BỘ NGOẠI GIAO-BỘ NỘI VỤ;BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139-TT/LB | Hà Nội , ngày 12 tháng 3 năm 1984 |
Nước ta đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự gia đình, lao động và hình sự với Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (10-12-1981), Cộng hoà Dân chủ Đức (15-12-1980) Và liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp khắc (12-10-1982).
Hội đồng Nhà nước ta đã phê chuẩn ba Hiệp định trên và chúng ta đã trao đổi thư phê chuẩn với Liên Xô và Cộng hoà Dân chủ Đức. Kể từ khi trao đổi thư phê chuẩn, Hiệp định đã có hiệu lực giữa hai nước ký kết.
Để thực hiện sự hợp tác và tương trợ theo chủ trương mà Nhà nước ta đã ký kết, việc phân công, phối hợp giữa các ngành và việc hướng dẫn tổ chức thi hành Hiệp định trong mỗi ngành có trách nhiệm là rất cần thiết.
Thông tư này hướng dẫn một số điểm về nhiệm vụ cần thực hiện của mỗi ngành.
I. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
1. Thực hiện trao đổi các uỷ thác điều tra về hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý.
2. Yêu cầu các cơ quan điều tra thực hiện các uỷ thác điều tra. Trong một số trường hợp, theo pháp luật quy định, thực hiện việc uỷ thác điều tra về hình sự, kể cả phần dân sự trong các vụ án hình sự.
3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự.
4. Kiểm sát việc thi hành các quyết định, các bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Hướng dẫn các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hiện những nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong việc tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự, theo quy định của Hiệp định.
1. Xét xử các vụ án hình sự, các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình và lao động có liên quan đến công dân hoặc pháp nhân của các nước ký kết khác, thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao.
2. Hướng dẫn các Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử các vụ án hình sự, các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình và lao động có liên quan tới công dân hoặc pháp nhân của các nước ký kết khác.
3. Hướng dẫn Toà án nhân dân các cấp thực hiện uỷ thác theo yêu cầu của các nước ký kết về tống đạt giấy tờ, trưng cầu giám định và cung cấp kết quả giám định, lấy lời khai, xem xét các vật chứng, cung cấp các tài liệu khác có liên quan đến các vụ kiện về dân sự, hôn nhân gia đình và lao động.
4. Quyết định công nhận và cho thi hành ở nước ta những bản án, quyết định và biên bản hoà giải của Toà án các nước ký kết khác, về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình và lao động, những quyết định về bồi thường trong các bản án hình sự, những quyết định của các cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết đó giải quyết vấn đề có liên quan đến thừa kế và những quyết định về án phí.
1. Thực hiện các uỷ thác điều tra về hình sự theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, như lập hồ sơ về bắt giữ, thu giữ các tang chứng, vật chứng, khám xét, tạm giữ, tạm giam, dẫn độ bị can v.v... trừ trường hợp khẩn cấp, phạm pháp quả tang.
2. Thực hiện việc cung cấp tài liệu về hình sự, các giấy tờ cần thiết về nhân thân của công dân nước mình, theo yêu cầu của nước ký kết kia, thông qua Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Tư pháp Việt Nam.
3. Theo dõi và thông qua Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Tư pháp Việt Nam, báo cho nước ký kết biết về công dân của nước mình trong những trường hợp mất tích, chết, và tình hình tài sản hiện có của người mất tích hoặc người chết đó trên lãnh thổ Việt Nam. Có biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản, tang chứng vật chứng của người mất tích hoặc người chết để lại. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, sẽ chuyển giao tài sản, tang chứng, vật chứng đó cho cơ quan có trách nhiệm.
4. Giải quyết các đề nghị về kết hôn cho công dân Việt Nam lấy công dân nước ký kết kia trên lãnh thổ Việt Nam. Giải quyết các đề nghị cho công dân nước ký kết kia nhận làm người giám hộ hay người trợ tá, hoặc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, và ngược lại, giải quyết các đề nghị cho công dân Việt Nam nhận làm người giám hộ hay người trợ tá, hoặc nhận trẻ em nước ký kết kia làm con nuôi trên lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, Bộ Nội vụ chuyển giao giấy tờ cần thiết cho cơ quan ngoại giao hay lãnh sự hoặc cơ quan chính quyền có thẩm quyền, để thực hiện các thủ tục chính thức theo pháp luật hiện hành.
5. Hướng dẫn các cơ quan công an thực hiện uỷ thác điều tra và các uỷ thác khác về hình sự trên lãnh thổ Việt Nam, khi Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền yêu cầu.
1. Căn cứ theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thực hiện việc chuyển giao các giấy tờ, tài liệu cần thiết của các cơ quan tư pháp, cơ quan khác có thẩm quyền trong nước cho các cơ quan có trách nhiệm của nước ký kết có liên quan.
2. Thông báo cho các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của nước ta tại các nước ký kết biết là khi nhận được hồ sơ, tài liệu và các thông báo khác, do các cơ quan tư pháp hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của các nước ký kết chuyển đến, có liên quan đến việc thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý, cần thông báo và chuyển tất cả các hồ sơ, tài liệu đã nhận được cho Bộ Tư pháp hoặc cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời báo cáo về Bộ Ngoại giao.
3. Hướng dẫn các cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự của mình cấp giấy chứng nhận cần thiết về nhân thân cho công dân Việt Nam cư trú tại nước ký kết kia, để làm thủ tục kết hôn với công dân nước ký kết kia tại nước đó.
4. Tống đạt giấy tờ cho công dân nước mình cư trú trên lãnh thổ nước ký kết sở tại khi được yêu cầu.
5. Hướng dẫn các cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự căn cứ vào pháp luật và các Hiệp định có hiệu lực giữa hai nước ký kết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước ký kết sở tại, đặc biệt trong các vấn đề hôn nhân và gia đình, giám hộ, trợ tá, thừa kế, chuyển giao tài sản v.v... Thông báo tình hình có liên quan tới việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý tại các nước ký kết sở tại về Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.
1. Thực hiện trao đổi các uỷ thác điều tra xác minh về dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình.
2. Thực hiện trao đổi pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước ký kết theo quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý.
3. Giới thiệu nội dung và giải thích chính thức các nguyên tắc cơ bản theo tinh thần của Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý, khi có yêu cầu của cơ quan, các tổ chức xã hội trong nước.
4. Nghiên cứu đề nghị bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam để tạo điều kiện thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã ký kết.
5. Hướng dẫn thực hiện các uỷ thác về thi hành án và quyết định do nước ký kết kia xét xử, các uỷ thác về công chứng v.v...
Các ngành được phân công nhiệm vụ trong Thông tư liên ngành này, sẽ hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các cơ quan trực thuộc, các cơ quan khác liên quan thực hiện trong phạm vi thẩm quyền mỗi ngành các quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự.
Trong trường hợp các cơ quan ngoại giao hay lãnh sự của các nước ký kết đặt tại Việt Nam, liên hệ trực tiếp với Bộ Tư pháp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao về uỷ thác tư pháp, theo các quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý thì Bộ Tư pháp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo cho các ngành liên quan, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp hoạt động.
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ tổ chức các phiên họp định kỳ để thông báo tình hình về trao đổi các vấn đề phối hợp giữa các ngành liên quan.
Nguyễn Thị Ngọc Khanh (Đã ký) | Nguyễn Quốc Hồng (Đã ký) | Nguyễn Minh Tiến (Đã ký) |
Hà Văn Lâu (Đã ký) | Phùng Văn Tửu (Đã ký) |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 139-TT/LB, Thông tư liên tịch số 139-TT/LB, Thông tư liên tịch 139-TT/LB của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 139-TT/LB của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch 139 TT LB của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 139-TT/LB
File gốc của Thông tư liên tịch 139-TT/LB năm 1984 thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký với nước ta với Liên Xô và các nước XHCN do liên Bộ Tư pháp – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ – Bộ Ngoại giao ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 139-TT/LB năm 1984 thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký với nước ta với Liên Xô và các nước XHCN do liên Bộ Tư pháp – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ – Bộ Ngoại giao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 139-TT/LB |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Hà Văn Lâu, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Quốc Hồng, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Phùng Văn Tửu |
Ngày ban hành | 1984-03-12 |
Ngày hiệu lực | 1984-03-27 |
Lĩnh vực | Hình sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |