THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1950/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
QUYẾT ĐỊNH:
- Tổ chức thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính một cách thống nhất, toàn diện, hiệu quả, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và phục vụ đắc lực cho công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, tiêu cực, tham nhũng, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Gắn kết công tác tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Bảo đảm phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước", Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết số 24/2013/QH13 của Quốc hội về thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP).
- Bảo đảm sự quản lý thống nhất về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo Điều 17 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản do Bộ trưởng giao hoặc theo yêu cầu phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
- Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Xây dựng Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi toàn quốc.
+ Thực hiện kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Đề xuất với Bộ trưởng về việc kiến nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thanh tra việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tham gia đoàn thanh tra liên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ thành lập.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
- Thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
b) Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính
- Văn phòng Cục (dự kiến có 10 người, bao gồm văn thư (1), tổng hợp, chương trình, kế hoạch, báo cáo (3), tài chính, kế toán (2), hành chính, quản trị (2), thống kê (2)): Thực hiện chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Cục; lập dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động hằng năm hoặc đột xuất của Cục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định; thống kê, tổng kết, đánh giá, xây dựng báo cáo việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Phòng Nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính (dự kiến gồm có 07 người): Thực hiện chức năng chủ yếu là giúp Cục trưởng thực hiện các hoạt động: Hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Trung tâm Thông tin pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (dự kiến khoảng 07 - 10 người): Là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trung tâm có chức năng thông tin pháp luật, tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; phối hợp với Học viện Tư pháp bồi dưỡng pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình cụ thể về khối lượng công việc, Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả và những khó khăn, vướng mắc; trên cơ sở đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định về tổ chức, biên chế công chức, số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật xử lý vi phạm hành chính, các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật xử lý vi phạm hành chính; cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
a) Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
đ) Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
g) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 24/2012/QH13 của Quốc hội về thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Kiện toàn tổ chức các cơ quan tư pháp địa phương để giúp Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương. Điều 30 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
- Nhiệm vụ, quyền hạn
Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;
+ Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại Sở Tư pháp
+ Thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với ít nhất là 07 biên chế công chức; tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với ít nhất là 05 biên chế.
b) Bổ sung biên chế, cán bộ cho Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 30 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.
c) Việc triển khai nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại cấp xã
Điều 30 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Công chức Tư pháp - Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, có các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp kiến nghị về các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau để đề xuất việc nghiên cứu, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.
IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Hoàn thiện thể chế phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính. Do đó, để triển khai thực hiện Đề án, cần tập trung hoàn thành việc thực hiện Kế hoạch triển khai và Danh mục nghị định quy định chi tiết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, các đề án, văn bản có liên quan và triển khai xây dựng các văn bản sau đây:
Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013 (trên cơ sở các Nghị định thay thế Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013.
a) Đối với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính; lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của Cục và các đơn vị thuộc Cục.
- Bố trí, sắp xếp, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ triển khai thực hiện nhiệm vụ của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
b) Đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Bộ, ngành
Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiện toàn về tổ chức, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính tại Sở Tư pháp theo nội dung Đề án.
- Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ xây dựng, trình Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân bổ sung biên chế, cán bộ tại Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và bố trí đủ công chức Tư pháp - Hộ tịch để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.
3. Về bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chế độ hiện hành.
b) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Lập dự toán ngân sách hằng năm gửi Bộ Tài chính để bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; tiếp nhận và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Đề án.
- Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
- Đề xuất và hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí bổ sung biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo các nội dung của Đề án.
- Bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho việc thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ:
- Bảo đảm cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí biên chế để triển khai nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.
- Bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện Đề án tại địa phương, kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất cho Sở Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.
6. Kinh phí thực hiện Đề án
Ngân sách trung ương bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | THỦ TƯỚNG |
File gốc của Quyết định 1950/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1950/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1950/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2013-10-25 |
Ngày hiệu lực | 2013-10-25 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |