BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC | Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư;
Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động Kiểm ngư và thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền.
Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động Kiểm ngư và thanh toán chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền.
1. Cục Kiểm ngư và các đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm liên quan đến hoạt động Kiểm ngư.
1. Người có thẩm quyền: Là người được giao quyền ban hành lệnh điều động, huy động theo quy định.
2. Người thực hiện lệnh điều động, huy động: Là người có trách nhiệm phải thi hành, thực hiện lệnh điều động, huy động theo quy định.
3. Người chỉ huy tại hiện trường: Là người được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh điều động, huy động giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy công tác ngăn chặn vi phạm pháp luật về thủy sản tại khu vực xảy ra vi phạm.
4. Lệnh điều động, huy động: Là mệnh lệnh hành chính của người có thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện để kịp thời ngăn chặn vi phạm pháp luật về thủy sản.
5. Trường hợp khẩn cấp, cần thiết ban hành lệnh điều động, huy động: Là trường hợp xảy ra các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thủy sản mà người có thẩm quyền quyết định ban hành lệnh điều động, huy động để kịp thời ngăn chặn, khắc phục.
Điều 4. Nguyên tắc sử dụng kinh phí hoạt động Kiểm ngư
Kinh phí chi cho các hoạt động của Kiểm ngư được quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ; hạch toán kịp thời, đầy đủ vào sổ sách kế toán; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền và thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành.
Mục 1. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM NGƯ
Điều 5. Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động Kiểm ngư
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí quản lý hành chính Nhà nước cho các hoạt động Kiểm ngư do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện.
2. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Chi hoạt động Kiểm ngư
1. Chi cho hoạt động bộ máy Kiểm ngư thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
2. Chi đặc thù phục vụ hoạt động Kiểm ngư:
a) Chi trực đường dây nóng 24 giờ/ngày đảm bảo xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nhiệm vụ trực khác được cấp có thẩm quyền giao;
b) Chi nhiên liệu phục vụ các tàu Kiểm ngư;
c) Chi sửa chữa đột xuất tàu, xuồng Kiểm ngư;
d) Chi mua sắm vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng Kiểm ngư;
đ) Chi mua tủ thuốc y tế, các loại thuốc thiết yếu, thiết bị y tế phục vụ sơ cứu ban đầu trên tàu Kiểm ngư;
e) Chi thu thập, mua tin, xử lý thông tin, tài liệu, vật chứng liên quan đến nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành; chi trưng cầu giám định về các nội dung liên quan đến nghiệp vụ Kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành;
g) Chi thuê vị trí, cặp tàu và khu vực neo đậu cho tàu Kiểm ngư và tàu thuyền vi phạm bị lực lượng Kiểm ngư tạm giữ để xử lý;
h) Chi quản lý cơ sở dữ liệu và vận hành hệ thống thông tin về Kiểm ngư;
i) Các khoản chi khác (nếu có).
3. Mức chi hoạt động Kiểm ngư và xác định kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, không thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các quy định hiện hành.
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư được giao nhiệm vụ thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn vi phạm pháp luật về thủy sản (sau đây gọi tắt là lệnh điều động, huy động) để thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được điều động, huy động.
2. Kinh phí thực hiện lệnh điều động, huy động được ghi thành một mục riêng trong dự toán chi sự nghiệp kinh tế hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư.
3. Căn cứ dự toán chi ngân sách được giao và nhiệm vụ chi thực hiện lệnh điều động, huy động phát sinh, chế độ chính sách hiện hành, quyết định duyệt chi của cấp có thẩm quyền; các cơ quan, đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
4. Nội dung chi và mức chi thực hiện lệnh điều động, huy động áp dụng theo quy định tại Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.
5. Trường hợp cần thiết phải thanh toán ngay một số khoản chi cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia nhiệm vụ, khi chưa hoàn tất hồ sơ thanh toán, Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản tạm ứng kinh phí các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia nhiệm vụ theo quy định hiện hành.
6. Trường hợp kinh phí thực hiện lệnh điều động, huy động trong năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng, không được sử dụng vào mục đích, nhiệm vụ khác.
7. Trường hợp, trong năm khoản kinh phí này đã được sử dụng hết, để đảm bảo nguồn chủ động tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đột xuất dự kiến sẽ phát sinh trong năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung từ nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện.
Điều 8. Thẩm quyền và hình thức ban hành lệnh điều động, huy động
1. Thẩm quyền ban hành lệnh điều động, huy động.
Người có thẩm quyền ban hành lệnh điều động, huy động quy định tại khoản 1, Điều 15 của Nghị định 102/2012/NĐ-CP như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lệnh điều động, huy động đề nghị Bộ trưởng các Bộ có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động lực lượng, phương tiện để kịp thời ngăn chặn vi phạm pháp luật về thủy sản;
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương;
2. Hình thức ban hành lệnh điều động, huy động
Việc điều động, huy động lực lượng, phương tiện được thực hiện bằng “Lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện”. Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền điều động, huy động có thể ra lệnh thông qua các phương tiện truyền thông, điện báo hoặc mệnh lệnh trực tiếp nhưng ngay sau đó (chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ra lệnh) phải ban hành văn bản “Lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện”.
1. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện lệnh điều động, huy động
a) Chấp hành lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền;
b) Thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân thực hiện lệnh điều động, huy động:
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán các chi phí có liên quan đến nhiệm vụ được điều động, huy động theo quy định;
Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc xác minh, thẩm định hồ sơ của các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có tài sản, phương tiện được điều động, huy động;
Tổng hợp, trình Tổng cục Thủy sản phê duyệt và thanh toán cho tổ chức, cá nhân được điều động, huy động theo quy định.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được điều động, huy động
a) Chấp hành lệnh điều động của người có thẩm quyền;
b) Thực hiện thanh quyết toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động theo hướng dẫn của cơ quan thực hiện lệnh điều động.
Điều 10. Hồ sơ và trình tự thanh toán cho các tổ chức, cá nhân được điều động, huy động
1. Hồ sơ thanh toán:
Tổ chức, cá nhân được điều động, huy động nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản đề nghị thanh toán, hồ sơ gồm:
a) Đối với chi trả chi phí nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ trực tiếp cho việc điều động, huy động:
Bản sao Lệnh điều động, huy động của cấp có thẩm quyền;
Bản sao Nhật ký hành trình của phương tiện được điều động, huy động có xác nhận của người chỉ huy tại hiện trường;
Bản chính Hợp đồng hoặc thỏa thuận sử dụng phương tiện;
Bản sao sổ đăng kiểm phương tiện.
b) Đối với chi trả chi phí sử dụng, sửa chữa, đền bù phương tiện:
Bản sao Lệnh điều động, huy động của cấp có thẩm quyền;
Bản sao Nhật ký hành trình của phương tiện được điều động, huy động có xác nhận của người chỉ huy tại hiện trường;
Bản chính Hợp đồng hoặc thỏa thuận sử dụng phương tiện;
Bản chính Biên bản xác nhận hiện trạng, tình trạng hư hỏng của phương tiện và hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí sửa chữa phương tiện trong trường hợp phương tiện bị hư hỏng hoặc biên bản xác nhận trong trường hợp mất phương tiện;
Bản sao sổ đăng kiểm phương tiện;
Bản chính Bảng kê và hóa đơn, chứng từ thanh toán các chi phí phát sinh.
c) Đối với chi trả chi phí phát sinh trong quá trình trực tiếp thực hiện lệnh điều động, huy động:
Bản sao Lệnh điều động, huy động của cấp có thẩm quyền;
Bản chính Xác nhận của người chỉ huy tại hiện trường về các chi phí phát sinh.
d) Đối với chi trả chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia:
Bản sao Lệnh điều động, huy động của cấp có thẩm quyền;
Bản chính Xác nhận của người chỉ huy tại hiện trường về người cần được trợ giúp về y tế;
Bản chính Xác nhận của cơ quan y tế nơi cấp cứu, điều trị.
2. Trình tự thanh toán:
a) Chậm nhất sau 30 ngày (theo dấu bưu điện nơi gửi) kể từ ngày kết thúc đợt điều động, huy động các tổ chức, cá nhân được điều động người, phương tiện có trách nhiệm tổng hợp các chi phí có liên quan, làm Giấy đề nghị thanh toán theo mẫu C37-HD (Ban hành kèm theo QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính) và hồ sơ thanh toán theo khoản 1 gửi về Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản.
b) Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ nếu nộp trực tiếp thì trả lời ngay, nếu nộp qua đường bưu điện thì sau 02 ngày nhận được phải trả lời cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ còn thiếu) và thực hiện việc chi trả các chi phí có liên quan theo quy định cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có nguyên, nhiên, vật liệu, phương tiện được điều động, huy động thời hạn tối đa 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán;
c) Trường hợp, khi đánh giá để bồi thường thiệt hại giữa hai bên không thỏa thuận được, thì chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ người ban hành lệnh điều động, huy động thành lập Hội đồng để đánh giá thiệt hại theo quy định. Sau 05 ngày kết thúc Hội đồng đánh giá, căn cứ kết quả đánh giá thiệt hại của Hội đồng, Cục Kiểm ngư - Tổng cục Thủy sản tiến hành thanh toán theo quy định.
Điều 11. Lập dự toán, phân bổ, giao dự toán và quyết toán
Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Kiểm ngư và kinh phí thực hiện lệnh điều động, huy động, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Việc lập và gửi báo cáo quyết toán; quy trình xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ và kinh phí hoạt động Kiểm ngư và thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ dẫn chiếu theo các văn bản mới đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp ./.
KT.BỘ TRƯỞNG | KT.BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC, Thông tư liên tịch số 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC, Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch 31 2014 TTLT BNNPTNT BTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC
File gốc của Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động Kiểm ngư và thanh toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động Kiểm ngư và thanh toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính |
Số hiệu | 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Trương Chí Trung, Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành | 2014-09-06 |
Ngày hiệu lực | 2014-10-21 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |