PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******** |
Số: 144-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 1957 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Chiếu Sắc lệnh số 15-SL ngày 06 tháng 5 năm 1951 thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam;
Căn cứ vào chính sách giám đốc bằng tiền các hoạt động kinh tế quốc dân, căn cứ vào quan hệ giao dịch và nhu cầu thanh toán giữa các ngành sản xuất, phân phối và lưu thông trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã;
Để Ngân hàng làm đầy đủ nhiệm vụ trung tâm thanh toán đối với các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan Nhà nước và đơn vị bộ đội, giúp vào việc kiểm soát kế hoạch sản xuất, lưu thông, để tăng gia tốc độ luân chuyển tiền vốn, chống lãng phí, giảm bớt chi phí sản xuất và lưu thông, thực hiện hạch toán kinh tế trong nền kinh tế quốc dân;
Theo đề nghị của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam.
NGHỊ ĐỊNH:
1) Ngoài số tiền mặt giữ tại quỹ đã được quy định, các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã đều bắt buộc phải gửi tất cả tiền mặt vào Ngân hàng quốc gia Việt Nam, và Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ luân chuyển tiền.
2) Tất cả các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã đều bắt buộc phải trả tiền, thu tiền, qua Ngân hàng, hay bằng cách trừ lẫn nhau dưới sự kiểm soát của Ngân hàng.
3) Tất cả các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã, giao dịch (mua bán) với nhau phải có hợp đồng và bắt buộc phải thanh toán dứt khoát với nhau theo đúng hợp đồng đã ký kết.
4) Cấm chỉ các quan hệ vay mượn, tạm ứng, bán chịu và trả nợ (tín dụng thương mại) giữa các tổ chức kinh tế và không qua Ngân hàng.
5) Những việc thanh toán giữa các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã chỉ làm với sự thỏa thuận của người trả, tránh tự động thanh toán, trích tài khoản của người trả.
Điều 3. – Ngân hàng quốc gia Việt Nam chịu trách nhiệm giải thích nghị định này và quy định cụ thể các hình thức thanh toán, những thể lệ chi tiết về tổ chức thanh toán, cùng các Bộ, các ngành có kế hoạch tiến hành từng bước cho thích hợp, hướng dẫn và kiểm soát các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội chấp hành cho đúng.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Hướng dẫn
Gần đây vẫn còn nhiều cơ quan, xí nghiệp, bộ đội, công trường đem tiền mặt ra mua hàng và nguyên vật liệu xây dựng ở thị trường hoặc mua trực tiếp ở các cơ sở sản xuất tư nhân với giá cao hơn Mậu dịch đặt mua.
Tình trạng này đã gây khó khăn cho việc quản lý tiền mặt ở thị trường, ảnh hưởng đến việc thu mua của Mậu và đến tình hình giá cả ngày càng lên cao.
Để chấm dứt tình trạng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý lưu thông tiền tệ và ổn định thị trường, tích cực chống dầu cơ nâng giá hàng.
Liên bộ lưu ý các cấp chính quyền và các ngành kinh tế tài chính địa phương triệt để thi hành các thể lệ quản lý tiền mặt của chính phủ và quy định những biện pháp dưới đây nhằm đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và mua hàng ở Mậu dịch quốc doanh của cơ quan, bộ đội, xí nghiệp, công trường và thanh tóan bằng chuyển khoản Ngân hàng.
I.- NGUYÊN TẮC CHUNG
Thông tư số 622-TTg ngày 27-11-1955 của Thủ tướng phủ về việc quản lý tiền mặt đã quy định “ Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội, xí nghiệp quốc doanh nói chung đều phải mua hàng của Mâư dịch quốc doanh và thanh toán bằng chuyển khảon Ngân hàng. Chỉ thị số 691- TTg ngày 7-2-1956 của Thủ tướng phủ và số 2.965- Bộ Kiến trúc cũng ghi rõ: “ Tất cả nhu cầu về nguyên vật liệu xậy dựng , nhất là gạch, ngói, gỗ đều phải do Mậu dịch cung cấp. Chị thị số 344 của Thủ tướng phủ ngày 21-1-1957 cũng đã nhắc lại việc thi hành các điểm quy định trên và nhấn mạnh Bộ Tài chính”, “ nhất thiết không thanh toán những khoản mua hàng thẳng tư nhân, mà không có chứng nhận là Mậu dịch không có khả năng cung cấp và đã mua theo giá công thương hướng dẫn”.
Gần đây Nghị định số 144-TTG ngày 9-4-1957 của Thủ tướng phủ đã quy định vịêc thanh toán giữa các cơ quan xí nghiệp quốc doanh và các tổ chức kinh tế thuộc khu vực hợp tác xã đều phải tập trung vào Ngân hàng.
II.- THỦ TỤC CẤP PHÁT MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN
Lập và xét duyệt kế hoạch.:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xây dựng và tiêu chuẩn đã quy định, các đơn vị sẽ lập ra kế hoạch như sau:
a)Đối với bộ đội, cơ quan, trường học, bệnh viện, công trường:
1) Kế hoạch chi hàng quý và dự toán xin kinh phí hàng tháng của các đơn vị dự toán cao cấp (1,2,3) cần ghi rõ nhu cầu về gạo ( theo thông tư Liên bộ số 10) và nhu cầu vật liệu hàng hoá cần mua các Công ty Mậu dịch hay xí nghiệp quốc doanh khác. Dựa theo đó mà phân tích số chi bằng chuyển khoản và nhu cầu chi tiệu bằng tiền mặt khi gữi cho cơ quan Tài chính xét duyệt thì trích phần nhu cầu hàng hoá(tức dự trù mua hàng) gữi cho Ty (hay Sở) Công thương hoặc Công ty Mậu dịch trực tiếp phần nhu cầu, phần nhu cầu tiền mặt( tức kế hoạch tiền mặt) gữi cho Ngân hàng nơi mở tài khàon, để các cơ quan đó dự trù kế hoạch cung cấp.
2) Khi xét duyệt dự toán, cơ quan tài chính cần lưu ý cả phần chi chuyển khoản, (tức nhu cầu hàng hoá vật liệu)và tiền mặt các đơn vị đề nghị. Trường hợp đơn vị dự trù không hợp lý cần tăng lên hoặc giảm bớt cấp phát , mà số tăng giảm đó thuộc vào nhu cầu nào ( hàng hoá vật liệu hay tiền mặt ) thì cũng ghi rõ trên thông thi duyệt y dự toán phải báo cho Ngân hàng và công thương điều chỉnh kế hoạch theo nhu cầu mới được duyệt .
3) Nhà công thương hay Công ty Mậu dịch nhận được nhu cầu các loại hàng hoá vật liệu của cơ quan, đơn vị gữi đến xin mua phải tổng hợp lại đối chiêu1 với khả năng có thể đảm bảo được thi lập thành kế hoạch cung cấp và báo cho cơ quan, đơn vị gữi đến xin mua biết giá cả và thủ tục giao nhận hàng và thanh toán. Trường hợp có những loại hàng thiếu không đủ cung cấp thì cũng phải báo cho co8 quan đơn vị biết trước và giới thiệu giá cả để họ có thể mua ở thị trường. Những trường hợp này cơ quan, đơn vị phải điều chỉnh lại nhu cầu tiền mặt (tức kế hoạch tiền mặt) và báo lại cho Ngân hàng biết trước.
4)Ngân hàng nhận được nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị gữi đến, sau khi xét kỹ lại lần nữa các khoản chi tiêu tiền mặt hoặc vi hoàn cảnh Mậu dịch thiếu hàng phải chi thêm bằng tiền mặt, thì căn cứ vào các nhu cầu đó mà thiết lập kế hoạch tiền mặt tổng hợp và tiến hành việc cấp phát tiền mặt cho cơ quan, đơn vị. Trường hợp nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị tổng hợp lại vượt quá chỉ tiêu kế hoạch tiền mặt của Ngân hàng Trung ương đã quy định, quá mức chứa đựng của thị trường ảnh hưởng đến vật giá, không thể phát hành được thì phải báo cho Uỷ ban biết, triệu tập các ngành giải quyết và điều chỉnh lại kế hoạch. Nếu không còn khả năng nào tăng thu tiền mặt hoặc mua bằng chuyển khoản được nữa thì phải hãm bớt những khoản chi tiêu có thể hoãn được để có thể hoãn được giãm bớt nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị. Hoãn chi và và giãm bớt tiền mặt của cơ quan nào bao nhiêu, Tài chính Ngân hàng và ngành hữu quan thảo luận để điều chỉnh lại kế hoạch tiền mặt.
b) Đối với các quốc doanh và xí nghiệp.
1) Hàng quý và hàng tháng bất luận là quốc doanh xí nghiệp ở TRung ương hay tỉnh, thành phố đều phải gửi đến Ty ( hay Sở) Công thương hoặc công ty Mậu dịch địa phương mình hoạt động nhu cầu về gạo, các loại hàng và vật liệu cần mua của Mậu dịch hay xí nghiệp quốc doanh khác. gửi đến Ngân hàng nhu cầu tiền mặt ( tức kế hoạch tiền mặt ) cần chi tiêu theo phạm vi và thể chức đã quy định.
2) Công thương cùng với các công ty Mậu dịch và Ngân hàng tập hợp lại đối chiếu với khả năng và kế hoạch phân minh có thể đảm bảo thực hiện được hay đến mức nào, đều phải tiến hành đúng nhu đã quy định ở đỉêm 3 và 4 phần trên.
Thực hiện kế hoạch và thanh toán.
Căn cứ vào dự toán, kế hoạch tiền mặt và kế hoạch cung cấp hàng hoá, vật liệu đã được phê duyệt, các ngành, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã phân minh.
- Tài chính sẽ cấp phát một lần hoặc nhiều lần, chuỷên một phần hay toàn bộ dự toán đã phê duyệt cho các cơ quan đơn vị tài khoản gửi ở Ngân hàng. Cơ quan đơn vị sử dụng theo cách rút tiền( phần tiền mặt) và trích tài khoản trả cho Mậu dịch hay xí nghiệp khác( phần chuyển khoản)như Nghị định Thủ tướng phủ đã quy định. Riêng phần gạo, thủ tục cấp phát vẫn theo như thông tư Liên bộ số 10 ngày 8-3-1957 đã quy định.
- Mỗi khi cơ quan, đơn vị đến nhận hàng Mậu dịch hay xí nghịêp quốc doanh khác phải thanh toán ngay bằng séc hay phiếu chuyển khoản qua Ngân hàng. Ngân hàng nhận được giấy báo trích tài khoản phải ghi số ngay và phải ghi giấy báo nợ , báo cho cơ quan và mua và bán hàng trong ngày hôm đó.
- Trường hợp có cơ quan, đơn vị, xí nghiệp muốn mua hàng ở địa phương khác( địa phương mình hoạt động không có hoặc thiếu) cũng phải áp dụng dùng nguyên tắc trên. Nghĩa là phải chuyển tiền qua Ngân hàng, đến nơi mua hàng cũng phải mua qua Mậu dịch hoặc theo sự hướng dẫn của Công thương nếu phải mua ngoài, đồng thời báo cho Ngân hàng biết mới được rút tiền mặt ra mua ở thị trường.
III.- KIỂM SOÁT VÀ ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN
Dựa theo chế độ quản lý tiền mặt và thông qua việc sử dụng tài khoản và rút tiền mặt Ngân hàng chịu trách nhiệm chính về việc kiểm soát các cơ quan , đơn vị xí nghiệp thực hiện đúng các điểm đã quy định trên. Thường xuyên cần phát hiện những lệch lạc giúp cho Tài chính và Công thương phối hợp đôn đốc các cơ quan , đơn vị thi hành.
Ngoài ra Ngân hàng gửi cho cơ quan Tài chính đồng cấp bản sao kê tài khoản của các cơ quan, đơn vị để bố trí việc cấp phát khỏi lãng phí.
Cơ quan tài chính căn cứ vào phát hiện của Ngân hàng và quyết toán hàng quý, hàng tháng của các cơ quan đơn vị mà kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, cương quyết không thanh toán những khoảng mua hàng tháng của tư nhân mà không có khả năng cung cấp và đã theo giá công thương hướng dẫn.
Thi hành các điểm trên đây là ký luật tài chính Các Bộ, các ngành chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn biện pháp cụ thể cho các đơn vị thuộc ngành mình chấp hành.
Gần đây vẫn còn nhiều cơ quan, xí nghiệp, bộ đội, công trường đem tiền mặt ra mua hàng và nguyên vật liệu xây dựng ở thị trường hoặc mua trực tiếp ở các cơ sở sản xuất tư nhân với giá cao hơn Mậu dịch đặt mua.
Tình trạng này đã gây khó khăn cho việc quản lý tiền mặt ở thị trường, ảnh hưởng đến việc thu mua của Mậu và đến tình hình giá cả ngày càng lên cao.
Để chấm dứt tình trạng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý lưu thông tiền tệ và ổn định thị trường, tích cực chống dầu cơ nâng giá hàng.
Liên bộ lưu ý các cấp chính quyền và các ngành kinh tế tài chính địa phương triệt để thi hành các thể lệ quản lý tiền mặt của chính phủ và quy định những biện pháp dưới đây nhằm đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và mua hàng ở Mậu dịch quốc doanh của cơ quan, bộ đội, xí nghiệp, công trường và thanh tóan bằng chuyển khoản Ngân hàng.
I.- NGUYÊN TẮC CHUNG
Thông tư số 622-TTg ngày 27-11-1955 của Thủ tướng phủ về việc quản lý tiền mặt đã quy định “ Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội, xí nghiệp quốc doanh nói chung đều phải mua hàng của Mâư dịch quốc doanh và thanh toán bằng chuyển khảon Ngân hàng. Chỉ thị số 691- TTg ngày 7-2-1956 của Thủ tướng phủ và số 2.965- Bộ Kiến trúc cũng ghi rõ: “ Tất cả nhu cầu về nguyên vật liệu xậy dựng , nhất là gạch, ngói, gỗ đều phải do Mậu dịch cung cấp. Chị thị số 344 của Thủ tướng phủ ngày 21-1-1957 cũng đã nhắc lại việc thi hành các điểm quy định trên và nhấn mạnh Bộ Tài chính”, “ nhất thiết không thanh toán những khoản mua hàng thẳng tư nhân, mà không có chứng nhận là Mậu dịch không có khả năng cung cấp và đã mua theo giá công thương hướng dẫn”.
Gần đây Nghị định số 144-TTG ngày 9-4-1957 của Thủ tướng phủ đã quy định vịêc thanh toán giữa các cơ quan xí nghiệp quốc doanh và các tổ chức kinh tế thuộc khu vực hợp tác xã đều phải tập trung vào Ngân hàng.
II.- THỦ TỤC CẤP PHÁT MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN
Lập và xét duyệt kế hoạch.:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xây dựng và tiêu chuẩn đã quy định, các đơn vị sẽ lập ra kế hoạch như sau:
a)Đối với bộ đội, cơ quan, trường học, bệnh viện, công trường:
1) Kế hoạch chi hàng quý và dự toán xin kinh phí hàng tháng của các đơn vị dự toán cao cấp (1,2,3) cần ghi rõ nhu cầu về gạo ( theo thông tư Liên bộ số 10) và nhu cầu vật liệu hàng hoá cần mua các Công ty Mậu dịch hay xí nghiệp quốc doanh khác. Dựa theo đó mà phân tích số chi bằng chuyển khoản và nhu cầu chi tiệu bằng tiền mặt khi gữi cho cơ quan Tài chính xét duyệt thì trích phần nhu cầu hàng hoá(tức dự trù mua hàng) gữi cho Ty (hay Sở) Công thương hoặc Công ty Mậu dịch trực tiếp phần nhu cầu, phần nhu cầu tiền mặt( tức kế hoạch tiền mặt) gữi cho Ngân hàng nơi mở tài khàon, để các cơ quan đó dự trù kế hoạch cung cấp.
2) Khi xét duyệt dự toán, cơ quan tài chính cần lưu ý cả phần chi chuyển khoản, (tức nhu cầu hàng hoá vật liệu)và tiền mặt các đơn vị đề nghị. Trường hợp đơn vị dự trù không hợp lý cần tăng lên hoặc giảm bớt cấp phát , mà số tăng giảm đó thuộc vào nhu cầu nào ( hàng hoá vật liệu hay tiền mặt ) thì cũng ghi rõ trên thông thi duyệt y dự toán phải báo cho Ngân hàng và công thương điều chỉnh kế hoạch theo nhu cầu mới được duyệt .
3) Nhà công thương hay Công ty Mậu dịch nhận được nhu cầu các loại hàng hoá vật liệu của cơ quan, đơn vị gữi đến xin mua phải tổng hợp lại đối chiêu1 với khả năng có thể đảm bảo được thi lập thành kế hoạch cung cấp và báo cho cơ quan, đơn vị gữi đến xin mua biết giá cả và thủ tục giao nhận hàng và thanh toán. Trường hợp có những loại hàng thiếu không đủ cung cấp thì cũng phải báo cho co8 quan đơn vị biết trước và giới thiệu giá cả để họ có thể mua ở thị trường. Những trường hợp này cơ quan, đơn vị phải điều chỉnh lại nhu cầu tiền mặt (tức kế hoạch tiền mặt) và báo lại cho Ngân hàng biết trước.
4)Ngân hàng nhận được nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị gữi đến, sau khi xét kỹ lại lần nữa các khoản chi tiêu tiền mặt hoặc vi hoàn cảnh Mậu dịch thiếu hàng phải chi thêm bằng tiền mặt, thì căn cứ vào các nhu cầu đó mà thiết lập kế hoạch tiền mặt tổng hợp và tiến hành việc cấp phát tiền mặt cho cơ quan, đơn vị. Trường hợp nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị tổng hợp lại vượt quá chỉ tiêu kế hoạch tiền mặt của Ngân hàng Trung ương đã quy định, quá mức chứa đựng của thị trường ảnh hưởng đến vật giá, không thể phát hành được thì phải báo cho Uỷ ban biết, triệu tập các ngành giải quyết và điều chỉnh lại kế hoạch. Nếu không còn khả năng nào tăng thu tiền mặt hoặc mua bằng chuyển khoản được nữa thì phải hãm bớt những khoản chi tiêu có thể hoãn được để có thể hoãn được giãm bớt nhu cầu tiền mặt của các cơ quan, đơn vị. Hoãn chi và và giãm bớt tiền mặt của cơ quan nào bao nhiêu, Tài chính Ngân hàng và ngành hữu quan thảo luận để điều chỉnh lại kế hoạch tiền mặt.
b) Đối với các quốc doanh và xí nghiệp.
1) Hàng quý và hàng tháng bất luận là quốc doanh xí nghiệp ở TRung ương hay tỉnh, thành phố đều phải gửi đến Ty ( hay Sở) Công thương hoặc công ty Mậu dịch địa phương mình hoạt động nhu cầu về gạo, các loại hàng và vật liệu cần mua của Mậu dịch hay xí nghiệp quốc doanh khác. gửi đến Ngân hàng nhu cầu tiền mặt ( tức kế hoạch tiền mặt ) cần chi tiêu theo phạm vi và thể chức đã quy định.
2) Công thương cùng với các công ty Mậu dịch và Ngân hàng tập hợp lại đối chiếu với khả năng và kế hoạch phân minh có thể đảm bảo thực hiện được hay đến mức nào, đều phải tiến hành đúng nhu đã quy định ở đỉêm 3 và 4 phần trên.
Thực hiện kế hoạch và thanh toán.
Căn cứ vào dự toán, kế hoạch tiền mặt và kế hoạch cung cấp hàng hoá, vật liệu đã được phê duyệt, các ngành, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã phân minh.
- Tài chính sẽ cấp phát một lần hoặc nhiều lần, chuỷên một phần hay toàn bộ dự toán đã phê duyệt cho các cơ quan đơn vị tài khoản gửi ở Ngân hàng. Cơ quan đơn vị sử dụng theo cách rút tiền( phần tiền mặt) và trích tài khoản trả cho Mậu dịch hay xí nghiệp khác( phần chuyển khoản)như Nghị định Thủ tướng phủ đã quy định. Riêng phần gạo, thủ tục cấp phát vẫn theo như thông tư Liên bộ số 10 ngày 8-3-1957 đã quy định.
- Mỗi khi cơ quan, đơn vị đến nhận hàng Mậu dịch hay xí nghịêp quốc doanh khác phải thanh toán ngay bằng séc hay phiếu chuyển khoản qua Ngân hàng. Ngân hàng nhận được giấy báo trích tài khoản phải ghi số ngay và phải ghi giấy báo nợ , báo cho cơ quan và mua và bán hàng trong ngày hôm đó.
- Trường hợp có cơ quan, đơn vị, xí nghiệp muốn mua hàng ở địa phương khác( địa phương mình hoạt động không có hoặc thiếu) cũng phải áp dụng dùng nguyên tắc trên. Nghĩa là phải chuyển tiền qua Ngân hàng, đến nơi mua hàng cũng phải mua qua Mậu dịch hoặc theo sự hướng dẫn của Công thương nếu phải mua ngoài, đồng thời báo cho Ngân hàng biết mới được rút tiền mặt ra mua ở thị trường.
III.- KIỂM SOÁT VÀ ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN
Dựa theo chế độ quản lý tiền mặt và thông qua việc sử dụng tài khoản và rút tiền mặt Ngân hàng chịu trách nhiệm chính về việc kiểm soát các cơ quan , đơn vị xí nghiệp thực hiện đúng các điểm đã quy định trên. Thường xuyên cần phát hiện những lệch lạc giúp cho Tài chính và Công thương phối hợp đôn đốc các cơ quanĐể thi hành Nghị định số 144-TTg ngày 09 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng phủ về việc thanh toán giữa các cơ quan và xí nghiệp Nhà nước với nhau và thi hành quyết định số 130-TTg ngày 04 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng phủ về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh.
Căn cứ vào công văn số 5439-TN ngày 15 tháng 08 năm 1957 của Thủ tướng phủ đồng ý về nội dung bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh của Ngân hàng quốc gia Việt Nam kèm theo Nghị định này.
Điều 2: Thể lệ và biện pháp này được áp dụng từ ngày ban hành.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Giám đốc Vụ, Sở ở Ngân hàng Trung ương, các ông Giám đốc và Trưởng Chi nhánh Ngân hàng toàn quốc chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
...
THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH thuộc Bộ Công nghiệp và các Bộ khác
Chương 1: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
MỤC A. MỤC ĐÍCH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH
Điều 1: Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh vay ngắn hạn nhằm mục đích giải quyết những nhu cầu vốn luân chuyển (lưu động) cho các xí nghiệp để giúp các xí nghiệp thực hiện kế hoạch Nhà nước về mọi mặt. Đồng thời, thông qua công tác cho vay ngắn hạn, Ngân hàng quốc gia Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm soát bằng đồng tiền hoạt động kinh tế của các xí nghiệp, giúp đỡ và đôn đốc việc củng cố và mở rộng chế độ hạch toán kinh tế, sử dụng hợp lý và triệt để tiết kiệm các phương tiện cơ bản (cố định) và luân chuyển (lưu động), hạ giá thành sản phẩm và tích luỹ vốn cho Nhà nước.
MỤC B. NGUYÊN TẮC CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH:
Điều 2: Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh vay ngắn hạn theo các nguyên tắc sau đây:
1. Các xí nghiệp phải dùng tiền vay vào các mục đích nhất định, có dự định trước trong kế hoạch và chỉ được nhận tiền vay theo mức thực hiện kế hoạch.
2. Các xí nghiệp phải hoàn trả số tiền vay đúng kỳ hạn, tối đa không quá 12 tháng.
3. Số tiền vay phải được đảm bảo bằng vật tư tương đương.
Điều 3: Các xí nghiệp được vay tiền của Ngân hàng quốc gia là những xí nghiệp đã thi hành chế độ hạch toán kinh tế, nghĩa là các xí nghiệp phải có:
1. Kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài vụ
2. Bảng cân đối tài sản riêng.
3. Có tài khoản thanh toán ở Ngân hàng.
4. Tư cách pháp nhân, có đăng ký và được cấp trên (Bộ chủ quản hay Cục chủ quản được Bộ ủy nhiệm) cho quyền trực tiếp vay Ngân hàng.
5. Được Chính phủ cấp cho vốn luân chuyển riêng (Vốn lưu động tự có), gọi là mức tiêu chuẩn vốn lưu chuyển.
Chương 2: CÁC LOẠI CHO VAY
Điều 4: Ngân hàng cho các xí nghiệp Công nghiệp quốc doanh vay phần vốn luân chuyển trên mức tiêu chuẩn nhằm giúp các xí nghiệp giải quyết những nhu cầu vốn có tính chất thời vụ hoặc không thời vụ xẩy ra trong quá trình sản xuất và những nhu cầu vốn trong quá trình lưu thông.
Điều 5: Căn cứ vào tình hình hiện nay của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định bốn loại cho vay dưới đây:
1. Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và các chi phí sản xuất theo mùa.
2. Cho vay để thanh toán.
3. Cho vay nhu cầu tạm thời.
4. Cho vay để sửa chữa lớn.
MỤC A. CHO VAY DỰ TRỮ VẬT TƯ TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MÙA:
Điều 6: Ngân hàng cho các xí nghiệp công nghiệp vay để dự trữ vật tư theo mùa trên mức tiêu chuẩn trong phạm vi kế hoạch đã định trước.
Điều 7: Ngân hàng cho các xí nghiệp công nghiệp vay về các chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp và chi phí sửa chữa thường xuyên có tính chất thời vụ, trên mức tiêu chuẩn, trong phạm vi kế hoạch định trước.
Điều 8: Các xí nghiệp muốn vay tiền của Ngân hàng về dự trữ vật tư theo mùa, trên mức tiêu chuẩn, trong phạm vi kế hoạch đã định trước, phải có các điều kiện sau đây:
1. Xí nghiệp phải có kế hoạch xin vay về dự trữ vật tư theo mùa gửi cho Ngân hàng.
2. Xí nghiệp phải được Ngân hàng đặt mức quy định cho vay về mục đích đó và ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng.
3. Số tồn kho vật tư của xí nghiệp phải thực tế trên mức tiêu chuẩn.
Điều 9: Trường hợp xí nghiệp cần tiền trước để mua vật tư thì phải xuất trình hợp đồng và giấy đòi nợ của người bán để làm chứng từ. Ngân hàng sẽ căn cứ vào các giấy tờ đó để cho vay và sẽ kiểm tra tồn kho sau.
Trường hợp đặc biệt mua lẻ tẻ ở ngoài, không có hợp đồng thì xí nghiệp phải lập kế hoạch mua vật tư theo từng thời gian ngắn để ngân hàng có căn cứ mà cho vay. Sau mỗi đợt mua sẽ kiểm tra tồn kho thực tế.
Điều 10: Khi yêu cầu vay tiền, xí nghiệp phải làm đầy đủ các giấy tờ sau đây và nộp cho Ngân hàng ít nhất trước năm ngày:
1. Bảng kê dự trữ vật tư theo từng đối tượng tính thành tiền trong 15 ngày trước khi làm đơn vay (theo mẫu số 3).
Xí nghiệp vay về chi phí sản xuất theo mùa phải giao cho Ngân hàng một bản kế hoạch chi phí (theo giá kế hoạch đã được duyệt y) về từng công việc sẽ làm trong tháng.
2. Bản đơn xin vay tiền Ngân hàng (Mẫu số 1).
3. Hai bản giấy nhận nợ có kỳ hạn trả (theo mẫu số 2).
Điều 11: Xí nghiệp phải cung cấp cho Ngân hàng số liệu riêng biệt theo từng đối tượng xin vay (từng mặt hàng), gồm có:
1. Số lượng vật tư thực tế có trong kho.
2. Số lượng vật tư trên đường đi kèm theo chứng từ.
3. Số lượng vật tư theo hợp đồng, kèm theo hợp đồng và giấy đòi nợ.
4. Số lượng vật tư sẽ mua kèm theo kế hoạch ngắn ngày, kèm theo bản kế hoạch (có ghi rõ: mua vật tư ở đâu, số lượng và giá đơn vị) do Thủ trưởng xí nghiệp ký.
5. Số lượng vật tư đã nhận nhưng chưa trả tiền, kèm theo chứng từ.
Các vật tư kê khai trên đây sẽ dùng làm đảm bảo và Ngân hàng sẽ căn cứ vào các số liệu đó để xem xét quyết định việc cho vay.
Điều 12: Để tính số tiền xin vay, các xí nghiệp phải căn cứ vào số dư vật tư dự trữ đầu quý kế hoạch cộng số vật tư sẽ nhập và trừ số vật tư sẽ xuất theo kế hoạch của quý kế hoạch mà tính ra số dư vật tư cuối quý, rồi trừ đi số vật tư của mức tiêu chuẩn, còn lại là số vật tư cần vay vốn của Ngân hàng trên mức tiêu chuẩn (theo mẫu phụ số 5).
Điều 13: Ngân hàng sẽ xét và kiểm tra lại các vật tư do xí nghiệp xuất trình làm đảm bảo. Ngân hàng sẽ loại ra khỏi đảm bảo các vật tư sau đây:
1. Vật tư phẩm chất xấu.
2. Vật tư không đủ bộ phận.
3. Vật tư thừa (dự trữ quá mức Bộ chủ quản đã ấn định), vật tư không cần thiết, không bán chạy.
4. Vật tư xí nghiệp đã nhận tiền bán mà chưa giao cho người mua
5. Vật tư dự trữ trái với các quy định của Chính phủ.
Điều 14: Cách tính giá trị vật tư làm đảm bảo nợ vay của Ngân hàng như sau:
1. Đối với các dự trữ sản xuất như nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu v.v... Ngân hàng sẽ tính theo giá trị thực sự (nghĩa là theo giá mua các vật tư đó cộng thêm các chi phí phụ thuộc theo kế hoạch) nếu giá trị thực sự thấp hơn giá trị kế hoạch, hoặc tính theo giá trị kế hoạch nếu giá trị kế hoạch thấp hơn giá trị thực sự.
Trường hợp giá thực sự cao hơn giá kế hoạch quá nhiều, do đấy số tiền vay không đủ để dự trữ số nguyên vật liệu cần thiết thì xí nghiệp phải đề nghị lên Bộ chủ quản xét lại. Nếu Bộ chủ quản điều chỉnh giá kế hoạch thì Ngân hàng sẽ căn cứ vào giá kế hoạch mới mà tính.
2. Đối với thành phẩm thì tính theo giá thành kế hoạch.
3. Đối với bán thành phẩm và sản xuất chưa xong do xí nghiệp sản xuất ra thì tính theo giá thành thực sự nhưng không được quá giá thành kế hoạch.
4. Đối với các bao bì thì tính theo bảng giá cả đã ấn định.
Điều 15: Ngân hàng tính số tiền cho xí nghiệp vay như sau:
Ngân hàng tính số vốn thuộc mức tiêu chuẩn của xí nghiệp và đối chiếu với giá trị số vật tư dự trữ trong bảng kê dự trữ vật tư của xí nghiệp (điều 11). Sau khi đã loại ra những vật tư của không đủ điều kiện đảm bảo như điều 13 đã ấn định, Ngân hàng cho xí nghiệp vay số tiền cần thiết để dự trữ số vật tư trên mức tiêu chuẩn, nhưng trong phạm vi mức quy định về đối tượng đó (về mặt hàng đó) đã ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng
Khi cho vay về chi phí sản xuất theo mùa Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch chi phí trong tháng của xí nghiệp (tính theo giá kế hoạch) để cho xí nghiệp vay số phí trên mức tiêu chuẩn nhưng trong phạm vi mức quy định.
Điều 16: Khi đã ấn định số tiền cho vay. Ngân hàng sẽ quyết định việc sử dụng số tiền cho vay:
1. Nếu xí nghiệp không mắc nợ ai thì toàn bộ số tiền cho vay sẽ chuyển qua tài khoản thanh toán của xí nghiệp.
2. Nếu trong số đối tượng xin vay (mặt hàng xin vay) xí nghiệp có nợ chưa trả (như nói trong điểm 5 điều 11) thì Ngân hàng sẽ trích tiền cho vay để trả các giấy đòi nợ về các khoản đó. Ngân hàng sẽ chuyển số tiền còn lại sang tài khoản tiền gửi thanh toán của xí nghiệp.
Điều 17: Khi ấn định thời gian cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn, Ngân hàng quốc gia căn cứ vào kế hoạch sử dụng các dự trữ vật tư được vay trong thời gian kế hoạch. Số dự trữ vật tư giảm bớt bao nhiêu thì xí nghiệp phải trả nợ Ngân hàng bấy nhiêu, nhưng thời hạn tối đa không được quá 12 tháng.
Điều 18: Khi ấn định thời gian cho vay về chi phí sản xuất theo mùa, Ngân hàng quốc gia sẽ căn cứ vào thời kỳ xí nghiệp bắc đầu sản xuất, và kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của xí nghiệp để ấn định kỳ hạn thu nợ dần nhưng thời hạn tối đa không được quá 12 tháng.
MỤC B. CHO VAY ĐỂ THANH TOÁN.
Điều 19: Trong trường hợp xí nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền hoặc mua hàng phải trả tiền trước, vốn của xí nghiệp bị thiếu hụt, Ngân hàng có thể căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến các việc mua bán đó để cho xí nghiệp vay bù đắp vào vốn luân chuyển.
Điều 20: Ngân hàng quốc gia sẽ tùy từng trường hợp cho các xí nghiệp vay để thanh toán theo các hình thức dưới đây:
1. Cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi.
2. Cho vay để mở thư tín dụng
3. Cho vay để mở tài khoản đặc biệt.
4. Cho vay để mua sổ Séc có định mức (trong trường hợp không cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi).
5. Cho vay để trả số dư trong khi làm các công tác thanh toán lẫn nhau.
Các hình thức cho vay này làm theo thể lệ cho vay để thanh toán chung của Ngân hàng quốc gia đối với khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.
MỤC C. CHO VAY VỀ NHU CẦU TẠM THỜI
Điều 21: Ngân hàng cho các xí nghiệp vay để giải quyết những nhu cầu tạm thời về dự trữ vật tư ngoài kế hoạch, trên mức tiêu chuẩn, tạm thời xuất hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch do các nguyên nhân khách quan, không phải do bản thân công tác xấu của xí nghiệp gây ra.
Điều 22: Các đối tượng cho vay về nhu cầu tạm thời là:
1. Nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất.
2. Thành phầm.
3. Vật liệu chế tạo nửa chừng và sản xuất chưa xong.
Điều 23: Ngân hàng cho các xí nghiệp vay để giải quyết những nhu cầu tạm thời về dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất ngoài kế hoạch trong những trường hợp dưới đây:
1. Xí nghiệp tạm thời có dự trữ nguyên nhiên vật liệu ngoài kế hoạch do lỗi của người cung cấp giao hàng trước kỳ hạn ghi trong hợp đồng vì việc chuyên chở không đều đặn.
Nếu các dự trữ nguyên nhiên vật liệu ngoài kế hoạch này luôn luôn xảy ra một cách có hệ thống, hoặc vượt quá hợp đồng, hay không đủ điều kiện bảo đảm nói trong điều 11 thì Ngân hàng không cho vay.
2. Cục chủ quản thay đổi chương trình sản xuất của xí nghiệp làm cho xí nghiệp có nhu cầu tạm thời về dự trữ nguyên nhiên vật liệu sản xuất ngoài kế hoạch.
Nếu do sự thay đổi lớn về chương trình sản xuất mà nhu cầu dự trữ nguyên nhiên vật liệu ngoài kế hoạch mất tính chất tạm thời, đòi hỏi thời gian dài thì xí nghiệp phải xin Bộ chủ quản điều chỉnh lại kế hoạch theo như Thủ tướng phủ đã quy định ở điều 11 trong bản thể lệ tạm thời lập và xét duyệt kế hoạch thu chi tài vụ của xí nghiệp quốc doanh, Ngân hàng chỉ cho vay tạm thời trong thời gian chờ đợi việc điều chỉnh kế hoạch.
3. Xí nghiệp có nhu cầu tạm thời về dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu để mở rộng sản xuất hay để cải tiến chất lượng sản phẩm ngoài phạm vi kế hoạch đã ấn định.
4. Xí nghiệp có nhu cầu tạm thời dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất ngoài kế hoạch do các nguyên nhân khách quan khác.
Điều 24: Thời hạn cho vay về nhu cầu tạm thời dự trự nguyên,nhiên, vật liệu sản xuất và bao bì ấn định như sau:
1. Xí nghiệp phải đặt kế hoạch làm giảm bớt số dự trữ vật tư ngoài kế hoạch xuống ngang mức kế hoạch. Ngân hàng xét lại rồi căn cứ vào đó mà ấn định thời hạn trả nợ cụ thể nhưng tối đa không quá 60 ngày.
2. Gặp trường hợp đặc biệt, Trưởng chi nhánh Ngân hàng có thể gia hạn nợ thêm 15 ngày. Nói chung, trong mọi trường hợp. cho nhánh không được cho vay quá thời hạn 75 ngày.
3. Cho vay nhu cầu tạm thời trên 75 ngày phải do Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam quyết định.
Điều 25: Ngân hàng cho vay về nhu cầu tạm thời dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch trong những trường hợp sau đây:
1. Khi việc dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch xảy ra do xí nghiệp thực hiện vượt mức kế hoạch hay thực hiện giấy đặt hàng trước thời hạn.
2. Khi xí nghiệp có trong kho một số dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch do nguyên nhân xí nghiệp tạm đình chỉ việc gửi hàng cho người mua không sòng phẳng, hoặc chuyển họ từ hình thức thanh toán chấp nhận sang hình thức thanh toán bằng thư tín dụng.
3. Khi trong kho xí nghiệp có dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch vì tình hình giao thông và chuyên chở hàng hoá khó khăn. Nhưng khó khăn về chuyên chở hàng hoá có thể do các nguyên nhân khác sau đây:
- Cấm chỉ vận tải theo các hiệp định.
- Đường sắt không cung cấp đủ số toa xe cần thiết, hoặc thiếu các phương tiện vận tải khác.
- Không chuyên chở được bình thường hay không bán được sản phẩm do nguyên nhân khách quan khác, không phải do công tác xấu của xí nghiệp gây ra.
Điều 26: Thời hạn tối đa cho vay về nhu cầu tạm thời dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch là 45 ngày.
Gặp trường hợp đặc biệt, Trưởng chi nhánh Ngân hàng có thể gia hạn nợ thêm 15 ngày. Nói chung trong mọi trường hợp chi nhánh không được cho vay quá thời hạn 60 ngày.
Cho vay nhu cầu tạm thời về dự trữ thành phẩm trên 60 ngày phải do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam quyết định.
Điều 27: Ngân hàng cho vay về nhu cầu tạm thời dự trữ sản xuất chưa xong và vật phẩm chế tạo nửa chừng ngoài kế hoạch trong những trường hợp sau đây:
1. Xí nghiệp thực hiện vượt mức kế hoạch về toàn bộ sản lượng trong đó sản xuất chưa xong và chế tạo nửa chừng vượt mức kế hoạch nhưng đồng thời ít nhất xí nghiệp phải đạt mức kế hoạch về sản xuất thành phẩm.
2. Xí nghiệp chuẩn bị thêm các vật phẩm chế tạo nửa chừng và sản xuất chưa xong trong thời gian sửa chữa các phân xưởng theo kế hoạch.
3. Người cung cấp giao các hàng hóa không đủ bộ phận hay cung cấp chậm các vật liệu cần thiết để hoàn bị thành phẩm.
Điều 28: Trưởng Chi nhánh Ngân hàng tỉnh có quyết định cho vay các nhu cầu tạm thời về số dư sản xuất chưa xong và vật phẩm chế tạo nửa chừng ngoài kế hoạch do xí nghiệp thực hiện vượt mức kế hoạch tạo ra. Còn các trường hợp khác thì do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam quyết định.
Điều 29: Thời hạn tối đa về cho vay nhu cầu tạm thời các số dư sản xuất chưa xong và vật phẩm chế tạo nửa chừng ngoài kế hoạch do việc thực hiện vượt mức gây ra là 30 ngày, cho vay trên 30 ngày phải được Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho phép.
Thời hạn cho vay đối với các trường hợp khác còn lại do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam ấn định.
Điều 30: Muốn vay về nhu cầu tạm thời các xí nghiệp phải trình bày rõ nguyên nhân, nộp cho Ngân hàng những giấy tờ chứng thực có liên quan như chỉ thị của cấp trên thay đổi chương trình, kế hoạch mở rộng sản xuất v.v... Làm bảng kê các dự trữ vật tư (theo mẫu số 3) kèm theo đơn xin vay (theo mẫu số 1) đồng thời phải có kế hoạch trả nợ cụ thể.
Điều 31: Các Chi nhánh Ngân hàng phải kiểm tra chu đáo tính chất nhu cầu tạm thời trước khi cho vay. Mức cho vay về nhu cầu tạm thời không thể vượt quá mức quy định cho từng chi nhánh và quá số vốn dự trữ về cho vay nhu cầu tạm thời trong kế hoạch tín dụng tổng hợp của quý kế hoạch đã được Chính phủ duyệt.
MỤC D. CHO VAY SỬA CHỮA LỚN
Điều 32: Ngân hàng quốc gia cho các xí nghiệp vay về chi phí sửa chữa lớn trong những trường hợp số tiền đã khấu hao về tài sản cố định dành cho sửa chữa lớn đến ngày xin vay không đủ để làm việc ấy.
Muốn được vay về loại này, các xí nghiệp phải mở tiểu khoản “tiền gửi sửa chữa lớn” ở Ngân hàng đề hàng tháng gửi tiền khấu hao sửa chữa lớn.
Điều 33:
1. Khi làm đơn xin vay về sửa chữa lớn các xí nghiệp phải nộp kèm theo kế hoạch khấu hao về sửa chữa lớn, cả năm, khai rõ những đối tượng phải sửa chữa lớn, thời gian sửa chữa xong, số tiền cần thiết, để Ngân hàng có cơ sở tính toán định mức cho vay (theo mẫu chính số 4) và mẫu phụ số 6).
2. Số tiền cho vay để sửa chữa lớn cao nhất không quá mức đã định trong kế hoạch khấu hao trong năm kế hoạch nhưng chưa khấu.
Nếu số tiền sửa chữa lớn vượt quá mức kế hoạch khấu hao trong niên độ thì phần vượt mức đó phải do Bộ chủ quản của xí nghiệp giải quyết.
Điều 34: Thời gian cho vay sửa chữa lớn dài nhất không được quá niên độ. Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch khấu hao nộp khấu hao sửa chửa lớn của xí nghiệp để ấn định số tiền phải trả từng tháng.
Lúc đến hạn, Ngân hàng chủ động thu nợ bằng cách trích tiểu khoản “tiền gửi sửa chữa lớn” của xí nghiệp. Nêu tiểu khoản này không đủ tiền thì sẽ trích thêm từ tài khoản thanh toán. Nếu trong tài khoản thanh toán cũng không có tiền để trả thì Ngân hàng chuyển sổ nợ đó sang tài khoản “Nợ quá hạn”, đợi lúc các tài khoản trên có tiền sẽ trừ.
Chương 3: VIỆC LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VAY VỐN
Điều 35: Xí nghiệp làm kế hoạch vay vốn theo từng loại vay đã quy định ở điều 5. Riêng về loại cho vay để thanh toán và cho vay về nhu cầu tạm thời, xí nghiệp không phải làm kế hoạch. Ngân hàng sẽ căn cứ vào khoản vốn dự trù trong kế hoạch tín dụng tổng hợp để phối hợp cho từng chi nhánh và các chi nhánh trong phạm vi mức quy định sẽ cho xí nghiệp vay mỗi khi cần tới.
Điều 36: Xí nghiệp phải gửi kế hoạch vay vốn từng quý có chia ra từng tháng đến chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình và cho Cục, Nha chủ quản 20 ngày trước khi bắt đầu quý cùng với kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài vụ, cụ thể gồm có:
1. Kế hoạch sản xuất.
2. Kế hoạch cung cấp vật tư – kỹ thuật (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các vật tư khác).
3. Kế hoạch giá thành.
4. Kế hoạch tiêu thụ.
5. Kế hoạch thu chi tài vụ.
6. Kế hoạch lao động.
7. Kế hoạch các biện pháp tổ chức kỹ thuật.
Đối với quý I xí nghiệp có thể lập kế hoạch toàn năm, có chia ra từng quý và quý I chia ra từng tháng.
Khi nhận được các kê hoạch vay vốn, các chi nhấn Ngân hàng sẽ nghiên cứu điều chỉnh làm kế hoạch tổng hợp cho vay công nghiệp quốc doanh của chi nhánh kèm theo ý kiến nhận xét có căn cứ cụ thể gửi lên Ngân hàng Trung ương (Vụ tín dụng) 10 ngày trước khi bắt đầu quý.
Điều 37: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư – kỹ thuật sản xuất, và các kế hoạch khác của toàn ngành kết hợp với kế hoạch xin vay vốn của các xí nghiệp, các Cục, Nha, Viện v.v... sẽ nghiên cứu và tổng hợp kế hoạch vay vốn của các xí nghiệp sở thuộc, Bộ sẽ nghiên cứu và tổng hợp kế hoạch của các Cục, Nha, Viện ... thuộc Bộ mình.
Các Bộ sẽ gửi tới cho Ngân hàng Trung ương (Vụ Tín dụng) 5 ngày trước đầu quý các kế hoạch của Bộ, kế hoạch của các Cục, Nha, Viện sở thuộc, có chi tiết từng xí nghiệp kèm theo các kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kỹ thuật, kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch thu chi tài vụ, kế hoạch lao động, kế hoạch các biện pháp tổ chức – kỹ thuật của các xí nghiệp đã được Bộ xét duyệt.
Ngân hàng Trung ương sẽ phối hợp với các Bộ, Cục, Nha, Viện để xét lại các kế hoạch vay vốn, lập kế hoạch cho vay tổng hợp trình lên Chính phủ duyệt y.
Điều 38: Sau khi được Chính phủ duyệt y kế hoạch cho vay, Ngân hàng Trung ương sẽ báo cho các Bộ, Cục, Nha, Viện biết kế hoạch cho vay đó. Các Bộ, Cục, Nha, Viện, v.v... sẽ căn cứ vào kế hoạch đó mà phân phối số vốn vay cho từng xí nghiệp và báo cho Ngân hàng Trung ương biết. Ngân hàng Trung ương sẽ thông tri cho các Chi nhánh biết mức quy định cho vay đối với từng xí nghiệp trong 15 ngày đầu quý.
Chương 4: KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG
Điều 39: Để Ngân hàng có thể phân tích Hội đồng kinh tế của các xí nghiệp và kiểm tra việc sử dụng vốn cho vay các Bộ, Cục, Nha, Viện và các xí nghiệp hàng tháng, hàng quý và cuối năm phải gửi đến Ngân hàng (các Bộ, Cục, Nha, Viện... gửi cho Ngân hàng Trung ương, các xí nghiệp gửi cho chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản thanh toán và cho vay) các tài liệu sau đây:
1. Bảng cân đối tài sản hàng tháng, hàng quý, hàng năm, kèm theo tất cả các bản phụ và bản giải thích.
2. Bản báo cáo giá thành.
3. Bản báo cáo thu chi tài vụ.
4. Bản báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất (ít nhất là đối với sản phẩm chủ yếu) kế hoạch cung cấp vật tư và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
5. Báo cáo nghiệp vụ về tình hình vận chuyển vật tư của xí nghiệp gồm các số liệu về vật tư tồn kho đầu thời kỳ, số vật tư nhập, xuất và số vật tư cuối thời kỳ. Xí nghiệp gửi báo cáo này cho Ngân hàng hàng 15 ngày 1 lần chậm nhất vào các ngày 3 và 18 mỗi tháng.
Nội dung các xí nghiệp đồng gửi ngay cho Ngân hàng khi gửi các báo cáo này lên cho cấp trên.
Điều 40: Khi kiểm tra các xí nghiệp sử dụng vốn vay, Ngân hàng kiểm tra chủ yếu số vật tư làm đảm bảo cho khoản vay. Việc kiểm tra tiến hành trước khi cho vay, và thường xuyên trong suốt thời gian vay tiền cho đến khi xí nghiệp trả xong nợ.
Điều 41: Việc kiểm tra đảm bảo số tiền vay tiến hành:
1. Trên cơ sở các tài liệu báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư.
2. Theo các số liệu kiểm kê đánh giá tài sản
3. Theo các số liệu của kế toán kho tàng xí nghiệp.
4. Theo số liệu bảng cân đối hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
5. Theo các số liệu vật tư thực có trong kho xí nghiệp bằng cách đi đến tận xí nghiệp để kiểm tra hiện vật.
Điều 42: Khi căn cứ vào các tài liệu trên để kiểm tra bảo đảm, Ngân hàng thấy dự trữ vật tư thực có trên mức tiêu chuẩn ít hơn số tiền đã cho xí nghiệp vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và về nhu cầu tạm thời thì Ngân hàng phải thu hồi ngày số tiền cho vay không có vật tư đảm bảo bằng cách trích tài khoản “tiền gửi thanh toán” của xí nghiệp. Nếu tài khoản tiền gửi thanh toán không có tiền thì Ngân hàng sẽ chuyển số tiền vay không có vật tư bảo đảm sang tài khoản nợ quá hạn và yêu cần xí nghiệp phải có kế hoạch trả nợ nhanh chóng.
Chương 5: CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT
Điề 43: Các xí nghiệp vay tiền của Ngân hàng quốc gia Việt Nam phải chấp hành đúng kỷ luật trả nợ và báo cáo đã quy định.
1. Nếu đến hạn không trả nợ, Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản tiền gửi thanh toán để thu hồi về. Đối với số nợ cho vay sửa chữa lớn Ngân hàng sẽ trích tiểu khoản tiền gửi sửa chữa lớn. nếu trong tiểu khoản tiền gửi sửa chữa lớn không có tiền Ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi thanh toán để trừ nợ cho vay sửa chữa lớn đã đến hạn.
Trường hợp trong tài khoản tiền gửi thanh toán không có đủ tiền trả nợ, Ngân hàng sẽ chuyển sang tài khoản “nợ quá hạn” và áp dụng lợi suất cao gấp rưỡi đối với số tiền quá hạn trong thời gian quá hạn.
2. Nếu xí nghiệp không gửi bảng cân đối tài sản và báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất và tồn kho vật tư đúng thời hạn, Ngân hàng sẽ báo chính thức và tạm thời đình chỉ cho vay thêm về tất cả các loại cho vay cho đến khi nhận được các tài liệu nói trên.
Trong các trường hợp này, Ngân hàng có quyền đòi trước hạn một phần nợ nhưng phải báo cho xí nghiệp biết trước 10 ngày.
Chương 6: NGUYÊN TẮC PHỤ
Điều 44: Thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh nay đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và ông Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành theo Nghị định số 448-VP/NgĐ ngày 23 tháng 08 năm 1957.
Ngoài ra Ngân hàng gửi cho cơ quan Tài chính đồng cấp bản sao kê tài khoản của các cơ quan, đơn vị để bố trí việc cấp phát khỏi lãng phí.
Cơ quan tài chính căn cứ vào phát hiện của Ngân hàng và quyết toán hàng quý, hàng tháng của các cơ quan đơn vị mà kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí, cương quyết không thanh toán những khoảng mua hàng tháng của tư nhân mà không có khả năng cung cấp và đã theo giá công thương hướng dẫn.
Thi hành các điểm trên đây là ký luật tài chính Các Bộ, các ngành chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn biện pháp cụ thể cho các đơn vị thuộc ngành mình chấp hành.
Hướng dẫn
Nghị định số 144-TTg ngày 9-4-1957 của Thủ tướng Chính phủ ấn định nguyên tắc tập trung thanh toán vào Ngân hàng về các giao dịch giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau, giữa xí nghiệp quốc doanh và cơ quan hành chính, quân sự, đơn vị bộ đội, giữa các tổ chức kinh tế thuộc khu vực quốc doanh và các tổ chức kinh tế thuộc khu vực hợp tác xã, đồng thời giao trách nhiệm cho Ngân hàng quốc gia Việt-nam quy định cụ thể các hình thức thanh toán, những thể lệ chi tiết về tổ chức thanh toán, và hướng dẫn, kiểm soát các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội chấp hành cho đúng.
Chấp hành Nghị định trên, đồng thời kết hợp với yêu cầu từng bước tăng cường quản lý tiền mặt nhằm củng cố tiền tệ và ổn định vật giá, trong thời gian qua, Ngân hàng đã tích cực vận động các xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể, bộ đội và một số tư nhân thành thị mở tài khoản tại Ngân hàng. Ngân hàng đã chú trọng đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán chuyển khoản và mở rộng phạm vi sử dụng séc, đồng thời Ngân hàng cũng đã chấn chỉnh lại chế độ kế toán nội bộ nhằm phục vụ cho công tác chuyển tiền qua Ngân hàng được thuận lợi và nhanh chóng. Những việc đó đã có những tác dụng nhất định trong công tác quản lý lưu thông tiền tệ và góp phần quan trọng vào việc ổn định thị trường, ổn định kinh tế.
Ngoài ra trong năm 1956, 1957 và đầu 1958, thi hành chỉ định số 110-TTg ngày 26-10-1956 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thanh toán lẫn nhau trong Bộ Thương nghiệp và giữa các Bộ và đã đem lại một số kết quả.
Năm 1958 là năm đầu của thời kỳ kiến thiết kinh tế có kế hoạch. Hiện nay công tác kiểm kê đánh giá tài sản và xét định vốn cho các xí nghiệp trên căn bản đã hoàn thành và trong năm nay, các xí nghiệp sẽ bước đầu chấp hành chế độ hạch toán kinh tế.
Trước tình hình mới đó và căn cứ những nguyên tắc được quy định trong Nghị định số 144-TTg ngày 9-4-1957 nói trên của Thủ tướng Chính phủ, nay Ngân hàng quốc gia Việt-nam quy định sau đây các nguyên tắc, hình thức và thủ tục thanh toán nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán về giao dịch giữa các ngành sản xuất, phân phối và lưu thông trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.
I. MỤC ĐÍCH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Ngân hàng quốc gia Việt-nam tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã nhằm mục đích:
1. Tăng cường thêm một bước công tác quản lý tiền mặt, làm cho các khoản thu chi của các đơn vị xí nghiệp với cơ quan, bộ đội, hợp tác xã đều phải tập trung thanh toán qua Ngân hàng quốc gia để Ngân hàng quốc gia có thể dần dần thi hành nhiệm vụ kiểm soát luân chuyển tiền tệ.
2. Tăng gia tốc độ luân chuyển hàng hóa, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nhằm không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.
3. Tăng gia tốc độ luân chuyển của đồng tiền, giảm bớt được khối lượng tiền mặt trên thị trường, do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông và tập trung được các phương tiện tiền tệ nhàn rỗi để Nhà nước sử dụng vào công cuộc kiến thiết kinh tế.
4. Thông qua việc thanh toán bằng chuyển khoản có giám đốc, góp phần củng cố kỷ luật hợp đồng giữa các xí nghiệp và cơ quan kinh tế, thủ tiêu dần dần quan hệ vay mượn, tạm ứng, bán chịu lẫn nhau (tín dụng thương mại) giữa các cơ quan, tổ chức kinh tế mà không qua Ngân hàng quốc gia, củng cố chế độ hạch toán kinh tế của các xí nghiệp, góp phần giám đốc việc thực hiện kế hoạch kinh tế của Nhà nước.
II. NGUYÊN TẮC THANH TOÁN
Tất cả các việc thanh toán giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau, giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau, giữa xí nghiệp quốc doanh và cơ quan hành chính, quân sự, đơn vị bộ đội, và các tổ chức kinh tế trong khu vực quốc doanh và các tổ chức kinh tế trong khu vực hợp tác xã đều phải tập trung vào Ngân hàng và theo nguyên tắc sau đây:
1. Các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội, hợp tác xã đều phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng quốc gia Việt-nam. Ngoài số tiền mặt được thường xuyên giữ tại quỹ với sự thỏa thuận của Ngân hàng, tất cả tiền mặt đều bắt buộc phải gửi vào Ngân hàng quốc gia Việt-nam, và các việc thanh toán với nhau (trả tiền, thu tiền) đều phải tiến hành được sự kiểm soát của Ngân hàng quốc gia Việt-nam.
2. Ngân hàng chỉ có thể tiến hành thanh toán giữa các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội, hợp tác xã, với sự thỏa thuận của người trả, tránh tự động trích tài khoản của người trả để thanh toán ngoài những trường hợp được quy định trong chỉ thị này và thông tư số 169-KH ngày 7-5-1958 của Ngân hàng quốc gia Việt-nam. Giữa các đơn vị phải có sự giao dịch trước, thanh toán sau, không được vay mượn lẫn nhau, tạm ứng mua chịu, bán chịu, (tín dụng thương mại) mà không qua Ngân hàng quốc gia Việt-nam . Ngân hàng quốc gia phải bảo đảm thanh toán kịp thời, chính xác các việc giao dịch giữa các cơ quan và các tổ chức kinh tế.
3. Tất cả các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị bộ đội, và hợp tác xã giao dịch với nhau phải có hợp đồng hợp thức và bắt buộc phải thanh toán với nhau theo đúng những điều đã ký kết trong hợp đồng và phù hợp với những nguyên tắc thanh toán trong chỉ thị này.
4. Đơn vị trả bắt buộc phải có đủ tiền trong tài khoản tại Ngân hàng khi yêu cầu Ngân hàng thanh toán. Nếu có trường hợp thanh toán quá mức số dư tài khoản thì đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
5. Trong những trường hợp số dư trên tài khoản tiền gửi của đơn vị mua hàng không đủ để thanh toán các món nợ trong một lúc, thì việc trả tiền phải làm theo trật tự ưu tiên sau đây:
- Thứ nhất: trả tiền lương, phụ cấp cho công nhân viên
- Thứ nhì: nộp thuế cho Nhà nước
- Thứ ba: trả các khoản thanh toán về hàng hóa
-Thứ tư: trả nợ Ngân hàng
- Thứ năm: nộp lợi nhuận và tiền khấu hao cho Ngân sách Nhà nước để kiến thiết cơ bản, sửa chữa lớn.
- Thứ sáu: trả các khoản khác
6. Hai bên giao dịch với nhau, tự ý chọn trong các hình thức thanh toán hiện hành và thỏa thuận với nhau nên sử dụng hình thức thanh toán nào cho thích hợp, nhưng cần có sự hướng dẫn của Ngân hàng.
III. HÌNH THỨC THANH TOÁN
Căn cứ tình hình tổ chức kinh tế và trình độ hoạt động tài vụ của các xí nghiệp hiện nay, đồng thời để thích ứng với nhu cầu cần thanh toán trong những trường hợp khác nhau. Ngân hàng quốc gia một mặt duy trì, cải tiến những hình thức thanh toán đang được áp dụng, mặt khác mở rộng thêm một số hình thức và tổng hợp sắp xếp lại dưới đây để cho các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan hành chính, quân sự, đơn vị bộ đội được thuận tiện trong việc lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp.
A. HÌNH THỨC THANH TOÁN GIỮA HAI ĐỊA PHƯƠNG KHÁC NHAU DO HAI ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ
1. Thanh toán theo hình thức chuyển tiền:
Hình thức thanh toán chuyển tiền chủ yếu áp dụng giữa hai địa phương trong việc vãng lai phi mậu dịch trong việc điều chuyển vốn, phân phốn vốn, tập trung vốn giữa các đơn vị kinh tế, cơ quan Nhà nước, đoàn thể, đơn vị bộ đội, nhất là trong nội bộ từng hệ thống.
Nếu có trường hợp cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội cử người đi mua hàng nơi khác, cũng có thể dùng hình thức chuyển tiền để thanh toán với các xí nghiệp quốc doanh bán hàng trong trường hợp đã nắm chắc khối lượng hàng sẽ mua và nắm được đúng giá cả. Nếu không biết chắc trước về khối lượng hàng, giá hàng thì sẽ dùng hình thức thanh toán bằng tài khoản đặc biệt sẽ nói ở sau:
2. Thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả:
Hình thức thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả chỉ áp dụng cho những tổ chức kinh tế ở hai địa phương khác nhau có hợp đồng giao dịch hàng hóa thường xuyên với nhau, tín nhiệm lẫn nhau.
Theo hình thức này, đơn vị bán phải gửi hàng đi rồi mới nhờ Ngân hàng thu tiền hộ. Đơn vị mua phải chấp nhận giấy tờ đòi nợ rồi mới được sử dụng hàng.
Thời gian quy định cho việc nộp giấy tờ đến Ngân hàng nhờ thu hộ quy định tối đa là 3 ngày kể từ ngày gửi hàng đi, nếu nơi giao hàng ở xa Ngân hàng trên 50 cây số, thời gian có thể kéo dài thêm, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày giao hàng đi. Qua thời hạn đó, Ngân hàng có thể nhận thu hộ, nhưng không cho vay thanh toán.
Thời gian để cho đơn vị mua chấp nhận giấy tờ quy định là 3 ngày làm việc (trừ ngày nghỉ) hoặc 4 ngày nếu đơn vị mua ở xa Ngân hàng trên 50 cây số. Quá thời hạn đó, nếu đơn vị mua không có y kiến gì thì coi như đã chấp nhận số hàng hóa đó.
Ngoài thời gian chấp nhận nói trên, đơn vị mua có thêm 2 ngày để chuẩn bị trả tiền, hoặc 3 ngày nếu ở xa Ngân hàng trên 50 cây số. Quá thời hạn này, để đảm bảo quyền lợi của đơn vị bán, Ngân hàng sẽ tiến hành trích tài khoản của đơn vị mua để chuyển trả cho đơn vị bán.
Trong thời gian quy định để cho đơn vị mua chấp nhận, nếu xảy ra từ chối không chấp nhận một phần hay toàn bộ, Ngân hàng sẽ căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết giữa hai đơn vị bán và mua, mà quyết định các thủ tục thanh toán. Trong thời gian từ chối chấp nhận, đơn vị mua phải chịu trách nhiệm giữ gìn cẩn thận số hàng hóa đó và không được sử dụng. Nếu vi phạm, sẽ coi như đơn vị mua đã chấp nhận toàn bộ số hàng hóa đó, Ngân hàng sẽ tiến hành trích tài khoản để thanh toán. Đồng thời để ngăn ngừa những sự lợi dụng. Ngân hàng sẽ áp dụng đối với đơn vị mua phạm pháp đó một khoản tiền phạt bằng 1% trên giá trị số hàng hóa đã sử dụng. Đơn vị bán sẽ được hưởng khoản tiền phạt này.
Trong trường hợp tài khoản của đơn vị mua không đủ tiền để trả, Ngân hàng sẽ phạt cứ mỗi ngày chậm trả là 0,05% trên số tiền còn nợ chưa thanh toán để bồi thường cho đơn vị bán.
Ngoài ra có quy định cho đơn vị mua một thời hạn, dài hay ngắn do hợp đồng hai bên mua và bán thỏa thuận, để tiến hành kiểm nhận các thứ hàng hóa đã nhận xem có thật đúng với các điều khoản chi tiết của hợp đồng hay không. Nếu bên đơn vị bán đã làm sai hợp đồng hay không. Nếu bên đơn vị bán đã làm sai hợp đồng và được đơn vị mua khiếu nại thì Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị bán để hoàn trả lại số tiền đã thanh toán sai cho đơn vị mua. Như vậy cũng là để chiếu cố đúng mức quyền lợi của đơn vị mua.
Trên đây là hai hình thức thông thường phổ biến mà tất cả các cơ quan, tổ chức kinh tế đều có thể áp dụng. Sau đây quy định thêm hai hình thức đặc biệt để phục vụ cho các đơn vị mua hàng trong một số trường hợp nhất định:
I. Thanh toán theo thư tín dụng:
Hình thức thanh toán theo thư tín dụng chỉ áp dụng cho những tổ chức kinh tế ở hai địa phương khác nhau giao dịch hàng hóa với nhau không có quan hệ hợp đồng thường xuyên, chỉ ký kết từng lần hoặc chưa tín nhiệm lẫn nhau.
Theo hình thức này, đơn vị mua phải gửi trước vào Ngân hàng số tiền cần thiết nhất định để đảm bảo trả đủ tiền mua hàng cho đơn vị bán hàng. Tài khoản thư tín dụng mở tại Ngân hàng phục vụ đơn vị mua, nhưng việc trả tiền thì làm tại Ngân hàng phục vụ đơn vị bán. Đơn vị bán, sau khi gửi hàng đi, xuất trình các chứng từ cho Ngân hàng, mới được Ngân hàng ở nơi đơn vị bán thanh toán.
Tài khoản thư tín dụng chỉ mở cho một đơn vị bán hàng. Muốn giao dịch với nhiều đơn vị bán, phải mở nhiều thư tín dụng.
Thời hạn của thư tín dụng là một tháng, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 45 ngày. Việc thanh toán như tín dụng chỉ làm bằng chuyển khoản, không được trả bằng tiền mặt.
Quá thời hạn nói trên, nếu số tiền thư tín dụng không sử dụng hết thì Ngân hàng sẽ tự động trả số tiền còn lại cho đơn vị mua và hủy thư tín dụng đó.
Số tiền dư gửi thư tín dụng không được hưởng lãi tiền gửi.
Thư tín dụng chủ yếu là dùng để thanh toán một đợt mua bán, thường là số tiền lớn, nhất thiết không được dùng thanh toán lặt vặt, từng món nhỏ, nói chung không quá hai lần thanh toán đối với một thư tín dụng.
II. Thanh toán theo tài khoản đặc biệt:
Hình thức thanh toán tài khoản đặc biệt áp dụng cho các tổ chức kinh tế (chủ yếu là Mậu dịch quốc doanh thu mua nông sản phẩm) cần chuyển tiền đến một địa phương khác để mua hàng.
Tài khoản đặc biệt đứng tên đơn vị mua hàng và mở tại Ngân hàng nơi đến mua hàng để thanh toán cho nhiều đơn vị bán hàng khác nhau.
Tài khoản đặc biệt áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán chưa có hợp đồng. Khi tài khoản đặc biệt hết tiền, đơn vị mua có thể xin chuyển thêm tiền vào tài khoản bằng hình thức vãng lai chuyển tiền. Có thể rút tiền mặt ở tài khoản đặc biệt để trả tiền mua hàng.
Số dư tiền gửi tài khoản đặc biệt không được hưởng lãi tiền gửi.
B. HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG CÙNG MỘT ĐỊA PHƯƠNG DO MỘT ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG HOẶC DO HAI ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG PHỤC VỤ
I. Thanh toán bằng séc
Thanh toán trong cùng một địa phương bằng séc là hình thức thông dụng hiện nay. Đơn vị mua sau khi nhận hàng, phát hành séc trả trực tiếp cho đơn vị bán rồi đơn vị bán mang séc đến Ngân hàng lĩnh tiền. Tuyệt đối không được chuyển nhượng tấm séc đó đến một đơn vị thứ 3 thay giấy bạc.
Đơn vị chủ tài khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán khi có tờ séc hay quyển séc bị mất cắp hoặc bị lợi dung. Gặp trường hợp mất séc đã phát hành, một mặt phải báo ngay Ngân hàng, mặt khác báo cho đơn vị mình mua hàng và trong một thời hạn 10 ngày sau khi được Ngân hàng cho biết tấm séc đó không có ai đến lĩnh hoặc mua hàng, đơn vị chủ tài khoản mới cói tờ séc đó như hủy bỏ, hoặc cũng có thể phát hành một tờ séc khác để thanh toán kịp thời cho khác hàng nhưng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số tiền đã ghi trên tờ séc bị mất nếu sau này tờ séc này bị lợi dụng.
Thời hạn có giá trị của một tờ séc là 5 ngày, kể từ ngày chủ tài khoản ký phát hành tờ séc, quá hạn đó Ngân hàng sẽ không nhận thanh toán.
Séc có hai loại:
- Tiền mặt
- Séc chuyển khoản
Chỉ được quyền phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi Ngân hàng, nếu phát hành quá mức, đơn vị phát hành sẽ chịu trách nhiệm. Trường hợp cố ý vi phạm Ngân hàng có thể đưa ra tòa án xét xử.
II. Thanh toán bằng séc bảo chi
Séc bảo chi dùng để thanh toán từng lần tức là bảo chi từng tờ séc trong những trường hợp giao dịch mà đơn vị bán không tín nhiệm đơn vị mua. Đơn vị bán đòi phải có Ngân hàng ký bảo đảm ở phía sau tờ séc, để được bảo đảm chắc chắn thu tiền bán hàng về.
Séc bảo chi dùng để mua hàng ở các cửa hàng Mậu dịch quốc doanh, ở các hợp tác xã mua bán, và để trả các chi phí vận tải trong cùng một địa phương. Sử dụng séc bảo chi hạn chế trong việc thanh toán những số tiền tương đối lớn (từ 100.000 đ trở lên), chỉ dùng để thanh toàn chuyển khoản và cũng chỉ áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết mà thôi.
Muốn bảo chi, Ngân hàng sẽ tiến hành trích ở tài khoản tiền gửi của đơn vị xin séc bảo chi một số tiền tương đương tờ séc bảo chi để ghi vào một tiểu khoản riêng cho đến khi nào tờ séc bảo chi đã được thanh toán cho đơn vị bán.
III. Thanh toán theo giấy ủy nhiệm chi
Hình thức thanh toán theo giấy ủy nhiệm chi áp dụng cho những trường hợp hai bên giao dịch chưa quen dùng séc.
Theo hình thức nầy, đơn vị mua lập giấy ủy nhiệm chi giao cho Ngân hàng trích tài khoản của mình chuyển qua tài khoản của đơn vị bán. Sau khi đơn vị mua đã trả tiền bằng chuyển khoản trong Ngân hàng, đơn vị bán mới giao hàng cho đơn vị mua.
Trong trường hợp thanh toán theo kế hoạch, đơn vị mua có thể làm giấy ủy nhiệm chi trước khi nhận hàng, nhưng phải định ngày trả tiền theo kế hoạch.
IV. Thanh toán theo giấy ủy nhiệm thu:
Hình thức thanh toán theo giấy ủy nhiệm thu chủ yếu áp dụng để thanh toán các khoản thu về cung ứng lao vụ như: trả tiền điện, nước, điện thoại, điện tín, thuê nhà v.v…
Theo hình thức này, đơn vị cung ứng lao vụ lập giấy ủy nhiệm thu nhờ Ngân hàng thu hộ đồng thời gửi hóa đơn cho đơn vị Nợ. Sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày Ngân hàng nhận được giấy ủy nhiệm thu, nếu đơn vị “Nợ” không có ý kiến gì, Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản đơn vị “Nợ” chuyển trả cho đơn vị “Có”
V. Thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả cùng một địa phương
Hình thức thanh toán này nói chung sử dụng các thủ tục giấy tờ cũng như trong hình thức áp dụng cho loại thanh toán nhờ thu nhận trả cho hai đơn vị ở hai địa phưong (tỉnh hay thành phố) khác nhau.
Có một số điểm khác
- Trường hợp hai đơn vị mua và bán ở gần nhau, đơn vị mua đến trực tiếp nhận hàng, phải ký nhận vào hóa đơn, do đó đơn vị mua không có quyền từ chối chấp nhận và không có thời gian từ chối chấp nhận. Sau hai ngày làm việc (trừ ngày nghỉ) kể từ ngày Ngân hàng báo cho đơn vị mua biết việc trả nợ đơn vị mua phải trả tiền. Nếu quá hạn trên mà chưa trả tiền, Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị mua chuyển trả đơn vị bán.
- Trường hợp đơn vị mua ở xa Ngân hàng trên 50 cây số, đơn vị mua có hai ngày chấp nhận giấy tờ đòi nợ và hai ngày chuẩn bị trả tiền (cộng cả hai thời gian vừa chấp nhận vừa trả tiền là bốn ngày) kể từ ngày Ngân hàng báo cho đơn vị mua biết việc trả nợ. Quá thời hạn trên nếu đơn vị mua không có ý kiến gì, thì coi như là chấp nhận và Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị mua chuyển trả đơn vị bán
VI. Nhiệm vụ kiểm soát của Ngân hàng trong công tác thanh toán
Để đảm bảo thực hiện các thể lệ thanh toán giữa các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các cơ quan và đơn vị bộ đội, Ngân hàng quốc gia có nhiệm vụ:
1) Hướng dẫn các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị bộ đội, lựa chọn các hình thức thanh toán và thi hành đúng đắn, kịp thời các thể lệ thanh toán.
2) Giữ gìn và hành tự đúng đắn các tài khoản phục vụ kịp thời, nhanh chóng các nhu cầu thanh toán.
3) Tùy theo điều kiện cụ thể từng lúc, kiểm soát và đôn đốc từng bước toàn bộ luân chuyển tiền tệ của các tổ chức kinh tế, góp phần thúc đẩy các xí nghiệp tôn trọng kỷ luật hợp đồng, ngăn ngừa mọi hiện tượng tín dụng thương mại hoặc chiếm dụng vốn lẫn nhau, từng bước củng cố chế độ hạch toán kinh tế.
4) Áp dụng trật tư thanh toán ưu tiên bắt buộc (đã nêu trong phần nguyên tắc) để giải quyết những trường hợp số dư trên tài khoản của đơn vị trả không đủ để trả các nhu cầu thường xuyên về chi phí và giao dịch hàng hóa.
Chỉ thị này chỉ quy định các hình thức thanh toán chủ yếu có thể áp dụng trong điều kiện tình hình hiện nay của các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị bộ đội, hợp tác xã. Trong quá trình thực hiện, nếu xẩy ra những trường hợp giao dịch hàng hóa mà các hình thức thanh toán quy định trong chỉ thị này xét ra không được thuận tiện, Ngân hàng quốc gia sẽ có chỉ thị bổ sung thêm.
Các đơn vị Ngân hàng quốc gia Việt-nam có nhiệm vụ luôn luôn kết hợp với các đơn vị có giao dịch thanh toán qua Ngân hàng để theo dõi tình hình thanh toán, mức độ thanh toán, khó khăn, trở ngại để kịp thời giải thích hoặc đề nghị bổ sung thể lệ làm cho công tác thanh toán qua Ngân hàng hàng ngày càng mở rộng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Kèm theo chỉ thị này, có một thông tư giải thích cụ thể những chi tiết về nội dung các hình thức thanh toán.
File gốc của Nghị định 144-TTg năm 1957 quy định nguyên tắc thanh toán các khoản chi thu, giao dịch của các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã do Thủ Tướng ban hành đang được cập nhật.
Văn bản pháp luật lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán
- Quyết định 1676/QĐ-BTC năm 2021 công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1529/QĐ-BTC năm 2021 về Quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về tăng cường, nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị của kiểm toán nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Quyết định 27/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 41/2007/QĐ-UBND Quy định về bố trí người làm kế toán và phụ cấp kế toán do tỉnh Bắc Giang ban hành
- Quyết định 1113/QĐ-KTNN năm 2021 về phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
- Công văn 20376/CTHN-TTHT năm 2021 về thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Nghị quyết 153/2021/QH14 về bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 do Quốc hội ban hành
- Nghị quyết 148/2021/QH14 về miễn nhiệm chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 do Quốc hội ban hành
- Quyết định 241/QĐ-KTNN năm 2021 về điều chỉnh phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
- Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 về Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
Nghị định 144-TTg năm 1957 quy định nguyên tắc thanh toán các khoản chi thu, giao dịch của các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan, đơn vị bộ đội và hợp tác xã do Thủ Tướng ban hành
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Phủ Thủ tướng |
Số hiệu | 144-TTg |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phạm Văn Đông |
Ngày ban hành | 1957-04-09 |
Ngày hiệu lực | 1957-04-24 |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
Tình trạng | Đã hủy |
Văn bản Hướng dẫn
- Thông tư 03-TT/LB năm 1957 thi hành thể lệ quản lý tiền mặt của Chính phủ, quy định những biện pháp cung cấp nguyên vật liệu và mua hàng ở Mậu dịch quốc doanh của cơ quan, bộ đội, xí nghiệp, công trường và thanh toán bằng chuyển khoản Ngân hàng do Bộ Tài chính- Ngân hàng Quốc gia- Bộ Thương nghiệp ban hành
- Nghị định 448-VP/NgĐ năm 1957 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban hành
- Thông tư 168-KH năm 1958 thi hành Nghị định 144-TTg về việc tập trung thanh toán vào Ngân hàng do Ngân Hàng Quốc Gia ban hành