UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI - CHÍNH PHỦ - ĐOÀN CHỦ TỊCH UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2011/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN | Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2011 |
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI - CHÍNH PHỦ - ĐOÀN CHỦ TỊCH UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
- Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10, ngày 25/12/2001;
- Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 12/2003/QH11, ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 63/2010/QH12, ngày 24/11/2010;
- Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
QUYẾT NGHỊ
1.1. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác chuyên trách tại các cơ quan Đảng các cấp thì tổ chức lấy ý kiến hội nghị cử tri của văn phòng ở tổ chức đó. Đại diện ban lãnh đạo của cơ quan Đảng và đại diện Ban chấp hành công đoàn văn phòng triệu tập và chủ trì hội nghị.
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại các Đảng ủy xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thì tổ chức lấy ý kiến của Ban chấp hành Đảng bộ. Đại diện Ban thường vụ Đảng ủy cấp xã triệu tập và chủ trì hội nghị.
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các cơ quan chuyên môn của tổ chức Đảng (các ban, học viện, trường Đảng, viện nghiên cứu...) thì lấy ý kiến hội nghị cử tri cơ quan của tổ chức đó. Đại diện ban lãnh đạo của các tổ chức trên và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.
1.2. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của văn phòng các cơ quan đó. Đại diện ban lãnh đạo và đại diện Ban chấp hành công đoàn văn phòng triệu tập và chủ trì hội nghị.
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của cơ quan đó. Đại diện ban lãnh đạo của cơ quan và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.
Những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các cơ quan nhà nước: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các sở, ban, phòng và các cơ quan hành chính nhà nước khác thì lấy ý kiến hội nghị cử tri ở các cơ quan đó. Đại diện lãnh đạo cơ quan và đại diện Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị.
1.3. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương thì lấy ý kiến hội nghị cử tri cơ quan của tổ chức đó. Đại diện ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của cơ quan và ban thường vụ hoặc ban chấp hành của tổ chức đó. Đại diện ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn hoặc tổ công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.
1.4. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác ở các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp ở trung ương thì lấy ý kiến của hội nghị cử tri của cơ quan và ban thường vụ hoặc ban chấp hành của tổ chức đó. Đại diện ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị.
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp ở địa phương thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của cơ quan và Ban Thường vụ hoặc Ban chấp hành của tổ chức đó. Đại diện ban lãnh đạo của tổ chức và đại diện Ban chấp hành công đoàn hoặc tổ công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị.
1.5. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các đơn vị sự nghiệp thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của đơn vị đó. Đại diện ban lãnh đạo đơn vị và đại diện Ban chấp hành công đoàn hoặc tổ công đoàn của đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.
1.6. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các tổ chức kinh tế thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của tổ chức đó. Đại diện lãnh đạo và đại diện Ban chấp hành công đoàn hoặc tổ công đoàn của tổ chức triệu tập và chủ trì hội nghị.
Trong trường hợp nơi công tác hoặc nơi làm việc của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chưa có tổ chức Công đoàn thì việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri do đại diện lãnh đạo của tổ chức đó triệu tập và chủ trì.
1.7. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì lấy ý kiến hội nghị cử tri của cơ quan hoặc hội nghị quân nhân của đơn vị đó. Đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.
2. Số lượng cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến về những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở những nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự. Nơi nào có từ một trăm cử tri trở lên thì không nhất thiết tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là bảy mươi cử tri tham dự.
3. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức công đoàn thì do Ban chấp hành công đoàn phân bổ số lượng người, tổ công đoàn cử đại diện dự họp. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không có công đoàn thì các bộ phận chuyên môn cử người đại diện đến dự.
4. Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được mời dự hội nghị cử tri cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác hoặc nơi làm việc.
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có những người ứng cử được mời dự hội nghị này.
2. Số lượng cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến về những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nơi có dưới năm mươi cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% số cử tri tham dự. Nơi nào có số cử tri từ năm mươi cử tri trở lên thì không nhất thiết tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là bốn mươi cử tri tham dự. Thành phần dự hội nghị do Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố để mời cử tri đến dự.
Trường hợp người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có lý do chính đáng mà không đến dự hội nghị được thì uỷ quyền cho người đại diện của mình đến dự. Người được ủy quyền phải là người từ 21 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Khi đến dự hội nghị, người được ủy quyền phải báo cáo với hội nghị về lý do được ủy quyền, giải trình những vấn đề có liên quan đến người tự ứng cử mà hội nghị nêu lên; đồng thời không được lợi dụng diễn đàn hội nghị để tuyên truyền những nội dung trái với chính sách, pháp luật của nhà nước hoặc tuyên truyền vận động cho lợi ích cá nhân của người ủy quyền và phải tuân theo sự điều hành của người chủ trì hội nghị.
2. Trong trường hợp hội nghị quyết định biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín, thì hội nghị cử ban kiểm phiếu từ ba đến năm người. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc phải có dấu của Ban chấp hành công đoàn hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải có dấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên những người ứng cử. Nếu có nhiều những người ứng cử thì ghi rõ họ và tên đầy đủ những những người ứng cử xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên những người ứng cử mà mình không tín nhiệm.
3. Hội nghị cử tri phải có biên bản ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng những người ứng cử.
Biên bản hội nghị lấy ý kiến của cử tri về những những người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu thì gửi đến Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngay sau khi kết thúc hội nghị. Biên bản hội nghị lấy ý kiến cử tri về những những người ứng cử đại biểu Quốc hội của địa phương thì gửi đến Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị.
Biên bản hội nghị lấy ý kiến của cử tri về những những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp bầu cử nào thì gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp bầu cử đó ngay sau khi hội nghị kết thúc.
1. Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do;
2. Giới thiệu thư ký hội nghị và phải được đa số cử tri dự hội nghị tán thành;
3. Báo cáo số cử tri được mời, số người có mặt;
4. Giới thiệu khách được mời dự hội nghị;
5. Giới thiệu danh sách những người ứng cử;
6. Thư ký đọc tiểu sử tóm tắt của từng người được giới thiệu ứng cử;
7. Đọc Điều 3 (quy định về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội) và Điều 29 (quy định về những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội) của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 đối với hội nghị lấy ý kiến cử tri về những người ứng cử đại biểu Quốc hội;
Đọc Điều 3 (quy định về tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân) và Điều 31 (quy định về những người không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân) của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 đối với hội nghị lấy ý kiến cử tri về những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
8. Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng những người ứng cử;
9. Những người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có những người ứng cử phát biểu ý kiến;
10. Hội nghị biểu quyết;
11. Thông qua biên bản và kết thúc hội nghị.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.
TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | TM. CHÍNH PHỦ |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Từ khóa: Nghị quyết 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN, Nghị quyết số 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN, Nghị quyết 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN của Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị quyết số 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN của Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị quyết 02 2011 NQLT UBTVQH CP ĐCTUBTWMTTQVN của Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN
File gốc của Nghị quyết liên tịch 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và cư trú về những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Chính phủ – Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Nghị quyết liên tịch 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và cư trú về những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Chính phủ – Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Số hiệu | 02/2011/NQLT-UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Vũ Trọng Kim, Trần Văn Tuấn, Phạm Minh Tuyên |
Ngày ban hành | 2011-02-08 |
Ngày hiệu lực | 2011-02-08 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |