Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Hành chính » Nghị định 36/2003/NĐ-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 36/2003/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ XÂY DỰNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn; hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Xây dựng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các chương trình dự án quốc gia và các công trình quan trọng khác thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi đã được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

5. Về xây dựng:

a) Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp quản lý các hoạt động xây dựng: từ khâu lập và quản lý thực hiện dự án xây dựng, khảo sát, thiết kế, xây lắp, nghiệm thu, bảo hành đến bảo trì công trình xây dựng;

b) Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng (về quy hoạch, kiến trúc, thiết kế sơ bộ), thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng theo phân công của Chính phủ; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;

c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu thầu trong xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

d) Thống nhất quản lý về chất lượng công trình xây dựng; tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc giám định chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp của Chính phủ;

đ) Thống nhất quản lý việc cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật; quy định các điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng;

e) Hướng dẫn việc quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu khảo sát, thiết kế, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

6. Về vật liệu xây dựng:

a) Thống nhất quản lý các hoạt động thẩm định, đánh giá về công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất lượng vật liệu sử dụng trong các công trình xây dựng.

7. Về quản lý và phát triển nhà:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ các giải pháp, chính sách về quản lý thị trường nhà ở đô thị; chỉ đạo và thực hiện theo phân công, phân cấp của Chính phủ;

b) Xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, tiêu chuẩn xây dựng nhà công sở các cơ quan hành chính nhà nước;

c) Thống nhất quản lý về nhà ở và công sở;

d) Ban hành quy định về thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, chế độ bảo hành, bảo trì nhà công vụ, trụ sở làm việc của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương;

đ) Hướng dẫn công tác điều tra, tổng hợp đánh giá quỹ nhà ở, nhà công vụ, trụ sở làm việc;

e) Hướng dẫn ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật;

g) Thống nhất quản lý việc khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được duyệt.

8. Về kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn:

a) Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, phân loại đô thị;

b) Quyết định công nhận loại đô thị theo phân cấp của Chính phủ;

c) Thống nhất quản lý về kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn;

d) Thẩm định, phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng theo phân cấp của Chính phủ;

đ) Xây dựng, trình Chính phủ quy định điều kiện hành nghề kiến trúc sư, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc.

9. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị (hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị):

a) Trình Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

b) Thống nhất quản lý về hạ tầng kỹ thuật đô thị;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

12. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;

13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật;

14. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

15. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ;

17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

18. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành xây dựng;

19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ

a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

1. Vụ Kiến trúc, quy hoạch xây dựng;

2. Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị;

3. Vụ Khảo sát, thiết kế xây dựng;

4. Vụ Vật liệu xây dựng;

5. Vụ Kế hoạch - Thống kê;

6. Vụ Kinh tế tài chính;

7. Vụ Khoa học công nghệ;

8. Vụ Xây lắp;

9. Vụ Pháp chế;

10. Vụ Hợp tác quốc tế;

11. Vụ Tổ chức cán bộ;

12. Thanh tra;

13. Văn phòng;

14. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

15. Cục Quản lý nhà.

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

1. Viện Kinh tế xây dựng;

2. Viện Khoa học công nghệ xây dựng;

3. Viện Quy hoạch đô thị, nông thôn;

4. Viện Vật liệu xây dựng;

5. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội;

6. Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh;

7. Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Xây dựng;

8. Trung tâm Tin học;

9. Tạp chí Xây dựng;

10. Báo Xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp Viện nghiên cứu kiến trúc và các đơn vị sự nghiệp khác hiện có thuộc Bộ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 15/CP ngày 04 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

Hướng dẫn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn tại địa phương được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT/BXD-BNV (VB hết hiệu lực: 20/01/2009)

Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT/BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành


Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
...
Liên bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành Xây dựng tại địa phương như sau:
I. CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG
1. Ví trị và chức năng
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Tổ chức và biên chế
...
II. CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (GỌI CHUNG LÀ CẤP HUYỆN) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG
1. Nhiệm vụ
...
2. Tổ chức và biên chế
...
III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN NHAN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG
...
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng cho nhân dân trên địa bàn xã.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng theo thẩm quyền.
3. Tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong xây dựng và quản lý đô thị. thực hiện việc hòa giải, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đối với các hoạt động xây dựng theo quy định của phápluật.
5. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, cải tạo, duy tu, bảo trì các công trình trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện.
6. Quản lý, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của xã.
7. Cấp, thu hồi giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật. xác nhận hồ sơ để cấp có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
8. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất với Uỷ ban nhân dân cấp huyện về tình hình các hoạt động xây dựng trên địa bàn xã.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thực hiện sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư Liên Bộ số 1012/TT-LB ngày 25/12/1996. Thông tư liên tịch số 702/1997/TTLT-BXD-BTCCBCP ngày 25/10/1997 của Liên Bộ Xây dựng - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Các quy định và hướng dẫn trước đây khác với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông - công chính. cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ nghiên cứu giải quyết.

Hướng dẫn

Việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài được hướng dẫn bởi Thông tư 05/2004/TT-BXD (VB hết hiệu lực: 26/06/2012)

Thông tư 05/2004/TT-BXD hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành


Thực hiện Điều 10 của Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ. thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng của Bộ Xây dựng được quy định tại Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ, Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam như sau:
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu đối với tổ chức:
...
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu đối với cá nhân hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng
...
3. Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thầu:
...
4. Quy định về báo cáo:
...
5. Tổ chức thực hiện:
...
(phụ lục kèm theo)

Hướng dẫn

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế được hướng dẫn bởi Quyết định 724/QĐ-BXD (VB hết hiệu lực: 09/05/2008)

Quyết định 724/QĐ-BXD năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành


Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
...
Điều 1. Chức năng
Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. tổ chức thực hiện các công việc về hợp tác quốc tế của Bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu, đề xuất, tổ chức soạn thảo: các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác hợp tác quốc tế để Bộ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành hoặc Bộ phê duyệt, ban hành theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác hợp tác quốc tế đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hợp tác quốc tế đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
3. Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. cung cấp thông tin trong nước và nước ngoài phục vụ sự chỉ đạo của Bộ trưởng.
4. Giải quyết, xử lý các công việc thường xuyên liên quan đến công tác hợp tác quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ.
5. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan, các địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ về hợp tác quốc tế.
6. Tổ chức thực hiện việc tham gia các tổ chức quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập, sau khi được Chính phủ phê duyệt.
7. Quản lý và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, đoàn ra, đoàn vào, các cuộc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
8. Đầu mối tổ chức vận động tài trợ và đàm phán với các nhà tài trợ nước ngoài theo uỷ quyền của Bộ trưởng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về:
1. Tình hình thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
2. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
3. Tình hình tham gia các tổ chức quốc tế. tình hình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
4. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 Quyết định này.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế được quyền:
1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ cung cấp những tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Vụ.
2. Quan hệ giao dịch, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài để trao đổi công việc phục vụ cho công tác hợp tác quốc tế của Bộ.
3. Được Bộ trưởng uỷ quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Vụ theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.
Điều 5. Vụ Hợp tác quốc tế có Vụ trưởng, một số Phó vụ trưởng và các chuyên viên với định biên phù hợp nhu cầu công tác của Vụ theo từng thời kỳ.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Vụ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Vụ báo cáo Bộ trưởng. xây dựng quy chế làm việc của Vụ, phân công nhiệm vụ, xác định trách nhiệm và sản phẩm của mỗi cá nhân trong Vụ.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 907/BXD-TCLĐ ngày 05 tháng 9 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ Hợp tác quốc tế.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Hướng dẫn

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch Thống kê được hướng dẫn bởi Quyết định 889/QĐ-BXD (VB hết hiệu lực: 17/04/2008)

Quyết định 889/QĐ-BXD năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch - Thống kê do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành


Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
...
Điều 1. Chức năng của Vụ kế hoạch - Thống kê:
Vụ Kế hoạch - Thống kê là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý các lĩnh vực công tác kế hoạch, thống kê, quản lý đầu tư xây dựng (nguồn vốn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, viện trợ phát triển chính thức -ODA, đầu tư trực tiếp của nước ngoài - FDI), sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị thuộc Bộ. tổ chức chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, hoả hoạn, thiên tai, công tác quốc phòng và các công trình, dự án trọng điểm theo sự phân công của Bộ trưởng.
Điều 2. Nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch - Thống kê:
1. Nghiên cứu, đề xuất, tổ chức soạn thảo: các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác kế hoạch, thống kê, quản lý đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và các lĩnh vực công tác theo chức năng được giao để Bộ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành hoặc Bộ phê duyệt, ban hành theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác của Vụ.
3. Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác của Vụ.
4. Giải quyết, xử lý các công việc thường xuyên liên quan đến các lĩnh vực công tác của Vụ.
5. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan, các địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ trong các lĩnh vực công tác của Vụ. giúp Bộ tham gia ý kiến các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương và của cả nước.
6. Đầu mối tổng hợp trình Bộ chủ trương đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ. đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, phân giao hồ sơ, tổng hợp kết quả thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ (trừ các dự án thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị) theo sự phân công của Bộ trưởng.
7. Hướng dẫn, kiểm tra công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị thuộc Bộ. đầu mối tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ. thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và dự án đầu tư thuộc Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
8. Hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu thầu trong xây dựng và tổng hợp tình hình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng đối với các đơn vị thuộc Bộ.
9. Tổ chức thẩm định trình Bộ quyết định thực hiện các dự án sự nghiệp kinh tế và tổ chức quản lý thực hiện theo quy định của Bộ trưởng.
10. Thực hiện công tác thống kê của Bộ theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
11. Giúp Bộ chỉ đạo định hướng công tác sản xuất, kinh doanh và công tác xuất, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ. tổ chức chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, hoả hoạn. thực hiện công tác quốc phòng, công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế miền núi, Tây nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Vụ Kế hoạch - Thống kê và Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về:
1. Tình hình chung về thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc Bộ.
2. Tình hình quản lý và sử dụng các nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, viện trợ phát triển chính thức - ODA, đầu tư trực tiếp của nước ngoài - FDI) hàng năm của các đơn vị thuộc Bộ.
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 Quyết định này.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Thống kê được quyền:
1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ báo cáo, cung cấp tài liệu tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Vụ.
2. Được Bộ trưởng uỷ quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Vụ theo quy định tại quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.
Điều 5. Vụ Kế hoạch - Thống kê có Vụ trưởng, một số Phó vụ trưởng và các chuyên viên với định biên phù hợp với nhu cầu công tác của Vụ theo từng thời kỳ.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Vụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Thống kê có trách nhiệm cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Vụ báo cáo Bộ trưởng. xây dựng quy chế làm việc của Vụ, phân công nhiệm vụ, xác định trách nhiệm và sản phẩm của mỗi cá nhân trong Vụ.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 910/BXD-TCLĐ ngày 05 tháng 9 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch - Thống kê.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Thống kê và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Từ khóa: Nghị định 36/2003/NĐ-CP, Nghị định số 36/2003/NĐ-CP, Nghị định 36/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 36/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 36 2003 NĐ CP của Chính phủ, 36/2003/NĐ-CP

File gốc của Nghị định 36/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng đang được cập nhật.

Hành chính

  • Công văn 7415/VPCP-TH về báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công tác năm 2021 và đăng ký Chương trình công tác năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1707/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Công văn 7417/VPCP-KSTT năm 2021 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Thông báo 265/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020, 8 tháng đầu năm 2021 và trọng tâm công tác phối hợp trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1703/QĐ-TTg năm 2021 về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1523/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch tổ chức trực tuyến Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
  • Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ
  • Quyết định 4410/QĐ-UBND năm 2021 về Chuyên đề số 9 "Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định 59/2019/NĐ-CP" do Thành phố Hà Nội ban hành
  • Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định 544/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ của ngành tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Nghị định 36/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Chính phủ
Số hiệu 36/2003/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Phan Văn Khải
Ngày ban hành 2003-04-04
Ngày hiệu lực 2003-05-16
Lĩnh vực Hành chính
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT/BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
  • Thông tư 05/2004/TT-BXD hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành
  • Quyết định 724/QĐ-BXD năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
  • Quyết định 889/QĐ-BXD năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch - Thống kê do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu