TINH\r\nDẦU – XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ CARBONYL – PHƯƠNG PHÁP HYDROXYLAMIN TỰ DO
\r\n\r\nEssential oils –\r\nDetermination of carbonyl value – free hydroxylamine method
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định\r\ntrị số carbonyl trong tinh dầu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại tinh dầu có\r\nchứa các hợp chất carbonyl (đặc biệt là xeton, trừ metylxeton) khó chuyển hóa\r\nthành oxim bằng phương pháp quy định trong TCVN 8456 (ISO 1279).
\r\n\r\nPhương pháp này không áp dụng được cho các\r\ntinh dầu có chứa một hàm lượng đáng kể este hoặc các thành phần nhạy với kiềm\r\nkhác.
\r\n\r\nCác tiêu chuẩn nêu rõ các yêu cầu đối với các\r\nloại tinh dầu riêng rẽ sẽ được quan điểm rõ phương pháp để áp dụng là phương\r\npháp này hoặc phương pháp hydroxylamoni clorua được quy định trong TCVN 8456\r\n(ISO 1279)1).
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp\r\ndụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng\r\nbản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng\r\nphiên bản mới nhất, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 8442 (ISO 212), Tinh dầu – Lấy mẫu;
\r\n\r\nTCVN 8443 (ISSO 356), Tinh dầu – Chuẩn bị\r\nmẫu thử.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa sau:
\r\n\r\nTrị số carbonyl của tinh dầu (carbonyl value essential\r\noil)
\r\n\r\nSố miligam kali hydroxit cần để trung hòa\r\nlượng axit clohydric được giải phóng trong phản ứng oxi hóa với hydroxylamoni\r\nclorua, trên một gam tinh dầu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các oxim là kết quả của phản ứng\r\ngiữa các hợp chất carbonyl với hydroxylamin.
\r\n\r\n\r\n\r\nChuyển hóa các hợp chất carbonyl về oxim bằng\r\nphản ứng với hydroxylamin tự do được giải phóng trong hỗn hợp của hydroxylamoni\r\nclorua và kali hydroxit.
\r\n\r\nChuẩn độ lượng kiềm dư bằng dung dịch axit\r\nclohydric, hoặc bằng phương pháp so màu hoặc phương pháp đo điện thế.
\r\n\r\n\r\n\r\nChỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết\r\nphân tích và sử dụng nước cất hoặc nước có tinh khiết tương đương.
\r\n\r\n5.1. Axit clohydric, dung dịch chuẩn, c(HCL)\r\n» 0,5 mol/l
\r\n\r\n5.2. Dung dịch kali hydroxit,\r\nc(KOH) » 0,5 mol/l trng\r\netanol 95% (phần thể tích).
\r\n\r\nHòa tan bằng cách làm nóng 0,2g xanh bromophenol\r\ntrong 3 ml dung dịch kali hydroxit trong etanol c(KOH) = 0,1 mol/l và 10ml\r\netanol 95% (phần thể tích). Sau khi để nguội, pha loãng bằng etanol đến 100 ml.
\r\n\r\n5.4. Hydroxylamoni clorua, dung dịch trong\r\netanol
\r\n\r\nHòa tan 50 g hydroxylamoni clorua trong\r\nkhoảng 100 ml nước và thêm khoảng 800 ml etanol 95% (phần thể tích), sau đó\r\nthêm 10 ml dung dịch xanh bromophenol trong etanol (5.3) và pha loãng bằng etanol\r\n95% (phần thể tích) đến 1000 ml. Thêm dung dịch kali hydroxit trong etanol\r\n(5.2) cho đến khi dung dịch có màu xanh lá cây, nếu phần chất lỏng quan sát\r\nđược trong lớp mỏng, hoặc có màu đỏ nếu lớp chất lỏng dày.
\r\n\r\nDung dịch phải có màu vàng chanh khi thêm\r\n0,05 ml dung dịch axit clohydric (5.1) vào 20 ml dung dịch và phải có màu đỏ\r\nkhi thêm 0,05 ml dung dịch kali hydroxit (5.2) vào một lượng 20 ml khác của\r\ndung dịch.
\r\n\r\nDung dịch bền trong một tuần.
\r\n\r\n\r\n\r\nSử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử\r\nnghiệm thông thường và cụ thể như sau:
\r\n\r\n6.1. Dùng cho cả hai kỹ thuật (chuẩn\r\nđộ bằng so màu và chuẩn độ bằng đo điện thế)
\r\n\r\n6.1.1. Bình thủy tinh, bền với kiềm, dung\r\ntích từ 100 ml đến 200 ml, có các cổ mài, có gắn nắp đậy bằng thủy tinh mài\r\nhoặc gắn với ống thủy tinh dài ít nhất 1 m và đường kính trong ít nhất 10 mm để\r\nlàm bộ phận sinh hàn.
\r\n\r\n6.1.2. Pipet, dung tích 20 ml và\r\n50 ml
\r\n\r\n6.1.3. Buret, dung tích 25 ml, được\r\nchia vạch 0,1ml.
\r\n\r\n6.1.4. Cân phân tích
\r\n\r\n6.2. Dùng cho phép chuẩn độ bằng đo điện thế
\r\n\r\n6.2.1. Máy đo điện thế (tốt nhất là máy đo\r\nđiện thế có thể có ghi), có các điện cực thủy tinh kết hợp .
\r\n\r\n6.2.2. Máy khuấy từ
\r\n\r\n\r\n\r\nTiến hành lấy mẫu theo TCVN 8442 (ISO 212).
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1. Chuẩn bị mẫu thử
\r\n\r\nMẫu thử được chuẩn bị theo TCVN 8443 (ISO\r\n356).
\r\n\r\n8.2. Phần mẫu thử
\r\n\r\nCân một lượng m mẫu thử, chính xác đến\r\n1 mg, theo quy định trong tiêu chuẩn cụ thể đối với loại tinh dầu có liên quan,\r\ncho vào bình (6.1.1)
\r\n\r\n8.3. Phép thử trắng
\r\n\r\nThực hiện phép thử trắng đồng thời với phép\r\nxác định, sử dụng cùng các loại thuốc thử, cùng quy trình nhưng không dùng phần\r\nmẫu thử.
\r\n\r\nNếu dùng phương pháp chuẩn độ điện thế (xem\r\n8.4.2) thì cần thực hiện phép thử trắng ngay trước khi xác định để đưa về cùng\r\nmột nhiệt độ.
\r\n\r\n8.4. Phép xác định
\r\n\r\n8.4.1. Phép chuẩn độ so màu
\r\n\r\nDùng pipet (6.1.2) chuyển 20 ml dung dịch\r\nhydroxylamoni clorua (5.4) vào bình (6.1.1) có chứa phần mẫu thử (8.2). Dùng\r\npipet hoặc buret để thêm 15 ml dung dịch kali hydroxi (5.2) và trộn. Để yên\r\nbình có chứa hỗn hợp, hoặc đun sôi hồi lưu theo thời gian quy định trong tiêu\r\nchuẩn cụ thể đối với loại tinh dầu có liên quan. Nếu được đun sôi thì làm nguội\r\nnhanh trước khi lấy bộ sinh hàn ra.
\r\n\r\nChuẩn độ bằng dung dịch axit clohydric (5.1)\r\ncho đến khi quan sát được điểm kết thúc vàng xanh. Việc chuẩn độ cần được thực\r\nhiện ở nơi được chiếu sánh tốt như ánh sáng tự nhiên ban ngày.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phương pháp này có thể áp dụng cho\r\ncác loại tinh dầu có màu nhạt. Đối với các loại tinh dầu có màu đậm thì sử dụng\r\nphương pháp đo điện thế trong 8.4.2, hoặc nếu không có máy đo điện thế thì sử\r\ndụng quy trình sửa đổi nêu trong Phụ lục.
\r\n\r\n8.4.2. Phép chuẩn độ điện thế.
\r\n\r\nDùng pipet (6.1.2) chuyển 50 ml dung dịch\r\nhydroxylamoni clorua (5.4) vào bình (6.1.1) có chứa phần mẫu thử (8.2) và dùng\r\nmột pipet khác thêm ngay 25 ml dung dịch kali hydroxit trong etanol (5.2). Đậy\r\nbình bằng nắp thủy tinh và xoay bình để trộn lượng chứa bên trong. Để yên hỗn\r\nhợp ở nhiệt độ phòng, hoặc đun sôi hồi lưu theo thời gian quy định trong tiêu\r\nchuẩn cụ thể đối với loại tinh dầu có liên quan.
\r\n\r\nChuẩn độ điện thế bằng dung dịch\r\naxitclohydric (5.1) trong khi vẫn dùng que khuấy từ (6.2.2) khuấy liên tục. Sử\r\ndụng máy đo điện thế có ghi để làm đơn giản quá trình này.
\r\n\r\nTính thể tích dung dịch axit clohydric đã sử\r\ndụng tại điểm tương đương từ đường chuẩn độ hoặc từ giá trị ghi sự thay đổi pH.\r\nCần lưu ý rằng, tùy thuộc và các loại tinh dầu cần thí nghiệm mà pH tại thời\r\nđiểm kết thúc không phải lúc nào cũng bằng nhau do vậy việc chuẩn độ đến trị số\r\npH cố định được loại trừ.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrị số carbonyl, tính bằng miligam kali hydroxit\r\ntrên gam tinh dầu, được tính bằng công thức sau:
\r\n\r\nc là nồng độ chính xác của dung dịch axit clohydric\r\n(5.1), tính bằng mol trên lit (mol/lit);
\r\n\r\nm là khối lượng phần mẫu thử (8.2), tính bằng\r\ngam.
\r\n\r\nV0 là thể tích dung dịch\r\naxit clohydric (5.1) đã dùng trong phép thử trắng (8.3), tính bằng mililít\r\n(ml);
\r\n\r\nV1 là thể tích dung\r\ndịch axit clohydric (5.1) đã dùng trong phép xác định (8.4), tính bằng mililít\r\n(ml).
\r\n\r\nHàm lượng các hợp chất carbonyl, biểu thị\r\ntheo aldehyt hoặc xeton quy định, tính bằng phần trăm khối lượng, được tính\r\ntheo công thức sau:
\r\n\r\nTrong đó
\r\n\r\nCác kí hiệu c, m, V0, V1\r\nđược giải thích như trên.
\r\n\r\nMr là khối lượng phân\r\ntử tương đối của aldehyt hoặc của xeton quy định trong tiêu chuẩn cụ thể cho\r\nloại tinh dầu có liên quan.
\r\n\r\nBiểu thị kết quả đến hai chữ số thập phân.
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo thử nghiệm ghi rõ phương pháp được sử\r\ndụng và kết quả thu được. Báo cáo thử nghiệm cũng phải đề cập mọi chi tiết thao\r\ntác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tùy chọn cũng như mọi\r\ntình huống có thể làm ảnh hưởng đến kết quả.
\r\n\r\nBáo cáo thử nghiệm phải bao gồm tất cả các\r\nchi tiết cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Dùng pipet (6.1.2) chuyển 20 ml dung dịch\r\nhydroxylamoni clorua(5.4) vào bình (6.1.1). Dùng pipet hoặc buret thêm 15 ml\r\ndung dịch kali hydroxit (5.2) và trộn.
\r\n\r\nChuyển hỗn hợp vào bình chứa phần mẫu thử và\r\ngiữ lại bình nón đã đựng hỗn hợp mà không cần tráng rửa. Để yên bình chứa hỗn\r\nhợp, hoặc đun sôi có hồi lưu trong thời gian được quy định trong tiêu chuẩn về\r\ntinh dầu có liên quan. Nếu thực hiện đun sôi thì làm nguội nhanh trước khi tháo\r\nbình ngưng hồi lưu.
\r\n\r\nChuẩn độ bằng dung dịch axit clohydric (5.1)\r\ncho đến khi quan sát được màu vàng xanh là điểm kết thúc chuẩn độ.
\r\n\r\nChuyển khoảng một nửa lượng chứa trong bình\r\nban đầu, trung hòa cho đến khi dung dịch có màu vàng chanh thì chuyển vào bình\r\nkhác, trộn và lại chuyển một nửa của dung dịch vào bình ban đầu.
\r\n\r\nLặp lại thao tác này cho đến khi không có sự\r\nchuyển màu khi thêm hai giọt dung dịch axit clohydric (5.1) vào dung dịch được\r\nchứa trong một trong hai bình, khi so sánh với màu của dung dịch được chứa\r\ntrong bình còn lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
1)\r\nTCVN 8456 (ISO 1279), Tinh dầu – Xác định các giá trị số carbonyl – Các phương\r\npháp đo điện thế sử dụng hydroxylamoni clorua
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8455:2010 (ISO 1271 : 1983)về Tinh dầu – Xác định trị số Carbonyl – Phương pháp Hydroxylamin tự do đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8455:2010 (ISO 1271 : 1983)về Tinh dầu – Xác định trị số Carbonyl – Phương pháp Hydroxylamin tự do
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN8455:2010 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2010-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |