VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021 |
CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN MA TÚY NĂM 2021
Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, cùng với phương châm: “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất, hiệu quả”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn Viện kiểm sát các cấp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2021 như sau:
1. Tổ chức triển khai, quán triệt thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch và Chương trình của Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy; các Chỉ thị chuyên đề và Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những nội dung liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung, trong lĩnh vực tội phạm và tệ nạn ma túy nói riêng.
3. Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và Tòa án cùng cấp thực hiện nghiêm Thông tư liên tịch về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ; tiến hành tổng rà soát và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ điều tra, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm
2.1. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
a) Về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về ma túy
b) Trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can
khoản 6 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là hoạt động bắt buộc phải được thực hiện khi Điều tra viên tiến hành hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nếu không thực hiện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do vậy, phải yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện ghi âm 100% các vụ án, nếu điều kiện cho phép thì tiến hành ghi hình có âm thanh. Kiểm sát chặt chẽ quy định về thẩm quyền điều tra theo Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu thấy vụ án đang điều tra không thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thì phải yêu cầu Cơ quan điều tra cùng cấp làm các thủ tục đề nghị Viện kiểm sát ra Quyết định chuyển vụ án đến đúng Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra, trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát chủ động ra quyết định chuyển vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Viện kiểm sát các cấp kiểm sát chặt chẽ các căn cứ, điều kiện, thời hạn khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam của Cơ quan điều tra; khắc phục tình trạng lạm dụng việc bắt, giữ, nhất là trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Đối với tội phạm ma túy, khi Cơ quan chức năng phá án bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang, ngoài đối tượng chính còn có một số người khác cũng có mặt tại nơi phát hiện tội phạm, xét thấy cần phải tạm giữ để làm rõ có liên quan đến vụ án hay không. Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra khẩn trương xác minh làm rõ mối quan hệ giữa họ với đối tượng chính, về nhân thân, về ý thức chủ quan và các hành vi liên quan đến tội phạm về ma túy để phân loại xử lý kịp thời không bỏ lọt tội phạm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ bắt, tạm giữ về hình sự nhưng sau đó không thể chuyển khởi tố bị can xử lý theo pháp luật hình sự.
Viện kiểm sát các cấp phân công Kiểm sát viên thụ lý nghiên cứu hồ sơ đề ra yêu cầu điều tra đối với vụ án, mỗi vụ án phải ban hành ít nhất 01 yêu cầu điều tra, đây là yêu cầu bắt buộc. Khi thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên cần chú ý yêu cầu Cơ quan điều tra không chỉ tập trung duy nhất vào việc làm rõ hành vi phạm tội của bị can mà phải chú ý đến việc xác minh, làm rõ nguồn tài sản bị can sử dụng vào việc phạm tội, nguồn tài sản bị can có được từ kết quả thực hiện hành vi phạm tội để xử lý theo quy định và xác minh tài sản của bị can đang sở hữu (cả sở hữu chung và sở hữu riêng) để làm căn cứ đề nghị Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tội phạm về ma túy, yêu cầu kê biên hoặc tạm giữ tài sản để đảm bảo cho công tác thi hành án sau này. Chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng, sắp xếp hồ sơ kiểm sát, thực hiện đóng dấu bút lục và sao lưu tài liệu theo đúng quy định.
Đối với các vụ án Viện kiểm sát cấp dưới hết thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam bị can phải đề nghị Viện kiểm sát cấp trên quyết định gia hạn điều tra và gia hạn tạm giam. Viện kiểm sát đề nghị gia hạn phải có văn bản đề nghị và hồ sơ vụ án tại Viện kiểm sát cấp trên trước thời điểm hết hạn ít nhất là 10 ngày.
đ) Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy
Quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên đến phiên tòa để làm rõ những vấn đề liên quan. Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp tốt với Điều tra viên để chuẩn bị nội dung cần cung cấp cho tòa.
e) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
f) Công tác phối hợp
Năm 2021, Viện kiểm sát các cấp phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện một số nội dung sau:
Riêng chuyên đề “Án tạm đình chỉ”, Viện kiểm sát các cấp chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp thực hiện nghiêm Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ; tiến hành tổng rà soát và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ điều tra, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ phối hợp với Cơ quan điều tra Bộ Công an tiến hành kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch tại một số đơn vị và địa phương.
(3) Nếu phát sinh trường hợp đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can, bị cáo hoặc miễn trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực ma túy. Yêu cầu các đơn vị báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ngoài gửi Vụ 3 thì phải gửi Vụ 4) để theo dõi chung. Riêng các trường hợp đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì lý do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không phạm tội, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải tiến hành kiểm tra, xác định trách nhiệm đồng thời báo cáo kết quả đến Vụ 4 kịp thời.
Đối với những vụ án về ma túy khi xác định có yếu tố nước ngoài, cần phải tương trợ tư pháp, thì khẩn trương yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện ngay các quy trình, thủ tục tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật, nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Để hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự được thuận lợi, nhanh chóng, thu được kết quả cao Viện kiểm sát các cấp cần chú ý yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập và cung cấp tối đa các thông tin về các yêu cầu cần tương trợ, phần lớn lý do nước bạn chậm đáp ứng từ nguyên nhân do thông tin từ phía yêu cầu quá sơ sài nên không thể thực hiện được.
Trong trường hợp hết thời hạn điều tra vụ án vẫn chưa có kết quả tương trợ tư pháp về hình sự, Viện kiểm sát các cấp chủ động phối hợp với liên ngành tố tụng tại địa phương họp bàn thống nhất hướng xử lý phù hợp.
- Viện kiểm sát cấp trên cần chủ động, linh hoạt trong lựa chọn hình thức kiểm tra như: Tự kiểm tra, trực tiếp kiểm tra, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo... Nội dung kiểm tra phải bám sát Chỉ thị công tác năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kế hoạch của Ngành và tình hình thực tế của địa phương, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy.
- Lưu ý đối với báo cáo thỉnh thị xin ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát địa phương phải gửi kèm theo hồ sơ chính và hồ sơ kiểm sát của vụ án; tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, báo cáo thỉnh thị phải thể hiện nội dung vụ án, các quan điểm, nội dung cần xin ý kiến chỉ đạo.
Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh căn cứ Hướng dẫn này và tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình, xây dựng Chương trình, Kế hoạch công tác năm 2021 và Hướng dẫn cho Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 31/01/2021 và gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 4) để tổng hợp theo dõi và quản lý chung trong toàn ngành.
- Các đ/c Lãnh đạo VKSNDTC (để báo cáo); | TL. VIỆN TRƯỞNG |
File gốc của Hướng dẫn 13/HD-VKSTC về công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.
Hướng dẫn 13/HD-VKSTC về công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 13/HD-VKSTC |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Người ký | Nguyễn Văn Hải |
Ngày ban hành | 2021-01-15 |
Ngày hiệu lực | 2021-01-15 |
Lĩnh vực | Hình sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |