ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2018/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 9 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 và thay thế Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế Thi đua, khen thưởng.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Quy chế này quy định việc tổ chức phong trào thi đua, công tác khen thưởng; đối tượng, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; thẩm quyền xét khen thưởng, đề nghị khen thưởng; tuyến trình khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học; Quỹ thi đua, khen thưởng các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Quy chế này áp dụng đối với công dân Việt Nam, các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức kinh tế, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân, gia đình, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài và tổ chức nước ngoài tham gia các phong trào thi đua, đạt được thành tích tiêu biểu xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Quảng Ngãi.
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013 và Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Các đối tượng được quy định tại Điều 2 Quy chế này tham gia các phong trào thi đua, đạt được thành tích tiêu biểu xuất sắc thì được xét, đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật. Không xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện nhưng không tham gia đăng ký và tổ chức thực hiện phong trào thi đua.
TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
1. Thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt (chuyên đề) thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
Điều 5. Nội dung, phương pháp tổ chức phong trào thi đua
2. Xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phạm vi, đối tượng và thời gian thi đua, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị được giao, từ đó đề ra các nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao phải cao hơn, thời hạn hoàn thành phải sớm hơn. Tổ chức phát động và đăng ký giao ước thi đua giữa tập thể với tập thể, cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua nhằm đánh giá kết quả thực hiện, phổ biến những kinh nghiệm hay, cách làm mới trong phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc để khen thưởng và đề nghị khen thưởng. Kịp thời tổ chức tuyên truyền để biểu dương, tôn vinh, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo và phát động phong trào thi đua trên địa bàn toàn tỉnh; xem xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể tỉnh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, khối trưởng, cụm trưởng và thành viên các khối, cụm thi đua, Bí thư huyện ủy, thành ủy và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức phát động, chỉ đạo triển khai phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng trong phạm vi quản lý.
5. Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng, thường xuyên cổ vũ các phong trào thi đua. Phát hiện nêu gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, phổ biến những cách làm hay, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 7. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm theo tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” được xét tặng cho cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ và được xét, đề nghị vào năm cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ ba (liên tục).
Tỷ lệ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” không quá 15% (riêng ngành Giáo dục và Đào tạo không quá 10%) trong tổng số cá nhân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. Nếu tính tỷ lệ % không đủ 01 cá nhân thì được đề nghị tối đa 01 cá nhân, nếu có số dư từ 0,5 trở lên thì được đề nghị thêm 01 cá nhân.
5. Ngoài tiêu chuẩn trên, đối với cá nhân là người đứng đầu các tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ nộp ngân sách,... thì đơn vị phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động, vệ sinh môi trường,... mới được đề nghị xét tặng các danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
2. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm cho các tập thể đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 27 Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và tiêu biểu nhất trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Nếu có tổ chức Đảng thì phải đạt “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, tổ chức Công đoàn đạt “Công đoàn vững mạnh”.
a) Đối với cấp tỉnh: Phòng, ban và đơn vị tương đương thuộc các sở, ban, ngành, các Ban Đảng Tỉnh ủy, Đảng ủy khối, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội, đoàn thể.
c) Đối với đơn vị sự nghiệp gồm: Trường học, bệnh viện và tương đương; các khoa, phòng và tương đương thuộc các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, bệnh viện cấp tỉnh.
đ) Tỷ lệ đề nghị xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hàng năm không quá 30% (riêng ngành Giáo dục và Đào tạo không quá 15%) trong tổng số tập thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Nếu tính tỷ lệ % không đủ 01 tập thể thì được đề nghị tối đa 01 tập thể, nếu có số dư từ 0,5 trở lên thì được đề nghị thêm 01 tập thể.
c) Trường hợp tập thể được khối, cụm thi đua bầu chọn đề nghị tặng “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh” nhưng Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh bỏ phiếu kín không đạt tỷ lệ đồng ý theo quy định thì tùy từng trường hợp, Hội đồng có thể xem xét, đề nghị khen thưởng ở mức thấp hơn (bằng khen).
Trường hợp tập thể được khối, cụm thi đua bầu chọn đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” nhưng Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh bỏ phiếu kín không đạt tỷ lệ đồng ý theo quy định thì tùy từng trường hợp, Hội đồng có thể xem xét, đề nghị khen thưởng ở mức thấp hơn (Cờ thi đua hoặc bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
Điều 9. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
1. Giấy khen được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho nhân dân và cán bộ các xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
5. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho cá nhân lập được thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc đột xuất theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
7. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đóng góp tiền của ủng hộ các quỹ xã hội trong tỉnh dưới hình thức tự nguyện.
Điều 12. Tỷ lệ xét tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích hàng năm
2. Đối với cá nhân không quá 15% (riêng ngành Giáo dục và Đào tạo không quá 10%) trong tổng số cá nhân đạt tiêu chuẩn xét tặng bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Khi tính tỷ lệ % các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 điều này, nếu có số dư lớn hơn 0,5 thì được đề nghị thêm 01 tập thể hoặc 01 cá nhân.
Tập thể, cá nhân đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, đạt thành tích cao tại các cuộc thi khu vực quốc gia, quốc gia, khu vực quốc tế, quốc tế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen theo quy định tại Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 18/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Ban hành quy định chính sách khen thưởng cho tập thể, cá nhân của tỉnh Quảng Ngãi đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, thành tích cao tại các cuộc thi khu vực quốc gia, quốc gia, khu vực quốc tế, quốc tế và Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 8 và Điều 9 Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 18/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013 và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Quyết định tặng giấy khen; danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến”;
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quyết định tặng giấy khen và đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định; tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cán bộ, công chức, nông dân, người lao động thuộc quyền quản lý của cấp xã.
5. Các trường hợp khác được giải quyết như sau: Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã thì cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua hoặc đề nghị cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
7. Cơ quan, bộ phận có chức năng tham mưu về thi đua, khen thưởng các cấp chịu trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến hiệp y, xác nhận của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan và trình cấp có thẩm quyền quyết định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.
1. Tuyến trình khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Đối với phong trào thi đua theo đợt (chuyên đề): Cấp nào, cơ quan, ngành nào chủ trì phát động thì cấp đó, cơ quan, ngành đó xét khen thưởng khi sơ kết, tổng kết. Chỉ trình cấp trên khen thưởng đối với tập thể, cá nhân lập được thành tích thật sự tiêu biểu xuất sắc; phải phối hợp với cơ quan tham mưu về thi đua, khen thưởng cấp huyện hoặc cấp tỉnh xem xét, thống nhất trước khi trình khen thưởng.
a) Các tổ chức kinh tế là thành viên các khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức thì người đứng đầu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
c) Đối với các tổ chức kinh tế không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, điểm b điều này, nếu có thành tích tiêu biểu xuất sắc (hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp ngân sách, bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách đối với người lao động, ...) góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi tổ chức kinh tế có trụ sở hoặc thường xuyên hoạt động xem xét khen thưởng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Điều 17. Quy định về hiệp y khen thưởng
2. Nội dung lấy ý kiến hiệp y, xác nhận gồm: Việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết quả đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đoàn thể; việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện chế độ bảo hiểm cho công nhân, người lao động, đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm,...
Điều 18. Quy định về thời điểm nhận hồ sơ, thời gian thẩm định trình khen thưởng
a) Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước (huân, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước) thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét khen thưởng hàng năm (khen thường xuyên) gửi trước ngày 10 tháng 3 hàng năm. Hệ thống giáo dục đào tạo trước ngày 30 tháng 7 hàng năm. Các trường hợp khen thưởng khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua theo đợt (chuyên đề), đại hội nhiệm kỳ, kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ trước ngày tổ chức ít nhất 20 ngày.
Điều 19. Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
2. Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; khen thưởng theo thủ tục đơn giản thực hiện theo quy định tại các Điều: 52, 53, 54, 55, 56, 57 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; Khối trưởng, Cụm trưởng khối, cụm thi đua (đối với khen thưởng các thành viên trong khối, cụm thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức);
c) Biên bản họp xét khen thưởng và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng thi đua - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; của các thành viên khối, cụm thi đua, hoặc của các thành viên tham gia thi đua theo đợt (chuyên đề) dưới hình thức liên ngành.
d) Đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, chế độ bảo hiểm,... khi trình các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, Bằng khen và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị, trong hồ sơ khen thưởng phải có văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền về kết quả thực hiện. Đối với doanh nghiệp phải có báo cáo kết quả kiểm toán trong thời gian 05 năm trở lên trước khi đề nghị khen thưởng.
5. Trước khi trình khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc lấy ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi trong thời hạn 10 ngày làm việc (trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất).
Việc công bố, trao tặng và đón nhận các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua và Điều 44 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN, HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ngãi do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Hội đồng thi đua, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh do người đứng đầu quyết định thành lập, là bộ phận tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng.
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn:
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
d) Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên khen thưởng theo quy định;
4. Văn phòng hay phòng hành chính tổng hợp, hoặc bộ phận phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, tổ chức, đơn vị là thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng.
Điều 23. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp huyện, thành phố
2. Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp huyện gồm:
b) Hội đồng có từ 02 đến 03 Phó Chủ tịch Hội đồng. Trưởng Phòng Nội vụ (hoặc Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội) là Phó Chủ tịch thường trực. Các Phó Chủ tịch và thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
c) Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng trên địa bàn;
4. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp huyện hoạt động theo quy chế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành và quy định của pháp luật.
Điều 24. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp xã, phường, thị trấn
2. Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp xã gồm:
b) Hội đồng có từ 01 đến 02 Phó Chủ tịch Hội đồng. Các Phó Chủ tịch, thành viên khác và thường trực Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
c) Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng trên địa bàn xã;
4. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp xã hoạt động theo quy chế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ban hành và quy định của pháp luật.
Điều 25. Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học các cấp
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ.
QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, MỨC TIỀN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
1. Việc lập, sử dụng và quản lý quỹ thi đua, khen thưởng các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 27. Sử dụng và quản lý Quỹ Thi đua, Khen thưởng
a) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm theo các quyết định khen thưởng.
c) Chi công tác phục vụ tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua và công tác thẩm định hồ sơ khen thưởng: Mức trích chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo không quá 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho nhiệm vụ sau:
- Chi tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua, hội nghị ký kết giao ước thi đua; hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, chi tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng.
- Chi cho công tác thẩm định hồ sơ khen thưởng và một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua; các hoạt động thi đua, khen thưởng khối, cụm.
3. Quản lý Quỹ Thi đua, khen thưởng
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương theo thẩm quyền quyết định khen thưởng thì tiền thưởng được chi theo quy định từ Quỹ thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị, địa phương cấp mình quản lý.
d) Khen thưởng các chương trình mục tiêu, tiền thưởng được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của chương trình mục tiêu đó, trường hợp nguồn kinh phí chương trình mục tiêu không được trích thưởng thì mới chi thưởng từ Quỹ thi đua, khen thưởng.
1. Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân thực hiện theo quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích trong phong trào thi đua Khối, Cụm của tỉnh được thưởng tiền và tặng phẩm lưu niệm; mức tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ (tổng tiền thưởng và tặng phẩm lưu niệm bằng 04 lần mức lương cơ sở).
5. Mức tiền thưởng kèm theo Bằng công nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tập thể, cá nhân đạt “Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phạm Văn Đồng”, thực hiện theo Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Đề án Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phạm Văn Đồng và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
6. Mức tiền thưởng kèm theo Bằng công nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với cá nhân đạt “Công dân tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi”, thực hiện theo Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Ban hành Quy chế xét chọn “Công dân tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi” giai đoạn 2017-2020.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
3. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và cá nhân phản ánh về Sở Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
File gốc của Quyết định 26/2018/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, khen thưởng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 26/2018/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, khen thưởng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Số hiệu | 26/2018/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Ngọc Căng |
Ngày ban hành | 2018-09-20 |
Ngày hiệu lực | 2018-10-01 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |