BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1012/TT-LB | Hà Nội , ngày 25 tháng 12 năm 1996 |
Thực hiện Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc Bộ Xây dựng;
Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là tỉnh) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành xây dựng (bao gồm: Kiến trúc, quy hoạch; xây dựng; nhà ở, công thự, trụ sở làm việc; công trình công cộng đô thị, cụm dân cư nông thôn; vật liệu xây dựng).
Sở Xây dựng, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố, Sở Nhà đất, Sở Giao thông công chính là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP UBND TỈNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÀNH XÂY DỰNG
I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH XÂY DỰNG
1. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh soạn thảo các văn bản để thực hiện Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác về ngành xây dựng; hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước và các văn bản về xây dựng của địa phương.
2. Cấp và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về xây dựng theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Xây dựng và sự phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước, thanh tra và kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh.
II. VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ, CỤM DÂN CƯ NÔNG THÔN
Văn phòng Kiến trúc sư trưởng hoặc Sở Xây dựng (đối với tỉnh không có Kiến trúc sư trưởng thành phố) giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, cụm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh; có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Lập kế hoạch quy hoạch xây dựng, dự án quản lý kiến trúc - cảnh quan đô thị và tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đó sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức lập, thẩm định các dự án quy hoạch xây dựng các loại đô thị, khu công nghiệp, cục dân cư nông thôn trình UBND tỉnh, để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền;
3. Tổ chức quản lý xây dựng các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn theo quy hoạch được duyệt gồm: công bố quy hoạch xây dựng đã được duyệt để nhân dân biết, thực hiện và kiểm tra; giới thiệu địa điểm, thoả thuận về mặt kiến trúc quy hoạch đối với các dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng theo sự uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh; kiểm ta và giám sát việc thực hiện giấy phép xây dựng, hướng dẫn lập và lưu trữ các hồ sơ hoàn công;
4. Lập, thẩm định hồ sơ phân loại đô thị để UBND tỉnh trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền.
III. VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh; có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Quản lý công tác khảo sát, thiết kế, dự toán công trình
a) Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn theo đúng pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
b) Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán và chuẩn bị hồ sơ thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp thuộc các dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Xét duyệt thiết kế kỹ thuật một số dự án xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp nhóm B, C theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh; phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm tra tổng dự toán các công trình do địa phương quản lý để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt.
2. Quản lý chất lượng:
a) Giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức hoặc tham gia giám định chất lượng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng do tỉnh quản lý, tham gia nghiệm thu các công trình dân dụng, công nghiệp xây dựng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
c) Chủ trì hoặc tham gia việc điều tra sự cố các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng trên địa bàn do tỉnh quản lý; tham gia giải quyết các tranh chấp về sự cố công trình.
d) Tổng hợp các sự cố của công trình xây dựng trên địa bàn, báo cáo với UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
3. Quản lý giá:
a) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan để trình UBND tỉnh, ban hành đơn giá xây dựng cơ bản tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
b) Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trong việc xem xét lập hồ sơ dự toán các công trình xây dựng do địa phương quản lý trình UBND tỉnh phê duyệt.
IV. VỀ QUẢN LÝ NHÀ Ở, CÔNG THỰ, TRỤ SỞ LÀM VIỆC
Sở Nhà đất hoặc Sở Xây dựng (đối với tỉnh không có Sở Nhà đất) giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở, công thự, trụ sở làm việc; có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch 5 năm và các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn đô thị, nông thôn trình UBND tỉnh; tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quản lý nhà ở, công thư, trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước do địa phương quản lý; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển quỹ nhà ở, công thự, trụ sở làm việc được giao quản lý theo quy định của Chính phủ và của Bộ Xây dựng.
3. Tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, lập danh bạ, hồ sơ về diện tích, tình trạng, phân loại, mục đích sử dụng nhà và việc chuyển dịch sở hữu nhà thuộc các thành phần kinh tế.
V. QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ,CỤM DÂN CƯ NÔNG THÔN
(Đường sá, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cây xanh, chiếu sáng)
Sở Giao thông công chính hoặc Sở Xây dựng (đối với tỉnh không có Sở Giao thông công chính) giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công trình công cộng đô thị, cụm dân cư trên địa bàn; có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trình UBND tỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển công trình công cộng đô thị, cụm dân cư trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về việc khai thác, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình công cộng đô thị; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh nghiên cứu giá các dịch vụ công trình công cộng trên địa bàn trình UBND tỉnh.
VI. QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về VLXD; có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm phát triển VLXD của địa phương trình UBND tỉnh; tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xét duyệt thiết kế công nghệ sản xuất, công nghệ khai thác mỏ tài nguyên giao cho địa phương quản lý để sản xuất VLXD theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan về việc quản lý chất lượng sản phẩm VLXD tại địa phương.
C- CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ XÂY DỰNG, SỞ NHÀ ĐẤT
1. Tổ chức giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn quy định trong mục B của Thông tư này gồm có:
- Văn phòng
- Các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ
Văn phòng và các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở do Giám đốc Sở và Trưởng ban Tổ chức chính quyền trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Biên chế của Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định nằm trong tổng số biên chế của tỉnh được giao theo kế hoạch.
2. Các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng Sở được UBND giao quản lý trực tiếp.
3. Sở Xây dựng, Sở Nhà đất do một Giám đốc Sở phụ trách, giúp Giám đốc Sở có 1 đến 3 Phó giám đốc quản lý từng lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc Sở.
Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và các Phó giám đốc, riêng đối với Giám đốc Sở phải có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
D. TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG SẼ CÓ QUY ĐỊNH RIÊNG.
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý ngành xây dựng nêu trên và điều kiện cụ thể để tổ chức các cơ quan này đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về ngành xây dựng tỉnh tại địa phương.
2. Thông tư này thực hiện kể từ ngày ban hành. Những quy định và hướng dẫn trước đây về các nội dung trên trái với Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi phản ánh về Bộ Xây dựng và Ban TCCB Chính phủ cùng xem xét giải quyết.
Đỗ Quang Trung (Đã ký) | Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 1012/TT-LB, Thông tư liên tịch số 1012/TT-LB, Thông tư liên tịch 1012/TT-LB của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Xây dựng, Thông tư liên tịch số 1012/TT-LB của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Xây dựng, Thông tư liên tịch 1012 TT LB của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Xây dựng, 1012/TT-LB
File gốc của Thông tư liên Bộ 1012/TT-LB năm 1996 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý Nhà nước về ngành xây dựng do Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ và Bộ Xây dựng ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên Bộ 1012/TT-LB năm 1996 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý Nhà nước về ngành xây dựng do Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ và Bộ Xây dựng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Xây dựng |
Số hiệu | 1012/TT-LB |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Đỗ Quang Trung, Ngô Xuân Lộc |
Ngày ban hành | 1996-12-25 |
Ngày hiệu lực | 1996-12-25 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |