CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2002/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, chi tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:
a) Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí).
b) Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí).
3. Nghị định này không áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị.
Các chế độ về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với người lao động, thực hiện theo quy định hiện hành và những quy định của Nghị định này.
I. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ NỘI DUNG CHI CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1. Ngân sách nhà nước cấp:
a) Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí.
b) Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.
c) Kinh phí thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát...) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.
d) Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế thuộc diện tinh giản.
đ) Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang, thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị:
a) Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định. Mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước.
b) Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
c) Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Nguồn khác theo quy định của pháp luật như viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng (nếu có).
1. Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
2. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cấp cơ sở; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát ...); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định.
4. Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
5. Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.
6. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
7. Các khoản chi khác.
II. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương, tiền công được xác định theo mức trên, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và được công khai trong đơn vị, Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả tiền lương, tiền công theo chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả tiền lương, tiền công cao hơn.
III. LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU, CHI
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân các cấp thẩm tra dự toán thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc và phê duyệt mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương), cơ quan tài chính các cấp của địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương).
Trong thời gian được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động ổn định, hàng năm đơn vị lập dự toán thu, chi gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương), cơ quan chủ quản của địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương), Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để kiểm soát chi theo quy định hiện hành và quy định tại Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và gửi cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý.
IV. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu (sau khi loại trừ kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầy tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước; vốn vay, viện trợ) và phần chi tương ứng, đơn vị được trích lập các quỹ: Qũy Dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ Khen thưởng, Quỹ Phúc lợi và Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn của đơn vị và được thực hiện theo trình tự như sau:
1. Trích lập Qũy Dự phòng ổn định thu nhập.
2. Trích lập 2 Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm.
3. Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp sau khi đã trích lập 3 qũy nêu trên.
1. Qũy Dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.
2. Quỹ Khen thưởng được dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi Quỹ khen thưởng sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn đơn vị.
3. Quỹ Phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức. Chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng Quỹ phúc lợi sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn đơn vị.
4. Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức trong đơn vị. Việc sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích trên do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy định của pháp luật.
V. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN, KIỂM TRA VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo các quy định của pháp luật về chế độ kế toán thống kê áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về những quyết định thu, chi, tài sản, lao động và sự trung thực, khách quan của số liệu kế toán, quyết toán, thống kê và báo cáo tài chính định kỳ.
3. Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc. Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán đối với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.
4. Đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
II. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ NỘI DUNG CHI CỦA ĐƠN VỊ:
1. Nguồn tài chính của đơn vị gồm:
1.1. Ngân sách Nhà nước cấp:
a. Đối với cả 2 loại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, ngân sách Nhà nước cấp:
- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.
- Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nưóc giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định (điều tra, quy hoạch, khảo sát,...).
- Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm. vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí: Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí ngân sách Nhà nước cấp được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.
1.2. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị:
a. Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại đơn vị thu theo quy định). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
b. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động này do Thủ trưởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
c. Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
1.3. Nguồn khác theo quy định (nếu có): Các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tín dụng.
Căn cứ vào Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 10/2002/NĐ-CP.
Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc quản lý tài chính đối với cơ sở chữa bệnh do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý như sau:
...
II. QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1. Các nguồn tài chính của Trung tâm :
1.1/ Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp:
a/ Ngân sách địa phương cấp kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm bao gồm:
- Kinh phí chi cho bộ máy quản lý và các hoạt động khác phục vụ cho công tác chữa bệnh, giáo dục, cai nghiện, dạy nghề tính theo chỉ tiêu biên chế được duyệt và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
- Kinh phí chữa bệnh, giáo dục, cai nghiện, dạy nghề và các khoản chi khác cho đối tượng mại dâm, người nghiện ma tuý diện bắt buộc đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành của nhà nước.
- Vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm .
b/ Kinh phí của các cơ quan Trung ương, địa phương hợp đồng với Trung tâm để thực hiện các chương trình đề tài, dự án, thí điểm chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng.
1.2/ Nguồn đóng góp của đối tượng :
a/ Tiền ăn của đối tượng chữa bệnh, cai nghiện bắt buộc theo quy định hiện hành.
b/ Đóng góp của người cai nghiện tự nguyện ( sau đây gọi tắt là phí cai nghiện tự nguyện), những người tự nguyện đến các Trung tâm cai nghiện thì đóng góp các khoản sau:
+ Tiền ăn.
+ Tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và tiền thuốc chữa bệnh thông thường, tiền viện phí (nếu trong thời gian cai nghiện đối tượng phải đi viện).
+ Tiền xét nghiệm tìm chất ma tuý và các xét nghiệm khác.
+ Tiền sinh hoạt văn thể.
+ Tiền học văn hoá, học nghề (nếu bản thân đối tượng có nhu cầu).
+ Tiền điện, nước, vệ sinh.
+ Tiền đóng góp xây dựng cơ sở vật chất.
+ Phí phục vụ, quản lý.
Các khoản đóng góp của người cai nghiện tự nguyện theo nguyên tắc thu đủ đảm bảo các chi phí phục vụ cai nghiện cho đối tượng trong thời gian cai nghiện. Ngoài các khoản thu trên, Trung tâm không được thu một khoản nào khác của đối tượng cai nghiện .
Đối tượng cai nghiện là trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa, đối tượng gia đình thuộc hộ nghèo (theo chuẩn mực do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ) thì được xét miễn, giảm một phần các khoản đóng góp phí cai nghiện tự nguyện.
Mức thu phí cai nghiện tự nguyện, chế độ miễn giảm cho các đối tượng nêu trên do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thống nhất với Sở Tài chính Vật giá đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
- Trường hợp tỉnh không có Trung tâm, phải gửi đối tượng nghiện ma tuý đi cai nghiện tại tỉnh khác thì kinh phí cai nghiện xử lý như sau:
+ Đối với đối tượng cai nghiện bắt buộc: Tỉnh gửi đối tượng phải chuyển kinh phí phục vụ cai nghiện, phục hồi theo mức quy định hiện hành của nhà nước cho tỉnh nhận đối tượng.
+ Đối với đối tượng cai nghiện tự nguyện: đối tượng tự đóng góp phí cai nghiện theo mức quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi nhận đối tượng cai nghiện tự nguyện .
1.3/ Nguồn thu từ lao động, sản xuất (nếu có)
1.4/ Nguồn kinh phí viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, tổ chức quốc tế .
1.5/ Nguồn ủng hộ, quyên góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1.6/ Nguồn thu khác.
II- NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP:
Các TCKH&CN CT có những nguồn thu sự nghiệp như sau:
1- Thu các loại phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo qui định của Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
2- Thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3- Thu từ các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, bao gồm:
- Tư vấn, hướng dẫn và thẩm định kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử nghiệm mẫu sản phẩm, mẫu hàng hoá và công trình, hướng dẫn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý.
- Đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin về khoa học và công nghệ, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn đo lường và quản lý chất lượng.
- Các hoạt động dịch vụ khác.
Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu dịch vụ theo nguyên tắc TCKH&CN CT đảm bảo bù đắp chi phí và có một phần tích luỹ.
4- Thu từ các hoạt động sản xuất hoặc liên kết sản xuất sản phẩm với các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế.
5- Thu từ các đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để hỗ trợ đơn vị dự toán cấp trên thực hiện các hoạt động chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị cấp dưới quyết định.
6- Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật: Như lãi tiền gửi Ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ...
Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các TCKH&CN CT được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành y tế, liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập như sau:
...
II. NGUỒN THU SỰ NGHIỆP CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
Các cơ sở y tế công lập có những nguồn thu sự nghiệp như sau:
1. Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định:
a) Thu viện phí (kể cả viện phí do cơ quan Bảo hiểm xã hội và Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo thanh toán) theo các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được để lại đơn vị sử dụng theo quy định hiện hành. Mức thu viện phí của các loại hình khám chữa bệnh thực hiện theo các quy định hiện hành về thu viện phí.
b) Thu phí và lệ phí khác của ngành y tế được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:
a) Thu từ các hoạt động về khám chữa bệnh ngoài bệnh viện, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học của đơn vị theo hợp đồng dịch vụ và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Mức thu theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
b) Thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm, giầy dép phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong. Các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước do Nhà nước quy định giá theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.
c) Thu từ các hoạt động dịch vụ, cung ứng lao vụ do đơn vị tổ chức thực hiện như dịch vụ giặt là, ăn uống, vệ sinh, phương tiện đưa đón bệnh nhân. Mức thu do thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.
3. Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002.
Để phù hợp với đặc thù chuyên ngành khoa học và công nghệ, Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động có thu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau:
...
II- NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP:
Các TCKH&CN CT có những nguồn thu sự nghiệp như sau:
1- Thu các loại phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo qui định của Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
2- Thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3- Thu từ các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, bao gồm:
- Tư vấn, hướng dẫn và thẩm định kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hiệu chuẩn phương tiện đo, thử nghiệm mẫu sản phẩm, mẫu hàng hoá và công trình, hướng dẫn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý.
- Đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin về khoa học và công nghệ, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn đo lường và quản lý chất lượng.
- Các hoạt động dịch vụ khác.
Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu dịch vụ theo nguyên tắc TCKH&CN CT đảm bảo bù đắp chi phí và có một phần tích luỹ.
4- Thu từ các hoạt động sản xuất hoặc liên kết sản xuất sản phẩm với các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế.
5- Thu từ các đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để hỗ trợ đơn vị dự toán cấp trên thực hiện các hoạt động chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị cấp dưới quyết định.
6- Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật: Như lãi tiền gửi Ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ...
Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các TCKH&CN CT được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành giáo dục đào tạo, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội Vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu như sau:
..
II- NGUỒN THU SỰ NGHIỆP CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP:
Các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập có những nguồn thu sự nghiệp như sau:
1- Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định:
1.1- Thu học phí của người học thuộc các loại hình giáo dục và đào tạo chính quy và không chính quy (hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do nhà nước quy định.
1.2- Thu từ phí dịch vụ đào tạo (hệ cấp chứng chỉ). Mức thu do Thủ trưởng đơn vị quyết định phù hợp với khả năng của người hưởng dịch vụ.
1.3- Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
2- Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:
2.1- Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước.
2.2- Thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sản phẩm thí nghiệm... từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất.
2.3- Thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2.4- Thu do cán bộ, giáo viên, giảng viên của cơ sở tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị.
2.5- Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của nhà nước.
Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu theo nguyên tắc cơ sở giáo dục và đào tạo bảo đảm bù đắp chi phí, phù hợp với khả năng người học và có một phần tích luỹ.
3- Thu tiền đóng góp xây dựng trường phổ thông theo quy định của cấp có thẩm quyền.
4- Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạt động chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
5- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như lãi tiền gửi ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ...
Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các CSGD-ĐT CT được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành Văn hoá thông tin, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực văn hoá thông tin công lập như sau:
...
II- NGUỒN THU SỰ NGHIỆP CỦA CÁC CƠ SỞ
văn hoá thông tin công lập:
Các cơ sở Văn hoá thông tin công lập có những nguồn thu sự nghiệp như sau:
1- Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định:
1.1- Phí thư viện, phí sử dụng tài liệu lưu trữ trong thư viện.
1.2- Phí thẩm định phim và kịch bản phim, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả, lệ phí cấp giấy phép hoạt động quảng cáo, lệ phí giám định nội dung và cấp giấy phép xuất, nhập khẩu văn hoá phẩm, phí phát hành tem nhãn các chương trình nghệ thuật (băng từ, băng video, đĩa CD, VCD, DVD)...
2- Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:
2.1- Thu từ bán vé các buổi biểu diễn. vé xem phim. vé tham quan triển lãm, tham quan bảo tàng, di tích...
2.2- Thu từ các hợp đồng biểu diễn của đơn vị với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thu do cán bộ, diễn viên trong đơn vị tổ chức hoạt động dịch vụ, hoạt động biểu diễn với bên ngoài nộp về đơn vị theo cơ chế khoán.
2.3- Thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động sự nghiệp của đơn vị: Khai thác cơ sở vật chất (rạp, nhà xưởng, hội trường, trang thiết bị). cung ứng dịch vụ in tráng, lồng tiếng, phục hồi phim, dịch vụ khai thác tư liệu phim. khai thác tư liệu bảo tàng, thư viện...
2.4- Các khoản thu hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, từ phát hành báo chí, tạp chí và hoạt động thông tin cổ động...
2.5- Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của Nhà nước.
Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu dịch vụ, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý và có tích luỹ.
3- Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để hỗ trợ đơn vị dự toán cấp trên thực hiện các hoạt động chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị cấp dưới quyết định.
4- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như lãi tiền gửi Ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ...
Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các CSVHTTCT được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
II. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ NỘI DUNG CHI CỦA ĐƠN VỊ:
...
2. Nội dung chi:
2.1. Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp:
a. Cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công. các khoản phụ cấp lương. các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo quy định...
b. Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí...
c. Chi hoạt động nghiệp vụ.
d. Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí.
e. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định).
g. Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc thiết bị...
h. Chi khác.
2.2. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu Quốc gia. chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước. chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định.
2.3. Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
2.4. Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.
2.5. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
2.6. Các khoản chi khác (nếu có).
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành Văn hoá thông tin, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực văn hoá thông tin công lập như sau:
...
III- NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN:
Các CSVHTTCT được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
1- Chi cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng: Chi tiền lương. tiền công. tiền thưởng. phụ cấp lương. phúc lợi tập thể. các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.
2- Chi quản lý hành chính: Chi tiền điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax...
3- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của đơn vị.
5- Chi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho những người lao động trong đơn vị (không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của Nhà nước).
6- Chi phí thuê mướn: Thuê phương tiện vận chuyển, thuê nhà, đất, thiết bị các loại. thuê chuyên gia trong và ngoài nước, thuê lao động, thuê đào cán bộ, thuê mướn khác.
7- Chi phí trực tiếp cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ của đơn vị, bao gồm: tiền công. nguyên nhiên vật liệu. khấu hao TSCĐ. hoa hồng. nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.
8- Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ phí theo quy định hiện hành.
9- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
10- Chi hợp tác quốc tế: Đoàn ra, đoàn vào.
11- Chi khác: Chi trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (nếu có). sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trật tự an ninh...
Các khoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành giáo dục đào tạo, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội Vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu như sau:
..
III- NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN:
Các CSGD-ĐT CT được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
1- Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng: Chi tiền lương. tiền công. tiền thưởng. phụ cấp lương. phúc lợi tập thể. các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.
2- Chi cho học sinh, sinh viên:
- Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thuởng.
- Chi cho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh viên.
3- Chi quản lý hành chính: chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax...
4- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập:
a- Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi thực tập... theo chương trình của CSGD-ĐT CT (bao gồm cả giáo dục an ninh, quốc phòng).
b- Chi phí thuê chuyên gia và giảng viên trong và ngoài nước (chi tiền biên soạn và giảng bài), chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên, giảng viên của cơ sở.
c- Chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
d- Chi cho công tác tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh, sinh viên giỏi các cấp.
5- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của cán bộ, giáo viên và sinh viên.
6- Chi phí thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm: chi tiền lương, tiền công, nguyên nhiên vật liệu, khấu hao TSCĐ, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
7- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
8- Chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào.
9- Chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành.
10- Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của Nhà nước).
11- Chi khác: trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có). Sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp học sinh nghèo vượt khó học giỏi, trật tự an ninh...
Các khoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002.
Để phù hợp với đặc thù chuyên ngành khoa học và công nghệ, Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động có thu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau:
...
III- NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN:
Các TCKH&CN CT được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
1- Chi cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng: Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.
2- Chi quản lý hành chính: chi tiền điện, nước, nhiên liệu xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí, cước phí điện thoại, Fax, ... .
3- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng của đơn vị.
5- Chi đào tạo, tập huấn thường xuyên, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị ( không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của Nhà nước).
6- Chi thuê mướn: Chi thuê phương tiện vận chuyển, thuê nhà, đất, thiết bị các loại, thuê chuyên gia trong và ngoài nước, thuê lao động, thuê mướn khác .
7- Chi phí thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. hợp đồng hoạt động sản xuất, dịch vụ của đơn vị, bao gồm: tiền lương, tiền công, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, hoa hồng, nộp thuế (nếu có) theo qui định của pháp luật.
8- Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành.
9- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
10- Chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào.
11- Chi khác: trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước (nếu có). sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi vệ sinh môi trường, chi an ninh trật tự, .... .
Các khoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/2/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành y tế, liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập như sau:
...
III. NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
Các cơ sở y tế công lập có thu được sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
1. Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Mức đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người lao động trong đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành (không tính theo hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của chính phủ).
2. Chi tiền điện, nước, vệ sinh môi trường (kể cả chi thuê làm vệ sinh công nghiệp), nhiên liệu, vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí, quần áo, dầy, dép, mũ bảo hộ cho người lao động và các khoản chi mang tính chất quản lý điều hành hoạt động của đơn vị.
3. Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước. thuê phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị.
4. Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp sử dụng trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh: Tiền thuốc, hoá chất, dịch truyền, máu, phim X-quang, vật tư, dụng cụ tiêu hao. đồ vải, quần áo cho bệnh nhân, chăn màn, giường, chiếu, ga, đệm. vật tư rẻ tiền mau hỏng và các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động chuyên môn của đơn vị.
5. Chi công tác chỉ đạo tuyến và tăng cường cán bộ y tế về cơ sở.
6. Chi nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở của đơn vị.
7. Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chỉ tiêu của Nhà nước).
8. Chi phí trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất, cung ứng lao vụ như: mua nguyên vật liệu, hoá chất để sản xuất vắc xin, thuốc, dịch truyền, nước cất. chi phí sàng lọc máu (bao gồm cả chi bồi dưỡng người hiến máu), mua thực phẩm trong khoa dinh dưỡng ăn theo bệnh lý điều trị. nộp thuế. trích khấu hao tài sản cố định
9. Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ phí theo quy định hiện hành.
10. Chi duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định (TSCĐ) của cơ sở (mua sắm dụng cụ thay thế, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị và các công trình cơ sở hạ tầng).
11. Chi đoàn ra, đoàn vào.
12. Chi khác: Trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức tín dụng trong nước và vốn huy động đóng góp (nếu có). đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp tiền ăn, tầu xe đi lại đối với bệnh nhân nghèo, chi phí chôn cất bệnh nhân vô gia cư, đóng góp cho xã, phường về vệ sinh môi trường, trật tự trị an
Các khoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.
III - NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN:
Các TCKH&CN CT được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
1- Chi cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng: Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành.
2- Chi quản lý hành chính: chi tiền điện, nước, nhiên liệu xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí, cước phí điện thoại, Fax, ... .
3- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ thường xuyên theo chức năng của đơn vị.
5- Chi đào tạo, tập huấn thường xuyên, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị ( không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của Nhà nước).
6- Chi thuê mướn: Chi thuê phương tiện vận chuyển, thuê nhà, đất, thiết bị các loại, thuê chuyên gia trong và ngoài nước, thuê lao động, thuê mướn khác .
7- Chi phí thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. hợp đồng hoạt động sản xuất, dịch vụ của đơn vị, bao gồm: tiền lương, tiền công, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, hoa hồng, nộp thuế (nếu có) theo qui định của pháp luật.
8- Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành.
9- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
10- Chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào.
11- Chi khác: trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước (nếu có). sử dụng Các khoản chi không thường xuyên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/2/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 10/2002/NĐ-CP.
Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc quản lý tài chính đối với cơ sở chữa bệnh do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý như sau:
...
II. QUI ĐỊNH CỤ THỂ
...
2. Nội dung chi tại Trung tâm :
a/ Chi cho hoạt động bộ máy quản lý và các hoạt động thường xuyên khác phục vụ cho công tác chữa bệnh, dạy nghề, cai nghiện phục hồi của Trung tâm theo chế độ và mức chi hiện hành.
b/ Chi trợ cấp cho đối tượng bắt buộc được đưa vào Trung tâm theo chế độ quy định hiện hành .
c/ Chi thực hiện chương trình đề tài, dự án thí điểm theo hợp đồng hoặc hiệp định thoả thuận của nhà tài trợ trong và ngoài nước.
d/ Chi cho công tác cai nghiện tự nguyện: Theo đúng nội dung các khoản thu nêu tại điểm 1.2 mục 1 phần II Thông tư này.
đ/ Chi cho hoạt động lao động sản xuất.
e/ Chi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, trang thiết bị sản xuất, dạy nghề, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa Trung tâm theo nhu cầu và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền duyệt.
f/ Nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định hiện hành.
g/ Chi khác .
Hướng dẫn
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành y tế, liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập như sau:
...
V. CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP CÓ THU ĐƯỢC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ SAU:
1. Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:
a) Đối với đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: Được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt (phần phí và lệ phí được để lại đơn vị theo quy định) nhằm bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.
- Trường hợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán được giao thì phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
b) Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động:
- Trường hợp tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phí, lệ phí so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu (phần phí và lệ phí được để lại đơn vị theo quy định) để bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị.
- Trường hợp đơn vị hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
c) Đối với những loại phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ phần trăm (%) thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
2. Số lao động làm căn cứ xây dựng dự toán quỹ tiền lương, tiền công ổn định trong 3 năm bao gồm số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao, số người được ký hợp đồng làm việc từ một năm trở lên và những người được ký hợp đồng làm việc lần đầu có thời hạn thử việc theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đến ngày 31/12 năm trước liền kề.
Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng cơ sở y tế công lập có thu được chủ động sử dụng biên chế, lao động như sau:
a) Sắp xếp, sử dụng và bố trí công chức, viên chức để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. Việc phân công nhiệm vụ đối với công chức, viên chức của đơn vị phải đảm bảo chế độ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân theo quy định của Bộ Y tế. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chế độ tinh giản biên chế theo quy định của nhà nước.
b) Thủ trưởng cơ sở y tế công lập có thu được quyết định biên chế tăng thêm hàng năm để phù hợp với nhu cầu công việc, khả năng tài chính của đơn vị và hướng dẫn về định mức lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
c) Thủ trưởng cơ sở y tế công lập có thu được ký hợp đồng làm việc lần đầu đối với số biên chế tăng thêm hàng năm sau khi đã qua tuyển dụng. Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp do nhà nước quy định, được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
d) Thủ trưởng cơ sở y tế công lập được quyết định việc hợp đồng thuê khoán công việc đối với những công việc không cần thiết phải bố trí biên chế thường xuyên. được chấm dứt hợp đồng thuê khoán lao động theo công việc và hợp đồng làm việc đối với những người do đơn vị ký hợp đồng. Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong việc tuyển dụng, sử dụng và bố trí công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
3. Quỹ tiền lương và thu nhập:
a) Quỹ tiền lương và thu nhập của cơ sở y tế công lập có thu được sử dụng từ các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách Nhà nước để chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương của công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.
- Nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước:
Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính và tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhập của cơ sở y tế công lập có thu được xác định theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
b) Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong Hội nghị công chức, viên chức của đơn vị.
Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hàng tháng của từng người .
c) Quỹ tiền lương thực tế của đơn vị cuối năm nếu không sử dụng hết được đưa vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
4. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
- Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn chi thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp), thủ trưởng đơn vị được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.
- Trong quy chế chi tiêu nội bộ, các cơ sở y tế công lập có thu phải ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo công tác phòng bệnh, công tác khám, chữa bệnh cho các đối tượng thuộc diện miễn, giảm viện phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và phải gửi cơ quan tài chính đồng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp và giám sát thực hiện.
5. Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định:
- Các cơ sở y tế công lập có hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu và các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ phải xây dựng quy chế trích lập khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định trình cơ quan chủ quản quyết định nhằm thu hồi vốn kịp thời nhưng phải phù hợp với thời gian, khả năng kỹ thuật của tài sản và khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
- Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí khám chữa bệnh theo yêu cầu, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ và được để lại trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhằm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị hoặc trả vốn vay mua sắm tài sản cố định theo quy định của Pháp luật.
6. Về xử lý tài sản: Các cơ sở y tế công lập có thu có nhu cầu thanh lý tài sản thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Số tiền thu được do thanh lý tài sản (sau khi trừ đi chi phí thanh lý) được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Trường hợp thanh lý tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, nếu chưa trả hết vốn vay, đơn vị được sử dụng số tiền thu được do thanh lý (sau khi trừ đi chi phí thanh lý) để trả vốn vay. trường hợp trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
7. Các cơ sở y tế công lập được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn, sản xuất và cung ứng dịch vụ của đơn vị theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Thủ trưởng các đơn vị được quyết định mức thu của các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ từ nguồn vốn huy động này theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
8. Việc quản lý và sử dụng nguồn thu viện phí, phí và lệ phí thực hiện theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Riêng viện phí và các loại phí, lệ phí khác đang thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành thì được tiếp tục thực hiện cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới.
9. Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước theo dự toán được giao và thu sự nghiệp (phần được để lại đơn vị theo quy định) của cơ sở y tế công lập có thu nếu không sử dụng hết được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán vào niên độ ngân sách năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa Kho bạc Nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho đơn vị theo quy định hiện hành đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để quản lý.
10. Các cơ sở y tế công lập có thu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
IV- CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP CÓ THU ĐƯỢC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ SAU:
1- Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:
1.1- Đối với TCKH&CN CT tự bảo đảm toàn bộ chi phí thường xuyên:
Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm cho đơn vị trực thuộc như sau:
a)- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho TCKH&CN CT, đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
b)- Giao dự toán chi:
Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các khoản chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn viện trợ, vốn vay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác... thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
c- Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã giao ổn định thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt của phần để lại chi bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.
Trường hợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán thu phí, lệ phí (phần để lại) thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
1.2- Đối với TCKH&CN CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm như sau:
1.2.1- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho TCKH&CN CT. đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất, cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
1.2.2- Giao dự toán chi:
a)- Chi hoạt động thường xuyên:
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho năm đầu của thời kỳ ổn định, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
b)- Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành. chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đặt hàng theo chế độ của nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác... thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
1.2.3 - Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi thường xuyên hoặc tăng thu phần phí và lệ phí được để lại so với dự toán giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để bổ sung cho quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trường hợp hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
Sau thời gian ổn định kinh phí 3 năm, các đơn vị sự nghiệp có thu báo cáo tổng kết trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao ổn định kinh phí cho thời gian tiếp theo.
2- Biên chế để làm căn cứ lập dự toán chi quỹ tiền lương thực hiện ổn định trong 3 năm là số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao đến ngày 31/12 năm trước liền kề.
Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định kế hoạch sử dụng lao động như sau:
2.1- Sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức (kể cả những người đã ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) được giao để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chính sách chế độ theo quy định hiện hành.
2.2- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp lương theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.3- Đối với các TCKH&CN CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, nhưng phải phù hợp với định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp lương theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.4- Thủ trưởng TCKH&CN CT được chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người do đơn vị ký hợp đồng lao động. Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2.5- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.
3- Quỹ tiền lương và thu nhập:
Quỹ tiền lương và thu nhập của TCKH&CN CT được sử dụng từ hai nguồn:
3.1- Nguồn ngân sách nhà nước để chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng (đối với TCKH&CN CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.
3.2- Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính (nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi phí thường xuyên) và tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhập của TCKH&CN CT được xác định theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong hội nghị cán bộ, viên chức của đơn vị.
Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hành tháng của từng người.
3.3- Cuối năm các TCKH&CN CT chi không hết tiền lương được đưa vào quỹ dự phòng thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục chi.
4- Xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:
-Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp), Thủ trưởng đơn vị TCKH&CNCT xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước qui định, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
- Trong chế độ chi tiêu nội bộ, TCKH&CN CT ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của đơn vị.
- Các tiêu chuẩn, chế độ và định mức chi tiêu nêu trên được thảo luận công khai trong đơn vị. Chế độ chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
5- Cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước giao, cơ quan tài chính cấp kinh phí chi thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí) qua Kho bạc nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" theo từng loại, khoản tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Trường hợp đã thực hiện cấp phát theo các mục của Mục lục ngân sách nhà nước, Thủ trưởng đơn vị đã được giao quyền tự chủ được quyền điều chỉnh các mục chi trong tổng số kinh phí chi thường xuyên được cấp.
Đối với các khoản kinh phí không thường xuyên, cơ quan tài chính thực hiện việc cấp phát theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
6- Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định: Các TCKH&CN CT có hoạt động sản xuất, dịch vụ có sử dụng tài sản cố định phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời, nhưng phải phù hợp với thời gian và đổi mới kỹ thuật của tài sản, khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
Toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào giá thành sản phẩm dịch vụ trong các hợp đồng giữa TCKH&CN CT với các bên yêu cầu sản xuất dịch vụ.
Các TCKH&CN CT có nhu cầu thanh lý tài sản : Thành lập hội đồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Số tiền thu được do thanh lý tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí thanh lý (cân, đo, đong, đếm, vận chuyển, xác định các thông số kỹ thuật, tiền công làm thêm giờ - nếu có...) được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Trường hợp thanh lý tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, đơn vị được sử dụng số tiền thu được do thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý để trả vốn vay. sau khi trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
8- Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp và thu sự nghiệp của TCKH&CN CT nếu chi không hết được chuyển sang năm sau tiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kế toán năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa Kho bạc nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho TCKH&CN CT theo quy định tại Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16/9/2002 của Bộ Tài chính, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để quản lý.
9- Các TCKH&CN CT thực hiện hạch toán kế toán theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành Văn hoá thông tin, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực văn hoá thông tin công lập như sau:
...
IV- CÁC CƠ SỞ VĂN HOÁ THÔNG TIN CÔNG LẬP CÓ THU ĐƯỢC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ SAU:
1- Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:
1.1- Đối với CSVHTTCT tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm cho đơn vị trực thuộc như sau:
a) Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho các CSVHTTCT, đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
b) Giao dự toán chi:
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn viện trợ, vốn vay. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), Cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành .
c) Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã được giao ổn định thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt (phần để lại) nhằm bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.
Trường hợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán được giao thu phí và lệ phí (phần để lại) thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
1.2- Đối với CSVHTTCT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu từ nguồn thu, dự toán chi ổn định trong 3 năm như sau:
1.2.1- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ. Đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
1.2.2- Giao dự toán chi:
a) Chi hoạt động thường xuyên:
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho năm đầu của thời kỳ ổn định, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí nhà nước giao theo chế độ đặt hàng. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), Cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
1.2.3- Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phần phí và lệ phí được để lại so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị. Trường hợp hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
Sau thời gian ổn định kinh phí 3 năm, các đơn vị sự nghiệp có thu báo cáo tổng kết trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao ổn định kinh phí cho thời gian tiếp theo.
2- Biên chế làm căn cứ xây dựng dự toán chi quỹ tiền lương là số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao đến ngày 31/12 năm trước liền kề.
Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định kế hoạch sử dụng lao động như sau:
2.1- Sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức (kể cả những người đã ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) được giao để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chính sách chế độ theo quy định hiện hành.
2.2- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.3- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động nhưng phải phù hợp với định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành. những người được ký hợp đồng không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.4- Thủ trưởng các CSVHTTCT được chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người do đơn vị ký hợp đồng lao động. Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2.5- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.
3- Quỹ tiền lương và thu nhập: Quỹ tiền lương và thu nhập của CSVHTTCT được sử dụng từ hai nguồn:
3.1- Nguồn NSNN cấp để chi quỹ tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.
3.2- Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính (nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi phí thường xuyên) và tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhập của CSVHTTCT được xác định theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hàng tháng của từng người.
3.3- Cuối năm các CSVHTTCT chi không hết tiền lương được đưa vào quỹ dự phòng thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục chi.
4- Xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:
- Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp), Thủ trưởng đơn vị CSVHTT CT xây dựng tiêu chuẩn định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
- Trong chế độ chi tiêu nội bộ, CSVHTTCT cần ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động chuyên môn văn hoá thông tin của đơn vị.
- Các tiêu chuẩn, chế độ và định mức chi tiêu nêu trên được thảo luận công khai trong đơn vị, chế độ chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
5- Cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước giao, cơ quan tài chính cấp kinh phí thường xuyên (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí) qua Kho bạc Nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" theo từng loại khoản tương ứng của Mục lục ngân sách Nhà nước.
Trường hợp đã thực hiện cấp phát theo các mục của Mục lục ngân sách nhà nước, Thủ trưởng đơn vị đã được giao quyền chủ động được quyền điều chỉnh các mục chi trong tổng số kinh phí chi thường xuyên đã cấp.
Đối với các khoản kinh phí chi không thường xuyên, cơ quan tài chính thực hiện việc cấp phát theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
6- Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định: Các CSVHTTCT hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định dựa theo quy định tại Quyết định số 166/199/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành quy chế quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời nhưng phải phù hợp với thời gian, khả năng kỹ thuật của tài sản và khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí dịch vụ trong các hợp đồng giữa CSVHTTCT với các bên yêu cầu sản xuất dịch vụ.
7- Các CSVHTTCT có nhu cầu thanh lý tài sản: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Số tiền thu do thanh lý tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý (cân, đong, đo, đếm, vận chuyển, xác định các thông số kỹ thuật, tiền công làm thêm giờ (nếu có)...), CSVHTTCT được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Trường hợp thanh lý tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, nếu chưa trả hết vốn vay, đơn vị sử dụng số tiền thu được do thanh lý (sau khi trừ chi phí thanh lý) để trả vốn vay, trường hợp trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
8- Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ NSNN cấp và thu sự nghiệp của CSVHTTCT nếu chi không hết được chuyển sang năm sau tiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kế toán năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa Kho Bạc Nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho CSVHTTCT theo Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16/9/2002 của Bộ Tài chính, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để quản lý.
9- Các đơn vị CSVHTTCT thực hiện hạch toán kế toán theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù chuyên ngành giáo dục đào tạo, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội Vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu như sau:
...
IV- CÁC CSGD-ĐT CT CÔNG LẬP ĐƯỢC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ SAU:
1- Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:
1.1- Đối với CSGD-ĐT CT tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:
Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm cho đơn vị trực thuộc như sau:
a) Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ phần trăm (%) thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho các CSGD-ĐT CT. đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
b) Giao dự toán chi:
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn viện trợ, vốn vay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), Cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
c) Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã được giao ổn định thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt (phần để lại) nhằm bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.
Trường hợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán được giao thu phí và lệ phí (phần để lại) thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập. tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
1.2- Đối với CSGD-ĐT CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu, dự toán chi ổn định trong 3 năm như sau:
1.2.1- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ phần trăm (%) thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho CSGD-ĐT CT. đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
1.2.2- Giao dự toán chi:
a) Chi hoạt động thường xuyên:
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho năm đầu của thời kỳ ổn định, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), Cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
1.2.3- Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phần phí và lệ phí được để lại so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị. Trường hợp hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng tòn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
Sau thời gian ổn định kinh phí 3 năm, các đơn vị sự nghiệp có thu báo cáo tổng kết trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao ổn định kinh phí cho thời gian tiếp theo.
2- Biên chế làm căn cứ xây dựng dự toán quỹ tiền lương là số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao đến ngày 31/12 năm trước liền kề.
Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng CSGD-ĐT CT được quyết định kế hoạch sử dụng lao động như sau:
2.1- Sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức được giao (kể cả những người đã ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chính sách chế độ theo quy định hiện hành.
2.2- Đối với CSGD-ĐT CT tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. những người được ký hợp đồng không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn và được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.3- Đối với CSGD-ĐT CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động nhưng phải phù hợp với định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành. những người được ký hợp đồng không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn và được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.4- Thủ trưởng đơn vị được chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người do đơn vị ký hợp đồng lao động. Trình tự, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về Lao động.
2.5- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.
3- Quỹ tiền lương và thu nhập: Quỹ tiền lương và thu nhập của các CSGD-ĐT CT được sử dụng từ hai nguồn:
3.1- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp để chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng (đối với các CSGD-ĐT CT bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.
3.2- Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính (nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi phí thường xuyên) và tình hình thực hiện chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhập của các CSGD-ĐT CT được xác định theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hàng tháng của từng người.
3.3- Tiền lương của CSGD-ĐT CT cuối năm nếu không chi hết được đưa vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục chi.
4- Xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:
- Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp), Thủ trưởng CSGD-ĐT CT chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định phù hợp với đặc thù của đơn vị.
- Trong chế độ chi tiêu nội bộ, CSGD-ĐT CT ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH, dịch vụ của đơn vị.
- Các tiêu chuẩn, chế độ và định mức chi tiêu nêu trên được thảo luận công khai trong đơn vị, chế độ chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
5- Cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước:
Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, cơ quan tài chính cấp kinh phí chi thường xuyên do ngân sách đảm bảo (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí) qua Kho bạc Nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" theo từng loại, khoản tương ứng của Mục lục ngân sách Nhà nước.
Trường hợp đã thực hiện cấp phát theo các mục của Mục lục ngân sách Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị đã được giao quyền tự chủ được quyền điều chỉnh các mục chi trong tổng số kinh phí chi thường xuyên cấp.
Đối với các khoản kinh phí chi không thường xuyên, cơ quan tài chính thực hiện việc cấp phát theo Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
6- CSGD-ĐT CT hoạt động sản xuất, dịch vụ có sử dụng TSCĐ thì thực hiện trích khấu hao TSCĐ. Mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời nhưng phải phù hợp với thời gian và đổi mới kỹ thuật của tài sản, khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
Toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào giá thành sản phẩm dịch vụ trong các hợp đồng giữa CSGD-ĐT CT với các bên yêu cầu sản xuất dịch vụ.
7- Các CSGD-ĐT CT có nhu cầu thanh lý tài sản: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Số tiền thu được do thanh lý tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí thanh lý (cân, đong, đo, đếm, vận chuyển, xác định các thông số kỹ thuật, tiền công làm thêm giờ (nếu có)...) được đưa vào quỹ phát triển của đơn vị. Trường hợp thanh lý tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, đơn vị sử dụng số tiền thu được do thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý để trả vốn vay, sau khi trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
8- Thu sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước (học phí, lệ phí) thực hiện theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Trong khi chưa có văn bản hướng dẫn thì các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện thu học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành cho đến khi có văn bản mới. Cơ sở giáo dục và đào tạo được mở tài khoản chuyên thu tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để quản lý thu, chi.
Hàng quý, năm cơ sở giáo dục và đào tạo có thu lập báo cáo số thu, chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp.
9- Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cấp và thu sự nghiệp của CSGD-ĐT CT nếu chi không hết được chuyển sang năm sau tiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kế toán năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa Kho bạc Nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho CSGD-ĐT CT theo quy định tại Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16/9/2002 của Bộ Tài chính, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để quản lý.
10- Các CSGD-ĐT CT thực hiện hạch toán kế toán theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002.
Để phù hợp với đặc thù chuyên ngành khoa học và công nghệ, Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động có thu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ như sau:
...
IV- CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP CÓ THU ĐƯỢC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ SAU:
1- Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:
1.1- Đối với TCKH&CN CT tự bảo đảm toàn bộ chi phí thường xuyên:
Được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm cho đơn vị trực thuộc như sau:
a) Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho TCKH&CN CT, đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
b) Giao dự toán chi:
Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các khoản chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đặt hàng theo chế độ của Nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn viện trợ, vốn vay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác... thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
c) Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu phí và lệ phí đã giao ổn định thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt của phần để lại chi bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.
Trường hợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán thu phí, lệ phí (phần để lại) thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
1.2- Đối với TCKH&CN CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ổn định trong 3 năm như sau:
1.2.1- Giao dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Tổng số thu phí, lệ phí.
- Số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với những loại phí, lệ phí được để lại và nộp ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất, cung ứng dịch vụ cho TCKH&CN CT. đơn vị xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm. Riêng những đơn vị sự nghiệp chỉ có nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ, không có nguồn thu phí, lệ phí thì cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu sản xuất, cung ứng dịch vụ để làm căn cứ điều hành thu, chi.
1.2.2- Giao dự toán chi:
a) Chi hoạt động thường xuyên:
- Giao số tổng hợp chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho năm đầu của thời kỳ ổn định, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
b) Chi không thường xuyên từ ngân sách nhà nước: kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành. chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đặt hàng theo chế độ của nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí đối ứng các dự án nước ngoài. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản chi không thường xuyên khác... thì Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do Trung ương quản lý), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do địa phương quản lý) giao dự toán cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
1.2.3 - Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi thường xuyên hoặc tăng thu phần phí và lệ phí được để lại so với dự toán giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để bổ sung cho quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trường hợp hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
Đối với những đơn vị sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao thu về sản xuất, cung ứng dịch vụ, khi thu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăng cường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng.
Sau thời gian ổn định kinh phí 3 năm, các đơn vị sự nghiệp có thu báo cáo tổng kết trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giao ổn định kinh phí cho thời gian tiếp theo.
2- Biên chế để làm căn cứ lập dự toán chi quỹ tiền lương thực hiện ổn định trong 3 năm là số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao đến ngày 31/12 năm trước liền kề.
Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định kế hoạch sử dụng lao động như sau:
2.1- Sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức (kể cả những người đã ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) được giao để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chính sách chế độ theo quy định hiện hành.
2.2- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp lương theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.3- Đối với các TCKH&CN CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, căn cứ nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, nhưng phải phù hợp với định mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, cơ cấu chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp lương theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.4- Thủ trưởng TCKH&CN CT được chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người do đơn vị ký hợp đồng lao động. Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2.5- Thực hiện chế độ dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.
3- Quỹ tiền lương và thu nhập:
Quỹ tiền lương và thu nhập của TCKH&CN CT được sử dụng từ hai nguồn:
3.1- Nguồn ngân sách nhà nước để chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng (đối với TCKH&CN CT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.
3.2- Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính (nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi phí thường xuyên) và tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhập của TCKH&CN CT được xác định theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong hội nghị cán bộ, viên chức của đơn vị.
Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hành tháng của từng người.
3.3- Cuối năm các TCKH&CN CT chi không hết tiền lương được đưa vào quỹ dự phòng thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục chi.
4- Xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:
- Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp), Thủ trưởng đơn vị TCKH&CNCT xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước qui định, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
- Trong chế độ chi tiêu nội bộ, TCKH&CN CT ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của đơn vị.
- Các tiêu chuẩn, chế độ và định mức chi tiêu nêu trên được thảo luận công khai trong đơn vị. Chế độ chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi.
5- Cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước giao, cơ quan tài chính cấp kinh phí chi thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí) qua Kho bạc nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" theo từng loại, khoản tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Trường hợp đã thực hiện cấp phát theo các mục của Mục lục ngân sách nhà nước, Thủ trưởng đơn vị đã được giao quyền tự chủ được quyền điều chỉnh các mục chi trong tổng số kinh phí chi thường xuyên được cấp.
Đối với các khoản kinh phí không thường xuyên, cơ quan tài chính thực hiện việc cấp phát theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
6- Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định: Các TCKH&CN CT có hoạt động sản xuất, dịch vụ có sử dụng tài sản cố định phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng đơn vị có thể quyết định việc áp dụng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời, nhưng phải phù hợp với thời gian và đổi mới kỹ thuật của tài sản, khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
Toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào giá thành sản phẩm dịch vụ trong các hợp đồng giữa TCKH&CN CT với các bên yêu cầu sản xuất dịch vụ.
7- Các TCKH&CN CT có nhu cầu thanh lý tài sản: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Số tiền thu được do thanh lý tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí thanh lý (cân, đo, đong, đếm, vận chuyển, xác định các thông số kỹ thuật, tiền công làm thêm giờ - nếu có...) được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Trường hợp thanh lý tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, đơn vị được sử dụng số tiền thu được do thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý để trả vốn vay. sau khi trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
8- Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp và thu sự nghiệp của TCKH&CN CT nếu chi không hết được chuyển sang năm sau tiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kế toán năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa Kho bạc nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho TCKH&CN CT theo quy định tại Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16/9/2002 của Bộ Tài chính, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để quản lý.
9- Các TCKH&CN CT thực hiện hạch toán kế toán theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
III. VỀ ĐỊNH MỨC CHI
Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ, để bảo đảm hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả.
Đối với các khoản chi quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại, công vụ phí... ), chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tuỳ theo từng nội dung công việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
IV. CHI TRẢ TIỀN LƯƠNG
1. Xác định quỹ tiền lương, tiền công (gọi chung là quỹ tiền lương) của đơn vị như sau:
Quỹ tiền
Lương tối thiểu chung
Hệ số
điều chỉnh
Hệ số lương cấp bậc bình
Biên chế và lao động
lương
=
người/ tháng
x (1+
tăng thêm
) x
quân và hệ số
x
hợp đồng
x
12 tháng
của đơn vị
do nhà nước quy định
mức lương tối thiểu
phụ cấp lương bình quân
từ 1 năm trở lên
Hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương, gồm:
- Hệ số lương cấp bậc bình quân chung của đơn vị, theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Hệ số phụ cấp lương: Theo các chế độ phụ cấp hiện hành.
- Biên chế: Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được cấp trên có thẩm quyền đã giao, đơn vị được chủ động sắp xếp, bố trí lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Tuỳ theo kết quả tài chính trong năm, đơn vị tự bảo đảm chi phí được xác định tổng quỹ tiền lương để trả cho người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu không quá 3,5 lần tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước (trong đó 1 lần lương hiện hưởng và tăng thêm không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định). Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí được tính không quá 3 lần (trong đó 1 lần lương hiện hưởng và tăng thêm không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định).
Ví dụ: Năm 2002 đơn vị A được xếp vào loại đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí, có 200 biên chế được cấp có thẩm quyền giao và 100 lao động hợp đồng dài hạn. Hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị là 3,5. Phụ cấp lương của đơn vị là 0,4 (phụ cấp chức vụ bình quân 0,1. phụ cấp trách nhiệm 0,2. phụ cấp khu vực 0,1). Đơn vị có nguồn tài chính để chi trả tiền lương cho người lao động theo quy định. Căn cứ vào mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 210.000 đồng/tháng, quỹ tiền lương năm 2002 của đơn vị được xác định theo công thức nêu trên, như sau:
Quỹ tiền lương tối đa của đơn vị = 210.000 đồng x (1+2) x (3,5 + 0,4) x 300 người x 12 tháng = 8.845 triệu đồng.
Đơn vị sự nghiệp không được sử dụng các nguồn kinh phí sau đây để chi trả tiền lương tăng thêm cho người lao động: Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cấp có thẩm quyền giao. tiền mua sắm, sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định. vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản. vốn đối ứng các dự án. vốn viện trợ. vốn vay, kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.
Về việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Trong phạm vi quỹ tiền lương được xác định như trên, Thủ trưởng đơn vị quyết định phương án chi trả tiền lương cho từng người lao động, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và công khai trong dơn vị, theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn.
Căn cứ vào quỹ lương thực tế của đơn vị, việc trả lương cho từng người lao động được xác định như sau:
Tiền lương
Lương tối thiểu chung người/tháng
Hệ số điều chỉnh tăng
Hệ số lương cấp bậc và hệ số phụ
cá nhân
=
do nhà nước
x (1 +
thêm cho
) x
cấp lương của
quy định
cá nhân
cá nhân
Trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động, Thủ trưởng đơn vị thống nhất với tổ chức Công đoàn sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm mức tiền lương tối thiểu cho người lao động trong đơn vị.
3. Khi Nhà nước thay đổi hoặc điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách Nhà nước, thì các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm, từ các nguồn sau:
a. Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí, sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi và các quỹ của đơn vị.
b. Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi các quỹ của đơn vị và kinh phí ngân sách Nhà nước cấp tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
V. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Các đơn vị sự nghiệp có các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm đăng ký kê khai và nộp các loại thuế và các khoản nộp khác (nếu có). được hưởng các chế độ về miễn giảm thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Trường hợp có nhiều hoạt động sản xuất, dịch vụ khác nhau, trong thực tế khó hạch toán riêng, để xác định mức thuế phải nộp của từng loại thuế theo quy định, đơn vị phải báo cáo với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Cơ quan thuế địa phương thẩm tra có văn bản báo cáo Tổng cục Thuế để xác định mức thuế phải nộp cho các hoạt động dịch vụ của đơn vị.
Tại Điều 7 Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu quy định: “Đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và được hưởng các quyền lợi về miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành”.
Tại điểm 1 Mục I Phần A Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT có quy định: “Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế nêu tại Mục II Phần A Thông tư này”.
Tại điểm 1.5 mục I Phần A Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định: “…cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ vào những quy định nêu trên, đơn vị sự nghiệp có thu trực tiếp thu tiền của tổ chức, cá nhân có nhu cầu đo đạc để thực hiện dịch vụ đo đạc bản đồ địa chính, kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai, cập nhật thông tin… phải kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định. Đối với hoạt động không thuộc diện chịu thuế GTGT thì phải sử dụng hóa đơn GTGT trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.
Trường hợp đơn vị có sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh không thường xuyên thì được cơ quan thuế cung cấp hóa đơn lẻ để sử dụng cho từng trường hợp (theo quy định tại điểm 6 mục IV Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC).
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
VI. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ.
1. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác (nếu có) cho ngân sách Nhà nước. nếu còn chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị được trích lập: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm được xác định như sau:
Chênh lệch
Thu sự nghiệp và NSNN
Chi hoạt động thường xuyên
thu, chi
=
cấp chi hoạt động thường
-
và chi Nhà nước đặt hàng
xuyên và chi Nhà nước đặt hàng
(*)
(*) Trong đó: Chi hoạt động thường xuyên được xác định theo điểm 2.1. Mục II của Thông tư này.
Đơn vị sự nghiệp không được trích lập các quỹ từ các nguồn sau: Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện tinh giản biên chế. kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cấp có thẩm quyền giao. tiền mua sắm, sửa chữa tài sản được xác định trong phần thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định. vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản. vốn đối ứng các dự án. vốn viện trợ. vốn vay. kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.
2. Mức trích lập và sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
VII. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN.
1. Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị phải trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Số khấu hao của tài sản cố định đơn vị được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, trả nợ vốn vay đầu tư tài sản (nếu có).
Đối với tài sản được thanh lý theo quy định, tiền thu thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý, được để lại đơn vị.
Toàn bộ tiền khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản để lại đơn vị nói trên, được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
VIII. LẬP, CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU, CHI
1. Lập dự toán thu, chi đối với năm đầu của thời kỳ ổn định.
Đơn vị sự nghiệp có thu lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước hàng năm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước và theo cơ chế quy định tại Thông tư này, như sau:
1.1. Lập dự toán:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ của năm kế hoạch. Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước quy định. Kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên năm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt. đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch:
a. Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Để làm căn cứ xác định mức bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và mức kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí).
Căn cứ để lập dự toán thu:
- Đối với các khoản thu, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu của từng loại phí, lệ phí.
- Đối với các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khối lượng cung ứng dịch vụ và mức giá do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
Căn cứ lập dự toán chi:
- Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương: Tính theo lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương theo quy định hiện hành đối với từng ngành nghề, công việc.
Đối với đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng đơn giá, định mức lao động được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công tính theo đơn giá.
- Chi hoạt động nghiệp vụ: Căn cứ vào chế độ và khối lượng hoạt động nghiệp vụ.
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí... theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Chi hoạt động sản xuất, dịch vụ: Vật tư, hàng hoá... theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và thực hiện của năm trước. khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. mức thuế theo quy định hiện hành.
Dự toán thu, chi đơn vị lập theo nội dung quy định tại điểm 1.2 và điểm 2.1 Mục II của Thông tư này.
b. Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị. vốn đối ứng dự án, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.
Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nội dung thu, chi và mục lục ngân sách Nhà nước gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương) theo quy định hiện hành và theo biểu mẫu đính kèm.
1.2. Giao dự toán.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương: Căn cứ vào dự toán thu, chi ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao. căn cứ dự toán thu, chi của đơn vị lập. Bộ trưởng Bộ chủ quản xem xét, thẩm tra và ra văn bản xác định đơn vị sự nghiệp thuộc loại tự bảo đảm chi phí hoặc đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí. giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí).
- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương: Căn cứ vào dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao. căn cứ dự toán thu, chi do đơn vị lập. cơ quan chủ quan thẩm tra, xem xét trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào đề nghị của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp ra văn bản xác định đơn vị sự nghiệp thuộc loại tự bảo đảm chi phí hoặc đơn vị sự nghiệp bảo đảm một phần chi phí. giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí).
2. Lập dự toán 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định
- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên.
Bộ Tài chính thông báo mức ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định tăng thêm hàng năm đối với từng lĩnh vực.
Căn cứ vào mức ngân sách Nhà nước được tăng và dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên được Bộ Chủ quản và Uỷ bân nhân dân các cấp giao năm đầu, các năm tiếp theo đơn vị lập dự toán thu, chi theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm, gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, kiểm soát chi theo dự toán của đơn vị. Cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính không duyệt lại dự toán cho 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định.
Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành: Chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị. vốn đối ứng dự án. hàng năm đơn vị lập dự toán theo tiến độ hoạt động và quy định hiện hành.
3. Cấp phát kinh phí ngân sách Nhà nước.
Đối với kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí), cấp qua Kho bạc Nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" của mục lục ngân sách Nhà nước. Đơn vị thực hiện chi và kế toán, quyết toán theo các mục chỉ của Mục lục ngân sách Nhà nước tương ứng với từng nội dung chi.
Đối với các khoản kinh phí khác của 2 loại đơn vị sự nghiệp: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước. kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện tinh giản biên chế. thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, vốn đối ứng các dự án và vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị, quản lý, cấp phát theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các mục chi của Mục lục ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
4. Điều chỉnh dự toán
Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đã được giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi, quản lý.
Đối với các khoản chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, ngành. kinh phí thực hiện nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng. các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. vốn đối ứng dự án và vốn viên trợ. việc điều chỉnh dự toán theo hiện theo quy định hiện hành.
5. Kinh phí chuyển năm sau
Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau để hoạt động, bao gồm:
- Kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí).
- Các khoản thu sự nghiệp của 2 loại đơn vị.
Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học. chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng. các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ, dự toán năm trước chưa thực hiện không được chuyển sang năm sau, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
VIII. LẬP, CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU, CHI
...
3. Cấp phát kinh phí ngân sách Nhà nước.
Đối với kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí), cấp qua Kho bạc Nhà nước vào Mục 134 "Chi khác" của mục lục ngân sách Nhà nước. Đơn vị thực hiện chi và kế toán, quyết toán theo các mục chỉ của Mục lục ngân sách Nhà nước tương ứng với từng nội dung chi.
Đối với các khoản kinh phí khác của 2 loại đơn vị sự nghiệp: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước. kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ ngành. Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện tinh giản biên chế. thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, vốn đối ứng các dự án và vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị, quản lý, cấp phát theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các mục chi của Mục lục ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
IX. MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH.
1. Đơn vị sự nghiệp có thu mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, để thực hiện chi qua Kho bạc Nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, gồm: Thu, chi phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, kinh phí ngân sách nhà nước cấp.
2. Đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
Hướng dẫn
Thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
...
X. KIỂM TRA, KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU, CHI
1. Đối với Kho bạc Nhà nước:
- Đối với thu, chi sự nghiệp. kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí) Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán thu, chi của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với năm đầu) hoặc dự toán thu, chi do đơn vị lập (đối với các năm được giao ổn định) để kiểm soát chi bảo đảm thuận tiện cho đơn vị.
Đối với tiền lương, tiền công cho người lao động, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi căn cứ vào kết quả hoạt động sự nghiệp, báo cáo kết quả tài chính quỹ, năm và phương án chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị.
- Đối với các khoản kinh phí nghiên cứu khoa học. chương trình mục tiêu quốc gia. kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng. các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. vốn đầu tư xây dựng cơ bản. vốn đối ứng của Ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán hoặc đơn giá được cấp có thẩm quyền giao để thanh toán cho đơn vị.
2. Đối với cơ quan chủ quản và các cơ quan Nhà nước có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định tại Thông tư này.
Hướng dẫn
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của tổ chức phổ biến các văn bản nói trên tới các Bộ. Nhiều Bộ đã tổ chức tập huấn, phổ biến cho các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc, chọn một số đơn vị để chỉ đạo trọng tâm. Tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ quan tâm chỉ đạo và khẩn trương triển khai thực hiện các công việc sau:
1. Tổ chức quán triệt tinh thần nội dung Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, làm cho Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể cán bộ công nhân viên từng đơn vị hiểu rõ việc ban hành và thực thi cơ chế này là nhằm tạo quyền tự chủ tài chính cho đơn vị, khuyến khích các đơn vị tăng thu, chủ động sắp xếp tổ chức và biên chế được giao, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, sử dụng kinh phí có hiệu quả tăng thu nhập cho người lao động.
2. Khẩn trương tổ chức triển khai Nghị định trên cho tất cả các đơn vị, theo hướng phân loại đơn vị sự nghiệp có thu (đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) để áp dụng cơ chế phù hợp theo quy định tại Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị sự nghiệp có thu lập biểu số 1 “Dự toán thu, chi NSNN năm 2002” theo Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính, trong đó xác định số kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên ổn định trong 3 năm (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên) gửi về Bộ, cơ quan Trung ương.
Bước 2. Sau khi nhận được dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002 của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các Bộ thẩm định và lập biểu số 2 “Tổng hợp dự toán thu, chi NSNN của các đơn vị” theo Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002, gửi Bộ Tài chính trước ngày 15/8/2002. 5 ngày sau khi nhận được văn bản các Bộ, Bộ Tài chính sẽ trả lời bằng văn bản.
Bước 3. Căn cứ vào ý kiến của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho từng đơn vị sự nghiệp có thu:
- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị (Mẫu số 1).
- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Giao kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước ổn định trong 3 năm (năm 2002, 2003, 2004), hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định (Mẫu số 2).
Quyết định này gửi tới đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính, các cơ quan có liên quan của Bộ, Bộ Tài chính (Vụ tài chính chuyên ngành), Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch.
3. Trường hợp đơn vị sự nghiệp có thu cấp II có nhiều đơn vị sự nghiệp có thu cấp III trực thuộc, thì căn cứ vào quyết định của Bộ chủ quản, đơn vị sự nghiệp có thu cấp II ra quyết định cho từng đơn vị sự nghiệp có thu cấp III theo nguyên tắc trên.
Qua hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. tuy nhiên tiến độ còn chậm. Thực tế cho thấy nơi nào đc lãnh đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo đôn đốc triển khai thực hiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, thì nơi đó triển khai thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cao và ngược lại nơi nào lãnh đạo các cấp chưa tập trung chỉ đạo đúng mức, thì nơi đó triển khai hiệu quả không cao.
Ngày 01/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/2003/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác thực hiện quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính rộng khắp trong cả nước. Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện các công việc sau:
1- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính đến lãnh đạo cấp uỷ và chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhằm quán triệt đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung, lợi ích của cơ chế mới, thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện.
2- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP và Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg thì đề nghị thành lập ngay. Đối với những nơi đã thành lập, đề nghị kiện toàn Ban chỉ đạo đủ sức tham mưu, đề xuất chương trình kế hoạch, các giải pháp và tổ chức thực hiện.
3- Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa triển khai hoặc chưa hoàn thành giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, đề nghị khẩn trương xây dựng kế hoạch và lộ trình hoàn thành giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, có giải pháp cụ thể, phấn đấu đến năm 2004 hoàn thành việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu.
Các bước phân loại và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại văn bản số 7358/TC-HCSN ngày 4/7/2002 (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương), văn bản số 7357/TC-HCSN ngày 4/7/2002 và văn bản số 7395/TC-HCSN ngày 5/7/2002 (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Đối với cơ quan quản lý hành chính cần tiếp tục lựa chọn các cơ quan có đủ điều kiện để triển khai thực hiện mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí hành chính.
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thấp hoặc không có thu ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, thực hiện giao quyền tự chủ tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4- Trên cơ sở phân loại và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu xác định rõ mức độ tự bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương đối với từng đơn vị sự nghiệp có thu.
5- Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, khẩn trương tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chi tiết các cơ chế chính sách có liên quan theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp có thu và các cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện theo cơ chế mới.
6- Tăng cường đôn đốc kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ sơ kết, kịp thời phổ biến nhân rộng những điển hình tích cực, những biện pháp thực hiện có hiệu quả. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và có biện pháp chỉ đạo, xử lý đối với những đơn vị chậm triển khai theo đúng tiến độ đề ra.
Để có số liệu và tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện tốt các công việc nêu trên. Tổng hợp kết quả giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu, khoán biên chế và kinh phí hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện đến ngày 30/9/2003, ước thực hiện cả năm 2003 và kế hoạch triển khai năm 2004, báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 20/12/2003 (theo biểu số 01, 02 đính kèm). đồng thời nêu cụ thể những vướng mắc và kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có)
Hướng dẫn
Để phù hợp với những quy định mới về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính. phù hợp với những quy định của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoản chi hành chính, khoán biên chế theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 8/2/2002 của Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điểm về thực hiện định mức phân bổ ngân sách nhà nước như sau:
1. Định mức phân bổ ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quy định là định mức phân bổ ngân sách nhà nước đối với các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện trong thời kỳ ổn định ngân sách (đối với ngân sách chính quyền địa phương các cấp). Trong thời kỳ ổn định ngân sách, hàng năm tuỳ khả năng ngân sách nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ phát triển của từng lĩnh vực, các chế độ chi ngân sách chung của Nhà nước, ngân sách nhà nước có bổ sung dự toán chi đối với các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương ngoài định mức đã quy định.
2. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách chung do Bộ Tài chính quy định để xây dựng và quy định định mức phân bổ ngân sách đối với các đơn vị, cơ sở trực thuộc, đối với ngân sách cấp dưới theo quy định sau:
- Định mức phân bổ ngân sách phải căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, không vượt mức dự toán được giao đối với từng lĩnh vực chi theo quy định.
- Định mức phân bổ ngân sách phải phù hợp với đặc điểm thực tế của từng loại hình đơn vị, từng ngành, địa phương. Căn cứ vào tính chất, yêu cầu hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô đơn vị, số các đơn vị trực thuộc thuộc phạm vi quản lý,... của từng ngành, đơn vị để xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp. Việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cần chú ý: đối với loại hình đơn vị sự nghiệp, đơn vị quản lý hành chính nhà nước có nguồn thu được phép giữ lại sử dụng theo chế độ quy định để xây dựng định mức phân bổ cho phù hợp.
- Định mức phân bổ ngân sách được ban hành phải đảm bảo kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao và đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí.
- Định mức phân bổ ngân sách cần được ổn định trong một khoảng thời gian ( 3 - 5 năm). Trong thời gian ổn định, căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu nhiệm vụ (kể cả các chế độ mới), thực hiện hỗ trợ dự toán cho phù hợp tuỳ theo từng ngành, đơn vị.
3. Định mức phân bổ ngân sách đối với một số lĩnh vực có thể thực hiện theo những căn cứ chủ yếu sau:
- Đối với lĩnh vực y tế: Xây dựng định mức phân bổ cho các cơ sở y tế phân bổ theo dân số có phân biệt vùng (đối với ngân sách địa phương) hoặc theo giường bệnh kế hoạch cho từng tuyến, từng loại hình khám chữa bệnh, khả năng nguồn thu của từng cơ sở y tế,...
- Định mức đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Xây dựng định mức theo dân số có phân biệt vùng (đối với ngân sách địa phương) hoặc theo số lượng học sinh từng cấp học, theo vùng, địa bàn tuỳ theo tính chất thuận lợi, khó khăn. Khả năng nguồn thu của từng loại cơ sở, chú ý đảm bảo quan hệ hợp lý giữa phần chi lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản chi phục vụ công tác giảng dạy, học tập xác định theo số lớp học, cấp học, theo vùng.
- Đối với quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: phân bổ trên cơ sở biên chế và tính chất hoạt động trong quản lý hành chính ở từng cấp hành chính và cho từng loại cơ quan. Chú ý những đặc điểm, tính chất về quy mô hoạt động, yêu cầu phạm vi hoạt động, số lượng biên chế, số lượng đơn vị hành chính trực thuộc, đặc điểm vùng lãnh thổ,...
Hướng dẫn
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Để phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành y tế, liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số nội dung về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập như sau:
...
IV. GIAO DỰ TOÁN THU, CHI HÀNG NĂM
1. Dự toán thu, chi thường xuyên:
a) Giao dự toán thu sự nghiệp:
- Đối với số thu phí, lệ phí: Cơ quan chủ quản giao dự toán thu phí, lệ phí cho các đơn vị (tổng số và chi tiết theo từng loại phí) như sau:
+ Tổng số thu phí, lệ phí.
+ Tổng số phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Tổng số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
- Đối với số thu sản xuất, dịch vụ:
+ Cơ quan chủ quản chỉ giao dự toán thu đối với các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ ổn định của các đơn vị không có nguồn thu phí, lệ phí.
+ Cơ quan chủ quản không giao dự toán thu đối với các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ không ổn định của các đơn vị có thu phí, lệ phí. Đơn vị tự xây dựng kế hoạch thu để điều hành trong cả năm.
b) Giao dự toán chi thường xuyên:
- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Trên cơ sở dự toán chi đã được thẩm định, cơ quan chủ quản giao tổng số chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp (ổn định trong 3 năm) để các đơn vị chủ động sử dụng cho hoạt động thường xuyên.
- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thuộc loại đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:
Trên cơ sở dự toán chi đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cơ quan chủ quản giao dự toán chi ổn định trong 3 năm, gồm:
+ Tổng số chi hoạt động thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
+ Tổng số chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho năm đầu của thời kỳ ổn định được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định cho các đơn vị trực thuộc (đối với các đơn vị do trung ương quản lý). của Hội đồng nhân dân ban hành (đối với các đơn vị do địa phương quản lý) theo quy định tại Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Mức chi thường xuyên từ nguồn ngân sách cấp năm đầu của thời kỳ ổn định không thấp hơn định mức phân bổ và dự toán chi thường xuyên của năm trước liền kề.
Mức được giao hai năm tiếp theo: Phải đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị bằng năm đầu của thời kỳ ổn định, ngoài ra được cộng mức kinh phí tăng thêm do cơ quan chủ quản quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước giao và các nhiệm vụ tăng thêm của đơn vị được cấp có thẩm quyền quy định (nếu có).
+ Kết thúc thời kỳ ổn định 3 năm, mức chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước đảm bảo sẽ được xác định lại cho phù hợp theo nguyên tắc nêu trên.
2. Dự toán chi không thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp được giao và quản lý theo các quy định hiện hành, gồm:
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành.
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức từ kinh phí chi đào tạo lại.
- Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chi đặt hàng theo chế độ của nhà nước.
- Chi thực hiện tinh giản biên chế.
- Chi vốn đối ứng các dự án vay, viện trợ.
- Chi đầu tư phát triển, gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Các khoản chi không thường xuyên khác (nếu có).
V. CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP CÓ THU ĐƯỢC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ SAU:
1. Về sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp:
a) Đối với đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: Được chủ động sử dụng nguồn thu sự nghiệp cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Trường hợp đơn vị thực hiện vượt thu so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số thu vượt (phần phí và lệ phí được để lại đơn vị theo quy định) nhằm bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định.
- Trường hợp đơn vị thực hiện hụt thu so với dự toán được giao thì phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
b) Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động:
- Trường hợp tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phí, lệ phí so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu (phần phí và lệ phí được để lại đơn vị theo quy định) để bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị.
- Trường hợp đơn vị hụt thu so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng.
c) Đối với những loại phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ phần trăm (%) thì hàng năm cơ quan có thẩm quyền giao dự toán thu điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của đơn vị.
2. Số lao động làm căn cứ xây dựng dự toán quỹ tiền lương, tiền công ổn định trong 3 năm bao gồm số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao, số người được ký hợp đồng làm việc từ một năm trở lên và những người được ký hợp đồng làm việc lần đầu có thời hạn thử việc theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đến ngày 31/12 năm trước liền kề.
Trong quá trình hoạt động, Thủ trưởng cơ sở y tế công lập có thu được chủ động sử dụng biên chế, lao động như sau:
a) Sắp xếp, sử dụng và bố trí công chức, viên chức để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đơn vị. Việc phân công nhiệm vụ đối với công chức, viên chức của đơn vị phải đảm bảo chế độ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân theo quy định của Bộ Y tế. Những người trong diện giảm biên chế được hưởng chế độ tinh giản biên chế theo quy định của nhà nước.
b) Thủ trưởng cơ sở y tế công lập có thu được quyết định biên chế tăng thêm hàng năm để phù hợp với nhu cầu công việc, khả năng tài chính của đơn vị và hướng dẫn về định mức lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
c) Thủ trưởng cơ sở y tế công lập có thu được ký hợp đồng làm việc lần đầu đối với số biên chế tăng thêm hàng năm sau khi đã qua tuyển dụng. Những người được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải có đủ tiêu chuẩn, chức danh nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp do nhà nước quy định, được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
d) Thủ trưởng cơ sở y tế công lập được quyết định việc hợp đồng thuê khoán công việc đối với những công việc không cần thiết phải bố trí biên chế thường xuyên. được chấm dứt hợp đồng thuê khoán lao động theo công việc và hợp đồng làm việc đối với những người do đơn vị ký hợp đồng. Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong việc tuyển dụng, sử dụng và bố trí công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
3. Quỹ tiền lương và thu nhập:
a) Quỹ tiền lương và thu nhập của cơ sở y tế công lập có thu được sử dụng từ các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách Nhà nước để chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương của công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng (đối với đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lương và phụ cấp lương.
- Nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chi phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước:
Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính và tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quỹ tiền lương và thu nhập của cơ sở y tế công lập có thu được xác định theo quy định tại Điểm 1 Mục IV Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
b) Đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương, tiền công và thảo luận công khai, thống nhất trong Hội nghị công chức, viên chức của đơn vị.
Căn cứ vào quy chế chi trả tiền lương, tiền công của đơn vị và quỹ tiền lương được xác định, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo hiệu quả công việc hàng tháng của từng người .
c) Quỹ tiền lương thực tế của đơn vị cuối năm nếu không sử dụng hết được đưa vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập và chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
4. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
- Trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm nguồn chi thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp), thủ trưởng đơn vị được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.
- Trong quy chế chi tiêu nội bộ, các cơ sở y tế công lập có thu phải ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo công tác phòng bệnh, công tác khám, chữa bệnh cho các đối tượng thuộc diện miễn, giảm viện phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và phải gửi cơ quan tài chính đồng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp và giám sát thực hiện.
5. Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định:
- Các cơ sở y tế công lập có hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu và các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ phải xây dựng quy chế trích lập khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định trình cơ quan chủ quản quyết định nhằm thu hồi vốn kịp thời nhưng phải phù hợp với thời gian, khả năng kỹ thuật của tài sản và khả năng chi trả của người hưởng dịch vụ.
- Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí khám chữa bệnh theo yêu cầu, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ và được để lại trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhằm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị hoặc trả vốn vay mua sắm tài sản cố định theo quy định của Pháp luật.
6. Về xử lý tài sản: Các cơ sở y tế công lập có thu có nhu cầu thanh lý tài sản thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Số tiền thu được do thanh lý tài sản (sau khi trừ đi chi phí thanh lý) được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Trường hợp thanh lý tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, nếu chưa trả hết vốn vay, đơn vị được sử dụng số tiền thu được do thanh lý (sau khi trừ đi chi phí thanh lý) để trả vốn vay. trường hợp trả hết vốn vay thì được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
7. Các cơ sở y tế công lập được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn, sản xuất và cung ứng dịch vụ của đơn vị theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Thủ trưởng các đơn vị được quyết định mức thu của các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ từ nguồn vốn huy động này theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
8. Việc quản lý và sử dụng nguồn thu viện phí, phí và lệ phí thực hiện theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Riêng viện phí và các loại phí, lệ phí khác đang thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành thì được tiếp tục thực hiện cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới.
9. Cuối năm, kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước theo dự toán được giao và thu sự nghiệp (phần được để lại đơn vị theo quy định) của cơ sở y tế công lập có thu nếu không sử dụng hết được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán vào niên độ ngân sách năm sau. Trên cơ sở đối chiếu giữa Kho bạc Nhà nước và đơn vị đến cuối ngày 31/12, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển số kinh phí chưa chi hết sang năm sau cho đơn vị theo quy định hiện hành đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính đồng cấp biết để quản lý.
10. Các cơ sở y tế công lập có thu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
File gốc của Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu đang được cập nhật.
Hành chính
- Công văn 7415/VPCP-TH về báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công tác năm 2021 và đăng ký Chương trình công tác năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Quyết định 1707/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Công văn 7417/VPCP-KSTT năm 2021 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Thông báo 265/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020, 8 tháng đầu năm 2021 và trọng tâm công tác phối hợp trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Quyết định 1703/QĐ-TTg năm 2021 về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Quyết định 1523/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch tổ chức trực tuyến Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ
- Quyết định 4410/QĐ-UBND năm 2021 về Chuyên đề số 9 "Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định 59/2019/NĐ-CP" do Thành phố Hà Nội ban hành
- Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Quyết định 544/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ của ngành tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 10/2002/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 2002-01-16 |
Ngày hiệu lực | 2002-01-31 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Văn bản Được hướng dẫn
- Công văn số 364/TCT-PCCS của Tổng Cục Thuế về việc chính sách thuế
- Công văn số 211TCT/PCCS về việc chính sách thuế, phí đối với đơn vị sự nghiệp có thu do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 3745 TCT/PCCS ngày 15/11/2004 của Tổng cục thuế về việc chính sách thuế
- Công văn số 834 TCT/PCCS ngày 25/03/2004 của Tổng cục thuế về việc hướng dẫn chính sách thuế
- Công văn số 601/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 3/03/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc trả lời chế độ đối với người lao động theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002
- Công văn số 13203TC/NSNN ngày 04/12/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN năm 2002
- Công văn số 1828 TCT/NV4 ngày 06/05/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Văn bản Hướng dẫn
- Thông tư liên tịch 45/2002/TTLT-BTC-BLĐTBXH về việc quản lý tài chính đối với các cơ sở chữa bệnh do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- Thông tư liên tịch 22/2003/TTLT-BTC-BKH&CN-BNV hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ ban hành
- Thông tư liên tịch 13/2004/TTLT-BTC-BYT-BNV hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập do Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- Thông tư liên tịch 22/2003/TTLT/BTC-BKHCN-BNV hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Nội vụ ban hành
- Thông tư liên tịch 21/2003/TTLT/BTC-BGDĐT-BNV hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- Thông tư liên tịch 20/2003/TTLT-BTC-BVHTT-BNV hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông tin do Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá- Thông tin và Bộ Nội vụ ban hành
- Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn số 211TCT/PCCS về việc chính sách thuế, phí đối với đơn vị sự nghiệp có thu do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 7358/TC-HCSN ngày 04/07/2002 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ
- Công văn số 12309/TC-HCSN ngày 24/11/2003 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện NĐ số 10/2002/NĐ-CP và QĐ số 192/2001/QĐ-TTg
- Công văn số 7726 TC/NSNN ngày 15/07/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện định mức phân bổ NSNN