CHẤT\r\nCHỮA CHÁY – CHẤT TẠO BỌT CHỮA CHÁY - PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHẤT TẠO\r\nBỌT CHỮA CHÁY ĐỘ NỞ THẤP DÙNG PHUN LÊN BỀ MẶT CHẤT LỎNG CHÁY KHÔNG HÒA TAN ĐƯỢC\r\nVỚI NƯỚC
\r\nFire\r\nextinguishing media – Foam concentrates – Part 1: Specification for low\r\nexpansion foam concentrates for top application to water – immiscible liquids
Tiêu chuẩn này quy định các tính chất và hiệu\r\nquả cần thiết của chất tạo bọt chữa cháy dạng lỏng dùng để tạo ra bọt chữa cháy\r\nđộ nở thấp nhằm kiểm soát, dập tắt và ngăn chặn việc cháy lại của các đám cháy chất\r\nlỏng cháy không hòa tan được với nước. Hiệu quả dập cháy tối thiểu đám cháy thử\r\nphải được quy định.
\r\n\r\nCác chất tạo bọt này thích hợp cho việc sử\r\ndụng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước. Chúng cũng\r\nphải tuân theo TCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3), thích hợp cho việc phun lên bề\r\nmặt đám cháy chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
\r\n\r\nChất tạo bọt chữa cháy có thể thích hợp với\r\nviệc sử dụng vòi phun không hút hoặc phun từ phía dưới lên bề mặt đám cháy chất\r\nlỏng cháy, nhưng tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu riêng cho các cách\r\nsử dụng này.
\r\n\r\n2. Tiêu chuẩn trích\r\ndẫn\r\n
\r\n\r\nISO 304 : 1985 Surface active agents –\r\nDetermination of surface tension by drawing up liquid films. (Chất hoạt\r\nđộng bề mặt – Xác định sức căng bề mặt bằng cách kéo màng chất lỏng).
\r\n\r\nISO 3310-1: 1990 Test sieves – Technical\r\nrequirement and testing – Part 1: Test sieves of metal wire cloth (Rây thử\r\n- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Phần 1: Rây thử bằng sợi kim loại).
\r\n\r\nTCVN 4851 – 89 (ISO 3696 : 1987) Nước dùng để\r\nphân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
\r\n\r\nISO 3734 : 1976 Crude petroleum and fuel\r\noils – Determination of water and sediment – Centrifuge method (Dầu thô và\r\ndầu nhiên liệu – Xác định nước và cặn – Phương pháp ly tâm).
\r\n\r\nTCVN 7278-2 : 2003 (ISO 7203-2: 1995) Chất\r\nchữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo\r\nbọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không\r\nhòa tan được với nước.
\r\n\r\nTCVN 7278-3 : 2003 (ISO 7203-3: 1995) Chất\r\nchữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo\r\nbọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với\r\nnước.
\r\n\r\nBS 5117 : 1989 Testing corrosion\r\ninhibiting, engien coolant concentrate (antifreeze) – Part 1: Methods of test\r\nfor determination of physical and chemical properties – Section 1.3:\r\nDetermination of freezing point. (Thử hạn chế ăn mòn dung dịch làm nguội\r\nđộng cơ (chống đông) – Phần 1: Phương pháp thử để xác định tính chất vật lý và\r\nhóa học – Mục 1.3: Xác định điểm đông đặc).
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa\r\nsau:
\r\n\r\n3.1. Giá trị đặc trưng (characteristic\r\nvalues): Giá trị do người cung cấp chất tạo bọt công bố về tính chất vật lý và\r\nhóa học và các hiệu quả của bọt và dung dịch tạo bọt.
\r\n\r\n3.2. Thời gian tiết nước 25% (25% drainage time):\r\nThời gian tiết 25% lượng chất lỏng trong bọt.
\r\n\r\n3.3. Thời gian tiết nước 50% (thời gian bán hủy)\r\n(50% drainage time): Thời gian tiết 50% lượng chất lỏng trong bọt.
\r\n\r\n3.4. Độ nở (bội số nở) (expansion): Tỷ số\r\ngiữa thể tích bọt được tạo thành và thể tích dung dịch tạo bọt.
\r\n\r\n3.5. Độ nở thấp (low expansion): Ứng\r\nvới bọt có độ nở từ 1 đến 20 và với thiết bị, hệ thống và chất tạo bọt chữa\r\ncháy liên quan.
\r\n\r\n3.6. Độ nở trung bình (medium expansion):\r\nỨng với bọt có độ nở từ 21 đến 200 và với thiết bị, hệ thống và chất tạo bọt\r\nchữa cháy liên quan.
\r\n\r\n3.7. Độ nở cao (high expantion): Ứng\r\nvới bọt có độ nở trên 200 và với thiết bị, hệ thống và chất tạo bọt chữa cháy\r\nliên quan.
\r\n\r\n3.8. Bọt chữa cháy (firefighting foam):\r\nTổ hợp các bong bóng đầy khí được tạo thành từ dung dịch nước của chất tạo bọt\r\nchữa cháy thích hợp.
\r\n\r\n3.9. Chất tạo bọt (foam concentrate):\r\nChất lỏng khi trộn với nước theo nồng độ thích hợp thì tạo ra dung dịch tạo\r\nbọt.
\r\n\r\n3.10. Chất tạo bọt protein (protein foam\r\nconcentrate-P): Chất tạo bọt có nguồn gốc từ vật liệu protein thủy phân.
\r\n\r\n3.11. Chất tạo bọt floprotein (fluoroprotein foam\r\nconcentrate-FP): Chất tạo bọt protein được cho thêm chất hoạt động bề mặt được\r\nflo hóa.
\r\n\r\n3.12. Chất tạo bọt tổng hợp (synthetic foam\r\nconcentrate-S): Chất tạo bọt trên cơ sở hỗn hợp của chất hoạt động bề mặt\r\nhydrocacbon và chất chứa flocacbon có bổ sung chất ổn định.
\r\n\r\n3.13. Chất tao bọt bền rượu (alcohol – resistant\r\nfoam concentrate-AR): Chất tạo bọt có độ bền chống phân hủy khi sử dụng trên bề\r\nmặt rượu hoặc các dung môi phân cực khác.
\r\n\r\n3.14. Chất tạo bọt tạo màng nước (aqueous film –\r\nforming foam concentrate - AFFF): Chất tạo bọt trên cơ sở hỗn hợp của hydrocacbon\r\nvà chất hoạt động bề mặt được flo hóa có khả năng tạo màng nước trên bề mặt của\r\nmột số hydrocacbon.
\r\n\r\n3.15. Chất tạo bọt floprotein tạo màng (film – forming\r\nfluoroprotein concentrate- FFFP): Chất tạo bọt floprotein có khả năng tạo màng\r\nnước trên bề mặt của một số hydrocacbon.
\r\n\r\n3.16. Dung dịch tạo bọt (foam solution): Dung\r\ndịch của chất tạo bọt và nước.
\r\n\r\n3.17. Sự phun mạnh (fotceful application):\r\nPhun bọt trực tiếp lên bề mặt của nhiên liệu lỏng.
\r\n\r\n3.18. Sự phun nhẹ (gentle application):\r\nPhun bọt gián tiếp lên bề mặt nhiên liệu lỏng thông qua ván thành thùng chứa\r\nhoặc bề mặt khác.
\r\n\r\n3.19. Cặn (sediment): Các hạt không hòa tan được\r\ntrong chất tạo bọt.
\r\n\r\n3.20. Hệ số lan truyền (spreading\r\ncoefficient): Số đo khả năng của một chất lỏng tự lan truyền qua bề mặt chất\r\nlỏng khác.
\r\n\r\n4. Phân loại và cách\r\nsử dụng chất tạo bọt
\r\n\r\n4.1. Phân loại
\r\n\r\nChất tạo bọt được phân loại:
\r\n\r\n- Theo hiệu quả dập cháy thành cấp I, II hoặc\r\nIII;
\r\n\r\n- Theo khả năng chống cháy lại thành mức A,\r\nB, C hoặc D.
\r\n\r\nTùy theo hiệu quả dập cháy thử của nó (xem điều\r\n13).
\r\n\r\nChú thích 1 – Các cấp hiệu quả dập cháy và\r\nmức chống cháy lại điển hình đã tự tính đối với chất tạo bọt chữa cháy AFFF,\r\nFFFP, FP, P và S cho trong phụ lục K.
\r\n\r\n4.2. Sử dụng với nước biển
\r\n\r\nNếu chất tạo bọt chữa cháy được ghi nhãn là\r\nthích hợp để sử dụng với nước biển, thì nồng độ khuyến nghị khi sử dụng với\r\nnước ngọt và nước biển phải như nhau.
\r\n\r\n5. Độ ổn định của\r\nchất tạo bọt chữa cháy khi đông đặc và hóa lỏng
\r\n\r\nTrước và sau khi ổn nhiệt phù hợp với A.2,\r\nchất tạo bọt chữa cháy, nếu được người cung cấp xác nhận là không bị tác động\r\ncó hại bởi đông đặc và hóa lỏng, phải không nhìn thấy được dấu hiệu của việc\r\nphân tầng và không đồng nhất, khi thử theo phụ lục B.
\r\n\r\nChất tạo bọt chữa cháy tuân theo điều này\r\nphải được thử nghiệm theo đúng các yêu cầu tương ứng trong các điều khác của\r\ntiêu chuẩn này sau khi đông đặc và hóa lỏng phù hợp với A.2.1.
\r\n\r\n6. Cặn trong chất tạo\r\nbọt chữa cháy\r\n
\r\n\r\n6.1. Cặn trước khi hóa già
\r\n\r\nBất kỳ cặn nào trong chất tạo bọt được chuẩn\r\nbị theo A.1 phải có khả năng lọt qua rây 180và\r\ntỷ lệ phần trăm thể tích của cặn không được vượt quá 0,25% khi thử theo phụ lục\r\nC.
6.2. Cặn sau khi hóa già
\r\n\r\nBất kỳ cặn nào trong chất tạo bọt được hóa\r\ngià theo C.1 phải có khả năng lọt qua rây 180 và\r\ntỷ lệ phần trăm thể tích của cặn không được vượt quá 1,0% khi thử theo phụ lục\r\nC.
7. Độ lỏng tương đối\r\ncủa chất tạo bọt chữa cháy
\r\n\r\nTrước và sau khi ổn nhiệt phù hợp với A.2,\r\ntốc độ dòng của chất tạo bọt chữa cháy không được nhỏ hơn tốc độ dòng đạt được\r\nvới chất lỏng chuẩn có độ nhớt động học 200 mm2/s, khi thử theo phụ\r\nlục D.
\r\n\r\n8. Độ pH của chất tạo\r\nbọt chữa cháy\r\n
\r\n\r\n8.1. Giới hạn độ pH
\r\n\r\nĐộ pH của chất tạo bọt chữa cháy trước và sau\r\nổn nhiệt phù hợp với A.2, không được nhỏ hơn 6,0 và không được lớn hơn 9,5 ở\r\n(20±2) 0C.
\r\n\r\n8.2. Độ nhạy với nhiệt độ
\r\n\r\nNếu độ pH trước và sau khi ổn nhiệt chênh\r\nnhau nhiều hơn 0,5, chất tạo bọt chữa cháy này phải được chỉ định là chất tạo\r\nbọt nhạy cảm với nhiệt độ.
\r\n\r\n9. Sức căng bề mặt\r\ncủa dung dịch tạo bọt
\r\n\r\n9.1. Trước khi ổn nhiệt
\r\n\r\nSức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt được\r\nchuẩn bị từ chất tạo bọt, trước khi ổn nhiệt phù hợp với A.2, ở nồng độ khuyến\r\nnghị của người cung cấp phải trong khoảng ± 10% của giá trị đặc trưng khi xác\r\nđịnh phù hợp với E.2.
\r\n\r\n9.2. Độ nhạy nhiệt độ
\r\n\r\nSức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt được chuẩn\r\nbị từ chất tạo bọt sau khi ổn nhiệt phù hợp với A.2, ở nồng độ khuyến nghị của\r\nngười cung cấp, phải được xác định phù hợp với E.2.
\r\n\r\nNếu giá trị nhận được sau khi ổn nhiệt nhỏ\r\nhơn 0,95 lần hoặc lớn hơn 1,05 lần giá trị nhận được trước khi ổn nhiệt thì chất\r\ntạo bọt chữa cháy này phải được chỉ định là chất tạo bọt nhạy cảm với nhiệt độ.
\r\n\r\n10. Sức căng bề mặt\r\nphân giới giữa dung dịch tạo bọt và xyclohexan
\r\n\r\n10.1. Trước khi ổn nhiệt
\r\n\r\nSự khác nhau giữa sức căng bề mặt phân giới\r\ngiữa dung dịch tạo bọt được chuẩn bị từ chất tạo bọt, trước khi ổn nhiệt theo\r\nA.2, và xyclohexan (khi được xác định theo E.3) và giá trị đặc trưng, không\r\nđược vượt quá 1,0 mN/m hoặc 10% của giá trị đặc trưng, lấy giá trị nào lớn hơn.\r\n
\r\n\r\n10.2. Độ nhạy nhiệt độ
\r\n\r\nSức căng bề mặt phân giới giữa dung dịch tạo\r\nbột được chuẩn bị từ chất tạo bọt, sau khi ổn nhiệt theo A.2 và xyclohexan phải\r\nđược xác định theo E.3.
\r\n\r\nNếu hai giá trị nhận được trước và sau khi ổn\r\nnhiệt chênh nhau lớn hơn 0,5 mN/m hoặc nếu giá trị nhận được sau khi ổn nhiệt\r\nnhỏ hơn 0,95 lần hoặc lớn hơn 1,05 lần giá trị nhận được trước khi ổn nhiệt,\r\nlấy giá trị nào lớn hơn thì chất tạo bọt này phải được chỉ định là chất tạo bọt\r\nnhạy cảm với nhiệt độ.
\r\n\r\n11. Hệ số lan truyền\r\ncủa dung dịch tạo bọt trên xyclohexan
\r\n\r\nHệ số lan truyền của dung dịch tạo bọt được\r\nchuẩn bị từ chất tạo bọt được người cung cấp xác nhận là chất tạo bọt “tạo\r\nmàng”, trước và sau khi ổn nhiệt theo A.2, tính theo E.4, phải có giá trị\r\ndương.
\r\n\r\nChú thích 2 – Chất tạo bọt đáp ứng điều này\r\nthường là loại AFFF hoặc FFFP hơn là loại FP, P hoặc S.
\r\n\r\n12. Độ nở và độ tiết\r\nnước của bọt
\r\n\r\n12.1. Độ nở
\r\n\r\n12.1.1. Giới hạn
\r\n\r\nBọt được tạo thành từ chất tạo bọt với nước\r\nngọt, trước và sau khi ổn nhiệt theo A.2, và nếu thích hợp với nước biển tổng\r\nhợp theo G.1.4, phải có độ nở trong khoảng ± 20% của giá trị đặc trưng hoặc\r\n±1,0 của giá trị đặc trưng thì lấy giá trị nào lớn hơn, khi thử theo phụ lục F.
\r\n\r\n12.1.2. Độ nhạy nhiệt độ
\r\n\r\nNếu bất kỳ giá trị nào của độ nở nhận được\r\nsau khi ổn nhiệt nhỏ hơn 0,85 lần hoặc lớn hơn 1,15 lần của giá trị tương ứng nhận\r\nđược trước khi ổn nhiệt thì chất tạo bọt này phải được chỉ định là chất tạo bọt\r\nnhạy cảm với nhiệt độ.
\r\n\r\n12.2. Độ tiết nước
\r\n\r\n12.2.1. Giới hạn
\r\n\r\nBọt được tạo thành từ chất tạo bọt, trước và\r\nsau khi ổn nhiệt theo A.2, với nước ngọt, và nếu thích hợp với nước biển tổng hợp\r\ntheo G.1.4, phải có thời gian tiết nước 25% trong khoảng ± 20% giá trị đặc\r\ntrưng, khi thử theo phụ lục F.
\r\n\r\n12.2.2. Độ nhạy nhiệt độ
\r\n\r\nNếu bất kỳ giá trị nào của thời gian thoát\r\nnước 25% nhận được sau khi ổn nhiệt nhỏ hơn 0,8 lần hoặc lớn hơn 1,2 lần giá trị\r\ntương ứng nhận được trước khi ổn nhiệt thì chất tạo bọt này phải được chỉ định\r\nlà chất tạo bọt nhạy cảm với nhiệt độ.
\r\n\r\n\r\n\r\nBọt được tạo thành từ chất tạo bọt trước khi\r\nổn nhiệt, và nếu chất tạo bọt được chỉ định là nhạy cảm với nhiệt độ, sau khi\r\nổn nhiệt theo A.2, với nước ngọt và nếu thích hợp với nước biển tổng hợp theo\r\nG.1.4 phải có cấp hiệu quả dập cháy và mức chống cháy lại quy định trong bảng\r\n1, khi thử theo G.1 và G.2 hoặc G.3, nếu thích hợp.
\r\n\r\n14. Ghi nhãn, bao gói\r\nvà bản đặc tính kỹ thuật
\r\n\r\n14.1. Các thông tin sau phải được người cung\r\ncấp đưa ra trong bản đặc tính kỹ thuật hoặc được cung cấp cùng với contenơ vận\r\nchuyển hoặc được ghi nhãn trên contenơ vận chuyển:
\r\n\r\na) Ký hiệu (tên nhận biết) của chất tạo bọt\r\nvà dòng chữ “Chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp”;
\r\n\r\nb) Cấp (I, II hoặc III) và mức (A, B, C hoặc\r\nD) của chất tạo bọt chữa cháy và chữ “tạo màng” nếu chất tạo bọt chữa cháy phù\r\nhợp với điều 11;
\r\n\r\nc) Nồng độ sử dụng khuyến nghị (thường là 1%,\r\n3% hoặc 6%);
\r\n\r\nd) Bất kỳ xu hướng nào của chất tạo bọt gây\r\nra các ảnh hưởng có hại cho sinh lý, các phương pháp quy định để tránh các ảnh\r\nhưởng đó và các biện pháp cấp cứu nếu chúng xảy ra;
\r\n\r\ne) Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ sử dụng\r\nkhuyến nghị;
\r\n\r\nf) Nếu chất tạo bọt phù hợp với điều 5, dòng\r\nchữ “không bị tác động bởi đông đặc và hóa lỏng” hoặc nếu chất tạo bọt không\r\nphù hợp với điều 5, dòng chữ “không được làm đông đặc”;
\r\n\r\ng) Khối lượng danh nghĩa trong thùng chứa;
\r\n\r\nh) Tên và địa chỉ của người cung cấp;
\r\n\r\ni) Số lô;
\r\n\r\nj) Dòng chữ “không thích hợp sử dụng với nước\r\nbiển” hoặc “thích hợp sử dụng với nước biển”;
\r\n\r\nk) Bất kỳ độ ăn mòn nào của chất tạo bọt cả\r\ntrong bồn chứa và trong sử dụng, mà vượt quá đáng kể so với nước ngọt;
\r\n\r\nl) Vật liệu thích hợp làm thùng chứa và thiết\r\nbị, dùng cho chất tạo bọt và dung dịch tạo bọt.
\r\n\r\nCảnh báo – Điều đặc biệt quan trọng là chất\r\ntạo bọt, sau khi pha loãng với nước tới nồng độ khuyến nghị, khi sử dụng bình\r\nthường, không được có sự nguy hiểm độc hại tới cuộc sống có liên quan đến môi\r\ntrường.
\r\n\r\nViệc bao gói chất tạo bọt phải bảo đảm rằng các\r\nđặc tính cần thiết của chất tạo bọt phải được duy trì khi được tồn chứa và lưu\r\ngiữ phù hợp với các hướng dẫn của người cung cấp.
\r\n\r\nGhi nhãn trên thùng chứa phải bền vững và dễ\r\nnhận biết.
\r\n\r\nChất tạo bọt non – Newton phải được nhận\r\nbiết.
\r\n\r\nChất tạo bọt phù hợp với TCVN 7278-2 : 2003\r\n(ISO 7203-2) cũng phải ghi nhãn “độ nở trung bình” và /hoặc “độ nở cao”.
\r\n\r\n14.2. Nếu người sử dụng yêu cầu, người cung cấp\r\nphải đưa ra danh mục các giá trị đặc trưng.
\r\n\r\nBảng 1 – Thời gian\r\ndập tắt lớn nhất và thời gian cháy lại nhỏ nhất
\r\n\r\n\r\n Cấp hiệu quả dập\r\n cháy \r\n | \r\n \r\n Mức chống cháy lại \r\n | \r\n \r\n Thử phun nhẹ (G.2) \r\n | \r\n \r\n Thử phun mạnh (G.3)\r\n \r\n | \r\n ||
\r\n Thời gian dập tắt,\r\n không lớn hơn \r\n | \r\n \r\n Thời gian cháy lại,\r\n không nhỏ hơn \r\n | \r\n \r\n Thời gian dập tắt,\r\n không lớn hơn \r\n | \r\n \r\n Thời gian cháy lại,\r\n không nhỏ hơn \r\n | \r\n ||
\r\n I \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n Không sử dụng được \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n |
\r\n B \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Không thử \r\n | \r\n |
\r\n C \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n D \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n II \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n Không sử dụng \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n |
\r\n B \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Không thử \r\n | \r\n |
\r\n C \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n ||
\r\n D \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n ||
\r\n III \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Không thử \r\n | \r\n |
\r\n C \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n |||
\r\n D \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n |||
\r\n Chú thích: \r\n1. Không có mức chống cháy lại A đối với\r\n loại III \r\n2. Cấp hiệu quả dập cháy và mức độ chống cháy\r\n lại điển hình cho các loại chất tạo bọt khác nhau cho trong phụ lục K. \r\n3. Đối với hiệu quả dập cháy, cấp I là cấp\r\n cao nhất và cấp III là cấp thấp nhất. Đối với mức chống cháy lại, mức A là\r\n mức cao nhất và mức D là mức thấp nhất. Các chất tạo bọt có thể được so sánh\r\n riêng từng yếu tố nhưng không nhất thiết phải kết hợp. Ví dụ, chất tạo bọt IC\r\n là tốt hơn chất tạo bọt ID hoặc IIC, nhưng không thể nói nó tốt hơn IIB, vì\r\n nó tốt hơn về hiệu quả dập cháy nhưng kém hơn về mức chống cháy lại. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy định)
\r\n\r\nLẤY\r\nMẪU SƠ BỘ VÀ ỔN NHIỆT CHẤT TẠO BỌT
\r\n\r\nA.1. Lấy mẫu sơ bộ
\r\n\r\nPhương pháp lấy mẫu phải đảm bảo lấy được các\r\nmẫu đại diện và lấy từ thùng chứa lớn hoặc từ các bao gói đơn.
\r\n\r\nBảo quản mẫu trong thùng chứa hoàn toàn kín.
\r\n\r\nChú thích 3 – Thùng chứa dung tích 20 lít là\r\nthích hợp.
\r\n\r\nA.2. Ổn nhiệt chất tạo bọt
\r\n\r\nA.2.1. Nếu người cung cấp xác nhận rằng việc\r\nđông đặc và hóa lỏng ảnh hưởng xấu đến chất tạo bọt thì ổn nhiệt mẫu chất tạo\r\nbọt qua bốn chu kỳ đông đặc và hóa lỏng như mô tả trong B.2, trước khi ổn nhiệt\r\ntheo A.2.2.
\r\n\r\nA.2.2. Ổn nhiệt chất tạo bọt trong thùng chứa\r\nbịt kín trong 7 ngày ở (60 ± 2) 0C, tiếp theo trong 1 ngày ở (20 ±\r\n2) 0C.
\r\n\r\nA.3. Thử tiếp theo
\r\n\r\nCác mẫu thử được chuẩn bị phù hợp với A.1,\r\nhoặc A.1 và A.2 nếu thích hợp. Lắc thùng chứa mẫu trước khi lấy mẫu cho các\r\nphép thử tiếp theo.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy định)
\r\n\r\nXÁC\r\nĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH KHI ĐÔNG ĐẶC VÀ HÓA LỎNG (xem điều 5)
\r\n\r\nB.1. Thiết bị thử
\r\n\r\nB.1.1. Buồng làm đông lạnh; có khả năng đạt\r\nđến nhiệt độ quy định trong B.2.
\r\n\r\nB.1.2. Ống polyetylen, đường kính khoảng\r\n10mm, dài khoảng 400 mm, làm nặng và bịt kín một đầu, có gắn các miếng đệm\r\nthích hợp. Hình B.1 là một dạng điển hình.
\r\n\r\nB.1.3. Bình đo bằng thủy tinh dung tích 500\r\nml, cao khoảng 400 mm, đường kính 65 mm có nút.
\r\n\r\nB.2. Tiến hành thử
\r\n\r\nĐặt nhiệt độ trong buồng đông đặc thấp hơn\r\nđiểm đông đặc của mẫu được đo phù hợp với BS 5117, mục 1.3 (trừ 5.2) là (10±1) 0C.\r\n
\r\n\r\nĐể ngăn ngừa bình đo bằng thủy tinh bị vỡ do\r\nsự giãn nở của chất tạo bọt khi đông đặc, lồng một ống (B.1.2) vào bình đo với\r\nmột đầu bịt kín ở phía dưới, được làm nặng nếu cần thiết để chống nổi, các\r\nmiếng đệm đảm bảo giữ chúng hầu như ở trên đường tâm của bình đo. Đổ đầy bình\r\nvà đậy nút.
\r\n\r\nĐặt bình đo vào buồng, làm lạnh và giữ ở\r\nnhiệt độ quy định trong 24 giờ. Khi kết thúc chu kỳ này, để tan mẫu ở nhiệt độ\r\nphòng (20±5) 0C trong thời gian không ít hơn 24 giờ và không nhiều\r\nhơn 96 giờ.
\r\n\r\nLặp lại ba lần để đạt được bốn chu kỳ đông\r\nđặc và hóa lỏng trước khi thử.
\r\n\r\nKiểm tra mẫu về việc phân tầng và độ không\r\nđồng nhất.
\r\n\r\nKích thước danh nghĩa\r\ntính bằng milimét
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\nS Các miếng đệm (ví dụ băng chất dẻo);
\r\n\r\nW Vật nặng ở đầu bịt kín
\r\n\r\nHình B.1 – Kiểu điển\r\nhình của ống polyetylen
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy định)
\r\n\r\nXÁC\r\nĐỊNH PHẦN TRĂM CẶN (xem điều 6)
\r\n\r\nC.1. Lấy mẫu
\r\n\r\nSử dụng mẫu được chuẩn bị theo A.1. Phải đảm\r\nbảo rằng cặn bất kỳ được phân tán do khuấy trộn bình chứa mẫu. Lấy hai mẫu, một\r\nmẫu thử ngay và một mẫu thử sau khi hóa già trong (24±2)h ở (60±2) 0C\r\ntrong bình chứa được nạp đầy và không có đường không khí vào.
\r\n\r\nC. Thiết bị thử
\r\n\r\nC.2.1. Ống máy ly tâm chia độ.
\r\n\r\nC.2.2. Máy ly tâm, hoạt động ở (6000 ± 600)\r\nm/s2.
\r\n\r\nC.2.3. Rây, kích thước lỗ danh nghĩa 180, phù hợp với ISO 3310-1.
C.2.4. Chai rửa bằng chất dẻo.
\r\n\r\nMáy ly tâm và ống phù hợp với ISO 3734 là\r\nthích hợp.
\r\n\r\nC.3. Tiến hành thử
\r\n\r\nLy tâm từng mẫu của dung dịch trong (10 ± 1)\r\nmin. Xác định thể tích của cặn và ghi lại như là phần trăm thể tích của mẫu\r\nđược ly tâm.
\r\n\r\nRửa các chất chứa trong ống ly tâm (C.2.1)\r\nphía trên rây (C.2.3) và kiểm tra xem cặn có thể hoặc không thể phân tán qua\r\nrây bởi tia nước từ chai rửa bằng chất dẻo (C.2.4).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy định)
\r\n\r\nXÁC\r\nĐỊNH ĐỘ LỎNG TƯƠNG ĐỐI (xem điều 7)
\r\n\r\nChú thích 4 – Độ nhớt động học của chất tạo\r\nbọt Newton có thể được đo theo ISO 3104 : 1994 Sản phẩm dầu mỏ - Chất lỏng đục\r\nvà trong suốt – Xác định độ nhớt động học và tính độ nhớt động lực học. Độ nhớt\r\nđộng lực học của các chất tạo bọt non – Newton có thể được đo bằng nhớt kế\r\nBrookfiled2) LVT bằng trục số 4 ở vận tốc quay 60\r\nv/min, đọc số đo ở (60±5) s sau khi trục bắt đầu quay. Trong cả hai trường hợp\r\ncó thể sử dụng dung sai nhiệt độ ±0,10C.
\r\n\r\nD.1. Thiết bị thử và vật liệu (xem hình D.1)
\r\n\r\nD.1.1. Ống thép không gỉ, dài 1m, có đường kính\r\ntrong từ 8,5 mm đến 8,8 mm, cắt vát hai đầu, tại đó hai khớp nối ngoài được hàn\r\nhoặc tạo ren.
\r\n\r\nD.1.2. Thùng chứa, dung tích nhỏ nhất 10\r\nl, có thể giữ lạnh mẫu ở nhiệt độ sử dụng thấp nhất, được tạo áp bằng việc cấp\r\nkhí điều chỉnh.
\r\n\r\nD.1.3. Ống, đường kính trong 20\r\nmm ± 2 mm, được lắp với van nối ống và thùng chứa có áp kế thang đo 1,5 bar\r\nhoặc 2,0 bar ở đầu cấp của ống và khuỷu ống ở đầu ra của ống.
\r\n\r\nD.1.4. Thùng chứa, để thu chất lỏng thải\r\nra.
\r\n\r\nD.1.5. Vật liệu cách nhiệt, phủ ống sao cho chênh\r\nlệch giữa nhiệt độ của chất chứa trong thùng chứa và nhiệt độ của chất lỏng\r\nthải ra không vượt quá 10C.
\r\n\r\nD.1.6. Chất lỏng chuẩn, để hiệu chuẩn thiết\r\nbị, có tỷ trọng đã biết và độ nhớt 200 mm2/s tại nhiệt độ gần sát\r\nnhiệt độ phòng.
\r\n\r\nChú thích 6 – Hỗn hợp nước/glyxerin ở 210C\r\nvới 90% theo khối lượng của glyxerin là thích hợp.
D.1.7. Nhiệt kế, để đo nhiệt độ chất lỏng.
\r\n\r\nD.2. Hiệu chuẩn
\r\n\r\nĐổ đầy thùng chứa (D.1.2) bằng chất lỏng Newtơn\r\nchuẩn (D.1.6). Điều chỉnh áp suất trong thùng chứa sao cho áp kế chỉ áp suất\r\nkhông đổi (0,5±0,02) bar. Thu chất lỏng từ ống (D.1.1) vào thùng chứa (D.1.4)\r\nvới chu kỳ khoảng 60s và ghi lại nhiệt độ, thời gian thu và khối lượng. Tính\r\nlưu lượng theo l/min.
\r\n\r\nTiến hành thêm hai phép thử và lấy giá trị\r\ntrung bình của ba lần thử làm giá trị tính toán độ nhớt ống.
\r\n\r\nChú thích 7 – Thông thường lưu lượng xấp xỉ\r\n1,8 l/min (2,25 kg/min) khi đường kính ống gần sát 8,6 mm và khi sử dụng hỗn\r\nhợp glyxerin mô tả ở chú thích 6.
\r\n\r\nD.3. Tiến hành thử
\r\n\r\nNạp đầy thùng chứa (D.1.2) chất tạo bọt và\r\nlàm lạnh đến nhiệt độ cao hơn trên nhiệt độ sử dụng thấp nhất (L.V.T) từ 10C\r\nđến 30C như quy định của người cung cấp. Kiểm tra nhiệt độ đến ±0,10C.\r\nTiến hành ít nhất hai phép thử, như mô tả ở D.2.
\r\n\r\nVẽ đồ thị của số đo ở nhiệt độ cao hơn L.V.T\r\ntừ 10C đến 30C và chiếu đồ thị đến L.V.T nhận được các số\r\nđo.
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmilimét
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n\r\n A Nối với nguồn cung cấp khí \r\n | \r\n \r\n S Van ngắt \r\n | \r\n
\r\n B Bộ phận điều chỉnh áp suất \r\n | \r\n \r\n F Ống thép không gỉ \r\n | \r\n
\r\n P1 Áp kế \r\n | \r\n \r\n T1 Nhiệt kế \r\n | \r\n
\r\n P2 Áp kế, 1,5 bar hoặc 2,0 bar \r\n | \r\n \r\n T2 Nhiệt kế \r\n | \r\n
Hình D.1 – Thiết bị\r\nthử độ lỏng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy định)
\r\n\r\nXÁC\r\nĐỊNH SỨC CĂNG BỀ MẶT, SỨC CĂNG BỀ MẶT PHÂN GIỚI VÀ HỆ SỐ LAN TRUYỀN (xem điều 9,\r\n10 và 11)\r\n
\r\n\r\nE.1. Vật liệu
\r\n\r\nE.1.1. Dung dịch chất tạo bọt, ở nồng độ khuyến nghị\r\nsử dụng ngay được tạo thành bằng nước phân tích phù hợp với loại 3 của TCVN\r\n4851 – 89 (ISO 3696) và sức căng bề mặt không nhỏ hơn 70 mN/m.
\r\n\r\nChú thích 8 – Dung dịch này được tạo thành\r\ntrong bình thót cổ dung tích 100 ml sử dụng ống pipét để đo chất tạo bọt.
\r\n\r\nE.1.2. Xyclohexan, độ tinh khiết không\r\nnhỏ hơn 99%, chỉ dùng cho sức căng bề mặt phân giới và hệ số lan truyền.
\r\n\r\nE.2. Cách tiến hành xác định sức căng bề mặt
\r\n\r\nSử dụng phương pháp vòng của ISO 304 để xác\r\nđịnh sức căng bề mặt của dung dịch (E.1.1) ở nhiệt độ (20±1) 0C.
\r\n\r\nE.3. Cách tiến hành xác định sức căng bề mặt\r\nphân giới
\r\n\r\nSau khi đo sức căng bề mặt theo E.2, đưa một\r\nlớp cyclohexan (E.1.2) ở nhiệt độ (20±1) 0C lên trên dung dịch chất\r\ntạo bọt (E.1.1) một cách thận trọng để tránh sự tiếp xúc giữa vòng và\r\nxyclohexan. Chờ (6±1) min sau đó đo sức căng bề mặt phân giới.
\r\n\r\nE.4. Hệ số lan truyền
\r\n\r\nTính hệ số lan truyền giữa dung dịch (E.1.1)\r\nvà xyclohexan (E.1.2) bằng phương trình
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nS là hệ số lan truyền, tính bằng milinewtơn\r\ntrên mét;
\r\n\r\nlà sức căng bề mặt của\r\nxyclohexan, tính bằng milinewtơn trên mét;
là sức căng bề mặt của\r\ndung dịch chất tạo bọt, tính bằng milinewtơn trên mét;
là sức căng bề mặt phân\r\ngiới giữa dung dịch chất tạo bọt và xyclohexan, tính bằng milinewtơn trên mét;
\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy định)
\r\n\r\nXÁC\r\nĐỊNH ĐỘ NỞ VÀ THỜI GIAN TIẾT NƯỚC (xem điều 12)
\r\n\r\nF.1. Thiết bị
\r\n\r\nF.1.1. Bình thu bằng chất dẻo, dung tích đã cho ±1%,\r\nđược lắp với bộ phận xả đáy, như hình F.1.
\r\n\r\nF.1.2. Bộ phận thu chất tạo bọt, dùng để đo độ nở và\r\nđộ tiết nước, như chỉ ra trên hình F.2; Thép không gỉ, nhôm, đồng thau và chất\r\ndẻo là các vật liệu thích hợp làm bề mặt thu.
\r\n\r\nF.1.3. Lăng tạo bọt, như hình F.3, mà khi\r\nthử với nước có lưu lượng 11,4l/min ở áp suất lăng (6,3±0,3) bar.
\r\n\r\nF.1.4. Bình chứa dung dịch chất tạo bọt, được nối với lăng tạo\r\nbọt.
\r\n\r\nF.2. Điều kiện nhiệt độ
\r\n\r\nTiến hành thử ở điều kiện nhiệt độ sau đây:
\r\n\r\nNhiệt độ không khí (15 ± 5) 0C.
\r\n\r\nNhiệt độ dung dịch bọt (17,5 ± 2,5) 0C.\r\n
\r\n\r\nF.3. Cách tiến hành
\r\n\r\nKiểm tra xem các ống và vòi từ bình chứa dung\r\ndịch tạo bọt (F.1.4) đến lăng tạo bọt (F.1.3) có chứa đầy dung dịch không. Đặt\r\nlăng tạo bọt nằm ngang, đối diện bộ phận thu chất tạo bọt (F.1.2), ở phía trước\r\nlăng tạo bọt (3±0,3) m tính từ mép trên của bộ phận thu. Làm ướt bên trong bình\r\nthu (F.1.1) và cân bình (m1). Bật lăng tạo bọt và điều chỉnh áp suất\r\nlăng để có lưu lượng 11,4l/min. Phun chất tạo bọt và điều chỉnh độ cao của đầu\r\nphun sao cho dòng phun vào trung tâm bộ phận thu. Giữ lăng ở vị trí nằm ngang.\r\nDừng phun chất tạo bọt và rửa sạch tất cả chất tạo bọt ra khỏi bộ phận thu.\r\nKiểm tra xem\r\nbình chứa dung dịch chất tạo bọt có đầy không. Phun chất tạo bọt và sau (30 ± 5)\r\ns để sự phun ổn định, đặt bình thu, với đầu phun ra bị khóa, phía dưới bộ phận\r\nthu. Ngay sau khi bình thu đầy, chuyển bình khỏi bộ phận thu, gạt mức bề mặt\r\nbọt ngang bằng miệng bình và đậy lại. Cân toàn bộ bình (m2).
\r\n\r\nTính độ nở E theo phương trình:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nV là thể tích của bình thu (F.1.1), tính bằng\r\nlít;
\r\n\r\nm1 là khối lượng của bình thu\r\nrỗng, tính bằng kilôgam;
\r\n\r\nm2 là khối lượng của bình thu chứa\r\nđầy bọt, tính bằng kilôgam.
\r\n\r\nThừa nhận tỷ trọng của dung dịch bọt là 1,0\r\nkg/l.
\r\n\r\nMở cơ cấu làm tiết nước (xem F.1.1) và lấy\r\ndung dịch chất tạo bọt trong bình đo để đo thời gian tiết nước 25%. Điều chỉnh\r\ncơ cấu tiết nước sao cho dung dịch chất tạo bọt được tiết nước có thể chảy ra\r\nngoài trong khi ngăn chất tạo bọt truyền qua.
\r\n\r\nChú thích 9 – Điều này có thể đạt được bằng\r\ncách kiểm tra mức của bề mặt phân giới chất lỏng/chất tạo bọt trong ống chất\r\ndẻo ở đầu ra.
\r\n\r\nKích thước danh nghĩa\r\ntính bằng milimét
\r\n\r\nGóc đáy danh nghĩa\r\ncủa lọ là 110
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\nA Bình tiết nước.
\r\n\r\nB Giá đỡ.
\r\n\r\nC Ống trong suốt, dài 30 mm đến 50 mm, đường\r\nkính lỗ 6 mm đến 8 mm.
\r\n\r\nD Khóa đầu xả.
\r\n\r\nE Ống đo.
\r\n\r\nHình F.1 – Bình thu\r\nđể xác định độ nở và thời gian tiết nước
\r\n\r\nKích thước danh nghĩa\r\ntính bằng milimét
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\nA Lọ thu nước tiết ra.
\r\n\r\nHình F.2 – Bộ phận\r\nthu bọt để đo độ nở và độ tiết nước
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmilimét
\r\n\r\na) Bản vẽ lắp ráp
\r\n\r\nHình F.3 – Lăng tạo\r\nbọt
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmilimét trừ khi có quy định khác
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n | \r\n |||
\r\n A \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n \r\n C \r\n | \r\n |||
\r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n D \r\n | \r\n \r\n E \r\n | \r\n \r\n F \r\n | \r\n \r\n G \r\n | \r\n ||
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
H
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n | \r\n \r\n | \r\n
\r\n K2 \r\n | \r\n \r\n K1 \r\n | \r\n \r\n K1-K2 \r\n | \r\n
b) Các chi tiết
\r\n\r\nHình F.3 – Lăng tạo\r\nbọt (tiếp\r\ntheo)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(quy định)
\r\n\r\nXÁC\r\nĐỊNH HIỆU QUẢ DẬP CHÁY THỬ (xem điều 13)
\r\n\r\nCác phép thử được mô tả trong phụ lục này đắt\r\nhơn và tốn nhiều thời gian hơn so với các phép thử khác trong tiêu chuẩn này.\r\nLưu ý rằng chúng được tiến hành ở cuối chương trình thử để tránh chi phí không\r\ncần thiết trong việc thử nghiệm của chất tạo bọt mà nó không đáp ứng các yêu\r\ncầu khác.
\r\n\r\nG.1. Điều kiện chung
\r\n\r\nG.1.1. Loạt thử
\r\n\r\nG.1.1.1. Phép thử chỉ đạt khi đạt tất cả các\r\nquy định tương ứng của điều 13.
\r\n\r\nG.1.1.2. Đối với chất tạo bọt không thích hợp\r\nvới nước biển, tiến hành hai hoặc ba phép thử (phép thử thứ ba là không cần\r\nthiết nếu cả hai phép thử đầu đạt hoặc không đạt). Chất tạo bọt tuân thủ điều\r\n13 nếu cả hai phép thử đều đạt.
\r\n\r\nG.1.1.3. Đối với chất tạo bọt thích hợp với\r\nnước biển, tiến hành một lần thử đầu với nước ngọt và lần thử thứ hai với nước\r\nbiển tổng hợp ở G.1.4. Nếu cả hai lần thử đạt hoặc không đạt, kết thúc loạt\r\nthử. Nếu chỉ một lần thử không đạt, lặp lại phép thử đó. Nếu phép thử lại đạt,\r\ntiến hành phép thử lại thứ hai, mặt khác kết thúc loạt thử. Chất tạo bọt tuân\r\nthủ điều 13 khi:
\r\n\r\na) Nếu cả hai lần thử đầu đều đạt; hoặc
\r\n\r\nb) Nếu một trong hai phép thử đầu và cả hai\r\nphép thử lại đều đạt.
\r\n\r\nG.1.2. Nhiệt độ và vận tốc gió
\r\n\r\nTiến hành các phép thử trong điều kiện sau:
\r\n\r\n\r\n Nhiệt độ không khí: \r\n | \r\n \r\n (15 ± 5) 0C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ nhiên liệu: \r\n | \r\n \r\n (17,5 ± 2,5) 0C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ nước: \r\n | \r\n \r\n (17,5 ± 2,5) 0C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ dung dịch tạo bọt: \r\n | \r\n \r\n (17,5 ± 2,5) 0C \r\n | \r\n
\r\n Vận tốc gió lớn nhất: \r\n | \r\n \r\n 3 m/s ở gần quạt thử \r\n | \r\n
Chú thích 10 – Nếu cần, có thể sử dụng một số\r\ndạng màn chắn gió.
\r\n\r\nG.1.3. Biên bản
\r\n\r\nTrong khi thử cháy, ghi biên bản các điều\r\nsau:
\r\n\r\n- thử trong nhà hoặc ngoài trời;
\r\n\r\n- nhiệt độ không khí;
\r\n\r\n- nhiệt độ nhiên liệu;
\r\n\r\n- nhiệt độ nước;
\r\n\r\n- nhiệt độ dung dịch tạo bọt;
\r\n\r\n- vận tốc gió;
\r\n\r\n- thời gian tắt;
\r\n\r\n- thời gian cháy lại 25% (nếu thích hợp).
\r\n\r\nVới mục đích kiểm tra chất lượng, ghi lại\r\nthời gian kiểm tra 90% và 99%. Thời gian kiểm tra do người có kinh nghiệm xác\r\nđịnh bằng mắt hoặc được xác định bằng cách đo bức xạ nhiệt. Phụ lục H đưa ra\r\nchi tiết một phương pháp thích hợp đối với chất tạo bọt độ nở thấp và trung\r\nbình.
\r\n\r\nG.1.4. Dung dịch chất tạo bọt
\r\n\r\nChuẩn bị dung dịch chất tạo bọt theo hướng\r\ndẫn của người cung cấp về nồng độ, thời gian trộn lớn nhất, tính tương thích\r\nvới thiết bị thử, việc tránh khỏi tạp chất do các loại chất tạo bọt khác v.v…
\r\n\r\nSử dụng nước ngọt để tạo dung dịch chất tạo\r\nbọt và nếu người sản xuất khẳng định chất tạo bọt thích hợp với nước biển, thì\r\ncũng tạo dung dịch chất tạo bọt bằng cách sử dụng nước biển mô phỏng được tạo\r\nra do hòa tan các thành phần sau:
\r\n\r\n\r\n Thành phần \r\n | \r\n \r\n Hàm lượng % (theo khối lượng) \r\n | \r\n
\r\n Natri clorua (NaCl): \r\n | \r\n \r\n 2,50 \r\n | \r\n
\r\n Magie clorua (MgCl2, 6H2O): \r\n | \r\n \r\n 1,10 \r\n | \r\n
\r\n Canxi clorua dihydrat (CaCl2 .\r\n 2H2O): \r\n | \r\n \r\n 0,16 \r\n | \r\n
\r\n Natri sunphat (Na2SO4):\r\n \r\n | \r\n \r\n 0,40 \r\n | \r\n
\r\n Nước ngọt: \r\n | \r\n \r\n 95,84 \r\n | \r\n
G.1.5. Nhiên liệu
\r\n\r\nSử dụng hỗn hợp hydrocabon béo có tính chất\r\ncơ học theo các yêu cầu sau:
\r\n\r\n\r\n Phạm vi chưng cất: \r\n | \r\n \r\n 840C đến 1050C \r\n | \r\n
\r\n Chênh lệch lớn nhất giữa điểm bắt đầu và\r\n điểm kết thúc sôi: \r\n | \r\n \r\n 100C \r\n | \r\n
\r\n Thành phần chất thơm lớn nhất: \r\n | \r\n \r\n 1% \r\n | \r\n
\r\n Tỷ trọng ở 150C: \r\n | \r\n \r\n (700±20) kg/m3 \r\n | \r\n
Chú thích 11 – Nhiên liệu điển hình đáp ứng\r\nyêu cầu trên là n-heptan và các phân đoạn dung môi nào đó đôi khi được coi như\r\nheptan thương mại.
\r\n\r\nSức căng bề mặt của n-heptan được do phù hợp\r\nvới E.2 xấp xỉ 20 mN/m.
\r\n\r\nG.2. Sự phun nhẹ
\r\n\r\nXem bảng 1
\r\n\r\nG.2.1. Thiết bị
\r\n\r\nG.2.1.1. Khay cháy tròn, được làm bằng thép\r\nvới các tấm thép chắn hậu thẳng đứng cao (1±0,05) m và dài (1±0,05) m, được lắp\r\nkhít tới mức có thể dọc theo các đỉnh cong của thành cong hoặc được tạo hình\r\nbằng cách nối thêm thành. Kích thước của khay như sau:
\r\n\r\n\r\n Đường kính trong ở miệng khay: \r\n | \r\n \r\n (2400±25) mm \r\n | \r\n
\r\n Chiều sâu: \r\n | \r\n \r\n (200±15) mm \r\n | \r\n
\r\n Chiều dày danh nghĩa của thép: \r\n | \r\n \r\n 2,5 mm \r\n | \r\n
\r\n Diện tích: \r\n | \r\n \r\n xấp xỉ 4,52 m2 \r\n | \r\n
G.2.1.2. Lăng tạo bọt, phù hợp với F.1.3.
\r\n\r\nG.2.1.3. Nồi cháy lại, làm bằng thép có chiều\r\ndày danh nghĩa 2,5 mm đường kính (300±5) mm và cao (250±5) mm.
\r\n\r\nG.2.2. Cách tiến hành
\r\n\r\nĐặt khay (G.2.1.1) xuôi chiều gió so với lăng\r\ntạo bọt (G.2.1.2) trực tiếp trên mặt đất và đảm bảo khay ở trạng thái bằng\r\nphẳng. Đổ vào khoảng 90 lít nước ngọt và kiểm tra đáy của khay được phủ kín. Để\r\nlăng tạo bọt nằm ngang cao trên mức nhiên liệu (1±0,05) m, ở vị trí mà phần\r\ngiữa của dòng phun bọt sẽ đập vào trục đối xứng của các tấm thép ở trên mức\r\nnhiên liệu (0,5±0,1) m (xem hình G.1). Cho thêm (144±5) lít nhiên liệu, tạo ra\r\nphần nổi danh nghĩa 150 mm.
\r\n\r\nĐốt cháy không chậm hơn 5 min sau khi cho\r\nthêm nhiên liệu và để khay cháy trong (60±5) s sau khi bề mặt nhiên liệu hoàn\r\ntoàn bốc cháy. Sau đó bắt đầu phun bọt. Ghi lại thời gian dập tắt như là khoảng\r\nthời gian từ lúc phun bọt đến lúc dập tắt. Đối với phép thử này, sự dập tắt\r\nđược coi như đã xảy ra khi toàn bộ bề mặt nhiên liệu được bọt bao phủ và khi:
\r\n\r\na) Đối với bọt cấp III, tất cả các ngọn lửa\r\nđều bị biến mất;
\r\n\r\nb) Đối với bọt cấp II và cấp I, các ngọn lửa\r\nsót lại chỉ còn một hoặc một số ánh lửa bập bùng trong khoảng 0,1 m của miệng\r\nkhay, không cao hơn miệng khay 0,15 m, ở mép có ngọn lửa chụm (tức là không để\r\ný đến bất kỳ khoảng cách nào giữa ánh lửa bập bùng không lớn hơn 0,5 m đo được\r\nxung quanh miệng khay) và nó không làm tăng cường độ trong suốt thời kỳ trước\r\nkhi cháy lại.
\r\n\r\nPhun bọt trong (300±2) s. Ngừng phun bọt và,\r\nsau đó (300±10) s, đặt bình cháy lại (G.2.1.3) có chứa (2±0,1) lít nhiên liệu\r\ngiữa khay và đốt. Ghi lại thời gian khi 25% khay được phủ ngọn lửa, bỏ qua bất\r\nkỳ ngọn lửa xanh yếu hoặc chỉ đủ nhìn thấy được.
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmét
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\nA Lăng tạo bọt
\r\n\r\nB Khay
\r\n\r\nC Tấm thép chắn
\r\n\r\nF Nhiên liệu
\r\n\r\nW Nước
\r\n\r\nHình G.1 – Thiết bị\r\nthử dập cháy đối với sự phun nhẹ
\r\n\r\nG.3. Sự phun mạnh (xem bảng 1)
\r\n\r\nG.3.1. Thiết bị
\r\n\r\nNhư trong G.2.1, trừ việc khay không có tấm\r\nchắn hậu.
\r\n\r\nĐặt khay (xem G.3.1) xuôi chiều gió so với\r\nlăng tạo bọt (G.2.1.2), nhìn chung phù hợp với G.2.2, nhưng vị trí của lăng tạo\r\nbọt sao cho phần giữa của dòng phun sẽ rơi thẳng lên trên bề mặt nhiên liệu,\r\ntại điểm cách mép của khay ở xa nhất lăng tạo bọt là (1±0,1) m (xem hình G.2).
\r\n\r\nĐốt nhiên liệu không chậm hơn 5 min từ lúc\r\ncho thêm nhiên liệu và để cháy trong (60±5) s sau khi toàn bộ bề mặt nhiên liệu\r\nbốc cháy. Phun bọt trong (180±2) s và nếu đám cháy được dập tắt, ghi lại thời\r\ngian dập tắt. Ngừng phun bọt và nếu đám cháy không bị dập tắt, chờ xem các ngọn\r\nlửa còn lại bị dập tắt và ghi lại thời gian dập tắt. Sau đó (300±10) s, đặt\r\nbình cháy lại (G.2.1.3) chứa (2±0,1) lít nhiên liệu vào giữa khay và đốt. Ghi\r\nlại thời gian khi 25% khay bị ngọn lửa bao phủ, bỏ qua bất kỳ ngọn lửa xanh yếu\r\nhoặc chỉ đủ nhìn thấy được.
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmét
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n\r\n A Lăng tạo bọt \r\n | \r\n \r\n F Nhiên liệu \r\n | \r\n
\r\n B Khay \r\n | \r\n \r\n W Nước \r\n | \r\n
Hình G.2. Thiết bị\r\nthử dập cháy đối với việc phun mạnh
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nMÔ\r\nTẢ PHƯƠNG PHÁP ĐO BỨC XẠ
\r\n\r\nH.1. Đánh giá
\r\n\r\nĐo bức xạ là phương pháp thuận tiện và có mục\r\nđích để kiểm soát đặc tính của chất tạo bọt trong khi thử đặc tính cháy. Nó làm\r\ngiảm bớt sự cần thiết quan sát bằng mắt (trừ các ngọn lửa nhấp nháy và thời\r\ngian cần thiết để dập tắt hoàn toàn).
\r\n\r\nPhụ lục này mô tả các thiết bị và cách tiến\r\nhành3)\r\nđược sử dụng trong các loạt thử ở một phòng thử nghiệm, và các phương pháp sử\r\ndụng để giải thích và thể hiện kết quả thử. Phương pháp này thích hợp với chất\r\ntạo bọt độ nở thấp và trung bình, nhưng không thích hợp với chất tạo bọt độ nở\r\ncao.
\r\n\r\nH.2. Sơ đồ bố trí thiết bị thử
\r\n\r\nCác bức xạ kế phải đặt hướng kính so với khay\r\nnhư trên hình H.1. Khoảng cách giữa các bức xạ kế và miệng khay không được nhỏ\r\nhơn hai lần đường kính (D) của khay và cao hơn miệng khay ít nhất 1,5m.
\r\n\r\nChú thích 12 – Khoảng cách lớn nhất được giới\r\nhạn bởi độ nhạy của bức xạ kế.
\r\n\r\nMức bức xạ có thể được ghi liên tục hoặc với\r\nkhoảng thời gian không quá 1 s.
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmét.
\r\n\r\n
Hình H.1 – Vị trí của\r\nbức xạ kế để ghi bức xạ nhiệt trong khi thử hiệu quả dập cháy
\r\n\r\nH.3. Số liệu kỹ thuật của bức xạ kế
\r\n\r\nSử dụng hai bức xạ kế loại Gordon hoặc\r\nSchmidt – Boelter. Các bức xạ kế được làm nguội bằng nước. Nhiệt độ nước làm\r\nnguội phải là (30±10) 0C được giữ không đổi trong khi đo.
\r\n\r\nCác bức xạ kế hấp thụ ít nhất 90% bức xạ sinh\r\nra trong phạm vi bước sóng từ 0,6đến 15,0
.
Đối với đám cháy đã phát triển hết, số đo của\r\nbức xạ kế không được nhỏ hơn 0,6 lần giá trị thang đo.
\r\n\r\nCác bức xạ kế phải có độ không tuyến tính lớn\r\nnhất ±3% phạm vi đo danh nghĩa, và có thời gian đáp ứng lớn nhất là 2s (đến 63%\r\nđộ đáp ứng toàn bộ).
\r\n\r\nChú thích 13 – Có thể sử dụng bức xạ kế có\r\nthủy tinh bảo vệ, miễn là thỏa mãn các yêu cầu về độ nhạy quang phổ. Nếu điều\r\nđó được cho là đúng và cần thiết, có thể phải thay đổi việc sử dụng phạm vi đo\r\nđược quy định ở trên, nếu bức xạ kế có độ tuyến tính tốt hơn. Việc sử dụng ít\r\nhơn 40% là không nên, như là sự ảnh hưởng của bức xạ phông có thể gây ra hiệu\r\nquả cao như vậy.
\r\n\r\nH.4. Tiến hành thử
\r\n\r\nHiệu chính công suất của hai bức xạ kế bằng\r\ncách trừ đi bức xạ nền từ 5s đến 10s sau khi dập tắt hoàn toàn.
\r\n\r\nXác định giá trị trung bình của hai bức xạ\r\nkế.
\r\n\r\nXác định giá trị trung bình của thời gian bức\r\nxạ được ghi trong chu kỳ 25 s từ 30 s đến 5 s trước khi bắt đầu phun bọt (xem\r\nhình H.2).
\r\n\r\nChú thích – Bắt đầu phun bọt ở 1 min và dừng\r\nở 5 min. Thử cháy lại bắt đầu ở 15 min.
\r\n\r\nHình H.2 – Mức bức xạ\r\ntuyệt đối điển hình trong cả phép thử
\r\n\r\nXác định độ bức xạ tương đối bằng cách chia\r\ncông suất cho giá trị trung bình nhận được phù hợp với các phần trên.
\r\n\r\nTrị số bức xạ tức thời phụ thuộc vào sự thăng\r\ngiáng ngẫu nhiên. Đường cong trơn thuận cho sự thăng giáng, có thể nhận được\r\nbằng cách lập đồ thị giá trị bức xạ trung bình trên chu kỳ ±5s đối với từng giá\r\ntrị thời gian.
\r\n\r\nBức xạ tương đối được điều chỉnh đối với phép\r\nthử dập tắt được chỉ ra trên hình H.3 và đối với thử cháy lại trên hình H.4.\r\nViệc kiểm tra 90% là tương đương với bức xạ tương đối 0,1.
\r\n\r\nViệc mô tả ở trên ngụ ý rằng cần sử dụng\r\nphương tiện đo kiểm soát bằng máy tính.
\r\n\r\nChú thích – Bắt đầu phun bọt ở 0 min và dừng\r\nở 4 min. Việc kiểm tra 90% đạt được ở khoảng 1 min 8 s.
\r\n\r\nHình H.3 – Mức bức xạ\r\ntương đối điển hình trong khi dập tắt
\r\n\r\nChú thích – Bắt đầu cháy ở 0 min. Sự cháy lại\r\n25% ở khoảng 8 min 30 s.
\r\n\r\nHình H.4 – Mức bức xạ\r\ntương đối điển hình trong khi cháy lại
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\n\r\n\r\nJ.1. Tính tương thích giữa chất tạo bọt và\r\nbột chữa cháy
\r\n\r\nKhi bọt và bột chữa cháy được sử dụng đồng\r\nthời hoặc liên tiếp người sử dụng phải đảm bảo rằng bất kỳ tác động qua lại\r\nkhông có lợi nào không gây ra sự giảm hiệu quả không được chấp nhận.
\r\n\r\nJ.2. Tính tương thích giữa các chất tạo bọt
\r\n\r\nCác chất tạo bọt của các nhà sản xuất khác\r\nnhau có phẩm chất hoặc cấp loại thường không tương thích và không được trộn lẫn\r\nvới nhau, trừ khi chúng được xác định rằng không đưa đến kết quả làm giảm hiệu\r\nquả.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nHIỆU\r\nQUẢ BIẾT TRƯỚC ĐIỂN HÌNH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI CHẤT TẠO BỌT KHÁC NHAU
\r\n\r\n\r\n Loại \r\n | \r\n \r\n Cấp hiệu quả dập\r\n cháy \r\n | \r\n \r\n Mức chống cháy lại \r\n | \r\n \r\n Tạo màng \r\n | \r\n
\r\n AFFF (không bền rượu) \r\n | \r\n \r\n I \r\n | \r\n \r\n D \r\n | \r\n \r\n Có \r\n | \r\n
\r\n AFFF (bền rượu) \r\n | \r\n \r\n I \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n Có \r\n | \r\n
\r\n FFFP (không bền rượu) \r\n | \r\n \r\n I \r\n | \r\n \r\n A/B \r\n | \r\n \r\n Có \r\n | \r\n
\r\n FFFP (bền rượu) \r\n | \r\n \r\n I \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n Có \r\n | \r\n
\r\n FP (không bền rượu) \r\n | \r\n \r\n II \r\n | \r\n \r\n A/B \r\n | \r\n \r\n Không \r\n | \r\n
\r\n FP (bền rượu) \r\n | \r\n \r\n II \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n Không \r\n | \r\n
\r\n P (không bền rượu) \r\n | \r\n \r\n III \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n \r\n Không \r\n | \r\n
\r\n P (bền rượu) \r\n | \r\n \r\n III \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n \r\n Không \r\n | \r\n
\r\n S (không bền rượu) \r\n | \r\n \r\n III \r\n | \r\n \r\n D \r\n | \r\n \r\n Không \r\n | \r\n
\r\n S (bền rượu) \r\n | \r\n \r\n III \r\n | \r\n \r\n C \r\n | \r\n \r\n Không \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
2) Nhớt kế Brookfield LVT là ví dụ về\r\nthiết bị thích hợp có khả năng thương mại. Thông tin này tạo thuận lợi cho\r\nngười sử dụng tiêu chuẩn này, nhưng không có nghĩa là ISO chỉ quy định phải sử\r\ndụng thiết bị này.
\r\n\r\n3) Chi tiết hơn được cho trong phương\r\npháp Nordtest NT Fire 023 nhận được từ Nortest, Postbox 22, FIN-00341 Helsinki,\r\nFinland.
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7278-1:2003, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7278-1:2003, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7278-1:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7278-1:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7278 1:2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN7278-1:2003
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-1:2003 (ISO 7302 – 1 : 1995) về chất chữa cháy – chất tạo bọt chữa cháy – phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-1:2003 (ISO 7302 – 1 : 1995) về chất chữa cháy – chất tạo bọt chữa cháy – phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN7278-1:2003 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2003-11-11 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |