BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2020/TT-BYT | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ qui định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 2 như sau:
a) Các khóa đào tạo để cấp văn bằng trong lĩnh vực sức khỏe;
Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Khoản 6 Điều 6 như sau:
Điều 7 như sau:
“1. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo liên tục xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
a) Chương trình đào tạo liên tục xây dựng theo hướng dẫn tại Mục A Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với chương trình đào tạo liên tục thuộc lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được giao cho cơ sở đào tạo liên tục hoặc phù hợp với trình độ đào tạo các ngành, chuyên ngành đã được phép đào tạo của cơ sở giáo dục.
a) Tài liệu đào tạo liên tục phải được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo liên tục đã được cơ sở đào tạo liên tục ban hành;
c) Tài liệu đào tạo liên tục phải được rà soát, cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
a) Bước 1. Xác định nhu cầu, nội dung đào tạo: Cơ sở đào tạo tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu của người học và nội dung đào tạo để xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo;
c) Bước 3. Tổ chức xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục: Ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo liên tục xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư này;
đ) Bước 5. Ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục: Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục ký quyết định ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục sau khi được Hội đồng thẩm định quy định tại điểm d Khoản này đánh giá đạt yêu cầu; công bố công khai chương trình và tài liệu đào tạo liên tục trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Điều 9 như sau:
Các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu sau đây:
2. Giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải có chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình, đối tượng đào tạo liên tục.
8. Bãi bỏ các điều 10, 11 và 12.
Điều 13 như sau:
1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục hằng năm theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở mình trước khi tổ chức đào tạo liên tục.
a) Chương trình của từng khóa đào tạo liên tục;
c) Danh sách người học được cấp Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận của từng khóa học.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
1. Việc xác nhận đã tham gia đào tạo liên tục được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
b) Giấy chứng nhận đào tạo liên tục được cơ sở đào tạo liên tục cấp cho người học tham gia khóa đào tạo theo hình thức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 6 Thông tư này khi đáp ứng được các yêu cầu của khóa học.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
1. Bộ Y tế thống nhất quản lý công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trên toàn quốc.
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này;
c) Thực hiện kiểm tra việc tổ chức đào tạo liên tục của các cơ sở đào tạo liên tục trên toàn quốc theo quy định và kiến nghị cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật đối với trường hợp phát hiện cơ sở đào tạo liên tục không đáp ứng đủ yêu cầu quy định tại Thông tư này.
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý;
c) Thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Y tế trong việc kiểm tra các cơ sở đào tạo liên tục trên địa bàn quản lý theo quy định và kiến nghị cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật đối với trường hợp phát hiện cơ sở đào tạo liên tục không đáp ứng đủ yêu cầu quy định tại Thông tư này.
a) Tổ chức công tác đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức đào tạo liên tục tại cơ sở;
c) Quản lý hồ sơ khóa học (kế hoạch, chương trình, tài liệu, danh sách giảng viên, thông báo tuyển sinh, hồ sơ học viên, các quyết định và tài liệu liên quan phục vụ cho việc đào tạo); quản lý việc cấp Chứng chỉ, Giấy chứng nhận đào tạo liên tục theo đúng quy định của Thông tư này;
12. Bãi bỏ Điều 17 và Điều 19.
1. Các cơ sở đã được cấp mã đào tạo liên tục (mã A, mã B, mã C) trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng mã đào tạo liên tục để tổ chức đào tạo liên tục.
3. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trong và ngoài nước về y tế có triển khai hoạt động đào tạo liên tục thì người chịu trách nhiệm của các chương trình, dự án này phải phối hợp với các cơ sở đào tạo liên tục để thực hiện việc đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2021.
Khoản 5 Điều 6; các điều 8, 10, 11, 12, 17 và 19 của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát); | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương trình đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành phải có các nội dung sau:
-Tên khóa học cần ngắn gọn, cụ thể và giới hạn được nội dung khóa học.
2. Mục tiêu khóa học:
Mục tiêu của khóa học thường là 1 đoạn văn nêu rõ năng lực cần đạt của người học đạt được sau khóa học (Đầu ra khóa học)
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên:
4. Chương trình chi tiết (mỗi tiết học 50 phút)
Số TT | Tên bài | Mục tiêu bài học | Số tiết học | ||||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | |||||
Lab | BV | ||||||
2.
5. Tên tài liệu dạy - học - Tài liệu đọc thêm cho học viên: Vì khóa học ngắn nên chỉ lựa chọn một số lượng hạn chế để học viên đọc trong thời gian học tập (Lưu ý đây không phải là tài liệu tham khảo cho thầy để biên soạn tài liệu). Nêu các phương pháp chủ yếu để thực hiện trong chương trình như: các phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp thực hành, dạy lâm sàng, dạy ở cộng đồng, dạy trong Labo. Yêu cầu kể rõ tên gọi của phương pháp. - Dạy học bằng thuyết trình ngắn tích cực hóa học viên - Dạy thao tác mẫu, thực hành lại bằng bảng kiểm - Dạy học bên giường bệnh 7. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng: -Chỉ rõ số lượng giảng viên và trợ giảng cần cho khóa học. Cần ghi rõ: Dạy lý thuyết cần mấy thầy (giảng viên và Trợ giảng), Dạy thực hành theo nhóm nhỏ, (mỗi nhóm có 1 giảng viên hoặc trợ giảng hướng dẫn). Liệt kê yêu cầu về phòng học và các trang thiết bị, mô hình, dụng cụ, hóa chất, súc vật thí nghiệm, hóa chất phục vụ cho việc dạy-học của khóa học (kể cả các điều kiện để thực hành lâm sàng ở bệnh viện). 9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình: Đối với khóa đào tạo thực hiện theo hình thức trực tuyến qua mạng Internet (E- learning) cần nêu rõ cách thức như thế nào? Thiết bị cần có kể cả phần mềm học trực tuyến. Cách quản lý học tập, cách tổ chức thi kiểm tra lý thuyết và thực hành kỹ năng để đảm bảo chất lượng. Riêng chỉ tiêu thực hành kỹ năng lâm sàng, hoặc kỹ thuật chính xác thì phải tổ chức thi thật chặt chẽ tại cơ sở đào tạo để đảm bảo chất lượng. - Nêu rõ cách đánh giá như: Đánh giá sự chuyên cần tham dự lớp, điểm đánh giá thường xuyên trong quá trình học và đánh giá kết thúc để đảm bảo chất lượng. Học lý thuyết cho phép vắng mặt không quá 10%; Học thực hành không được vắng mặt, nếu bất khả kháng thì phải học bù - Tên của chứng chỉ : Ghi rõ theo tên khóa học. 11. Chỉ tiêu tay nghề (kỹ năng cần đạt sau khóa học).
| |||||||
TT KN | Tên Bài | Số tiết TH | Kỹ năng/thủ thuật | Chỉ tiêu tay nghề Số lần tối thiểu/ 1 hv | |||
Labo/ tại lớp học | BV (bệnh nhân) | ||||||
K.tập | Phụ | Tự làm | |||||
1 |
6 |
3 | 5 | 2 | 1 | ||
2 |
3- | 2 | 2 | 3 | |||
3 |
|
|
|
| |||
4 |
|
|
|
|
|
|
Căn cứ vào chương trình đào tạo đã được xây dựng và ban hành, cơ sở đào tạo xây dựng hoặc lựa chọn tài liệu dạy – học cho phù hợp.
1/Cấu trúc chung của tài liệu gồm các nội dung sau
- Tên tác giả ( chủ biên và những người biên soạn)
- Mục lục
- Cuối sách là tài liệu tham khảo (chung cho các bài)
2) Khối lượng kiến thức:
Thực hành tuỳ theo điều kiện, khoảng 1 trang cho 1 tiết thực hành bao gồm bảng kiểm/ thang điểm/ tình huống Thực hành lâm sàng cần có bảng theo dõi chỉ tiêu thực hành. Nếu có nhiều tiết thực hành cho 1 kỹ năng thì số trang có thể ít hơn
-Trình bày: lưu ý các kênh thông tin như: Kênh chữ: viết cô đọng, dễ hiểu, trong sáng, Kênh hình ảnh: lựa chọn kỹ càng, phù hợp, rõ ràng. Có Sơ đồ, bảng, biểu, đồ thị minh họa.
4) Tác giả:
II. Một số hướng dẫn cụ thể
- Lời nói đầu: Trong lời nói đầu (hoặc lời giới thiệu) có các nội dung: Mục tiêu tài liệu, tài liệu được biên soạn dựa trên chương trình nào, cấu trúc, đối tượng sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng tài liệu.
- Tên từng bài học ( theo đúng chương trình)
1) Tên bài: Như tên trong chương trình đào tạo y khoa liên tục
2) Mục tiêu bài học: Như mục tiêu trong chương trình
Phần lý thuyết
- Kiến thức cơ bản, hệ thống (đã được thừa nhận, được khẳng định).
- Cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
- Cần chú ý tập trung đưa vào nội dung những kiến thức cốt lõi (phải biết), sau đó mới đến kiến thức liên quan nhiều (cần biết), hạn chế đưa những kiến thức, kỹ thuật thủ thuật mới và hội nhập quốc tế.
a) Tên buổi thực hành (hoặc nội dung thực hành)
b) Chuẩn bị cho buổi thực hành:
- Nhân lực: Số lượng giảng viên/ trợ giảng. Số học viên/ số nhóm học viên
c) Tổ chức thực hành;
- Thầy giao nhiệm vụ, phương tiện, địa điểm, thời gian, chỉ tiêu thực hành. Phân công giảng viên, trợ giảng hướng dẫn, chỉnh sửa các thao tác cho người học.
d) Chỉ tiêu tay nghề:
- Đánh giá chất lượng: đúng, đủ theo yêu cầu chưa.
4) Lượng giá (hay tự lượng giá)
- Câu hỏi tự lượng giá cho học viên tự học: cần bao phủ toàn bộ nội dung bài học. Sử dụng chủ yếu câu hỏi (test) trắc nghiệm khách quan, số lượng khoảng từ 10 test cho 1 tiết học lý thuyết và ít nhất 3 dạng test). Riêng số lượng test MCQ chiếm 50-60% số test.
- Các câu hỏi tự lượng giá để ở cuối mỗi bài học. Những câu hỏi này không nhất thiết dùng để làm đề thi hay kiểm tra đánh giá.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./……… | …….(1), ngày tháng năm |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NĂM …(2)….
TT
Tên khóa học (3)
Số lượng khóa học/năm
Số lượng học viên/01 khóa
Thời gian đào tạo (4)
Kinh phí/01 khóa (5)
Nguồn kinh phí (6)
Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai
Người chịu trách nhiệm khoa học
Cấp chứng chỉ/Chứng nhận (8)
Ghi chú
1
2
…
TT
Tên hội thảo, hội nghị, tọa đàm
Thời gian tổ chức
Số tiết đào tạo liên tục được quy đổi
Đối tượng tham dự
Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai
Số lượng được cấp giấy chứng nhận
Ghi chú
1
2
…
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(1): Địa danh (tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ sở đào tạo đóng).
(3) : Tên các khóa học sẽ triển khai đào tạo trong năm kế hoạch.
(5): Kinh phí/01 khóa học là bao nhiêu.
(7) : Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Cơ sở đào tạo liên tục của bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở giáo dục có đào tạo khối ngành sức khỏe,… đã đủ điều kiện đào tạo.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
………………(*) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/Mã CSĐTLT(**) |
|
Sinh ngày:
Đã hoàn thành khóa học theo chương trình đào tạo liên tục (***):
Tổng số: …..… tiết học (bằng chữ……………………………………………)
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN KHÓA HỌC | Nơi cấp, ngày......tháng.......năm 20... |
Ghi chú:
(*) Ghi theo đơn vị chủ quản
(***) Ghi tên khóa học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
………………(*) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../Mã CSĐTLT(**) |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Sinh ngày:
Đã thực hiện đào tạo liên tục bằng hình thức (***):
Tương đương tổng số:…………… tiết học (bằng chữ……………………………………)
Nơi cấp, ngày......tháng.......năm 20...
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Kích thước chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận : 19x27 cm – khổ ngang
(**) Ghi mã do Bộ Y tế cấp
File gốc của Thông tư 26/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn về việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 26/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn về việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 26/2020/TT-BYT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Trần Văn Thuấn |
Ngày ban hành | 2020-12-28 |
Ngày hiệu lực | 2021-03-01 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |