ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2006/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 08 tháng 3 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH TRA XÂY DỰNG TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 cùa Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/TTLT/BXD-BNV, ngày 16/1/2004 của Bộ Xâv dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT/BXD-BNV ngày 22/6/2005 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Xây dựng ở địa phương;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng Lào Cai và của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra xây dựng tỉnh Lào Cai".
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH TRA XÂY DỰNG TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-UBND ngày 08/3/ 2006 của UBND tỉnh Lào Cai)
Thanh tra Xây dựng tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Thanh tra Sở) là cơ quan thuộc Sở Xây dựng Lào Cai, thuộc hệ thống Thanh tra Xây dựng, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiêm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh Tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở.
Thanh tra Sở có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành xây dựng trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình đó.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính (thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở);
a) Thanh tra, kết luận, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý;
b) Chù trì hoặc phối hợp với các bên có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.
3. Thực hiện thanh tra chuyên ngành xây dựng theo các quy định hiện hành của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng;
a) Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo quy định của Chính phủ;
b) Thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra xây dựng chuyên ngành theo chương trình hoặc đột xuất do Giám đốc Sở giao;
c) Cử người tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành khi có yêu cầu của Thanh tra Bộ Xây dựng.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
a) Chủ trì hoặc tham gia tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
b) Giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
c) Theo dõi, kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Thực hiện công tác phòng ngừa, Chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng ở địa phương theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.
7. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành xây dựng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.
8. Chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra; được sử dụng cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sàn và kinh phí phục vụ hoạt động của Thanh tra Sở.
10. Thục hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở giao.
Điều 3. Quan hệ công tác của Thanh tra Sở:
1. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh;
2. Thanh tra sở chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng; tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác Thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Bộ Xây dựng;
3. Thanh tra Sở phối hợp với Thanh tra các ngành, chính quyền cấp huyện, cấp xã và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền trong quá trình thanh tra đối với các vấn đề có liên quan đến xây dựng và trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật;
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho Thanh tra Sở hoạt động trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi Đội thanh tra trình.
5. Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm phối hợp với các Đội thanh tra xây dựng trong việc kiểm tra trật tự đô thị tiên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi có yêu cầu của Đội thanh tra.
Điều 4. Tổ chức bộ máy và biên chế:
1. Tổ chức bộ máy gồm:
a) Chánh Thanh tra Sở và Phó Chánh thanh tra:
Chánh thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp về công tác tổ chức và cán bộ hiện hành của tinh; Chánh thanh tra Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ và quản lý tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật.
Phó Chánh thanh tra Sở giúp Chánh thanh tra Sở thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Chánh thanh tra Sở phân công; Phó Chánh thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở và theo quy định của pháp luật.
b) Giúp việc cho Chánh thanh tra Sở có:
- Các cán bộ, công chức làm công tác thanh tra hành chính Nhà nước và công tác tổng hợp;
- Đội Thanh tra xây dựng liên huyện: Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương và thành phố Lào Cai (Gọi tắt là: Đội Thanh tra xây dựng số 1)
- Đội Thanh tra xây dựng liên huyện: Bảo Thắng, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Yên, Văn Bàn (Gọi tắt là Đội Thanh tra xây dựng số 2);
Chánh thanh tra Sở bổ nhiệm Đội trưởng. Đội phó Đội thanh tra xây dựng liên huyện, thành phố.
2. Biên chế:
Biên chế của Thanh trạ Sở được UBND tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể hàng năm theo đề nghị cuea Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Nội vụ.
Việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thanh tra phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Lái xe và lao động thực hiện các công việc khác thực hiện theo chế độ hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Điều 5. Giám đốc Sở Xây dựng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở nêu tại Điều 2 của Quy định này, tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, ban chuyên môn thuộc Sở, thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ quy định lại chức năng, nhiệm vụ cùa từng Phòng, ban đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp với nhiệm vụ của Thanh tra Sở; bố trí sắp xếp tổ chức cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định trên đảm bảo cho Thanh tra Sở hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
File gốc của Quyết định 22/2006/QĐ-UBND quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra xây dựng tỉnh Lào Cai đang được cập nhật.
Quyết định 22/2006/QĐ-UBND quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra xây dựng tỉnh Lào Cai
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Số hiệu | 22/2006/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Hữu Vạn |
Ngày ban hành | 2006-03-08 |
Ngày hiệu lực | 2006-03-08 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |