BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-BCĐTƯVSATTP | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỢT THANH TRA, KIỂM TRA LIÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT DƯƠNG LỊCH VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2014
Hằng năm, trong các dịp lễ, tết, kỳ nghỉ là những thời điểm toàn dân sử dụng thực phẩm tăng cao, bao gồm cả số lượng và chủng loại. Nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) cho người dân, căn cứ Luật ATTP, Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới, Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999, Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm CLVSATTP, Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về VSATTP, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP xây dựng Kế hoạch triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2014 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tăng cường bảo đảm ATTP cho cộng đồng trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm Giáp Ngọ 2014;
- Thông qua đợt thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Yêu cầu:
- Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp các dịp tết, nhất là Tết Nguyên đán, trong đó đặc biệt chú trọng các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về ATTP, các làng nghề, các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn.
- Triển khai đồng loạt trong cả nước theo sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
1. Đối tượng thanh tra, kiểm tra
1.1 Đối với cơ sở thực phẩm: Tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cụ thể bao gồm các nhóm sản phẩm:
- Thịt, giò, chả, thủy hải sản, trái cây, rau, củ, quả;
- Rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, dầu ăn, đường, sữa;
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
- Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là gia súc, gia cầm, sản phẩm của gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm ATTP.
1.2 Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm ATTP tại địa phương; kiểm tra việc triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP trong dịp Tết dương lịch và tết Nguyên đán 2014.
2. Nội dung thanh tra:
2.1 Đối với cơ sở thực phẩm: Thanh tra việc thực hiện các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với sản phẩm thực phẩm và cơ sở thực phẩm. Nội dung cụ thể thực hiện theo Phụ lục số 1 kèm theo bản Kế hoạch này.
2.2 Đối với cơ quan quản lý: Tập trung kiểm tra việc triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP tại địa phương, cụ thể bao gồm:
- Việc xây dựng, triển khai kế hoạch bảo đảm ATTP trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2014 (Xây dựng kế hoạch; ban hành văn bản chỉ đạo; triển khai chiến dịch truyền thông, chiến dịch thanh tra, kiểm tra về ATTP...);
- Trực trạng công tác bảo đảm ATTP, tình hình vi phạm, xử lý các vi phạm về bảo đảm ATTP năm 2013 tại địa phương.
III. PHƯƠNG PHÁP
Cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm. Trong đó, các đoàn của Trung ương và tuyến tỉnh sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với tuyến huyện, tuyến xã tập trung vào các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy trình chung tiến hành một cuộc thanh tra (Tóm tắt quy trình thanh tra được thể hiện tại Phụ lục số 2 kèm theo bản Kế hoạch này). Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra, các địa phương tiến hành nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý.
IV. XỬ LÝ VI PHẠM
Trường hợp phát hiện vi phạm, Đoàn thanh tra, kiểm tra phải tiến hành xử lý theo đúng quy định, tuyệt đối không để sản phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc, không có nhãn hoặc có nhãn sai quy định tiếp tục lưu thông trên thị trường; các cơ sở thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Ngoài việc trực tiếp xử lý, các đoàn của Trung ương sẽ bàn giao hồ sơ vi phạm cho địa phương (Ủy ban nhân dân hoặc thanh tra chuyên ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, khoa học và công nghệ hoặc Công an, Quản lý thị trường ...,) nơi có cơ sở được thanh tra, kiểm tra để xử lý theo quy định. Danh mục các văn bản được áp dụng để xử lý vi phạm được thể hiện tại Phụ lục 3 của Kế hoạch này.
IV. TRIỂN KHAI THỰC HIÊN
1. Tại Trung ương: Ban Chỉ đạo liên ngành TƯ về VSATTP giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan thành lập 9 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 18 tỉnh, thành phố, trọng điểm, cụ thể bao gồm:
Đoàn số 1: Cục ATTP chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (QLCLNLSTS), Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Cục Quản lý thị trường (QLTT), C49 Bộ Công an (C49), Viện KNATVSTP quốc gia thanh tra, kiểm tra tại Hà Nội, Lạng Sơn (Khi thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm có thể tổ chức thành nhiều đoàn). Riêng tại Hà Nội, Lãnh đạo Bộ Y tế sẽ làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ngành chức năng có liên quan về công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán năm 2014.
Đoàn số 2: Cục QLCLNLSTS chủ trì (bao gồm đơn vị kỹ thuật thuộc Cục QLCLNLSTS), phối hợp Cục ATTP, Cục Thú y, Cục BVTV, Vụ Khoa học và công nghệ - Bộ Công thương, Cục QLTT, C49 thanh tra, kiểm tra tại Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh (Khi thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm có thể tổ chức thành nhiều đoàn). Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ngành chức năng có liên quan về công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán năm 2014.
Đoàn số 3: Vụ KHCN - Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Cục ATTP, Cục QLTT, Thanh tra Tổng cục TCĐLCL, Viện Vệ sinh y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh thanh tra, kiểm tra tại Đồng Nai, Bình Dương.
Đoàn số 4: Cục QLTT chủ trì, phối hợp với Cục BVTV, Tổng cục Hải quan, C49, Viện KNATVSTP quốc gia thanh tra, kiểm tra tại Hải Phòng, Quảng Ninh.
Đoàn số 5: Cục BVTV chủ trì (bao gồm Đơn vị kiểm nghiệm thuộc Cục BVTV), phối hợp với Vụ KHCN - Bộ Công thương, Cục ATTP, Tổng cục Hải quan thanh tra, kiểm tra tại: Nghệ An, Quảng Trị.
Đoàn số 6: Cục Thú y (bao gồm Đơn vị kiểm nghiệm thuộc Cục Thú y), phối hợp Thanh tra Bộ Y tế, C49, Cục QLTT, thanh tra, kiểm tra tại Long An, An Giang.
Đoàn số 7: Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Tổng cục TCĐLCL chủ trì, phối hợp Cục QLCLNLSTS, Thanh tra Bộ Y tế, Cục QLTT, Trung tâm TCĐLCL 1 thuộc Tổng cục TCĐLCL thanh tra, kiểm tra tại Lào Cai, Thanh Hóa:
Đoàn số 8: Cục ATTP, phối hợp với Cục QLCLNLSTS, C49, Thanh tra Tổng cục TCĐLCL, Viện Pasteur Nha Trang thanh tra, kiểm tra tại Khánh Hòa, Bình Thuận.
Đoàn số 9: Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục QLCLNLSTS, Cục BVTV, C 49, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thanh tra, kiểm tra tại Đắc Lắc, Lâm Đồng.
2. Tại các địa phương: Tuỳ theo tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và giao các Sở: Y tế, NNPTNT, Công thương, sở ngành liên quan chủ trì, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Đồng thời chỉ đạo các địa phương trong tỉnh triển khai đợt thanh tra, kiểm tra ATTP trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2014; phối hợp chặt chẽ với các Đoàn của Trung ương khi thanh tra, kiểm tra tại địa phương.
3. Phân bổ thời gian
- Trước ngày 05/12/2012: Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP hoàn chỉnh Kế hoạch thanh tra, kiểm tra gửi các bộ, ngành, địa phương.
- Trước ngày 15/12/2013: Các Bộ được giao chủ trì thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương; các địa phương xây dựng kế hoạch và thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra tại địa phương.
- Từ ngày 15/12/2013 đến ngày 25/01/2014: Các Đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương tiến hành thanh tra kiểm tra tại địa bàn được phân công; các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thuộc địa bàn quản lý.
- Từ ngày 26/01/2013 đến hết ngày 06/02/2013: Các địa phương triển khai thanh tra, kiểm tra đột xuất để xử lý sự cố về ATTP; các Bộ quản lý chuyên ngành tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia giải quyết sự cố về ATTP theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý được phân công.
4. Quy định về báo cáo và công khai xử lý vi phạm:
4.1 Nơi gửi báo cáo: Các Đoàn liên ngành của Trung ương gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục ATTP) và Bộ chủ quản, đồng thời gửi cho các đơn vị thành viên Đoàn thanh tra; các địa phương gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục ATTP).
4.2 Thời gian báo cáo:
- Trước ngày 25/01/2014: Các Đoàn của Trung ương báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra theo mẫu báo cáo tại phụ lục 4 (bao gồm bản cứng qua đường văn thư và bản mềm qua email theo địa chỉ: [email protected]; các địa phương gửi báo cáo nhanh kết quả thanh tra, kiểm tra (chuyển phát nhanh hoặc fax qua số: 0438463739 hoặc qua email trên).
- Trước ngày 15/02/2014: Các địa phương báo cáo đầy đủ kết quả đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thuộc địa bàn quản lý theo mẫu báo cáo tại phụ lục 5.
4.2 Đối với các trường hợp vi phạm về ATTP được phát hiện, các Đoàn thanh tra, kiểm tra, các địa phương công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định để người dân biết, lựa chọn thực phẩm an toàn.
Ngoài việc thanh tra, kiểm tra liên ngành như đã nêu, trong dịp cuối năm 2013 và đầu năm 2014, Bộ Y tế triển khai 02 đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP theo chuyên đề về thực phẩm chức năng và hướng dẫn các Sở Y tế triển khai thanh tra, kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng (có kế hoạch riêng gửi các Sở Y tế). Các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương căn cứ thực tế yêu cầu công tác quản lý, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn các Sở chuyên ngành triển khai thanh tra ATTP thuộc phạm vi được phân công quản lý.
VI. BẢO ĐẢM KINH PHÍ
1. Kinh phí bảo đảm cho cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra do cơ quan cử cán bộ tham gia tự bảo đảm theo quy định hiện hành.
2. Cơ quan chủ trì Đoàn thanh tra, kiểm tra bảo đảm xe ô tô chở Đoàn thanh tra, kiểm tra đi lại trong từng khu vực được phân công thanh tra, kiểm tra./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG CHÍNH THANH TRA, KIỂM TRA TẠI CƠ SỞ THỰC PHẨM
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
- Giấy chứng nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở và người lao động;
- Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở, người lao động
- Hồ sơ công bố tiêu chuẩn/công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP đối với những sản phẩm thuộc diện bắt buộc phải công bố;
- Nhãn sản phẩm hàng hóa thực phẩm;
- Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo;
- Hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm;
- Điều kiện bảo đảm ATTP (cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, con người);
- Quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm;
- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm;
- Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm;
- Các nội dung khác có liên quan.
- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo quy định khi cần thiết.
2. Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Giấy chứng nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở và người lao động.
- Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở, người lao động
- Điều kiện bảo đảm ATTP (cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, con người);
- Quy trình chế biến bảo quản thực phẩm;
- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm;
- Việc lưu mẫu thức ăn;
- Việc bảo đảm nước sạch dùng cho chế biến thực phẩm;
- Các nội dung khác có liên quan.
- Lấy mẫu kiểm nghiệm khi cần thiết.
3. Đối với cơ sở thức ăn đường phố:
- Cơ sở có bảo đảm cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm?
- Thức ăn có được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm ATTP?
- Kiểm tra nguyên liệu;
- Kiểm tra dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm;
- Kiểm tra bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
- Kiểm tra dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại;
- Kiểm tra nguồn nước phục vụ việc chế biến, kinh doanh;
- Kiểm tra điều kiện về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Các nội dung khác có liên quan.
- Lấy mẫu kiểm nghiệm khi cần thiết.
PHỤ LỤC 2
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CUỘC THANH TRA, KIỂM TRA
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ THANH TRA
1. Khảo sát, nắm tình hình;
2. Ra quyết định thanh tra;
3. Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra;
4. Phổ biến Kế hoạch tiến hành thanh tra;
5. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng báo cáo;
6. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH THANH TRA
1. Công bố quyết định thanh tra
2. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan
3. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
4. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra
5. Sửa đổi, bổ sung Kế hoạch trong quá trình thanh tra (nếu cần)
6. Thay đổi Trưởng đoàn, thành viên (khi cần thiết).
7. Gia hạn thời gian thanh tra (khi cần thiết).
8. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
9. Ghi nhật ký Đoàn thanh tra
10. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra
BƯỚC 3: KẾT THÚC THANH TRA
1. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
2. Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra
3. Xem xét báo cáo kết quả thanh tra
4. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định
5. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
6. Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra
7. Giao trả hồ sơ, tài liệu
8. Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
9. Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ VĂN BẢN CHỦ YẾU ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Các văn bản quy định điều kiện chung bảo đảm ATTP:
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP;
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về ghi nhãn hàng hóa;
- Thông tư số 15/2012/QĐ-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Các Thông tư của Bộ Y tế, Bông NNPTNT, Bộ Công thương quy định cụ thể điều kiện bảo đảm ATTP, kiểm nghiệm thực phẩm, quảng cáo thực phẩm.
2. Các văn bản quy định về XLVPHC liên quan ATTP:
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật XLVPHC;
- Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định XPVPHC về ATTP (hiệu lực đến hết ngày 30/12/2013);
- Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định XPVPHC về ATTP có hiệu lực từ ngày 31/12/2013;
- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định XPVPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo có hiệu lực từ 01/01/2014;
- Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản;
- Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 quy định XPVPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định XPVPHC trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
- Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định XPVPHC trong hoạt động thương mại (có hiệu lực đến 31/12/2013);
- Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 1/1202010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định về XPVPHC trong hoạt động thương mại (có hiệu lực đến 31/12/2013)
- Nghị định số 185/2013NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định XPVPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014);
- Các Nghị định khác của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
PHỤ LỤC 4:
MẪU BÁO CÁO
Kết quả thanh tra, kiểm tra trong dịp Tết Nguyên đán 2014 do Đoàn liên ngành T.Ư thực hiện
I. Ghi nhận báo cáo của các địa phương với Đoàn liên ngành TW.
1. Việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo đảm ATTP Tết Giáp Ngọ 2014;
2. Việc tổ chức chiến dịch truyền thông về ATTP;
3. Việc tổ chức chiến dịch thanh tra, kiểm tra về ATTP;
4. Khái quát trực trạng công tác bảo đảm ATTP; tình hình vi phạm, xử lý các vi phạm về bảo đảm ATTP tại địa phương.
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm do đoàn liên ngành T.Ư phối hợp với địa phương thực hiện:
Bảng 1: Tóm tắt kết quả thanh tra, kiểm tra:
TT | Nội dung | Số lượng | Tỷ lệ % so với tổng số được thanh tra |
1 | Tổng số cơ sở được thanh tra |
|
|
2 | Số cơ sở có vi phạm |
|
|
3 | Số cơ sở vi phạm bị xử lý Trong đó: |
|
|
3.1 | Số cơ sở vi phạm đã được xử lý ngay trong quá trình thanh tra (nêu rõ hình thức xử lý): |
|
|
3.2 | Số cơ sở có vi phạm đã giao địa phương xử lý |
|
|
Bảng 2: Nội dung vi phạm chủ yếu tại các cơ sở thực phẩm:
TT | Nội dung vi phạm | Số CS được thanh tra | Số cơ sở vi phạm | Tỷ lệ % |
1 | Điều kiện vệ sinh cơ sở |
|
|
|
2 | Điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ |
|
|
|
3 | Điều kiện về con người |
|
|
|
4 | Công bố tiêu chuẩn sản phẩm/công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP |
|
|
|
5 | Ghi nhãn thực phẩm |
|
|
|
6 | Quảng cáo thực phẩm |
|
|
|
7 | Chất lượng sản phẩm thực phẩm |
|
|
|
8 | Vi phạm khác (ghi rõ) |
|
|
|
Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm mẫu do đoàn TW thực hiện
TT | Loại xét nghiệm | Kết quả xét nghiệm mẫu | ||
Tổng số mẫu xét nghiệm | Số mẫu không đạt | Tỷ lệ % không đạt | ||
1 | Xét nghiệm nhanh |
|
|
|
2 | Xét nghiệm tại labo |
|
|
|
2.1 | Hóa lý |
|
|
|
2.2 | Vi sinh |
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu tại các bảng từ 1 - 3; nêu rõ những điểm mạnh, những tồn tại, hạn chế của từng địa phương.
IV. Đề xuất kiến nghị của đoàn và ghi nhận kiến nghị của địa phương.
(ghi cụ thể)
PHỤ LỤC 5:
MẪU BÁO CÁO
Kết quả thanh tra, kiểm tra trong Tết Nguyên đán 2014 do địa phương thực hiện
I. Công tác chỉ đạo: (nêu cụ thể)
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (không bao gồm các cơ sở do đoàn liên ngành T.Ư thực hiện và báo cáo):
1. Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra
Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra:
Trong đó:
1.1 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến tỉnh:
1.2 Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện:
1.3 Số đoàn kiểm tra tuyến xã:
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra:
TT | Loại hình cơ sở thực phẩm | Tổng số cơ sở | Số CS được thanh, kiểm tra | Số cơ sở đạt | Tỷ lệ % đạt |
1 | Sản xuất, chế biến |
|
|
|
|
2 | Kinh doanh |
|
|
|
|
3 | Dịch vụ ăn uống |
|
|
|
|
| Tổng số (1 + 2 + 3) |
|
|
|
|
Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
TT | Tổng hợp tình hình vi phạm | Số lượng | Tỷ lệ % so với số được kiểm tra |
1 | Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra |
|
|
2 | Số cơ sở có vi phạm |
|
|
3 | Số cơ sở vi phạm bị xử lý |
|
|
| Trong đó: |
|
|
3.1 | Hình thức phạt chính: |
|
|
| Số cơ sở bị cảnh cáo |
|
|
| Số cơ sở bị phạt tiền |
|
|
| Tổng số tiền phạt |
|
|
3.2 | Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả |
|
|
* | Số cơ sở bị đình chỉ hoạt động |
|
|
* | Số cơ sở bị tước quyền sử dụng GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP |
|
|
* | Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm |
|
|
| Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành |
|
|
* | Số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm |
|
|
| Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy |
|
|
* | Số cơ sở phải khắc phục về nhãn |
|
|
| Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục |
|
|
* | Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo |
|
|
| Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành |
|
|
* | Các xử lý khác |
|
|
3.3 | Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý |
|
|
3.4 | Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở) |
|
|
Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT | Nội dung vi phạm | Số CS được thanh tra | Số cơ sở vi phạm | Tỷ lệ % |
1 | Điều kiện vệ sinh cơ sở |
|
|
|
2 | Điều kiện trang thiết bị dụng cụ |
|
|
|
3 | Điều kiện về con người |
|
|
|
4 | Công bố tiêu chuẩn sản phẩm/công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP |
|
|
|
5 | Ghi nhãn thực phẩm |
|
|
|
6 | Quảng cáo thực phẩm |
|
|
|
7 | Chất lượng sản phẩm thực phẩm |
|
|
|
8 | Vi phạm khác (ghi rõ) |
|
|
|
Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT | Loại xét nghiệm | Kết quả xét nghiệm mẫu | ||
Tổng số mẫu xét nghiệm | Số mẫu không đạt | Tỷ lệ % không đạt | ||
1 | Xét nghiệm nhanh |
|
|
|
2 | Xét nghiệp tại labo |
|
|
|
2.1 | Hóa lý |
|
|
|
2.2 | Vi sinh |
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung
Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế tại các bảng từ 1 - 4.
IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể).
Từ khóa: Kế hoạch 19/KH-BCĐTƯVSATTP, Kế hoạch số 19/KH-BCĐTƯVSATTP, Kế hoạch 19/KH-BCĐTƯVSATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, Kế hoạch số 19/KH-BCĐTƯVSATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, Kế hoạch 19 KH BCĐTƯVSATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, 19/KH-BCĐTƯVSATTP
File gốc của Kế hoạch 19/KH-BCĐTƯVSATTP năm 2013 triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2014 do Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 19/KH-BCĐTƯVSATTP năm 2013 triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2014 do Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm |
Số hiệu | 19/KH-BCĐTƯVSATTP |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành | 2013-12-05 |
Ngày hiệu lực | 2013-12-05 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng |