn mua hàng đã sử dụng trong năm - Mã số 06
Phản ánh số tiền đơn vị đã sử dụng mua hàng dự trữ quốc gia (bao gồm số tiền được cấp năm nay và số tiền đã cấp các năm trước chuyển sang chưa đủ điều kiện thanh toán, nay đủ điều kiện quyết toán).
- Dự toán vốn mua hàng giảm trong năm - Mã số 07
Các Bộ, Ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ Quyết định giảm dự toán vốn mua hàng dự trữ của Bộ Tài chính để ghi vào chỉ tiêu này.
- Vốn mua hàng giảm trong năm (Nộp Ngân sách) - Mã số 08
Phản ánh số vốn mua hàng dự trữ quốc gia đã được cấp (trong năm hoặc các năm trước) chưa đủ điều kiện thanh toán phải nộp vào Ngân sách nhà nước theo quy định và các nội dung giảm vốn khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Vốn mua hàng được cấp chưa sử dụng chuyển năm sau - Mã số 09:
Phản ánh số vốn đã được cấp chưa đủ điều kiện quyết toán, chưa sử dụng chuyển năm sau sử dụng. Mã số 09 = {(Mã số 04 + Mã số 05) - (Mã số 06 + Mã số 08)}
- Dự toán vốn mua hàng chưa được cấp chuyển năm sau- Mã số 10
Phản ánh dự toán vốn mua hàng chưa được cấp chuyển năm sau.
Mã số 10 = {Mã số 03 - (Mã số 05 + Mã số 07)}
4.2. Tình hình quyết toán kinh phí NSNN
- Kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang - Mã số 01
Phản ánh số kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang, trong đó gồm: kinh phí đã rút về và dự toán còn dư tại kho bạc nhà nước (chi tiết từng nội dung phí nhập, xuất, bảo quản, phí xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và các nội dung chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác). Số liệu phản ánh chỉ tiêu này căn cứ vào mã số 06 báo cáo này năm trước, sổ chi tiết tài khoản 461 hoặc sổ theo dõi nguồn kinh phí để ghi vào chỉ tiêu này.
- Kinh phí được giao trong năm (cả bổ sung) - Mã số 02
Phản ánh số dự toán được giao trong năm kể cả dự toán bổ sung trong năm của đơn vị, gồm dự toán được giao, kinh phí được cấp (chi tiết từng nội dung phí nhập, xuất, bảo quản, phí xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và các nội dung chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác). Số liệu phản ánh chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 461, hoặc sổ theo dõi nguồn kinh phí để ghi vào chỉ tiêu này.
- Kinh phí được sử dụng trong năm - Mã số 03
Phản ánh số kinh phí dự trữ quốc gia được sử dụng trong năm.
Mã số 03 = 01+02
- Kinh phí giảm trong năm - Mã số 04
Phản ánh số kinh phí giảm trong năm theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Số liệu phản ánh chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 461, hoặc sổ theo dõi nguồn kinh phí để ghi vào chỉ tiêu này.
- Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán - Mã số 05
Phản ánh số kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia đã sử dụng đề nghị quyết toán (chi tiết từng nội dung phí nhập, xuất, bảo quản, phí xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và các nội dung chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác). Số liệu phản ánh chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 661, hoặc sổ theo dõi nguồn kinh phí để ghi vào chỉ tiêu này.
- Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau - Mã số 06
Phản ánh số kinh phí đơn vị chuyển năm sau (chi tiết từng nội dung phí nhập, xuất, bảo quản, phí xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và các nội dung chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia khác). Số liệu phản ánh chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 461, hoặc sổ theo dõi nguồn kinh phí để ghi vào chỉ tiêu này.
4.3. Thuyết minh. Trình bày khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu quản lý sử dụng dự toán vốn dự trữ quốc gia và quyết toán kinh phí nghiệp vụ dự trữ quốc gia của đơn vị, tình hình thực hiện phí nhập, phí xuất và phí viện trợ cứu trợ của các đơn vị dự trữ quốc gia, phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh không bình thường.
Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
4.4. Nhận xét đánh giá. Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ; Công tác quản lý và sử dụng hàng dự trữ quốc gia; Chấp hành dự toán, chính sách, chế độ nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị và nêu ra các kiến nghị xử lý của đơn vị với cơ quan cấp trên.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÍ BẢO QUẢN HÀNG HÓA DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO ĐỊNH MỨC
(Mẫu số B25/QT-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này phản ánh tình hình thực hiện phí bảo quản các loại hàng dự trữ quốc gia theo định mức đối với từng loại hình bảo quản (bao gồm phí kê lót, bảo quản ban đầu, lần đầu, bảo quản thường xuyên, định kỳ) được cấp có thẩm quyền giao. Xác định tổng kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo định mức và thực tế thực hiện trong năm.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh hình thức bảo quản, chi tiết theo từng mặt hàng dự trữ quốc gia.
- Các cột dọc phản ánh số thứ tự, đơn vị tính, số lượng hàng thực tế, kinh phí bảo quản được hưởng theo định mức, số thực hiện, chênh lệch và ghi chú.
3. Cơ sở lập báo cáo
- Sổ theo dõi chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (S85-DT).
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về định mức phí bảo quản từng loại vật tư hàng hóa dự trữ quốc gia.
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
Báo cáo này được lập hàng năm. Tất cả các loại hàng dự trữ quốc gia bảo quản trong năm đều thể hiện chung trong biểu báo cáo (đối với loại hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức nhưng được cơ quan có thẩm quyền giao mức phí thì đơn vị không xác định chênh lệch phí).
- Cột A: Ghi thứ tự từng loại hàng bảo quản loại có định mức.
- Cột B: Ghi hình thức bảo quản (chi tiết theo từng mặt hàng).
- Cột C: Ghi đơn vị tính quy định cho từng loại hàng dự trữ quốc gia (tấn, cái, bộ, v.v...).
- Cột 4: Số lượng hàng thực tế.
+ Ghi số lượng hàng dự trữ quốc gia thực hiện kê lót, bảo quản ban đầu, bảo quản lần đầu theo số lượng hàng thực tế nhập kho,
+ Ghi số lượng hàng bảo quản thường xuyên (gồm cả bảo quản định kỳ), bảo quản thường xuyên ghi số lượng hàng bảo quản bình quân trong năm, căn cứ vào biên bản xác định số lượng hàng bảo quản trong năm của từng loại hàng dự trữ quốc gia để ghi. Bảo quản định kỳ ghi số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế bảo quản (không tính bình quân trong năm). Báo cáo riêng số lượng bảo quản thường xuyên và số lượng bảo quản định kỳ).
- Cột 5: Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền về định mức phí bảo quản cho từng loại hàng dự trữ quốc gia (chi tiết theo từng hình thức bảo quản) để ghi. Mỗi chỉ tiêu phản ánh riêng một dòng.
- Cột 6: Phản ánh kinh phí bảo quản được hưởng theo định mức. Cột 6 = cột 4 x cột 5.
- Cột 7 = cột 8 + cột 9.
- Cột 8: Phản ánh chi phí bảo quản thực hiện đã quyết toán năm trước chưa sử dụng chuyển năm nay sử dụng. Chỉ tiêu này lấy từ số dư nợ tài khoản 653 tại thời điểm đầu năm báo cáo, có tài khoản 152 (nếu xuất nguyên, vật liệu đã quyết toán năm trước chuyển sang).
- Cột 9: Phản ánh chi phí các phần công việc bảo quản thực hiện trong năm. Chỉ tiêu này lấy từ sổ chi tiết tài khoản 653 (số phát sinh bên nợ trong năm).
- Cột 10 = cột 7 - cột 6.
- Cột D Ghi chú: Giải thích một số nội dung khác (nếu có).
- Báo cáo quyết toán này không phản ánh chi phí kê lót trong năm chưa nhập hàng dự trữ quốc gia.
BÁO CÁO THỰC HIỆN PHÍ NHẬP, XUẤT, PHÍ XUẤT VIỆN TRỢ, CỨU TRỢ, HỖ TRỢ HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Mẫu số B26/QT-DT)
1. Mục đích
Báo cáo này phản ánh tình hình thực hiện kinh phí theo định mức được cấp có thẩm quyền giao và chi phí thực hiện nhập, xuất, phí xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia trong năm.
2. Kết cấu của báo cáo
- Các dòng ngang phản ánh tình hình nhập, xuất, xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia (riêng đối với xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ hàng dự trữ quốc gia chi tiết chi phí xuất tại cửa kho và chi phí ngoài cửa kho).
- Các cột dọc phản ánh số thứ tự, đơn vị tính, số lượng, kinh phí được hưởng theo định mức, chi phí thực hiện, chênh lệch và ghi chú.
3. Cơ sở lập báo cáo
- Sổ theo dõi phí nhập hàng dự trữ quốc gia (S83-DT).
- Sổ theo dõi chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia (S84-DT).
- Sổ theo dõi chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ (S86-DT).
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao định mức chi phí nhập (xuất) cho từng loại hàng dự trữ quốc gia.
4. Nội dung và phương pháp lập báo cáo
Báo cáo này lập theo năm. Mỗi loại hàng dự trữ quốc gia nhập (xuất) lập một dòng.
- Cột A: Ghi số thứ tự.
- Cột B: Diễn giải chi tiết nội dung nhập, xuất trong năm theo từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Cột C: Ghi đơn vị tính theo từng loại hàng dự trữ quốc gia.
- Cột 1: Ghi số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế nhập (xuất).
- Cột 2: Ghi định mức phí được cấp có thẩm quyền quyết định cho một đơn vị hàng dự trữ quốc gia thực tế nhập (xuất).
- Cột 3: Ghi tổng kinh phí nhập (xuất) theo định mức được hưởng tương ứng với số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế nhập (xuất).
- Cột 4: Ghi tổng số tiền chi phí thực tế thực hiện đối với số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế nhập (xuất). Cột 4 = Cột 5 + Cột 6
- Cột 5: Số tiền thực tế đã chi năm trước chưa được quyết toán chuyển sang năm nay quyết toán tương ứng với lượng hàng dự trữ quốc gia nhập, xuất, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ. Chỉ tiêu này căn cứ vào số dư nợ tài khoản 651, 652, 654 năm trước chuyển sang.
- Cột 6: Số tiền thực tế thực hiện trong năm báo cáo tương ứng với lượng hàng nhập, xuất, cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ. Nội dung này căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 651, 652, 654 trong năm báo cáo.
- Cột 7: Ghi số tiền chênh lệch giữa kinh phí được hưởng theo định mức (số đề nghị quyết toán trong năm báo cáo) với số chi phí đơn vị thực hiện. Cột 7 = Cột 3 - Cột 4.
- Cột D: Giải thích thêm những vấn đề mà các cột, mục trong biểu báo cáo thể hiện chưa rõ hoặc chưa thể hiện hết.
Không phản ánh chi phí chưa quyết toán chuyển năm sau sử dụng vào báo cáo này. Báo cáo lập xong được đối chiếu với các sổ kế toán và các văn bản liên quan.
File gốc của Thông tư 142/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 142/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 142/2014/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành | 2014-09-25 |
Ngày hiệu lực | 2015-01-01 |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
Tình trạng | Hết hiệu lực |