BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2021/TT-BQP | Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
1. Thông tư này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, xây dựng hệ Cơ sở dữ liệu, thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
khoản 2 Điều 1 của Luật Thỏa thuận quốc tế và đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng thương mại quân sự.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Bên ký kết Việt Nam bao gồm:
b) Bộ Quốc phòng;
d) Cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế và các quy định sau:
2. Chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với nội dung của thỏa thuận quốc tế.
Điều 5. Tên gọi, ngôn ngữ, nội dung thỏa thuận quốc tế
2. Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế phải bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết thuộc Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có tiếng nước ngoài thì bên ký kết thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt. Văn bản tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
a) Tên gọi của văn bản;
c) Căn cứ ký kết;
Trong nội dung của thỏa thuận quốc tế phải có cam kết giữa các bên đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có liên quan và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên ký kết; không có giá trị ràng buộc về pháp lý đối với các cơ quan, đơn vị không phải bên ký kết; không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên nước ngoài theo pháp luật quốc tế;
e) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
Điều 6. Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế
a) Xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ;
2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Điều 7. Lập đề nghị xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế
2. Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, báo cáo xin ý kiến Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng gửi Bộ Ngoại giao theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
4. Trường hợp đột xuất, phát sinh nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng bổ sung vào kế hoạch hằng năm.
Việc xây dựng, đàm phán, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NHÂN DANH NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ
Trình tự, thủ tục xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế, cụ thể:
2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập;
4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng;
6. Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế;
8. Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế;
Điều 10. Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế
2. Nội dung cơ bản của kế hoạch gồm:
b) Nội dung, biện pháp thực hiện;
d) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị;
Điều 11. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập
a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;
c) Chỉ huy cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng;
2. Trách nhiệm của Ban soạn thảo
b) Tổ chức xây dựng hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế và chịu trách nhiệm về nội dung, tiến độ trình dự thảo thỏa thuận quốc tế. Trường hợp dự thảo thỏa thuận quốc tế đã được bên ký kết nước ngoài chuẩn bị thì cơ quan, đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tham mưu, đề xuất thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để triển khai thực hiện và có trách nhiệm xây dựng phương án đàm phán của bên Việt Nam;
d) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan;
e) Thảo luận những vấn đề cơ bản, nội dung quan trọng của dự thảo thỏa thuận quốc tế; những nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý theo ý kiến tham gia của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
h) Chuẩn bị hồ sơ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước;
Điều 12. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình
2. Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
a) Sự cần thiết xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế;
c) Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này;
đ) Đánh giá sự phù hợp về nội dung của thỏa thuận quốc tế đó với thỏa thuận quốc tế về cùng một lĩnh vực mà Nhà nước, Chính phủ đã ký kết; mức độ tương thích giữa quy định của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Đề xuất người ký thỏa thuận quốc tế;
i) Những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan đề xuất với cơ quan, tổ chức hữu quan, giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài và kiến nghị biện pháp xử lý.
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng về hồ sơ xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
a) Công văn lấy ý kiến;
c) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
3. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, báo cáo Bộ Quốc phòng gửi lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan.
1. Cơ quan kiểm tra là Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan thẩm định là Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
3. Hồ sơ gửi kiểm tra, thẩm định gồm:
b) Dự thảo tờ trình;
d) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;
e) Bản sao văn bản tham gia ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
4. Thời hạn kiểm tra, thẩm định
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị kiểm tra, thẩm định chưa đủ tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng yêu cầu cơ quan, đơn vị bổ sung hồ sơ. Thời hạn kiểm tra, thẩm định tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
a) Sự cần thiết xây dựng, mục đích ký kết thỏa thuận quốc tế (đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài);
c) Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký kết, người ký, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bản thỏa thuận quốc tế;
6. Nội dung thẩm định
b) Tính hợp hiến, hợp pháp, sự phù hợp của dự thảo thỏa thuận quốc tế với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; tính khả thi của thỏa thuận quốc tế;
d) Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế đảm bảo không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó;
e) Các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong dự thảo thỏa thuận quốc tế.
Điều 16. Trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết
2. Hồ sơ gồm:
b) Dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước (đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước);
d) Dự thảo quyết định thành lập Đoàn đàm phán thỏa thuận quốc tế;
e) Bản sao ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
Điều 17. Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế
1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức ký thỏa thuận quốc tế.
3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi cơ bản nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo.
khoản 4 Điều 9, Điều 10, Điều 11 Luật Thỏa thuận quốc tế.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết:
2. Văn phòng Bộ Quốc phòng lưu trữ bản gốc và gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan.
XÂY DỰNG, KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NHÂN DANH BỘ QUỐC PHÒNG
Trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Điều 21. Thành lập Ban soạn thảo
2. Trách nhiệm của Ban soạn thảo thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư này và các quy định sau:
b) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng có liên quan đến nội dung của dự thảo thỏa thuận quốc tế; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thỏa thuận quốc tế;
d) Chuẩn bị hồ sơ về thỏa thuận quốc tế để trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đàm phán, ký kết;
Điều 22. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình
2. Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Điều 23. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng
2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
Điều 24. Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan
2. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan. Trường hợp Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan được lấy ý kiến không đồng ý việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Thỏa thuận quốc tế..
1. Dự thảo thỏa thuận quốc tế phải được Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng kiểm tra và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thẩm định trước khi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.
3. Trường hợp thỏa thuận quốc tế có nội dung, tính chất quan trọng, phức tạp thi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trinh ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán và thành lập Đoàn đàm phán.
a) Tờ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
c) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và bộ, ngành có liên quan, ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
đ) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;
Điều 27. Đàm phán thỏa thuận quốc tế
1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.
3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo hoặc dừng đàm phán.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ký thỏa thuận quốc tế.
3. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký thỏa thuận quốc tế.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết:
2. Văn phòng Bộ Quốc phòng lưu trữ bản gốc, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng.
XÂY DỰNG, KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NHÂN DANH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
1. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế.
3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình.
5. Kiểm tra, thẩm định thỏa thuận quốc tế.
7. Đàm phán thỏa thuận quốc tế.
9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.
1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng kế hoạch soạn thảo thỏa thuận quốc tế, báo cáo Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Điều 32. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập (nếu cần thiết)
a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;
c) Chỉ huy cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng;
2. Trách nhiệm Ban soạn thảo:
b) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo đối với chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng về tiến độ soạn thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định.
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình và các tài liệu liên quan.
3. Nội dung dự thảo tờ trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng về hồ sơ xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế. Tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ Quốc phòng lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan.
3. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng để kiểm tra và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng để thẩm định trước khi trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.
3. Trường hợp thỏa thuận quốc tế có nội dung, tính chất quan trọng, phức tạp thi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trình ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.
a) Tờ trình của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và bộ, ngành có liên quan, ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
đ) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;
Điều 37. Đàm phán thỏa thuận quốc tế
1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.
3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo hoặc dừng đàm phán.
1. Sau khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý bằng văn bản việc ký kết thỏa thuận quốc tế, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp ký hoặc ủy quyền bằng văn bản đến cấp cục và tương đương thuộc quyền quản lý ký thỏa thuận quốc tế.
3. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký thỏa thuận quốc tế.
Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng bằng văn bản kết quả ký kết thỏa thuận quốc tế; lưu trữ bản gốc theo quy định của pháp luật về lưu trữ, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế đến Văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ký kết.
1. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch soạn thảo thỏa thuận quốc tế.
3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình.
5. Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế.
7. Đàm phán thỏa thuận quốc tế.
9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết
1. Cơ quan, đơn được giao chủ trì soạn thảo lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế báo cáo chỉ huy cơ quan, đơn vị theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định.
Điều 42. Thành lập Tổ soạn thảo (nếu cần thiết)
a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;
c) Chỉ huy cơ quan, đơn vị có liên quan;
2. Trách nhiệm Tổ soạn thảo
b) Đánh giá sự phù hợp của dự thảo thỏa thuận quốc tế với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị; đảm bảo tính khả thi của thỏa thuận quốc tế;
d) Thảo luận về nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế;
e) Chuẩn bị hồ sơ về thỏa thuận quốc tế để trình Chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định việc đàm phán, ký kết;
Điều 43. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình
2. Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Điều 44. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan
2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
Điều 45. Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế
2. Hồ sơ gửi kiểm tra, thẩm định gồm:
b) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan;
e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
4. Nội dung kiểm tra, thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này.
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến kiểm tra, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, trình Chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định.
a) Tờ trình;
c) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan;
đ) Bản sao ý kiến tham gia của cơ quan, đơn vị có liên quan;
g) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Sau khi được Chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông báo cho bên ký kết nước ngoài qua đường ngoại giao:
2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị là chủ thể ký kết phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý dự thảo và tổ chức ký.
Điều 48. Ký thỏa thuận quốc tế
Điều 49. Báo cáo việc ký kết, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế
1. Thỏa thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định tại thỏa thuận quốc tế đó.
Điều 51. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế
2. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế được tiến hành theo trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế được quy định tại Thông tư này.
1. Thỏa thuận quốc tế có thể bị chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Điều 6 Thông tư này có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế đó.
Điều 53. Trình tự, thủ tục rút gọn
Điều 36, Điều 38, Điều 39, Điều 40 và Điều 41 Luật Thỏa thuận quốc tế.
Điều 54. Lưu trữ thỏa thuận quốc tế
2. Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lưu trữ bản gốc văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng; gửi bản sao cho Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định.
Điều 55. Thực hiện thỏa thuận quốc tế
2. Nội dung cơ bản của kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế gồm:
b) Phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế;
d) Tuyên truyền, phổ biến thỏa thuận quốc tế;
Điều 56. Rà soát, hệ thống hóa thỏa thuận quốc tế
2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa các thỏa thuận quốc tế của cấp mình. Nếu phát hiện căn cứ pháp lý, thẩm quyền không đúng hoặc nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mâu thuẫn chồng chéo, không còn phù hợp vơi tình hình thực tiễn thì kiến nghị cấp có thẩm quyền đã quyết định ký kết quyết định việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hiệu lực thỏa thuận quốc tế đó.
4. Định kỳ hằng năm, Bộ Quốc phòng công bố danh mục văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hết hiệu lực, ngưng hiệu lực. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng công bố danh mục văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp thuộc quyền quản lý hết hiệu lực, ngưng hiệu lực.
1. Cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân là tập hợp các thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng dưới dạng văn bản điện tử.
3. Thông tin về nội dung thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân cập nhật vào cơ sở dữ liệu gồm:
b) Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ ký và các văn bản ký kết để triển khai thực hiện (nếu có);
d) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
5. Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ
Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thuộc phạm vi quản lý, bao gồm:
2. Đề xuất, xây dựng, kiểm tra, thẩm định, ký kết, sao gửi, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, bao gồm:
2. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm và đột xuất về đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; xây dựng báo cáo về hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
4. Kiểm tra dự thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Thông tư này.
6. Chủ trì, phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế,
8. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
10. Tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị gửi Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính Bộ Quốc phòng) để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
khoản 2 Điều 42 và khoản 1, khoản 3 Điều 46 Luật Thỏa thuận quốc tế.
Điều 60. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng
2. Tổ chức và thực hiện rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
6. Phối hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
8. Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Điều 61. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị
2. Đảm bảo an ninh, an toàn trong việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động cài cắm móc nối xâm hại đến quyền và lợi ích của bên ký kết Việt Nam.
Điều 62. Trách nhiệm của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng
Điều 63. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Quốc phòng
2. Phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trước, trong và sau quá trình ký kết thỏa thuận quốc tế.
2. Cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và chỉ huy cấp trên trong tham mưu, đề xuất xây dựng, ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị cấp mình.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 9 nám 2021. Bãi bỏ các quy định về thỏa thuận quốc tế, văn bản hợp tác quốc tế trong Thông tư số 95/2015/TT-BQP ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế; xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.
1. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì các quy định viện dẫn tại Thông tư này thực hiện theo quy định của văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tương ứng.
3. Đối với thỏa thuận quốc tế đã được ký kết theo quy định tại Thông tư 95/2015/TT-BQP, việc sao gửi, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Kinh phí bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Thủ trưởng Bộ Quốc phòng(7); | BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Quốc phòng |
Số hiệu | 105/2021/TT-BQP |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phan Văn Giang |
Ngày ban hành | 2021-08-04 |
Ngày hiệu lực | 2021-09-19 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |