ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2021/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 13 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 1129 /TTr-BDT ngày 25/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2021 và thay thế Quyết định số 50/2016/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, CHỨC DANH TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ CÁC CHỨC DANH TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC BAN DÂN TỘC TỈNH; TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG DÂN TỘC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2021/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Chức danh Trưởng các đơn vị và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc gồm:
- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc.
- Phó Trưởng phòng chuyên môn thuộc Ban, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra;
c) Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Công chức, viên chức các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Ban Dân tộc;
2. Điều kiện, tiêu chuẩn nêu trong quy định này là căn cứ để Trưởng ban Dân tộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo từng chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các phòng chuyên môn và Trưởng đơn vị trực thuộc Ban; Trưởng phòng Dân tộc các huyện, thành phố (gọi chung là người đứng đầu) là người chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Dân tộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của phòng chuyên môn, đơn vị được giao phụ trách.
Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra, Phó Trưởng phòng chuyên môn và Phó Trưởng đơn vị trực thuộc Ban; Phó Trưởng phòng Dân tộc các huyện, thành phố (gọi chung là cấp phó của người đứng đầu) là người giúp người đứng đầu phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Dân tộc, trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, trước người đứng đầu và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi người đứng đầu vắng mặt, người đứng đầu ủy quyền cho một cấp phó điều hành các hoạt động của phòng, đơn vị được giao phụ trách.
1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
b) Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tác phong dân chủ, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ quan và Quy tắc ứng xử, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc, thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
d) Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng;
2. Năng lực, uy tín
b) Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng các văn bản hướng dẫn, các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của đơn vị;
d) Có khả năng bao quát hoạt động của đơn vị, phân công, phân nhiệm công việc cho công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ; có khả năng đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất ý kiến về công tác quản lý nghiệp vụ;
3. Về trình độ
Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của vị trí việc làm được bổ nhiệm cụ thể như sau:
- Chức danh Chánh, Phó Chánh Văn phòng: Có một trong số các chuyên ngành: Quản trị nhân lực, quản lý công, hành chính, tài chính, nhóm chuyên ngành kinh tế hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm;
- Chức danh Giám đốc, Phó giám đốc: Có một trong chuyên ngành Tài chính, kế hoạch, quản lý kinh tế, nhóm chuyên ngành kỹ thuật.
Đối với chức danh Trưởng phòng có trình độ Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; đối với Phó Trưởng phòng, có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp hoặc tương đương trở lên (bổ nhiệm lần đầu);
d) Quản lý Nhà nước: Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên và tương đương trở lên hoặc chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ, ngành liên quan;
e) Có đủ tiêu chuẩn và văn bằng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
a) Về tuổi bổ nhiệm
- Trường hợp được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;
b) Kinh nghiệm công tác
- Đối với Phó Trưởng phòng và tương đương: Là công chức, viên chức đã có thời gian công tác trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 03 năm trở lên.
d) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, có bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh;
e) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
2. Đạt điều kiện tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm d, đ, e khoản 4 Điều 4 Quy định này. Ngoài ra, còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Chức danh Phó Trưởng phòng: Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp hoặc tương đương trở lên.
Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b,c, d, đ, e khoản 3, và điểm a, b, c, d, đ, e khoản 4, Điều 4 Quy định này. Ngoài ra, còn phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
2. Trường hợp tiếp nhận công chức từ các đơn vị khác đến công tác và bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo Quy định này.
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ quản lý.
- Đối với chức danh Trưởng phòng: Phải có chứng chỉ bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên;
1. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và các chức danh tương đương thuộc Ban, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch công chức quản lý; thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc theo phân cấp quản lý và Quy định này.
3. Giám đốc Sở Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.
File gốc của Quyết định 49/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố, tỉnh Hòa Bình đang được cập nhật.
Quyết định 49/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố, tỉnh Hòa Bình
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hòa Bình |
Số hiệu | 49/2021/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Bùi Văn Khánh |
Ngày ban hành | 2021-09-13 |
Ngày hiệu lực | 2021-09-25 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |