BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/2013/TT-BQP | Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VÀ CẢNH SÁT BIỂN TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011;
Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ;
Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
Thông tư này quy định những biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (gọi tắt là nạn nhân) ở khu vực biên giới, biển và hải đảo.
Thông tư này áp dụng đối với:
2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phòng, chống tội phạm mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân.
1. Chỉ tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
3. Phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
1. Nguồn kinh phí thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển do ngân sách nhà nước bảo đảm hàng năm cho Bộ Quốc phòng.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
1. Triển khai các kế hoạch, chương trình phòng ngừa tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới, biển và hải đảo theo quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, địa bàn quản lý của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.
3. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới; phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, phòng ngừa, tố giác tội phạm, xây dựng địa bàn lành mạnh.
Điều 6. Biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ
2. Nghiên cứu đánh giá tình hình, xác định nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm mua bán người trên địa bàn quản lý để chủ động có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh nhằm xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội mua bán người.
4. Tổ chức tiếp nhận, xác minh các thông tin, tài liệu, tin báo tố giác tội phạm mua bán người do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật khiếu nại, Luật tố cáo và pháp luật về phòng, chống mua bán người.
6. Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới, biển và hải đảo; quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, lưu trú, tạm vắng; quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ để phòng ngừa mua bán người.
8. Tăng cường hợp tác với cơ quan chức năng của các nước có chung đường biên giới trong tuần tra, kiểm soát biên giới, trao đổi thông tin để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người.
Điều 7. Phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người
2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán người, bóc gỡ, triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân, truy bắt đối tượng phạm tội.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán người.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống mua bán người.
TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XÁC ĐỊNH VÀ BẢO VỆ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
1. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển giải cứu, tiếp nhận nạn nhân do nước ngoài trao trả, tiếp nhận trình báo của nạn nhân tự trở về, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
Điều 9. Bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ
Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012.
3. Các biện pháp bảo vệ.
b) Giữ bí mật các thông tin đời tư, đặc điểm nhận dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ;
d) Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ;
e) Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
a) Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng; Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Cảnh sát biển thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và tổ chức thực hiện.
b) Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này có quyền yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ.
1. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển khi giải cứu hoặc chủ trì tiếp nhận nạn nhân do nước ngoài trao trả, có trách nhiệm hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm:
b) Chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ tâm lý xóa bỏ mặc cảm;
2. Nạn nhân không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, sau khi tiếp nhận, làm các thủ tục chuyển ngay nạn nhân đến cơ quan chức năng để thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Thông tư 78/2013/TT-BQP quy định biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 78/2013/TT-BQP quy định biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Quốc phòng |
Số hiệu | 78/2013/TT-BQP |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Thành Cung |
Ngày ban hành | 2013-06-25 |
Ngày hiệu lực | 2013-08-09 |
Lĩnh vực | Hình sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |