Căn cứ Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Căn cứ Quyết định số 1372/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Xác minh tài sản, thu nhập nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng (nếu có) đối với người có nghĩa vụ kê khai.
- Việc xác minh tài sản, thu nhập do Thanh tra Bộ thực hiện theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật Phòng, chống tham nhũng) và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 130/2020/NĐ-CP).
- Xác minh về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng nội dung bản kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là bản kê khai) của người có nghĩa vụ kê khai.
2. Đối tượng được xác minh
Căn cứ điểm 1 Mục II Phần B của Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Ban hành kèm theo Quyết định số 1372/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), trong năm 2021 sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tại 09 đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ (Cụ thể tại Phụ lục kèm theo).
- Kết thúc xác minh tại mỗi đơn vị, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập báo cáo kết quả và dự thảo Kết luận xác minh, trình Bộ trưởng ban hành Kết luận xác minh.
- Tiếp nhận, quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm 6 Mục II Kế hoạch kê khai tài sản, thu nhập của Bộ.
3. Vụ Tổ chức cán bộ
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Bố trí kinh phí phục vụ việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này.
Điều 45. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập
1. Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 của Luật này.
2. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ ban hành quyết định xác minh.
b) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập.
c) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
d) Nội dung xác minh.
đ) Thời hạn xác minh.
e) Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
g) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp (nếu có).
3. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.
Điều 46. Tổ xác minh tài sản, thu nhập
1. Tổ xác minh tài sản, thu nhập gồm có Tổ trưởng và các thành viên. Trường hợp nội dung xác minh có tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người tham gia Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
Không bố trí người tham gia Tổ xác minh tài sản, thu nhập là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người được xác minh hoặc người khác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể không vô tư, khách quan trong việc xác minh tài sản, thu nhập.
2. Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập.
d) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh.
đ) Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản với người ra quyết định xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định xác minh về nội dung báo cáo.
e) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
3. Thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, xác minh tại chỗ đối với tài sản, thu nhập và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng.
b) Kiến nghị Tổ trưởng áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Tổ trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổ trưởng về nội dung báo cáo.
d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
Điều 39. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
2. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
4. Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều này.
Điều 10. Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
1. Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
a) Chấp hành viên.
b) Điều tra viên.
c) Kế toán viên.
d) Kiểm lâm viên.
đ) Kiểm sát viên.
e) Kiểm soát viên ngân hàng.
g) Kiểm soát viên thị trường.
h) Kiểm toán viên.
i) Kiểm tra viên của Đảng.
k) Kiểm tra viên hải quan.
l) Kiểm tra viên thuế.
m) Thanh tra viên.
n) Thẩm phán.
2. Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 5. Quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
...
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin (sau đây gọi là người được yêu cầu) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
File gốc của Quyết định 226/QĐ-LĐTBXH về Kế hoạch xác minh tài sản, thu thập năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định 130/2020/NĐ-CP đang được cập nhật.
Quyết định 226/QĐ-LĐTBXH về Kế hoạch xác minh tài sản, thu thập năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định 130/2020/NĐ-CP