BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1593/QĐ-ĐT | Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2002 |
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM SOÁT HẢI QUAN CÁC CẤP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
- Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/6/2001,
- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra Chống buôn lậu,
QUYẾT ĐỊNH
| TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM SOÁT HẢI QUAN CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 1593/ QĐ-ĐầU TƯ ngày 20/06/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, cán bộ , công chức hải quan có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Lực lượng kiểm soát hải quan là lực lượng nòng cốt, là đầu mối và chịu trách nhiệm chính về tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Các lực lượng nghiệp vụ Hải quan khác có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với lực lượng Kiểm soát hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiểm soát hải quan kịp thời, theo quy định của pháp luật.
Điều 2: Mục đích của hoạt động Kiểm soát Hải quan.
- Ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ công tác kiểm tra hàng hoá tại cửa khẩu và công tác kiểm tra sau thông quan.
- Phòng, chống các hành vi móc nối tiêu cực, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của Công chức Hải quan và Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Công tác Kiểm soát hải quan phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bám sát địa bàn, đối tượng; Xác định địa bàn trọng tâm, trọng điểm. Kết hợp các biện pháp kiểm soát công khai với các biện pháp trinh sát bí mật. Cần tập trung đi sâu phát hiện đối tượng chủ mưu, hoạt động có tổ chức bằng đường dây, ổ nhóm; Phát hiện hành vi cố tình trốn tránh việc thực hiện chính sách của Nhà nước liên quan đến xuất nhập khẩu.
Để nâng cao hiệu quả công tác, lực lượng kiểm soát Hải quan các cấp phải xây dựng phương án phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan, phù hợp với từng loại địa bàn, đối tượng và khả năng của lực lượng Kiểm soát hải quan; Thườn xuyên cập nhật, điều chỉnh phương án đấu tranh phù hợp để đối phó với các phương thức thủ đoạn mới của các đối tượng vi phạm.
- Cấp Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc tương đương có trách nhiệm ngăn ngừa và trực tiếp chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan trong phạm vi nhiệm vụ của mình là chính; Đơn vị Kiểm soát hải quan cấp trên có trách nhiệm làm tham mưu, nắm thông tin, khai thác sử dụng và cung cấp thông tin cho cấp dưới là chính.
Việc tham mưu, nắm thông tin ở mỗi cấp vừa phục vụ cho nhiệm vụ Kiểm soát hải quan ở cấp mình vừa phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan trong phạm vi toàn ngành Hải quan.
- Kết hợp các biện pháp tuần tra, kiểm soát công khai, trinh sát bí mật, điều tra nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan các cấp được quy định tại Chương IV Luật Hải quan, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, v.v...
- Thực hiện các biện pháp trinh sát bí mật, xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật để cộng tác với Hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan theo quy định hiện hành của Tổng cục Hải quan. (có quy định riêng).
- Quản lý, sử dụng các phương tiện nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật đã được trang bị vào việc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
- Kết hợp công tác kiểm soát hải quan với việc hỗ trợ công tác kiểm tra sau thông quan; Khi kiểm tra sau thông quan mà phát hiện vụ việc buôn lậu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì phải báo cáo và chuyển vụ việc đến cơ quan Kiểm soát hải quan để điều tra, xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 5: Phân công trách nhiệm.
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, phát hiện, ngăn ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan trong phạm vi địa bàn hoạt động của mình.
Theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương được chịu trách nhiệm trước pháp luật và Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan tỉnh) về việc để xảy ra tiêu cực, móc nối trong nội bộ hải quan, giữa công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu với các phần tử buôn lậu hoặc do không làm đúng, đầy đủ trách nhiệm để sót lọt các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan xảy ra trong phạm vi, địa bàn quản lý của Chi cục.
- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, phát hiện, ngăn ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan trong phạm vi địa bàn hoạt động được giao.
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc để xảy ra tiêu cực, móc nối trong nội bộ đơn vị hải quan, giữa công chức hải quan thuộc Cục với phần tử buôn lậu hoặc do cục Hải quan tỉnh không làm đúng, đầy đủ trách nhiệm để sót lọt các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan xảy ra trong phạm vi địa bàn hoạt động được giao.
- Cục Đìêu tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, phát hiện, ngăn ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan có đường dây, ổ nhóm móc nối liên tỉnh, móc nối vào nội bộ Hải quan hoặc vụ việc lớn, phức tạp xảy ra tại cửa khẩu hay một Cục Hải quan tỉnh.
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc để xảy ra tiêu cực, móc nối giữa cán bộ Cục Điều chống buôn lậu hoặc do Cục Điều tra chống buôn lậu không làm hết trách nhiệm để sót lọt các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan có đường dây, ổ nhóm nêu trên.
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan uỷ quyền chỉ đạo, phối hợp lực lượng Kiểm soát hải quan trong toàn ngành để phát hiện, ngăn chặn, điều tr, bắt giữ, xử lý kịp thời theo thẩm quyền, đúng pháp luật đối với những vụ việc quan trọng, phức tạp và trong những trường hợp cần thiết.
Cơ quan hải quan ở mỗi cấp tuỳ theo khối lượng công việc, yêu cầu nhiệm vụ được phân công để thành lập đơn vị chuyên trách Kiểm soát hải quan theo mô hình thích hợp để thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Trước mắt, đơn vị chuyên trách kiểm soát hải quan đựơc tổ chức như sau:
- Cục Điều tra chống buôn lậu, được tổ chức:
+ Các đơn vị tham mưu, bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, tài vụ.
+ Các đơn vị nghiệp vụ và các Hải đội được thành lập theo khu vực, theo địa bàn, theo tuyết và theo loại hình (có quyết định riêng).
- ở cục Hải quan tỉnh, được tổ chức:
+ Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý hoặc bộ phận tham mưu nghiệp vụ Kiểm soát chống buôn lậu thuộc Phòng Nghiệp vụ (những nơi không có Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý).
+ Đội kiểm soát hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh; trong Đội kiểm soát hải quan đựơc biên chế thành các tổ.
- ở Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương, được tổ chức:
Tổ kiểm soát hải quan, dưới tổ có thể chia thành các nhóm phù hợp từng nơi. ở những địa bàn phức tạp như biên giới, cảng biển,... có thể có nhiều nhóm với nhiệm vụ kiểm soát theo tuyến, theo loại hình hoặc địa bàn cho phù hợp; ở những Chi cục Hải quan và những đơn vị tương đương, nếu tính chất công việc không đòi hỏi phải có đơn vị Kiểm soát hải quan thì không thành lập Tổ kiểm soát hải quan.
Điều 7: Cán bộ, công chức làm công tác Kiểm soát Hải quan.
Việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức thuộc lực lượng Kiểm soát hải quan chủ yếu bao gồm những người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học chính quy có kiến thức về ngoại thương, tài chính, pháp luật, ngoại ngữ, về điều tra tội phạm và được huấn luyện chuyên sâu về nghiệp vụ trinh sát, điều tra, tuần tra kiểm soát và các kiến thức kỹ thuật, nghiệp vụ khác.
Tuyển dụng và bố trí lực lượng chuyên trách chống buôn lậu trên biển theo hướng:
- Lực lượng làm công tác điều tra phải đảm bảm các yêu cầu như lực lượng chống buôn lậu đã nêu trên và phải được huấn luyện về kỹ thuật, nghiệp vụ đi biển và khả năng thích ứng với hoạt động đi biển.
- Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật trên tầu như thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, điện máy tầu, điều khiển tàu... thì chủ yếu tuyển dụng những người được đào tạo chuyên sâu về tầu thuyền và hàng hải có trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật hàng hải theo chức danh bố trí kíp thuyền viên. Quán trình sử dụngsẽ được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan và những nghiệp vụ cần thiết khác, thực hiện chế độ huấn luyện định ký hàng năm. Nội dung huấn luyện do Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì xây dựng, các Vụ, Cục chức năng tham gia trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan quyết định.
Thực hiện việc điều động, luân chuyển địa bàn đối với cán bộ, công chức thuộc lực lượng Kiểm soát hải quan theo yêu cầu nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và ngăn ngừa tiêu cực; Kiên quyết xử lý và đưa ra không lực lượng kiểm soát hải quan những cán bộ không đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn.
Điều 8: Phạm vi địa bàn hoạt động
Phạm vu địa bàn hoạt động của lực lượng Kiểm soát hải quan ở mỗi cấp là phạm vi địa bàn hoạt động hải quan của cấp đó, cụ thể:
- Phạm vi địa bàn hoạt động của Tổ Kiểm soát hải quan thuộc chi cục hải quan cửa khẩu và tương đương là phạm vi địa bàn hoạt động hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương.
- Phạm vi địa bàn hoạt động của Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý và của Đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh là phạm vi địa bàn hoạt động hải quan của Cục Hải quan tỉnh.
- Phạm vi địa bàn hoạt động của lực lượng Kiểm soát hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan là phạm vi, địa bàn hoạt động hải quan của ngành hải quan, có sự phân công cụ thể cho từng đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu (có quyết định riêng).
Điều 9: Nhiệm vụ Kiểm soát hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương.
1. Lực lượng Kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương thực hiện nhiệm vụ chủ yếu:
- Tổ chức công tác tuần tra, kiểm soát thường xuyên, đột xuất trong phạm vu địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan;
- Tiến hành công tác điều tram nghiên cứu nắm tình hình về hoạt động buôn lậu trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, bắt giữ và kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu;
- Phối hợp với lực lượng công khai tại cửa khẩu tiến hành kiểm tra, phát hiện, bắt giữ hàng hoá buôn lậu và đối tượng buôn lậu;
- Thực hiện các yêu cầu phối hợp của các đơn vị Kiểm soát hải quan thuộc Hải quan tỉnh và của Tổng cục Hải quan.
- Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan chức năng khác của nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, chống tội phạm theo quy định hiện hành của phátp luật.
- Lập biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ, đề xuất, xử lý vi phạm.
- Thực hiện chế độ báo cáo, định kỳ, đột xuất về tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. Đề xuất giải pháp về công tác kiểm soát hải quan tại Chi cục Hải quan.
2. Chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức và tài sản, phương tiện nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương.
Điều 10: Nhiệm vụ Kiểm soát hải quan của Cục Hải quan tỉnh.
1. Lực lượng Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh vừa trực tiếp đấu tranh, vừa làm công tác tham mưu cho Cục trưởng Hải quan tỉnh về các mặt công tác sau:
- Xây dựng phương án, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan trong phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan tỉnh phù hợp từng thời kỳ.
- Xây dựng nội dung và tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nghiệp vụ Kiểm soát hải quan đối với các Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương.
- Khi vụ việc xảy ra liên quan đến nhiều Cửa khẩu, có trách nhiệm chủ trì giúp lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh tổ chức điều tra, xử lý.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng khác của tỉnh, thành phố trong việc trao đổi thông tin, tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan xảy ra trong phạm vu địa bàn do mình phụ trách; Đồng thời chủ trì tổ chức tiến hành xác minh, điều tra theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Cung cấp những thông tin về vi phạm pháp luật Hải quan để phục vụ quyết định hình thức kiểm tra hàng hoá tại các Chi cục Hải quan, kiểm ra sau thông quan và phục vụ hoạt động của hệ thống trung tâm dữ liệu thông tin của ngành.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan, chống gian lận thương mại của các Chi cục Hải quan và các đơn vị nghiệp vụ khác thuộc Cục Hải quan tỉnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình và kết quả công tác đấu tranh xảy ra trong phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan tỉnh; đề xuất giải pháp về công ác Hải quan nói chung và công tác Kiểm soát hải quan.
2. Chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức và tài sản, phương tiện nghiệp vụ của lực lượng Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải qun tỉnh, liên tỉnh,thành phố.
Điều 11: Nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan:
1. Thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:
- Tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục xây dựng phương hướng, kế hoạch công tác phòng, chống buôn lậu của ngành Hải quan định kỳ hàng năm và theo từng giai đoạn cụ thể.
- Hướng dẫn về nhiệm vụ và nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Kiểm soát hải quan toàn ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
- Tiến hành điều tra, xử lý các vụ vi phạm thuộc phạm vi trách nhiệm, địa bàn và thẩm quyền của Cục Điều tra chống buôn lậu.
- Tổ chức phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan hoặc hỗ trợ về lực lượng, phương tiện và các yêu cầu khác để tại điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát h3ai quan của các Cục Hải quan tỉnh, Chi cục Hải quan đạt hiệu quả.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng thuộc các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố trong việc trao đổi thông tin, tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công tác đấu tranh chống buôn lậu trong toàn ngành để phục vụ các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát tại cửa khẩu và công tác kiểm tra sau thông quan.
- Tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; Tiếp nhận các vụ việc do hải quan đia phương chuyển giao theo thầm quyền, tiến hành xác minh, điều tra theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động buôn lậu và kết quả công tác đấu tranh xảy ra trong phạm vi địa bàn hoạt động của ngành hải quan. Đề xuất giải pháp về công tác Hải quan nói chung và công tác kiểm soát hải quan toàn ngành.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ- Đào tạo, Trường cao đẳng Hải quan và các đơn vị liên quan trong và ngoài Ngành tổ chức các khoá đào tạo, huấn luyện về công tác chống buôn lậu, chống ma tuý, chống rửa tiền, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, .v.v... cho lực lượng Kiểm soát hải quan toàn ngành.
- Nghiên cứu, trang bị các loại phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng phục vụ công tác chống buôn lậu, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài vụ đề xuất lãnh đạo Tổng cục duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch được lãnh đạo Tổng cục Hải quan phê duyệt về quan kệ đối ngoại và hợp tác quốc tế về công tác chống buôn lậu giữa Hải quan Việt Nam với tổ chức Hải quan thế giới và hải quan các nước.
2. Chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức và tài sản, phương tiện nghiệp vụ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.
- Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị kiểm soát hải quan tổ chức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ cùng cấp theo quy định của Ngành và tổ chưc phối hợp với các đơn vị chức năng cùng cấp của các ngành liên quan theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị kiểm soát hải quan cấp dưới phải chịu sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức phối hợp về chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị Kiểm soát hải quan cấp trên. Đơn vị Kiểm soát hải quan cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo, tổ chức phối hợp với đơn vị Kiểm soát hải quan cấp dưới.
Điều 13: Khen thưởng và kỷ luật
- Mọi các nhân, tổ chức có thành tích trong việc thực hiện quy định này được động viên, khen thưởng kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc có biểu hiện, hành vi cản trở việc thực hiện quy định này tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Kiểm soát hải quan toàn ngành thực hiện quy định này.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan và Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các đơn vị, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền quản lý thi hành Quy định này.
File gốc của Quyết định 1593/QĐ-ĐT về nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Lực lượng kiểm soát hải quan các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1593/QĐ-ĐT về nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Lực lượng kiểm soát hải quan các cấp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 1593/QĐ-ĐT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Đức Kiên |
Ngày ban hành | 2002-06-20 |
Ngày hiệu lực | 2002-07-05 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |