BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2013/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2013 |
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn về bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông tư này hướng dẫn về bộ phận tham mưu; quy định tiêu chuẩn, trang phục và thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chi cục Thú y; Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão (Chi cục Đê điều); Chi cục Thủy lợi (Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão); Chi cục Lâm nghiệp; Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Thủy sản (bao gồm cả Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 4. Tên gọi bộ phận tham mưu thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Tổng cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: Vụ Pháp chế - Thanh tra.
2. Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: Phòng Thanh tra - Pháp chế.
3. Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là: Phòng Thanh tra chuyên ngành, được thành lập theo quyết định của người có thẩm quyền.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Là công chức biên chế tại Tổng cục, Cục, Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 3, Thông tư này.
2. Có văn bằng chứng nhận tốt nghiệp đại học chuyên môn phù hợp chuyên ngành được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuộc lĩnh vực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
3. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (được cơ quan có thẩm quyền cấp);
4. Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao (không kể thời gian tập sự).
1. Tổng cục trưởng, Cục trưởng quyết định giao và phân công nhiệm vụ cho công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại đơn vị mình theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, của Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định giao công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Chi cục thuộc Sở theo đề nghị của Chi cục trưởng.
Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức khi được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại đơn vị mình.
3. Trình tự, thủ tục trong việc giao và phân công nhiệm vụ cho công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định ở Điều 5 của Thông tư này được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giao và phân công nhiệm vụ theo trình tự thủ tục sau:
a) Lập hồ sơ gồm:
- Sơ yếu lý lịch công chức;
- Văn bằng tốt nghiệp đại học có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao (bản sao có công chứng);
- Chứng chỉ chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra (do cơ quan có thẩm quyền cấp, bản sao có công chứng);
- Công văn đề nghị của bộ phận tham mưu hoặc đơn vị quản lý công chức với người có thẩm quyền.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ nhận được đầy đủ và hợp lệ; Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định giao công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Căn cứ vào quyết định giao công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức thuộc đơn vị.
Điều 7. Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục thanh tra chuyên ngành theo mẫu chung, các chuyên ngành khác nhau được phân biệt bằng phù hiệu thêu tên chuyên ngành trên lôgô ở ống tay áo bên trái.
2. Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành chỉ sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và các ngày lễ có liên quan đến hoạt động thanh tra. Công chức thanh tra có trách nhiệm bảo quản trang phục được cấp.
Điều 8. Số lượng, niên hạn sử dụng trang phục
Stt | Tên trang phục | Số lượng | Niên hạn sử dụng |
1 | Quần áo thu đông | 01 bộ | 02 năm |
2 | Áo măng tô | 01 chiếc | 04 năm |
3 | Quần áo xuân hè | 02 bộ | 01 năm |
4 | Áo sơ mi dài tay | 01 chiếc | 01 năm |
5 | Thắt lưng da | 01 chiếc | 02 năm |
6 | Giầy da | 01 đôi | 02 năm |
7 | Dép quai hậu | 01 đôi | 01 năm |
8 | Bít tất | 02 đôi | 01 năm |
9 | Caravát | 02 chiếc | 04 năm |
10 | Cặp tài liệu | 01 chiếc | 02 năm |
11 | Áo mưa | 01 chiếc | 02 năm |
Điều 9. Các trang phục đối với nam và nữ (xem mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này)
1. Phù hiệu của công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phù hiệu là biểu tượng của Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phù hiệu được may trên tay áo, gắn trên mũ kêpi, ve áo, biển hiệu.
Phù hiệu Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hình tròn ở giữa có ngôi sao vàng trên nền đỏ, giữa ngôi sao vàng là bản đồ Việt Nam thu nhỏ màu đỏ, trên có chữ "THANH TRA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN", phù hiệu được đặt trên bánh răng và hai bông lúa, cụ thể:
a) Phù hiệu gắn trên mũ kêpi gồm: Phù hiệu tròn, có đường kính 39,53 mm, đặt trên cành tùng màu vàng;
b) Phù hiệu gắn trên ve áo bằng kim loại hình cánh nhạn màu vàng, phía trước có lá chắn, ở giữa lá chắn có có chữ T.TR;
c) Phù hiệu gắn trên tay áo trái cách cầu vai 80 - 100 mm, hình khiên, chiều cao 78 mm, chiều rộng 70 mm, nền vải màu mạ non, chính giữa thêu phù hiệu Thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường kính 18 mm, hai bên là hình bông lúa dài; phía trên phù hiệu có chữ "THANH TRA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN" cỡ chữ phù hợp, in hoa; dưới cùng có thêu tên cơ quan chuyên ngành như: Tổng cục Thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y…
2. Biển hiệu
a) Quy cách: Biển hiệu hình chữ nhật, dài 85 mm, rộng 20 mm; được làm bằng kim loại; đường viền ngoài rộng 1,5 mm; nền màu xanh tím than; bên trái là một phần của biểu tượng thanh tra; bên phải từ trên xuống là tên cơ quan đơn vị có thể viết tắt các chữ cái hoặc viết đầy đủ, hàng dưới là họ tên người mang biển hiệu chữ màu trắng.
b) Vị trí đeo biển hiệu: Đeo ở ngực bên trái.
Trang phục xuân hè: Cạnh dưới của biển hiệu công chức thanh tra chuyên ngành sát với mép trên của nắp túi áo xuân hè.
Trang phục thu đông: Cạnh trên của biển hiệu công chức thanh tra chuyên ngành sát với mép trên nắp túi áo.
3. Caravát
Chất liệu bằng vải Gabadin pha len, màu xanh tím than. Caravát có độ dài, rộng vừa phải, kiểu thắt sẵn, có khoá kéo, có chốt hãm tự động.
4. Thắt lưng da
Mặt đồng hình chữ nhật, ở giữa dập ngôi sao nổi trong vòng tròn có đường kính 2 cm, dây da màu sẫm.
5. Bít tất
Màu xanh tím than, chất liệu dệt kim co dãn.
6. Cặp tài liệu:
Cặp tài liệu làm bằng da, màu đen, có khoá số, dây đeo.
7. Mũ Kêpi:
- Chất liệu: Vải Gabadin pha len;
- Màu sắc: Xanh đen;
- Kiểu dáng: Lưỡi trai liền với thành mũ, 2/3 phía sau được gập dựng theo thành mũ, 1/3 phía lưỡi trai phía trước tạo dáng. Đỉnh mũ hình ô van theo số đo đầu, cầu mũ cao 70 mm; ở giữa cầu mũ được gắn sao biểu tượng ngành thanh tra Việt Nam. Lót trong theo màu vải chính. Lưỡi trai bằng nhựa màu đen, quai nhựa màu đen, dây coóc đông màu vàng.
8. Cầu vai áo:
Cầu vai áo được đeo trên hai vai áo, chất liệu bằng vải sợi tổng hợp, màu xanh tím than ánh kim, kích thước dài 130 mm, rộng phía ngoài 50 mm, phía trong 40 mm, độ chếch đầu nhọn 18 mm; phía ngoài có vạch bằng vải màu vàng tươi hình chữ V ngược, đường kính 8 mm. Phía đầu trong có đính cúc bằng kim loại mạ màu vàng, chính giữa cúc cầu vai dập nổi hình ngôi sao 5 cánh màu vàng đường kính 18 mm; viền cầu vai màu đỏ.
9. Sao mũ: Đường kính 30 mm, chất liệu bằng đồng mạ màu vàng; trên nền có biểu tượng của Ngành Thanh tra Việt Nam.
10. Niên hạn trang cấp trang phục khác sử dụng đối với công chức thanh tra chuyên ngành tiếp xúc với các yếu tố độc hại:
a) Quần áo bảo hộ lao động: 02 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ);
b) Ủng cao su: Khi hỏng thì đổi;
c) Găng tay cao su: Khi hỏng thì đổi;
d) Kính bảo hộ lao động: Khi hỏng thì đổi;
đ) Khẩu trang: Khi hỏng thì đổi (lần đầu 02 chiếc).
Điều 10. Chi tiết về trang phục đối với nam (xem mẫu ở Phụ lục 1)
1. Áo thu đông
a) Chất liệu: Vải Gabađin pha len;
b) Màu sắc: Xanh đen;
c) Kiểu dáng: Áo khoác có dựng lót toàn thân trước, lót lửng thân sau, áo đóng bốn cúc. Cúc áo bằng kim loại mạ màu vàng, ở giữa có hình ngôi sao. Thân áo trước có 4 túi ốp ngoài, có nắp (2 túi ngực, 2 túi dưới), cổ chữ K. Thân sau có xẻ, tay áo làm bác tay rộng 95 mm, toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, bật vai và bác tay đều diễu một đường may 4 mm, vai có hai bật vai đính cúc mạ màu vàng; ngực áo và thân áo có ép keo mùng, vải lót đồng màu với vải chính, ken vai làm bằng mút.
2. Quần thu đông, quần xuân hè
a) Chất liệu: Vải Gabađin pha len;
b) Màu sắc: Xanh đen;
c) Kiểu dáng: Quần âu kiểu một ply lật, hai túi quần dọc chéo, thân sau có một túi hậu cài khuy nhựa; cửa quần có khoá kéo, đầu cạp có một móc và một cúc nằm trong; gấu quần làm chếch có mặt nguyệt; quần có sáu đỉa chia đều.
3. Áo sơ mi dài tay
a) Chất liệu: Vải Pôpơlin;
b) Màu sắc: Màu trắng;
c) Kiểu dáng: Áo cổ cài (đứng); nẹp bong, tay măng - séc có hai cúc; có sáu cúc nhựa cùng màu, gấu áo bằng, có một túi bên trái, bị túi đáy hơi lượn tròn, miệng túi may một đường 3 cm, thân sau cầu vai chấp hai bên.
4. Áo xuân hè ngắn tay hoặc dài tay
a) Chất liệu: Vải Pôpơlin;
b) Màu sắc: Màu ghi sáng;
c) Kiểu dáng: Áo xuân hè ngắn tay hoặc dài tay có nẹp bong ở ngực và tay áo, cổ cứng, hai túi ngực có nắp, cúc kim loại mạ màu vàng, cúc áo có hình ngôi sao, vai áo có hai bật vai đính cúc mạ màu vàng; hai túi ngực, nắp túi lượn cong, bị túi lượn tròn, giữa bị túi có xúp nổi; thân sau cầu vai chấp hai bên; gấu áo bằng; gấu tay áo may lật ngoài; toàn bộ cổ áo, tay áo, nẹp túi áo và bật vai diễu một đường 0,4cm.
5. Giầy da
a) Chất liệu: Bằng da;
b) Màu sắc: Đen;
c) Kiểu dáng: Đế cao 30 mm, buộc dây, thấp cổ.
6. Dép quai hậu
a) Chất liệu: Bằng da hoặc giả da;
b) Màu sắc: Đen;
c) Kiểu dáng: Đế cao 30 mm, chốt cài.
Điều 11. Chi tiết về trang phục đối với nữ (xem mẫu tại Phụ lục 1)
1. Áo thu đông
a) Chất liệu: Vải Gabađin pha len;
b) Màu sắc: Xanh đen;
c) Kiểu dáng: Áo khoác có dựng lót toàn thân trước, lót lửng thân sau, áo đóng bốn cúc kim loại mạ màu vàng, cúc áo có hình ngôi sao mạ màu vàng, hai bên thân áo có hai túi cơi có nắp, cổ chữ K, thân sau có xẻ, tay áo làm bác tay rộng 8,5cm, toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, bật vai và bác tay đều diễu một đường may 0,4cm, vai có hai bật vai đính cúc mạ màu vàng; vải lót đồng màu với vải chính, ken vai làm bằng mút.
2. Quần
a) Chất liệu: Vải Gabađin pha len;
b) Màu sắc: Xanh đen;
c) Kiểu dáng:
Quần âu kiểu ply chìm hai bên; có hai túi quần đồng hồ sát cạp quần; cửa quần có khoá kéo; cạp quai nhê, đầu cạp có một móc và một cúc nằm trong; quần có sáu đỉa chia đều, ống hơi vẩy.
3. Áo sơ mi dài tay
a) Chất liệu: Vải Pôpơlin;
b) Màu sắc: Màu trắng;
c) Kiểu dáng: Cổ cứng, vạt áo bằng, có hai ly trước và hai ly sau, nẹp bong, tay măng séc có sáu cúc nhựa cùng màu, toàn bộ cổ áo, tay áo, nẹp túi áo và bật vai diễu một đường 4 mm.
4. Áo xuân hè ngắn tay hoặc dài tay
a) Chất liệu: Vải Pôpơlin;
b) Màu sắc: Màu ghi sáng;
c) Kiểu dáng: Áo xuân hè ngắn tay hoặc dài tay, cổ hai ve, một hàng khuy năm cúc kim loại mạ màu vàng, hai túi dưới nắp, nắp túi lượn tròn, có hai cúc kim loại, hai ly trước và hai ly sau, vai áo có hai bật vai đính cúc mạ màu vàng; gấu áo bằng, toàn bộ cổ áo, tay áo, nẹp túi áo và bật vai diễu một đường 4 mm.
5. Giầy da
a) Chất liệu: Bằng da;
b) Màu sắc: Đen;
c) Kiểu dáng: Đế cao 50 mm, buộc dây, thấp cổ.
Điều 12. Mẫu Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hình chữ nhật, rộng 61 mm, dài 87 mm gồm phôi thẻ và màng bảo vệ. Nội dung trên Thẻ được trình bày theo phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ Việt Unicode) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
2. Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm 2 mặt:
a) Mặt trước (Mẫu số 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) nền màu xanh nhạt, chữ in hoa màu đỏ, gồm 02 dòng:
Dòng trên ghi Quốc hiệu Việt Nam “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, kiểu chữ in hoa đậm, cỡ chữ 9;
Dòng tiếp theo: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, kiểu chữ đậm, cỡ chữ 13, phía dưới có đường gạch chân hết dòng chữ.
Giữa mặt Thẻ là biểu tượng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường kính 24 mm.
Dòng dưới cùng ghi “THẺ CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN”, kiểu chữ đậm, cỡ chữ 12.
b) Mặt sau (Mẫu số 2, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này): Nền là hoa văn màu vàng nhạt tạo thành các tia sáng lan tỏa từ tâm ra xung quanh; ở giữa có biểu tượng ngành Thanh tra Việt Nam, in bóng mờ, đường kính 20 mm; góc trên bên trái in biểu tượng ngành Thanh tra Việt Nam đường kính 14 mm; từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải là gạch chéo màu xanh lá mạ (rộng 6 mm).
Nội dung trên mặt sau có các thông tin:
- Tên cơ quan cấp thẻ: “BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN” (ghi ở hàng thứ nhất): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 13;
- Mã số Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành (ghi ở hàng thứ hai): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 13. Mã số Thẻ công chức được mã hóa thể hiện ngành, lĩnh vực, địa phương và đơn vị nơi công chức công tác (chi tiết xem mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Họ và tên của công chức được cấp thẻ (ghi ở hàng thứ ba): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 14;
- Tên cơ quan làm việc của người được cấp thẻ (ghi ở hàng thứ tư): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 11;
- Ngày cấp (hàng thứ năm): Chữ thường; màu đen, cỡ chữ 11;
- Chức vụ và chữ ký của người cấp thẻ (ghi ở hàng thứ sáu ): Chữ in hoa đậm, màu đen, cỡ chữ 11;
- Dấu cơ quan cấp thẻ (đường kính 18 mm);
- Biểu tượng ngành Thanh tra Việt Nam in màu theo quy định ở vị trí phía trên bên trái thẻ.
- Ảnh chân dung của người được cấp thẻ, khổ 23 mm x 30 mm, ở vị trí phía dưới bên trái thẻ, được đóng 1/4 dấu nổi ở góc phải phía dưới ảnh;
- Hạn sử dụng: Chữ in thường, cỡ chữ 10 phía dưới ảnh.
1. Thẻ của công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được gọi là: “Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
2. Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.
3. Niên hạn sử dụng Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 05 năm kể từ ngày cấp.
4. Thanh tra Bộ là đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước trong việc cấp phát, quản lý, sử dụng và thực hiện việc cấp Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Thanh tra Bộ:
a) Là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; quản lý phôi thẻ, quản lý hồ sơ cấp Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mở sổ theo dõi việc cấp mới, cấp lại, đổi Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Tiếp nhận thẻ bị thu hồi, cắt góc thẻ bị thu hồi, thẻ bị hỏng để không còn giá trị sử dụng. Thẻ bị hỏng hoặc đã cắt góc phải được lưu vào hồ sơ cấp thẻ.
c) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cấp, phát, sử dụng, quản lý, thu hồi thẻ và hướng dẫn xử lý các phát sinh nếu có.
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Trực tiếp phát Thẻ và quản lý Thẻ của công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc thẩm quyền;
b) Thu hồi, nộp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Thanh tra Bộ) khi thẻ của công chức thanh tra chuyên ngành bị hỏng; khi công chức chuyển công tác, nghỉ hưu, nghỉ việc, từ trần hoặc không được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
c) Đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ, đổi thẻ theo quy định.
3. Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Bảo quản, sử dụng Thẻ đúng quy định. Nghiêm cấm sử dụng Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi không thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
b) Phải xuất trình Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Báo cáo với thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quản lý trực tiếp và có đơn xin đổi Thẻ, cấp lại Thẻ khi Thẻ bị hỏng, bị mất;
d) Trả lại Thẻ khi không còn được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
1. Các hình thức cấp Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:
a) Cấp mới: Khi công chức được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
b) Cấp lại: Trong trường hợp Thẻ bị mất do nguyên nhân khách quan; không được cấp lại trong trường hợp công chức bị thu hồi Thẻ do vi phạm các quy định của pháp luật hoặc bị mất quá 01 lần trong một kỳ hạn sử dụng Thẻ.
c) Đổi Thẻ trong trường hợp Thẻ hết thời hạn sử dụng hoặc lý do khác như: Thẻ bị hỏng, do thay đổi số Thẻ, tên cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thay đổi, khi có quy định mới về mẫu Thẻ.
d) Thu hồi Thẻ: Khi công chức từ trần, nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác, Thẻ hết hạn sử dụng, công chức bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc khi công chức không còn được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Thanh tra Bộ:
a) Hồ sơ cấp mới Thẻ gồm:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền giao công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (01 bản chính);
- Công văn đề nghị của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Ảnh công chức đề nghị được cấp Thẻ (02 ảnh cỡ 23 mm x 30 mm) có ghi rõ họ tên, đơn vị phía sau ảnh và trên phong bì đựng ảnh.
b) Hồ sơ đổi Thẻ gồm: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này và kèm theo Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được cấp lần trước để cắt góc hủy;
c) Hồ sơ cấp lại Thẻ gồm: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này và kèm theo đơn đề nghị cấp lại thẻ của công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
d) Hồ sơ thu hồi Thẻ gồm:
- Công văn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đề nghị thu hồi Thẻ.
- Văn bản chứng minh việc công chức không còn được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, từ trần, nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác, bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc Thẻ đã hết thời hạn sử dụng và gửi kèm Thẻ phải thu hồi.
3. Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, đổi Thẻ, thu hồi Thẻ:
a) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thẩm tra hồ sơ do các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đề nghị cấp mới, đổi Thẻ, cấp lại, thu hồi Thẻ Công chức thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi hồ sơ nhận được đầy đủ và hợp lệ.
b) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ:
- Lập danh sách công chức được người có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Thanh tra Bộ) cấp mới, cấp lại, đổi Thẻ, thu hồi Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Kinh phí cấp mới, cấp lại, đổi Thẻ do cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nộp theo quy định.
Điều 16. Kinh phí cấp thẻ và trang phục công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Kinh phí cấp thẻ và trang phục từ nguồn ngân sách nhà nước của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Hàng năm các đơn vị dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và được giao cùng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 8 năm 2013.
1. Chánh Thanh tra; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Từ khóa: Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư 34 2013 TT BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 34/2013/TT-BNNPTNT
File gốc của Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 34/2013/TT-BNNPTNT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành | 2013-06-24 |
Ngày hiệu lực | 2013-08-08 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |