BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2014/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014 |
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.
Thông tư này quy định chi tiết thi hành chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, chính sách phát triển thể dục, thể thao và chính sách phát triển du lịch theo quy định tại Điều 13, 14 và 15 của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc (gọi tắt là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP).
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân có liên quan khi tham gia thực hiện công tác dân tộc.
Điều 13 của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP)
1. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án, đề tài nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
3. Sưu tầm, xuất bản, giới thiệu văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.
5. Sưu tầm, phục dựng và phát huy các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống đặc sắc các dân tộc thiểu số.
7. Xây dựng các đề án, chương trình kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền các di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số.
1. Hỗ trợ việc nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
3. Ưu tiên tổ chức xuất bản sách, báo của ngành bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; hỗ trợ cấp sách, báo, tạp chí cho thư viện công cộng vùng dân tộc thiểu số.
5. Ưu tiên sản xuất phim có thuyết minh hoặc lồng tiếng dân tộc thiểu số, băng hình có lời thuyết minh giới thiệu bằng tiếng dân tộc, băng, đĩa ca nhạc bằng tiếng dân tộc thiểu số.
1. Ưu tiên đầu tư, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo các chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Tổ chức trưng bày, triển lãm các sản phẩm kinh tế - văn hóa;
c) Đầu tư trang thiết bị, sách, báo cho hệ thống thư viện công cộng để luân chuyển phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
1. Kiểm kê, chọn lọc và hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu, trò diễn dân gian phù hợp với thuần phong mỹ tục và tình hình thực tế ở địa phương
3. Khuyến khích việc phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số có giá trị tiêu biểu.
1. Định kỳ tổ chức các liên hoan, ngày hội, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số theo từng khu vực hoặc từng dân tộc.
3. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyên truyền văn hóa, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội viên tham gia; luân phiên tổ chức liên hoan đội tuyên truyền văn hóa theo khu vực; tăng cường hoạt động, nhân rộng mô hình “Điểm sáng văn hóa biên giới”.
1. Hỗ trợ đưa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc (do các đơn vị nghệ thuật của Trung ương, đơn vị nghệ thuật cấp tỉnh thực hiện) phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên địa bàn sát biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Điều 9. Ưu tiên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ văn hóa là người dân tộc thiểu số
2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức cơ bản về quản lý điều hành cho cán bộ văn hóa, hạt nhân văn nghệ quần chúng, nâng cao ý thức, năng lực tổ chức cho cán bộ xã, thôn, bản, ấp, buôn, sóc để tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ cộng đồng.
Điều 14 của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP)
1. Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu bảo vệ, bảo tồn và phổ biến các trò chơi vận động dân gian, các môn thể thao dân tộc thiểu số; thống kê các trò chơi vận động dân gian của các dân tộc thiểu số thành một nội dung của nhiệm vụ sưu tầm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
3. Tổ chức các lễ hội truyền thống, thi đấu thể thao trong Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của từng dân tộc. Định kỳ 02 năm/lần tổ chức Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số từ cơ sở đến khu vực và toàn quốc. Định kỳ 4 năm/lần tổ chức Đại hội các môn thể thao dân tộc.
2. Tổ chức huy động nguồn lực tại chỗ để xây dựng mỗi làng (thôn, bản, ấp) có ít nhất một điểm tập luyện thể thao tập trung, có đội thể thao làm nòng cốt.
Đối với các Trung tâm vùng trọng điểm của quốc gia thực hiện theo Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục 3. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ (quy định chi tiết Điều 15 của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP)
1. Ưu tiên hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng dân tộc thiểu số; nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng dân tộc thiểu số; phát triển mô hình du lịch miền núi có sự tham gia của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Cụ thể như sau:
b) Hỗ trợ việc lựa chọn và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của các vùng dân tộc thiểu số có tiềm năng du lịch phát triển, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của vùng, khu vực, địa phương;
d) Hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến các điểm đến, các sản phẩm du lịch của vùng dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để đơn vị quản lý các điểm du lịch tham gia các sự kiện, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch của vùng và quốc gia.
a) Ưu tiên các hoạt động khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch ở các vùng dân tộc thiểu số; tổ chức khai thác hợp lý tài nguyên, cảnh quan du lịch theo nguyên tắc khai thác gắn chặt với bảo tồn, thu hút người dân địa phương tham gia và được hưởng lợi từ hoạt động du lịch;
c) Hướng dẫn khách du lịch khi tới tham quan, lưu trú tại các bản làng, điểm du lịch ở vùng dân tộc thiểu số tuân thủ và tôn trọng phong tục tập quán, lối sống và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc;
e) Ưu tiên tổ chức các sự kiện du lịch tại vùng dân tộc thiểu số.
a) Bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực du lịch, sử dụng hiệu quả và có đãi ngộ thỏa đáng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại vùng dân tộc thiểu số có du lịch phát triển hoặc có tiềm năng phát triển;
c) Huy động các nguồn lực đầu tư, khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch tại vùng đồng bào, dân tộc thiểu số, nơi có tiềm năng phát triển du lịch; phát huy vai trò của cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch;
e) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển nhân lực du lịch là người dân tộc thiểu số;
g) Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch, doanh nghiệp du lịch đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch là người dân tộc thiểu số; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, sử dụng nhân lực du lịch là dân tộc thiểu số.
1. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch từ ngân sách Trung ương cho các vùng dân tộc thiểu số có tiềm năng phát triển du lịch theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch lồng ghép với các chương trình đề án, dự án từ ngân sách trung ương cho các vùng dân tộc thiểu số có tiềm năng phát triển du lịch nhưng có khó khăn về ngân sách theo quy định của pháp luật.
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan bố trí nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, lồng ghép công tác văn hóa, thể thao và du lịch với các chương trình, đề án, dự án về phát triển kinh tế - xã hội đã và đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
3. Chế độ thông tin, báo cáo:
2. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Văn hóa dân tộc) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL;
- Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, Vụ VHDT. Hg (300).
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh
File gốc của Thông tư 12/2014/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 12/2014/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Số hiệu | 12/2014/TT-BVHTTDL |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Hoàng Tuấn Anh |
Ngày ban hành | 2014-10-10 |
Ngày hiệu lực | 2014-11-25 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |