BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 276/QĐ-TCLN | Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2010 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số 04/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng và Chánh văn phòng Tổng cục.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Viện Điều tra quy hoạch rừng (sau đây gọi là Viện) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng điều tra cơ bản tài nguyên rừng, quy hoạch, khảo sát thiết kế rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc và quản lý phát triển Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Tổng cục Lâm nghiệp đối với ngành lâm nghiệp.
2. Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm.
3. Viện hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Trụ sở của Viện đặt tại thành phố Hà Nội.
1. Đề xuất, xây dựng trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật; các chương trình, dự án, đề án quốc gia dài hạn và hàng năm trong lĩnh vực điều tra, quy hoạch rừng.
2. Xây dựng trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn thực hiện công tác điều tra, lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa; nội dung, phương pháp thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
3. Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp tài liệu, số liệu về quy hoạch rừng, kết quả kiểm kê tài nguyên rừng cả nước để công bố định kỳ theo quy định.
4. Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên quốc gia.
5. Thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu cơ bản và ứng dụng; các dự án về điều tra cơ bản, khảo sát, quy hoạch ngành lâm nghiệp; chương trình điều tra, theo dõi, đánh giá, diễn biến tài nguyên và môi trường rừng trên phạm vi toàn quốc.
6. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin GIS, xử lý ảnh viễn thám, GPS và các công nghệ khác để xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, xác lập các loại bản đồ phục vụ việc xây dựng các dự án đầu tư và quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp.
7. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia; tham gia phân tích, đánh giá tác động của cơ chế, chính sách đối với quá trình phát triển ngành lâm nghiệp; tham gia thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương liên quan đến lĩnh vực điều tra, quy hoạch và môi trường rừng.
8. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, hợp tác liên doanh, liên kết trong lĩnh vực điều tra tài nguyên rừng, môi trường rừng, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
9. Biên soạn tài liệu hướng dẫn trên lĩnh vực điều tra, quy hoạch rừng. Tham gia đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về điều tra, quy hoạch rừng theo sự phân công của Tổng cục.
10. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về:
a) Điều tra phân vùng và đánh giá các nguồn tài nguyên động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, lập địa và môi trường rừng ở các cấp quản lý phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp;
b) Điều tra, nghiên cứu các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường phát triển ngành lâm nghiệp, bao gồm: kinh tế nguồn lợi, kinh tế thị trường, kinh tế vùng, kinh tế địa phương, kinh tế môi trường và các vấn đề văn hóa, xã hội, biến đổi khí hậu liên quan đến quản lý, sử dụng, phát triển tài nguyên rừng;
c) Điều tra, xây dựng quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quy hoạch phát triển lâm nghiệp theo ngành, hàng; quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi;
d) Điều tra, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp như: điều chế rừng, quản lý rừng bền vững, quản lý rừng cộng đồng, định giá rừng và hỗ trợ thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng; phát triển du lịch sinh thái; phát triển cây xanh đô thị và rừng phong cảnh;
đ) Tổ chức thực hiện thiết kế sản xuất lâm nghiệp như: giao đất, giao rừng; trồng rừng; phục hồi rừng; tu bổ rừng; khai thác rừng; mạng lưới đường lâm nghiệp; các mô hình nông lâm kết hợp; bố trí tái định cư, sắp xếp ổn định dân cư miền núi;
e) Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khác trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn như chuyển giao các mô hình tổ chức sản xuất và phát triển nông lâm nghiệp; đo đạc xây dựng bản đồ địa hình, bản đồ địa chính/giải thửa; in ấn tài liệu và bản đồ các loại;
11. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, tài chính của Viện theo quy định của pháp luật;
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp giao.
1. Lãnh đạo Viện:
Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. Viện trưởng điều hành hoạt động chung của Viện, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về các hoạt động của Viện.
Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng theo dõi, chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân công của Viện trưởng, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật đối với các nhiệm vụ được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Bộ máy quản lý:
a) Phòng Tổ chức Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch và Hợp tác Quốc tế;
c) Phòng Tài chính Kế toán;
d) Phòng Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
3. Các đơn vị trực thuộc:
a) Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp, trụ sở đóng tại huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội;
b) Trung tâm Tư vấn và Thông tin lâm nghiệp, trụ sở đóng tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị: Trung tâm In và đo vẽ bản đồ và Trung tâm tư vấn thông tin lâm nghiệp);
c) Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ, trụ sở đóng tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;
d) Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, trụ sở đóng tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội;
đ) Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, trụ sở đóng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;
e) Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ, trụ sở đóng tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế;
g) Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, trụ sở đóng tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định;
h) Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh;
i) Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, trụ sở đóng tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các tổ chức quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này có cấp trưởng và tối đa 03 cấp phó.
Các tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều này có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng để hoạt động.
Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bổ nhiệm cán bộ các các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng cục; chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc của Viện và các đơn vị trực thuộc.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này thay thế Quyết định số 32-TCLĐ ngày 21 ngày 01 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng Tổng cục, Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh thanh tra Tổng cục và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Quyết định 276/QĐ-TCLN năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Điều tra quy hoạch rừng trực thuộc Tổng Cục lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 276/QĐ-TCLN năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Điều tra quy hoạch rừng trực thuộc Tổng Cục lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Lâm nghiệp |
Số hiệu | 276/QĐ-TCLN |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành | 2010-09-16 |
Ngày hiệu lực | 2010-09-16 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |