ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/TT-MTTW-BTT | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2021 |
- Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 (sau đây viết tắt là Luật Bầu cử);
- Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT/UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết hướng dẫn về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và các văn bản khác có liên quan,
I. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Ở trung ương: Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra công tác bầu cử đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.
+ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh kiểm tra công tác bầu cử đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.
+ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kiểm tra công tác bầu cử đối với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.
- Ở trung ương: Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát công tác bầu cử đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giám sát công tác bầu cử đối với các tổ chức phụ trách bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp; các tổ chức phụ trách bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; các tổ chức phụ trách bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát công tác bầu cử đối với các tổ chức phụ trách bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 12 đến Điều 28 của Luật bầu cử. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:
Điều 12, 22, 24, 25 của Luật bầu cử).
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương. Những khó khăn, vướng mắc và biện pháp tháo gỡ (quy định tại Điều 23 của Luật bầu cử).
Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 41, Điều 42, Điều 52 của Luật bầu cử và các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:
Điều 41, 42, 52 của Luật bầu cử).
Điều 45, 54 của Luật bầu cử).
- Số lượng người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử so với số lượng đại biểu được bầu.
Điều 35 của Luật bầu cử và các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia).
Điều 36 của Luật bầu cử).
3. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử
Điều 45, Điều 46, Điều 54, Điều 55 của Luật bầu cử và Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:
- Việc ứng xử với những người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử không đạt trên 50% tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi cư trú.
khoản 4 Điều 45, khoản 5 Điều 54 của Luật bầu cử).
* Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/3/2021 đến ngày 13/4/2021.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc lập danh sách cử tri theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 của Luật bầu cử. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:
Điều 2 của Luật bầu cử).
Điều 29 của Luật bầu cử).
Điều 30 của Luật bầu cử).
Điều 32 của Luật bầu cử).
Điều 33 của Luật bầu cử).
5. Giám sát việc lập, niêm yết danh sách những người ứng cử
Điều 57 đến Điều 61 của Luật bầu cử. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:
Điều 57, 58, 59 của Luật bầu cử).
- Đảm bảo về số dư người ứng cử (quy định tại khoản 6 Điều 57, khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử).
- Đảm bảo đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu, người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đã được công bố mà bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử phải bị xóa tên trong danh sách những người ứng cử (quy định tại Điều 60 của Luật Bầu cử).
Điều 61 của Luật Bầu cử).
6. Kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử
Điều 62 đến Điều 68 của Luật bầu cử. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:
khoản 2, khoản 4 Điều 62 của Luật Bầu cử).
Điều 63, 64, 65 của Luật Bầu cử).
Điều 68 của Luật Bầu cử).
6.1. Kiểm tra việc vận động bầu cử thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri (quy định tại Điều 66 của Luật Bầu cử)
- Cách bố trí, sắp xếp địa điểm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri.
- Đảm bảo công bằng về số lượng các hội nghị tiếp xúc cử tri giữa những người ứng cử.
Điều 67 của Luật Bầu cử)
- Đảm bảo công bằng về số lượng các lần trả lời phỏng vấn, đăng tải chương trình hành động giữa những người ứng cử.
- Công tác tuyên truyền bầu cử: Từ khi triển khai, tổ chức bầu cử đến khi kết thúc cuộc bầu cử.
7. Giám sát trình tự bỏ phiếu, việc kiểm phiếu
Điều 69 đến Điều 76 của Luật bầu cử và văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:
- Việc bố trí khu vực bỏ phiếu, vị trí, khoảng cách giữa nơi nhận phiếu, buồng gạch phiếu, hòm phiếu...
khoản 1 Điều 71 của Luật Bầu cử).
Điều 1 của Luật Bầu cử); đảm bảo không có trường hợp bỏ phiếu hộ người khác (quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Bầu cử).
khoản 7 Điều 69 của Luật Bầu cử).
khoản 3 Điều 71 của Luật Bầu cử).
Điều 73 của Luật Bầu cử).
Điều 76 của Luật Bầu cử).
* Thời gian thực hiện: Từ 05 giờ đến 21 giờ ngày 23/5/2021.
- Giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, liên quan đến người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các tổ chức phụ trách bầu cử các cấp.
* Thời gian thực hiện: Từ ngày 17/02/2021 đến ngày 30/6/2021.
- Việc tham gia các tổ chức bầu cử các cấp.
- Việc tổ chức các hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú của người ứng cử.
- Thông qua tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân và những phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cử đại diện tham gia phối hợp kiểm tra, giám sát công tác bầu cử khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử trên địa bàn. Quy trình thực hiện giám sát theo đoàn được thực hiện theo Nghị quyết liên tịch số 403; Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT ngày 21/7/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong đó, chú ý một số nội dung như:
+ Trưởng đoàn: Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;
+ Lựa chọn địa điểm kiểm tra, giám sát: Cần tập trung kiểm tra, giám sát ở những nơi có dấu hiệu tình hình phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; có dấu hiệu mất đoàn kết nội bộ; những nơi tiềm ẩn bất ổn định về an ninh trật tự; nơi xảy ra vi phạm của cán bộ, gây bức xúc trong nhân dân, hoặc những nơi công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan chưa được chặt chẽ hoặc trong khâu tổ chức thực hiện còn yếu kém....; đồng thời tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo về địa điểm trong hoạt động kiểm tra, giám sát với các cơ quan, tổ chức khác, gây khó khăn cho địa phương, đơn vị được giám sát.
IV. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT
khoản 4, Điều 29 của Luật bầu cử);
khoản 5, Điều 29 của Luật bầu cử); đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện (quy định tại Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)).
khoản 2, khoản 3, Điều 8 của Luật bầu cử;
5. Việc thực hiện các quy định về tiếp công dân, quy trình, thời hạn tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư liên quan đến công tác bầu cử.
2. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kiểm tra, giám sát. Kết thúc cuộc bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 gửi về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trước ngày 10/6/2021 qua Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tổng hợp).
4. Kinh phí phục vụ công tác kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2020/TT-BTC, ngày 23/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và các quy định khác có liên quan.
- Hội đồng bầu cử quốc gia; | TM. BAN THƯỜNG TRỰC |
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 12. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia1. Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập các tiểu ban để giúp Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực.
Điều 13. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia
Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự. các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử.
4. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử.
6. Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội
1. Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
2. Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi đến.
3. Gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực hiện việc hiệp thương. Giới thiệu và gửi hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu để về ứng cử tại các tình, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử. xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
5. Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành, phố trực thuộc trung ương, Ban bầu cử. lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước.
6. Quyết định việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội hoặc hủy bỏ kết quả bầu cử và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
7. Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước. xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội.
8. Trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội. chuyển giao hồ sơ, khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội.
10. Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, của pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Kiểm tra việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Hủy bỏ kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia để Quốc hội phê chuẩn.
b) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia.
c) Lãnh đạo và điều hành công việc của Hội đồng bầu cử quốc gia.
d) Giữ liên hệ với các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia.
đ) Thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác.
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công.
2. Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Khi Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 18. Mối quan hệ công tác của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, hướng dẫn việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và vận động bầu cử.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp với Chính phủ trong việc bảo đảm kinh phí, an ninh, an toàn, các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức phụ trách bầu cử trong cả nước về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 19. Bộ máy giúp việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia có bộ máy giúp việc do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để giúp việc cho Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 20. Thời điểm kết thúc nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia
Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc nhiệm vụ sau khi đã trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu, bàn giao biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa mới.
Điều 21. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
1. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử).
2. Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là Ban bầu cử).
3. Tổ bầu cử.
Điều 22. Việc thành lập, cơ cấu, thành phần của Ủy ban bầu cử
1. Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở tỉnh) để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành, lập Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành, phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành, phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở huyện), Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở xã) để tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tương ứng.
Ủy ban bầu cử ở huyện có từ mười một đến mười lăm thành viên. Ủy ban bầu cử ở xã có từ chín đến mười một thành viên. Thành viên Ủy ban bầu cử ở huyện, ở xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử
1. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử.
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.
d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương. gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương. gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia.
đ) Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo để Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định.
e) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri.
g) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phân phối cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử. khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến. khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội.
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội. lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.
k) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia.
l) Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng bầu cử quốc gia.
m) Tổ chức việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa phương. kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
b) Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
c) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.
d) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.
đ) Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
e) Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố ở địa phương giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tiến hành hiệp thương.
g) Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình theo từng đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
h) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ Ủy ban nhân dân cùng cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến. lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình.
k) Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại các điều 79, 80, 81 và 82 của Luật này.
l) Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
m) Trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được bầu.
n) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Tổ bầu cử. khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến. khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, việc lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
o) Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khóa mới.
Điều 24. Ban bầu cử
1. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểu Quốc hội có từ chín đến mười lăm thành viên gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Thành, phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương.
Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đến mười ba thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ chín đến mười một thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín thành viên. Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trường ban và các Ủy viên.
3. Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.
b) Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu.
d) Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử.
đ) Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử. lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến. nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội. nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
g) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp.
h) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh. chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp.
i) Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).
Điều 25. Tổ bầu cử
1. Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
2. Tổ bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu.
b) Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu.
c) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử. phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri.
d) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử.
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này. nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử.
g) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử tương ứng.
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy ban nhân dân cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu.
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên.
k) Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có).
Điều 26. Nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
1. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự. các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
2. Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.
Điều 27. Những trường hợp không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợp người ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử đó ra quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.
Điều 28. Thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
1. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội.
2. Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.
3. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 12. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia1. Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập các tiểu ban để giúp Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực.
...
Điều 22. Việc thành lập, cơ cấu, thành phần của Ủy ban bầu cử
1. Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở tỉnh) để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành, lập Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành, phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành, phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở huyện), Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở xã) để tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tương ứng.
Ủy ban bầu cử ở huyện có từ mười một đến mười lăm thành viên. Ủy ban bầu cử ở xã có từ chín đến mười một thành viên. Thành viên Ủy ban bầu cử ở huyện, ở xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
...
Điều 24. Ban bầu cử
1. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểu Quốc hội có từ chín đến mười lăm thành viên gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Thành, phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương.
Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đến mười ba thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ chín đến mười một thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín thành viên. Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trường ban và các Ủy viên.
3. Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.
b) Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu.
d) Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử.
đ) Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử. lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến. nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội. nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
g) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp.
h) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh. chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp.
i) Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).
Điều 25. Tổ bầu cử
1. Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
2. Tổ bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu.
b) Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu.
c) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử. phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri.
d) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử.
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này. nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử.
g) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử tương ứng.
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy ban nhân dân cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu.
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên.
k) Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có).
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử1. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử.
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.
d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương. gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương. gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia.
đ) Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo để Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định.
e) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri.
g) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phân phối cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử. khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến. khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội.
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội. lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.
k) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia.
l) Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng bầu cử quốc gia.
m) Tổ chức việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa phương. kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
b) Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
c) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.
d) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.
đ) Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
e) Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố ở địa phương giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tiến hành hiệp thương.
g) Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình theo từng đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
h) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ Ủy ban nhân dân cùng cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến. lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình.
k) Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại các điều 79, 80, 81 và 82 của Luật này.
l) Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
m) Trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được bầu.
n) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Tổ bầu cử. khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến. khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, việc lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
o) Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khóa mới.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 35. Hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử1. Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
2. Hồ sơ ứng cử bao gồm:
a) Đơn ứng cử.
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.
c) Tiểu sử tóm tắt.
d) Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm.
đ) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 36. Nộp hồ sơ ứng cử
1. Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:
a) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng bầu cử quốc gia.
b) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên.
c) Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia. chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, để đưa vào danh sách hiệp thương.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.
3. Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ. nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
Điều 37. Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 41. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội
Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến cửa hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Ở cơ quan nhà nước, ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với ban chấp hành, công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.
Điều 42. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội
Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất cửa Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người cửa tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy đơn vị cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.
...
Điều 52. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn.
5. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 41. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương ứng cử đại biểu Quốc hộiTrên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến cửa hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Ở cơ quan nhà nước, ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với ban chấp hành, công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.
Điều 42. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội
Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất cửa Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người cửa tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy đơn vị cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.
...
Điều 52. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn.
5. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 45. Hội nghị cử tri1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú thường xuyên do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị này.
2. Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội do ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì. hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì. hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh, đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự hội nghị này.
3. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.
4. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri tại nơi cư trú lấy ý kiến về người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử, người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.
...
Điều 54. Hội nghị cử tri
1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
2. Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì. Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
3. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự các hội nghị này.
4. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.
5. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 35. Hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử1. Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
2. Hồ sơ ứng cử bao gồm:
a) Đơn ứng cử.
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.
c) Tiểu sử tóm tắt.
d) Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm.
đ) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn thi hành Điều này.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 36. Nộp hồ sơ ứng cử1. Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:
a) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng bầu cử quốc gia.
b) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên.
c) Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia. chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, để đưa vào danh sách hiệp thương.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.
3. Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ. nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 45. Hội nghị cử tri1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú thường xuyên do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị này.
2. Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội do ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì. hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì. hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh, đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự hội nghị này.
3. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.
4. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri tại nơi cư trú lấy ý kiến về người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử, người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.
Điều 46. Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội
1. Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.
2. Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
3. Đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì Ủy ban bầu cử ở tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
4. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.
...
Điều 54. Hội nghị cử tri
1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
2. Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì. Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
3. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự các hội nghị này.
4. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.
5. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.
Điều 55. Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.
2. Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
3. Đối với người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Ủy ban bầu cử có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
4. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 45. Hội nghị cử tri...
4. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri tại nơi cư trú lấy ý kiến về người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử, người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
...
Điều 54. Hội nghị cử tri
...
5. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ ba.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 29. Nguyên tắc lập danh sách cử tri1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
3. Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Cử tri được quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Điều 31. Thẩm quyền lập danh sách cử tri
1. Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.
2. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi cư trú”.
Điều 32. Niêm yết danh sách cử tri
Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
Điều 33. Khiếu nại về danh sách cử tri
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh, sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 34. Bỏ phiếu ở nơi khác
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình, đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu thuộc địa phương mình bên cạnh tên cử tri cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 29. Nguyên tắc lập danh sách cử tri1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
3. Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Cử tri được quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 32. Niêm yết danh sách cử triChậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 33. Khiếu nại về danh sách cử triKhi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh, sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 57. Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia biên bản hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương.
3. Căn cứ vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử quốc gia gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh danh sách và hồ sơ những người được giới thiệu về ứng cử tại địa phương.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách do Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh gửi đến chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
5. Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...
Người ứng cử đại biểu Quốc hội chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở một đơn vị bầu cử.
6. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
7. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương mình theo quyết định, của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 58. Danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
2. Chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử phải lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử.
Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 57 của Luật này.
3. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó. nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là hai người. nếu đơn vị bầu cử được bầu từ bốn đại biểu trở lên thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là ba người. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn đối với trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng.
Điều 59. Niêm yết danh sách người ứng cử
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở khu vực bỏ phiếu.
Điều 60. Xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 61. Khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử
1. Công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử. Việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được thực hiện như sau:
a) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội được gửi đến Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia là quyết định cuối cùng.
b) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp nào thì được gửi tới Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng. Quyết định của Ủy ban bầu cử là quyết định, cuối cùng.
c) Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị nhận được theo thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Trong trường hợp những khiếu nại, tố cáo đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) quyết định xóa tên người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử trước ngày bầu cử và thông báo cho cử tri biết.
3. Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo không có họ, tên người tố cáo hoặc mạo danh người khác để tố cáo.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân khóa mới ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cửTính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 57. Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia biên bản hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương.
3. Căn cứ vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử quốc gia gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh danh sách và hồ sơ những người được giới thiệu về ứng cử tại địa phương.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách do Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh gửi đến chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
5. Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...
Người ứng cử đại biểu Quốc hội chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở một đơn vị bầu cử.
6. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
7. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương mình theo quyết định, của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Điều 58. Danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
2. Chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử phải lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử.
Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 57 của Luật này.
3. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó. nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là hai người. nếu đơn vị bầu cử được bầu từ bốn đại biểu trở lên thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là ba người. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn đối với trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng.
Điều 59. Niêm yết danh sách người ứng cử
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở khu vực bỏ phiếu.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 57. Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội...
6. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
...
Điều 58. Danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
...
3. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó. nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là hai người. nếu đơn vị bầu cử được bầu từ bốn đại biểu trở lên thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là ba người. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn đối với trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 60. Xóa tên người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân1. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 61. Khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, lập danh sách người ứng cử1. Công dân có quyền tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử. Việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được thực hiện như sau:
a) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội được gửi đến Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Hội đồng bầu cử quốc gia. Quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia là quyết định cuối cùng.
b) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp nào thì được gửi tới Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử thì có quyền khiếu nại đến Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng. Quyết định của Ủy ban bầu cử là quyết định, cuối cùng.
c) Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị nhận được theo thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Trong trường hợp những khiếu nại, tố cáo đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) quyết định xóa tên người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử trước ngày bầu cử và thông báo cho cử tri biết.
3. Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo không có họ, tên người tố cáo hoặc mạo danh người khác để tố cáo.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân khóa mới ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 62. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử1. Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Ủy ban bầu cử các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử và giải quyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương.
2. Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưa tin về quá trình tổ chức công tác bầu cử, tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và việc vận động bầu cử ở địa phương.
3. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
5. Kinh phí tuyên truyền, vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước.
Điều 63. Nguyên tắc vận động bầu cử
1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
3. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.
Điều 64. Thời gian tiến hành vận động bầu cử
Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.
Điều 65. Hình thức vận động bầu cử
Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:
1. Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
Điều 66. Hội nghị tiếp xúc cử tri
1. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp) tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị để cử tri tham dự đông đủ.
2. Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm các nội dung sau đây:
a) Tuyên bố lý do.
b) Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của người ứng cử.
c) Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
d) Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử. Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm.
đ) Người chủ trì hội nghị phát biểu ý kiến kết thúc hội nghị.
3. Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương, ý kiến của cử tri về từng người ứng cử đại biểu Quốc hội gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương mình gửi đến Ủy ban bầu cử cùng cấp và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
Điều 67. Vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).
3. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Điều 68. Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử
1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 62. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử...
2. Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưa tin về quá trình tổ chức công tác bầu cử, tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và việc vận động bầu cử ở địa phương.
...
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 63. Nguyên tắc vận động bầu cử1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
3. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.
Điều 64. Thời gian tiến hành vận động bầu cử
Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.
Điều 65. Hình thức vận động bầu cử
Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:
1. Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 68. Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 66. Hội nghị tiếp xúc cử tri1. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp) tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị để cử tri tham dự đông đủ.
2. Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm các nội dung sau đây:
a) Tuyên bố lý do.
b) Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của người ứng cử.
c) Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
d) Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử. Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm.
đ) Người chủ trì hội nghị phát biểu ý kiến kết thúc hội nghị.
3. Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương, ý kiến của cử tri về từng người ứng cử đại biểu Quốc hội gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương mình gửi đến Ủy ban bầu cử cùng cấp và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 67. Vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).
3. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 69. Nguyên tắc bỏ phiếu1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
Điều 70. Thông báo về thời gian bầu cử, nơi bỏ phiếu
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.
Điều 71. Thời gian bỏ phiếu
1. Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
2. Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
3. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Điều 72. Bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu
Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
Điều 73. Việc kiểm phiếu
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Điều 74. Phiếu bầu không hợp lệ
1. Những phiếu bầu sau đây là phiếu bầu không hợp lệ:
a) Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra.
b) Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử.
c) Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử.
d) Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử.
đ) Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.
2. Trường hợp có phiếu bầu được cho là không hợp lệ thì Tổ trường Tổ bầu cử đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.
Điều 75. Khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu
Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi nội dung giải quyết vào biên bản.
Trong trường hợp Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ bầu cử vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ban bầu cử.
Điều 76. Biên bản kết quả kiểm phiếu
1. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập các loại biên bản sau đây:
a) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội tại khu vực bỏ phiếu.
b) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại khu vực bỏ phiếu.
c) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện tại khu vực bỏ phiếu.
d) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại khu vực bỏ phiếu.
2. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu.
b) Số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu.
c) Số phiếu phát ra.
d) Số phiếu thu vào.
đ) Số phiếu hợp lệ.
e) Số phiếu không hợp lệ.
g) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.
h) Những khiếu nại, tố cáo nhận được. những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết. những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ban bầu cử.
3. Mỗi loại biên bản quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành ba bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ bầu cử và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Biên bản được gửi đến Ban bầu cử tương ứng và Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất là 03 ngày sau ngày bầu cử.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 71. Thời gian bỏ phiếu1. Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 69. Nguyên tắc bỏ phiếu...
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 76. Biên bản kết quả kiểm phiếu1. Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập các loại biên bản sau đây:
a) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội tại khu vực bỏ phiếu.
b) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại khu vực bỏ phiếu.
c) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện tại khu vực bỏ phiếu.
d) Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại khu vực bỏ phiếu.
2. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải có các nội dung sau đây:
a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu.
b) Số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu.
c) Số phiếu phát ra.
d) Số phiếu thu vào.
đ) Số phiếu hợp lệ.
e) Số phiếu không hợp lệ.
g) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.
h) Những khiếu nại, tố cáo nhận được. những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết. những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ban bầu cử.
3. Mỗi loại biên bản quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành ba bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ bầu cử và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Biên bản được gửi đến Ban bầu cử tương ứng và Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất là 03 ngày sau ngày bầu cử.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 29. Nguyên tắc lập danh sách cử tri...
4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 29. Nguyên tắc lập danh sách cử tri...
5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 8. Dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội...
2. Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.
3. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 1. Nguyên tắc bầu cửViệc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 73. Việc kiểm phiếuViệc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Hướng dẫn
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Điều 71. Thời gian bỏ phiếu...
3. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Từ khóa: Thông tri 12/TT-MTTW-BTT, Thông tri số 12/TT-MTTW-BTT, Thông tri 12/TT-MTTW-BTT của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thông tri số 12/TT-MTTW-BTT của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thông tri 12 TT MTTW BTT của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 12/TT-MTTW-BTT
File gốc của Thông tri 12/TT-MTTW-BTT năm 2021 hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Hành chính
- Công văn 7415/VPCP-TH về báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công tác năm 2021 và đăng ký Chương trình công tác năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Quyết định 1707/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Công văn 7417/VPCP-KSTT năm 2021 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Thông báo 265/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020, 8 tháng đầu năm 2021 và trọng tâm công tác phối hợp trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Quyết định 1703/QĐ-TTg năm 2021 về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Quyết định 1523/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch tổ chức trực tuyến Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ
- Quyết định 4410/QĐ-UBND năm 2021 về Chuyên đề số 9 "Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định 59/2019/NĐ-CP" do Thành phố Hà Nội ban hành
- Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Quyết định 544/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ của ngành tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Thông tri 12/TT-MTTW-BTT năm 2021 hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Số hiệu | 12/TT-MTTW-BTT |
Loại văn bản | Thông tri |
Người ký | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành | 2021-01-18 |
Ngày hiệu lực | 2021-01-18 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |