THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 531-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 1996 |
VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992;
Nhằm tăng cường quản lý các Chương trình Quốc gia;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Một Chương trình Quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Đối tượng quản lý và kế hoạch hoá được xác định theo chương trình, đầu tư được thực hiện theo dự án.
Điều 3.- Tiêu chuẩn lựa chọn Chương trình Quốc gia:
- Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng Chương trình Quốc gia phải là những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải được tập trung chỉ đạo giải quyết;
- Mục tiêu của Chương trình Quốc gia phải rõ ràng, lượng hoá được và nằm trong chiến lược chung của quốc gia;
- Thời gian thực hiện chương trình phải quy định giới hạn, thường là 5 năm, hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm.
II. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
Điều 6.- Nội dung Chương trình Quốc gia gồm:
- Đánh giá thực trạng tình hình của lĩnh vực mà chương trình sẽ xử lý, luận chứng những vấn đề cấp bách phải giải quyết bằng Chương trình Quốc gia;
- Xác định phạm vi, quy mô và mục tiêu chung của chương trình, các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trong từng khoảng thời gian cụ thể;
- Xác định hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình và của các dự án đầu tư;
- Đề xuất khả năng lồng ghép với các chương trình khác;
- Kế hoạch, tiến độ tổ chức thực hiện chương trình, dự án;
- Sự hợp tác quốc tế (nếu có).
Chỉ sau khi chương trình đã được phê duyệt mới được thể hiện trong kế hoạch.
Điều 8.- Nguyên tắc lồng ghép hoạt động của các Chương trình Quốc gia được thực hiện như sau:
- Việc lồng ghép các phần liên quan về mục tiêu, các hoạt động và tổ chức giữa các Chương trình Quốc gia nhằm tránh trùng lặp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, được xem xét ngay từ khi đề xuất, xây dựng, bố trí kế hoạch, theo dõi cho đến các giai đoạn thực hiện, đánh giá chương trình;
- Cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm đề xuất nội dung, hình thức, cơ chế lồng ghép với các Chương trình Quốc gia khác;
- Trong quá trình xem xét thẩm định, bố trí vốn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiến nghị phương án lồng ghép, đồng thời phân bổ vốn cho các hoạt động lồng ghép đó để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm cho các Bộ quản lý chương trình;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia quản lý, tổ chức việc thực hiện và lồng ghép các hoạt động liên quan của các Chương trình Quốc gia trên địa bàn.
- Đánh giá phần chương trình đã thực hiện;
- Luận chứng về sự cần thiết và lý do điều chỉnh;
- Nội dung điều chỉnh;
- Ảnh hưởng của những điều chỉnh đó đối với mục tiêu cuối cùng của chương trình và hiệu quả của việc điều chỉnh.
Bộ quản lý chương trình chịu trách nhiệm chủ trì cùng các Bộ, ngành và địa phương có liên quan đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Chương trình Quốc gia, làm báo cáo tổng kết hoàn thành chương trình do Bộ quản lý trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
III. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA:
IV. QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA.
Điều 15.- Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thẩm định, lồng ghép, quản lý, điều hành, kiểm tra và đánh giá các Chương trình Quốc gia;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, dài hạn của Nhà nước và đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, lựa chọn lập danh mục các Chương trình Quốc gia và cơ quan quản lý chương trình để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định;
- Cùng với Bộ Tài chính đề xuất mức phân bổ kinh phí ngân sách cho từng Chương trình Quốc gia để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của Nhà nước trình Chính phủ.
Điều 16.- Nhiệm vụ của Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí ngân sách cho từng Chương trình Quốc gia, tổng hợp, đưa vào kế hoạch ngân sách chung của Nhà nước để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định.
- Cấp phát kinh phí cho từng chương trình, dự án đã được xét duyệt theo kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan quản lý Chương trình Quốc gia thực hiện đúng các quy định tài chính - kế toán hiện hành. Tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho từng chương trình và duyệt quyết toán kinh phí Chương trình Quốc gia và các dự án đã kết thúc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình Quốc gia để giúp thủ trưởng cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện chương trình và giải thể Ban này khi kết thúc chương trình. Chủ nhiệm chương trình là một đồng chí lãnh đạo Bộ, các thành viên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ phận: kế hoạch, tài vụ và các bộ phận có liên quan. Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình Quốc gia do cơ quan quản lý chương trình quyết định trên cơ sở tuân thủ các quy định tại các Quyết định này;
- Đối với những Chương trình Quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt cần có thành viên của các Bộ và địa phương tham gia Ban chủ nhiệm, thành phần Ban chủ nhiệm chương trình và quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ kinh phí và tổ chức công tác kế toán để quản lý nguồn kính phí của chương trình theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước;
- Chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí của chương trình với Bộ Tài chính và chịu sự kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo các quy định hiện hành.
Điều 18.- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
- Tham gia vào việc xây dựng và quản lý các Chương trình Quốc gia trên địa bàn;
- Đề nghị thay đổi mục tiêu dự án của chương trình trên địa bàn khi thấy mục tiêu dự án đó không phù hợp và không sát với tình hình thực tế của địa phương.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chương trình có thể tiến hành tốt, tổ chức lồng ghép và triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình trên địa bàn;
- Thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình Quốc gia của địa phương để giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập kế hoạch, thực hiện và điều hành các Chương trình Quốc gia trên địa bàn. Trưởng ban chỉ đạo là một đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành viên là đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá và các Sở chuyên ngành. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối thường trực.
- Các Chương trình Quốc gia đang thực hiện chưa đủ tiêu chuẩn và các thủ tục theo quy định tại Quyết định này, phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
| Nguyễn Khánh (Đã ký) |
File gốc của Quyết định 531-TTg năm 1996 về quản lý các chương trình Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 531-TTg năm 1996 về quản lý các chương trình Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 531-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Khánh |
Ngày ban hành | 1996-08-08 |
Ngày hiệu lực | 1996-09-01 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |