Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Hành chính » Nghị định 18/2007/NĐ-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2007 

 

NGHỊ ĐỊNH

SỐ 18/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP TRONG NHÂN DÂN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 22 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định nghĩa vụ, quyền lợi và chế độ phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2. Quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cần thiết cho công tác chỉ huy, chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, xây dựng quân đội và tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội. Thời hạn phục vụ cụ thể theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Căn cứ trình độ đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ, quân nhân chuyên nghiệp được chia thành quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

Bộ Quốc phòng quy định các chức danh bố trí quân nhân chuyên nghiệp trong tổ chức, biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 3. Quản lý quân nhân chuyên nghiệp

Khi quân nhân chuyên nghiệp được giao giữ chức vụ chỉ huy, mọi quân nhân thuộc quyền đều phải phục tùng mệnh lệnh và chịu sự quản lý điều hành của người chỉ huy. Quan hệ quân nhân chuyên nghiệp với quân nhân khác thực hiện theo điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Căn cứ quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng quy định quản lý đối với quân nhân chuyên nghiệp.

Điều 4. Cấp hiệu, phù hiệu của quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân chuyên nghiệp có cấp hiệu riêng, phù hiệu của quân nhân chuyên nghiệp như phù hiệu của sĩ quan, nền phù hiệu theo mầu sắc của từng quân chủng và Bộ đội Biên phòng, có gắn hình phù hiệu đúng theo quân chủng, binh chỉnh, ngành nghề chuyên môn.

Điều 5. Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp

Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp gồm có:

1. Chuẩn úy quân nhân chuyên nghiệp;

2. Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp;

3. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;

4. Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;

5. Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;

6. Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;

7. Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

8. Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp.

Điều 6. Đối tượng và điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp

1. Đối tượng xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ;

b) Công nhân, viên chức quốc phòng;

c) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự.

2. Điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

a) Khi Quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu;

b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tự nguyện;

c) Công nhân, viên chức quốc phòng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, được huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng và tự nguyên;

d) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;

đ) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự, được động viên vào Quân đội.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc xét chuyển chế độ, đăng ký phục vụ tại ngũ, phong, phiên quân hàm, giáng cấp quân hàm, tước quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp; chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xếp lương, nâng lương và chế độ phụ cấp đặc thù cho quân nhân chuyên nghiệp.

Điều 7. Thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp

1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của quân nhân chuyên nghiệp là 06 năm hoặc cho đến 50 tuổi, tùy theo từng chức danh.

2. Thời hạn phục vụ tại ngũ của từng chức danh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 8. Xuất ngũ của quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân chuyên nghiệp có một trong các điều kiện sau đây thì được xuất ngũ trước thời hạn và xuất ngũ trước độ tuổi phục vụ tại ngũ:

1. Phẩm chất đạo đức và năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Được Hội đồng giám định y khoa quân sự cấp có thẩm quyền kết luận không đủ sức khỏe để công tác.

3. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan quân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác nhận.

4. Do yêu cầu chấn chỉnh tổ chức, biên chế của Quân đội.

5. Đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Chính phủ.

6. Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn thực hiện khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này.

Điều 9. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp

1. Tuyệt đối trung thanh với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2. Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

3. Gương mẫu chấp hành và thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội.

4. Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỹ thuật và thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

5. Quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu còn độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị thì chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị, theo các quy định đối với lực lượng dự bị động viên.

Điều 10. Quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp

1. Quân nhân chuyên nghiệp được khuyến khích học tập nâng cao trình độ, phát minh sáng chế, nghiên cứu đề tài khoa học, sáng tác và được đãi ngộ về vật chất, tinh thần theo quy định của Nhà nước; được xếp công việc phù hợp với trình độ của bản thân và yêu cầu nhiệm vụ.

2. Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng lương theo bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ; được nâng lương, được hưởng các khoản phụ cấp khác (nếu có) và được hưởng các chế độ chính sách khác như đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp đặc thù đối với quân nhân chuyên nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Khi phục vụ tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định chung của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

4. Khi phục vụ tại ngũ, bố, mẹ, vợ, con của quân nhân chuyên nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như đối với bố, mẹ, vợ, con của sĩ quan tại ngũ.

5. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước như đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ.

6. Trong thời gian phục vụ ở ngạch dự bị, quân nhân chuyên nghiệp và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên.

Điều 11. Điều khoản thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 238/HĐBT ngày 3 tháng 8 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành Điều lệ quân nhân chuyên nghiệp, các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 12. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục II Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
II. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT VÀ CHỨC DANH CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của quân nhân chuyên nghiệp được chia thành quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp, trung cấp và cao cấp:
a) Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp là quân nhân đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và được cấp có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp sơ cấp hoặc chứng chỉ nghề. quân nhân được huấn luyện, học tập, bồi dưỡng tại đơn vị về trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đương sơ cấp, được cấp có thẩm quyền công nhận có trình độ sơ cấp.
b) Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp là quân nhân đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và được cấp có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề.
c) Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp là quân nhân đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật và được cấp có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc cao đẳng nghề.
2. Các chức danh bố trí quân nhân chuyên nghiệp do Bộ tổng Tham mưu quy định tại biểu tổ chức, biên chế các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục III Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
1. Cơ quan cán bộ giúp cấp uỷ và người chỉ huy quản lý nhân sự đối với những quân nhân chuyên nghiệp được bổ nhiệm giữ các chức vụ thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý.
2. Cơ quan quân lực giúp cấp uỷ và người chỉ huy quản lý nhân sự đối với những quân nhân chuyên nghiệp còn lại.
3. Việc quản lý nhân sự theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp được tiến hành từ khi đối tượng được chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp cho đến khi không còn là quân nhân chuyên nghiệp hoặc không còn thuộc quyền Quân đội quản lý.
4. Thực hiện bàn giao đối tượng quản lý giữa cơ quan cán bộ, cơ quan quân lực và bàn giao người không còn thuộc quyền Quân đội quản lý cho các cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội hoặc địa phương theo đúng chế độ và thủ tục quy định.
5. Trách nhiệm, quyền hạn và phân cấp quản lý quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo Quyết định số 1670/1999/QĐ-BQP ngày 04 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý quân số và Hướng dẫn số 02/TM-TC ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Bộ Tổng tham mưu-Tổng cục Chính trị về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1670/1999/QĐ-BQP ngày 04 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý quân số.
6. Quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu còn độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị thì phải đăng ký chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị theo quy định đối với lực lượng dự bị động viên và chịu sự quản lý của địa phương nơi đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục IV Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
IV. CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU VÀ QUÂN HÀM CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
1. Cấp hiệu, phù hiệu của quân nhân chuyên nghiệp
a) Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp
Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 52/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2002 của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp như cấp hiệu của sĩ quan cấp úy, cấp tá. nền cấp hiệu màu vàng tươi, riêng nền cấp hiệu của Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
- Đường viền của cấp hiệu:
+ Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi.
+ Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình.
+ Hải quân mầu tím than.
- Trên cấp hiệu có vạch hình chữ V mầu bạc, cấp tá có hai vạch, cấp uý có một vạch, số lượng sao trên cấp hiệu quy định như sau:
+ Chuẩn uý chỉ có vạch, không có sao.
+ Thiếu uý, thiếu tá: 01 sao.
+ Trung uý, trung tá: 02 sao.
+ Thượng uý, thượng tá: 03 sao.
+ Đại uý: 04 sao.
b) Phù hiệu của quân nhân chuyên nghiệp (đeo trên ve cổ áo):
- Màu nền phù hiệu:
+ Lục quân màu đỏ tươi.
+ Phòng Không - Không quân màu xanh hòa bình.
+ Hải quân màu tím than.
+ Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây.
Trên nền phù hiệu có hình phù hiệu quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn. màu hình phù hiệu màu bạc.
- Phù hiệu kết hợp của quân nhân chuyên nghiệp: cấp uý, cấp tá giống như phù hiệu kết hợp của sĩ quan, riêng cấp chuẩn uý không có sao.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục IV Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
IV. CẤP HIỆU, PHÙ HIỆU VÀ QUÂN HÀM CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
...
2. Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp và việc phong, phiên quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
a) Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp, gồm có:
- Chuẩn uý quân nhân chuyên nghiệp.
- Thiếu uý quân nhân chuyên nghiệp.
- Trung uý quân nhân chuyên nghiệp.
- Thượng uý quân nhân chuyên nghiệp.
- Đại uý quân nhân chuyên nghiệp.
- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
- Trung tá quân nhân chuyên nghiệp.
- Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp.
b) Phong, phiên quân hàm quân nhân chuyên nghiệp:
- Quân nhân chuyên nghiệp có hệ số mức lương dưới đây được phong, phiên quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng, cụ thể như sau:
(Bảng kèm theo)
...
Quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương sơ cấp nhóm 2, nếu được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung từ 5% trở lên thì được phiên quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
- Quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương trung cấp nhóm 2, nếu được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung từ 5% trở lên thì được phiên quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp.
c) Quyền hạn nâng và hạ bậc, loại, ngạch lương, phong, phiên, giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo Quyết định số 150/2005/QĐ-BQP ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1, Khoản 3 Mục V Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
V. VIỆC CHUYỂN CHẾ ĐỘ QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP VÀ THỜI HẠN PHỤC VỤ CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
1. Việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp
a) Đối tượng và điều kiện xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ.
b) Thời gian thực hiện xét chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
- Hàng năm, việc xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, được tiến hành từ một đến hai đợt. thời điểm xét chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp hàng năm do Bộ Tổng tham mưu quy định.
- Học viên đang học tại các học viện, nhà trường trong Quân đội hoặc các nhà trường ngoài Quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, sau khi tốt nghiệp được xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp.
- Các đối tượng khác và những trường hợp đặc biệt, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu quyết định.
...
3. Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, tổ chức về việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp và thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
a) Trách nhiệm quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức:
+ Cá nhân nếu tình nguyện phục vụ tại ngũ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp thì phải làm đơn gửi lên người chỉ huy trực tiếp xem xét, báo cáo cấp trên.
+ Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm xem xét đơn đề nghị chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp của cá nhân thuộc quyền. tổng hợp bằng văn bản theo quy định, báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Các đối tượng trước khi được chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp phải được học tập chính trị, huấn luyện quân sự. nội dung, chương trình học tập, huấn luyện do Bộ tổng Tham mưu quy định.
- Quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
+ Tổng Tham mưu trưởng: Quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương trung cấp, cao cấp. quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương sơ cấp thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, cơ quan Bộ Quốc phòng. quyết định số lượng, danh sách cho đối tượng hưởng lương sơ cấp trong toàn quân.
+ Chỉ huy các đơn vị căn cứ Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về số lượng, danh sách để quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương sơ cấp thuộc quyền quản lý.
+ Các đối tượng thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý, quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp theo phân cấp quản lý cán bộ.
Trường hợp đặc biệt, nếu đơn vị không thể thực hiện Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho nhân sự thì phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Tổng Tham mưu để giải quyết.
Việc phong, phiên quân hàm, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp: Thực hiện theo Quyết định số 177/2004/QĐ-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2004 và Quyết định số 96/2007/QĐ-BQP ngày 07 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Quyết định số 150/2005/QĐ-BQP ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quyền hạn nâng và hạ bậc, loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng. phong, phiên và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Việc tước lương, tước quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.
b) Trách nhiệm quyền hạn của cá nhân, tổ chức về việc thực hiện thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp:
Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, có trách nhiệm thông báo cho quân nhân chuyên nghiệp (thuộc quyền quản lý) sắp hết thời hạn phục vụ tại ngũ biết trước 06 tháng so với ngày hết thời hạn, hướng giải quyết của đơn vị để quân nhân báo cáo nguyện vọng của mình.
- Quân nhân chuyên nghiệp sau khi nhận thông báo nêu trên, nếu có nguyện vọng tiếp tục phục vụ tại ngũ trong Quân đội thì trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo phải làm đơn gửi lên người chỉ huy trực tiếp xem xét, báo cáo lên cấp trên.
- Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm xem xét, đề nghị bằng văn bản theo quy định lên cấp trên trực tiếp xem xét và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
Nếu quân nhân chuyên nghiệp không tự nguyện đăng ký thêm thì được xuất ngũ hoặc chuyển ngành theo quy định hiện hành.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2, Khoản 3 Mục V Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
V. VIỆC CHUYỂN CHẾ ĐỘ QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP VÀ THỜI HẠN PHỤC VỤ CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
...
2. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp theo từng chức danh
a) Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm các chức danh: Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng, phó trung đội trưởng và tương đương, nhân viên chuyên môn kỹ thuật sơ cấp thuộc các đơn vị từ trung đoàn và tương đương trở xuống là 06 năm hoặc cho đến 45 tuổi.
b) Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp giữ các chức vụ thuộc diện cán bộ quản lý, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trung cấp, cao cấp, nhân viên chuyên môn kỹ thuật được biên chế làm việc tại các đơn vị chuyên môn kỹ thuật từ trạm, xưởng, cơ quan sư đoàn và tương đương trở lên là 06 năm hoặc cho đến 50 tuổi.
c) Trong trường hợp đặc biệt có thể được xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại mục VI Thông tư này.
3. Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, tổ chức về việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp và thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
a) Trách nhiệm quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức:
+ Cá nhân nếu tình nguyện phục vụ tại ngũ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp thì phải làm đơn gửi lên người chỉ huy trực tiếp xem xét, báo cáo cấp trên.
+ Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm xem xét đơn đề nghị chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp của cá nhân thuộc quyền. tổng hợp bằng văn bản theo quy định, báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Các đối tượng trước khi được chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp phải được học tập chính trị, huấn luyện quân sự. nội dung, chương trình học tập, huấn luyện do Bộ tổng Tham mưu quy định.
- Quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
+ Tổng Tham mưu trưởng: Quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương trung cấp, cao cấp. quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương sơ cấp thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, cơ quan Bộ Quốc phòng. quyết định số lượng, danh sách cho đối tượng hưởng lương sơ cấp trong toàn quân.
+ Chỉ huy các đơn vị căn cứ Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về số lượng, danh sách để quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương sơ cấp thuộc quyền quản lý.
+ Các đối tượng thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý, quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp theo phân cấp quản lý cán bộ.
Trường hợp đặc biệt, nếu đơn vị không thể thực hiện Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho nhân sự thì phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Tổng Tham mưu để giải quyết.
Việc phong, phiên quân hàm, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp: Thực hiện theo Quyết định số 177/2004/QĐ-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2004 và Quyết định số 96/2007/QĐ-BQP ngày 07 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Quyết định số 150/2005/QĐ-BQP ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quyền hạn nâng và hạ bậc, loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng. phong, phiên và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Việc tước lương, tước quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.
b) Trách nhiệm quyền hạn của cá nhân, tổ chức về việc thực hiện thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp:
Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, có trách nhiệm thông báo cho quân nhân chuyên nghiệp (thuộc quyền quản lý) sắp hết thời hạn phục vụ tại ngũ biết trước 06 tháng so với ngày hết thời hạn, hướng giải quyết của đơn vị để quân nhân báo cáo nguyện vọng của mình.
- Quân nhân chuyên nghiệp sau khi nhận thông báo nêu trên, nếu có nguyện vọng tiếp tục phục vụ tại ngũ trong Quân đội thì trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo phải làm đơn gửi lên người chỉ huy trực tiếp xem xét, báo cáo lên cấp trên.
- Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm xem xét, đề nghị bằng văn bản theo quy định lên cấp trên trực tiếp xem xét và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
Nếu quân nhân chuyên nghiệp không tự nguyện đăng ký thêm thì được xuất ngũ hoặc chuyển ngành theo quy định hiện hành.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục VI Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
VI. VIỆC CHO QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP XUẤT NGŨ TRƯỚC THỜI HẠN
Quân nhân chuyên nghiệp được xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau đây:
1. Phẩm chất đạo đức và năng lực công tác không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bao gồm: Ý thức tổ chức kỷ luật kém, không tích cực tu dưỡng rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh không nghiêm. đã được tổ chức giáo dục nhiều nhưng không sửa chữa tiến bộ. hiệu quả công tác thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng tới khả năng hòan thành nhiệm vụ của đơn vị.
2. Không đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ, được Hội đồng giám định Y khoa quân khu, quân đoàn, quân chủng hoặc Hội đồng giám định Y khoa khu vực của Quân đội kết luận.
3. Gia đình có hòan cảnh khó khăn đặc biệt, bản thân quân nhân chuyên nghiệp và gia đình có đơn xin xuất ngũ trước thời hạn, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác nhận.
4. Do yêu cầu chấn chỉnh tổ chức, biên chế (đơn vị giải thể, sáp nhập hoặc do tinh giản biên chế) Quân đội không có nhu cầu sử dụng.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục VII Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
VII. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
1. Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp
a) Quân nhân chuyên nghiệp có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 và quy định tại Điều lệnh Quản lý bộ đội của Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Quân nhân chuyên nghiệp dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 08 năm 1996 và có thể được tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị. Khi có lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi tập trung của cấp có thẩm quyền. Trong thời gian tập trung huấn luyện, quân nhân chuyên nghiệp dự bị chịu sự quản lý của các đơn vị quân đội theo Điều lệnh Quản lý bộ đội của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục VII Thông tư 153/2007/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 01/06/2018)

Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:
...
VII. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
...
2. Quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp:
Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng các quyền lợi quy định tại Điều 10 của Nghị định số 18/2007NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007, cụ thể như sau:
a) Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ
- Chế độ tiền lương, phụ cấp: được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) theo quy định hiện hành của Nhà nước. được hưởng lương đúng ngành nghề đang làm và trình độ đào tạo phù hợp với ngành nghề đó.
Chế độ nghỉ phép: Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép theo quy định tại Quyết định số 149/2002/QĐ-BQP ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Bộ Quốc phòng, cụ thể:
+ Chế độ nghỉ phép năm: Dưới 15 năm phục vụ được nghỉ 20 ngày. từ 15 năm đến dưới 25 năm phục vụ được nghỉ 25 ngày. từ 25 năm phục vụ trở lên được nghỉ 30 ngày.
+ Chế độ nghỉ ưu tiên khi nghỉ phép: Quân nhân chuyên nghiệp đóng quân cách xa gia đình từ 500 km hoặc tại các đảo thuộc Quần đảo Trường xa, DK được nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm. quân nhân chuyên nghiệp đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km hoặc các đảo xa được nghỉ thêm 05 ngày mỗi năm.
+ Chế độ nghỉ phép đặc biệt: Ngoài chế độ nghỉ phép năm, quân nhân chuyên nghiệp còn được nghỉ phép đặc biệt, thời gian nghỉ không quá 10 ngày, trong những trường hợp gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ), vợ (hoặc chồng), con ốm đau nặng, tai nạn rủi ro, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
- Chế độ nghỉ lễ, tết: Hàng năm quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ những ngày lễ, tết theo quy định của Bộ Luật lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12).
- Chế độ nghỉ chuẩn bị trước khi nghỉ hưu:
Quân nhân chuyên nghiệp khi có quyết định thông báo nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình thực hiện như sau:
+ Có 25 năm công tác trở xuống được nghỉ 9 tháng.
+ Có trên 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
+ Sau khi quân nhân chuyên nghiệp đã hết thời hạn nghỉ chuẩn bị trước khi nghỉ hưu, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định nghỉ hưu cho quân nhân. đơn vị quản lý có trách nhiệm giải quyết đầy đủ mọi chế độ cho quân nhân trước khi nghỉ hưu theo đúng quy định của pháp luật. kể từ khi quyết định nghỉ hưu có hiệu lực thi hành, mọi chế độ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam bảo đảm. Trong trường hợp đặc biệt, nếu phải kéo dài thời hạn nghỉ chuẩn bị trước khi nghỉ hưu cho quân nhân thì chỉ huy đơn vị phải báo cáo bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền quyết định
- Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng chế độ an dưỡng, điều dưỡng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Thân nhân chủ yếu của quân nhân chuyên nghiệp (kể cả quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ), được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như đối với thân nhân của sĩ quan tại ngũ.
- Được hưởng các chế độ chính sách theo quy định tại Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sĩ quan năm 1999 về chế độ chính sách đối với sĩ quan tại ngũ.
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân đơn và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
b) Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ ở ngạch dự bị
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị trong thời gian đi đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc kiểm tra sức sức khoẻ được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09/11/2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 08 năm 1996 và các văn bản hiện hành khác theo quy định của pháp luật.
Quân nhân chuyên nghiệp dự bị được huy động tăng cường cho lực lượng thường trực của Quân đội khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chưa đến mức phải động viên cục bộ thì trong thời gian làm nhiệm vụ được hưởng chế độ chính sách theo quy định tại mục II, Thông tư số 2221/2000/TT-BQP ngày 09 tháng 08 năm 2000 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị được huy động đi làm nhiệm vụ bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chưa đến mức phải động viên cục bộ.

Hướng dẫn

Quyền hạn nâng, hạ bậc, loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương. chuyển chế độ. phong, phiên, tước và giáng quân hàm được hướng dẫn bởi Thông tư 12/2009/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 15/12/2016)

Thông tư 12/2009/TT-BQP Quy định quyền hạn nâng, hạ bậc, loại, ngạch lương; chuyển nhóm, ngạch lương; chuyển chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; phong, phiên, tước và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành


Căn cứ Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 Quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Chính phủ.
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định quyền hạn nâng, hạ bậc, loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương. chuyển chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng. phong, phiên, tước và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp như sau:
I. Quyền hạn
1. Tổng Tham mưu trưởng
a) Quyết định nâng bậc lương, chuyển nhóm lương quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên, phiên quân hàm cấp Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp. nâng bậc lương, chuyển ngạch lương cho công nhân viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên.
b) Quvết định nâng loại quân nhân chuyên nghiệp, nâng ngạch công nhân viên chức quốc phòng.
c) Quyết định nâng bậc lương, chuyển nhóm lương, phiên quân hàm cho quân nhân chuyên nghiệp. nâng bậc lương, chuyển ngạch lương cho công nhân viên chức quốc phòng thuộc Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng như quyền hạn của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Mục I và ngoài quyền hạn của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 và 4 Mục I.
d) Quyết định chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng. Phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
2. Chủ nhiệm các tổng cục. Tổng cục trưởng Tổng cục 2. Tư lệnh: quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn.
Quyết định nâng bậc lương, chuyển nhóm lương quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80, phiên quân hàm cấp Trung tá quân nhân chuyên nghiệp trở xuống. nâng bậc lương, chuyển ngạch lương công nhân viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20 cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng thuộc quyền .
3. Tư lệnh: Binh chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, binh đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng. Giám đốc học viện. Hiệu trưởng trường sỹ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng. Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
Quyết định nâng bậc lương, chuyển nhóm lương quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,10, phiên quân hàm cấp Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp trở xuống. nâng bậc lương, chuyển ngạch lương công nhân viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 5,42 cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng thuộc quyền.
4. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ còn lại
Quyết định nâng bậc lương, chuyển nhóm lương quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 5,30, phiên quân hàm cấp Đại uý quân nhân chuyên nghiệp, trở xuống. nâng bậc lương, chuyển ngạch lương công nhân viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 4,74 cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng thuộc quyền.
5. Cấp có thẩm quyền quyết định phiên quân hàm đến cấp nào thì được quyết định cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần đầu đến cấp đó. Quyết định cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung tiếp theo do chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quyết định.
6. Cấp có thẩm quyền nâng bậc lương. nâng loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương và phiên quân hàm đến cấp bậc, hộ số lương nào thì được quyền quyết định hạ bậc lương. hạ loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương, giáng cấp quân hàm và cho thôi phục vụ tại ngũ, thôi việc đến cấp bậc, hệ số lương đó. Đối với các trường hợp quân nhân chuyên nghiệp phải tước lương và quân hàm do Tổng Tham mưu trưởng quyết định.
II. Tổ chức thực hiện
1. Hàng năm căn cứ vào thẩm quyền quy định trong thông tư này chỉ huy các cơ quan, đơn vị và Bộ Tổng Tham mưu xét, quyết định nâng bậc, loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng vào tháng 7. xét nâng lương trước thời hạn mỗi quý một lần vào tháng cuối quý.
2. Các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Quân lực): đề nghị nâng bậc lương. nâng loại, nâng ngạch, chuyển nhóm, chuyển ngạch lương trước ngày 20 tháng 5. đề nghị nâng lương trước thời hạn vào tháng đầu quý. báo cáo kết quả nâng bậc, chuyển nhóm, chuyển ngạch lương theo quyền hạn trước 31 tháng 12.
III. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 150/2005/QĐ-BQP ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Bộ Quốc phòng về việc quyền hạn nâng và hạ bậc, loại, ngạch lương. chuyển nhóm, ngạch lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng. phong, phiên, tước và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
2. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các tổng cục, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật nghĩa vụ quân sự 1981

Điều 12
Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật nghĩa vụ quân sự 1981

Điều 12
Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Từ khóa: Nghị định 18/2007/NĐ-CP, Nghị định số 18/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 18/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 18 2007 NĐ CP của Chính phủ, 18/2007/NĐ-CP

File gốc của Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong nhân dân quân đội Việt Nam đang được cập nhật.

Hành chính

  • Công văn 7415/VPCP-TH về báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công tác năm 2021 và đăng ký Chương trình công tác năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1707/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Công văn 7417/VPCP-KSTT năm 2021 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Thông báo 265/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020, 8 tháng đầu năm 2021 và trọng tâm công tác phối hợp trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1703/QĐ-TTg năm 2021 về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1523/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch tổ chức trực tuyến Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
  • Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ
  • Quyết định 4410/QĐ-UBND năm 2021 về Chuyên đề số 9 "Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định 59/2019/NĐ-CP" do Thành phố Hà Nội ban hành
  • Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định 544/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ của ngành tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong nhân dân quân đội Việt Nam

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Chính phủ
Số hiệu 18/2007/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành 2007-02-01
Ngày hiệu lực 2007-03-01
Lĩnh vực Hành chính
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
  • Nghị định 21/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng

Văn bản Hướng dẫn

  • Luật nghĩa vụ quân sự 1981

Văn bản Được hướng dẫn

  • Luật nghĩa vụ quân sự 1981

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông tư 153/2007/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2007/NĐ-CP về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
  • Thông tư 12/2009/TT-BQP Quy định quyền hạn nâng, hạ bậc, loại, ngạch lương; chuyển nhóm, ngạch lương; chuyển chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; phong, phiên, tước và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: vinaseco.jsc@gmail.com - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu