CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
V/v lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ,
1. Về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014
- Hồ sơ đề nghị cần được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 1 Điều 23 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các Điều 2 - 6 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 cần tiếp tục đặt trọng tâm vào việc thực hiện ba khâu đột phá chiến lược đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.
- Cân nhắc về tính cấp thiết, nội dung chuẩn bị và tiến độ soạn thảo để đưa vào Chương trình năm 2014 các dự án phù hợp, có tính đến thứ tự ưu tiên các dự án đối với từng năm trong nhiệm kỳ Khóa XIII, tránh việc dồn các dự án luật, pháp lệnh vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội.
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ đề xuất về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII (nếu có) theo các yêu cầu sau đây:
- Lý do đề nghị điều chỉnh.
lienntp@moj.gov.vn). Về thông tin chi tiết, xin liên hệ theo số điện thoại 62739387 hoặc 0974224696 (gặp đồng chí Nguyễn Thị Phương Liên).
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp kịp thời của Quý Cơ quan.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưỏng (để báo cáo);
- Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (để báo cáo);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Vụ Pháp luật Văn phòng Quốc hội (để phối hợp);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ VĐCXDPL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Thành Long
PHỤ LỤC
MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SƠ BỘ
(Để tham khảo)
(Nêu tổng thể các vấn đề bất cập cần giải quyết và nêu rõ các biểu hiện, bối cảnh, quy mô, xu hướng, nguyên nhân ... của từng vấn đề bất cập).
a. Ảnh hưởng/tác động của vấn đề
2. Vấn đề
III. Các phương án có thể giải quyết vấn đề
1. Giữ nguyên hiện trạng
a) Tăng cường tuyên truyền
c) Tăng biên chế để thực thi văn bản
đ) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thực thi pháp luật.
3. Ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành
a) Không rõ ràng, khó xác định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong quá trình thi hành văn bản
c) Không được sự ủng hộ của người dân
đ) Chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.
4. Ban hành văn bản mới
* Trong mục này, từng phương án 1, 2, 3, 4 nêu tại mục III cần phải được phân tích, đánh giá một cách toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế - xã hội; Môi trường; Hệ thống pháp luật; Tác động đến các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; Khả năng tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tác động khác... với các tác động tiêu cực, tích cực tới các đối tượng (Nhà nước/cơ quan nhà nước/công chức; doanh nghiệp; người dân).
Từng vấn đề bất cập được phân tích và trình bày như sau:
+ Mục tiêu giải quyết vấn đề
+ Đánh giá tác động của các phương án giải quyết vấn đề (tương tự như đánh giá tác động của các phương án được nêu trên).
Mô tả quá trình tham vấn ý kiến, đối tượng được tham vấn ý kiến, hình thức tham vấn (hội thảo, tọa đàm, điều tra xã hội học,... Các vấn đề được đông đảo công chúng quan tâm cũng cần được trình bày rõ.
Khẳng định phương án ban hành văn bản mới/hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành là cần thiết và nêu rõ lý do (căn cứ vào kết quả đánh giá tác động ...)
THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT SƠ BỘ
Bước đầu tiên và quan trọng nhất của RIA sơ bộ là xác định đúng vấn đề. Việc xác định không chính xác vấn đề và nguyên nhân của nó sẽ gây ra khó khăn trong việc thực hiện các phần còn lại của RIA sơ bộ và thậm chí là không thể xây dựng được các giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
- Mô tả các vấn đề bất cập, bao gồm: biểu hiện, bối cảnh, quy mô, xu hướng;
- Xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề bất cập nêu trên.
► Thực hiện đúng trình tự các bước đã gợi ý ở trên.
► Khi nêu nguyên nhân cần xác định ở nhiều cấp độ, từ lớn đến nhỏ, càng chi tiết và chính xác càng tốt. Để tìm đúng nguyên nhân cần liên tục đặt câu hỏi “tại sao vấn đề lại tồn tại?”.
Những điều không nên làm:
► Mô tả các vấn đề bất cập và xác định hậu quả nguy hại của vấn đề này mà không có bằng chứng, dữ liệu minh họa.
► Bỏ sót nguyên nhân trong bước xác định vấn đề, vì thiếu một nguyên nhân sẽ dẫn đến nguy cơ là xác định thiếu biện pháp giải quyết vấn đề.
Trong phần này, cần nêu mục tiêu càng cụ thể càng tốt.
(i) Liệt kê những hậu quả nguy hại đối với xã hội của vấn đề đã phân tích ở trên;
(iii) Nếu câu trả lời là “có”, hãy cân nhắc nguồn lực thực tế trước khi đặt mục tiêu giải quyết hậu quả nguy hại của vấn đề.
Những điều nên làm:
► Kiểm tra xem mục tiêu đặt ra có phù hợp với định hướng chính sách của Nhà nước không.
► Coi vấn đề ưu tiên để “quản lý nhà nước” là một mục tiêu.
► Coi lý do “để tạo cơ sở pháp lý” hoặc “hoàn thiện hệ thống pháp luật” là một mục tiêu (vì đây chỉ là công cụ để đạt được mục tiêu cuối cùng).
III. Phương án cân nhắc lựa chọn và đánh giá tác động sơ bộ các phương án
3.1. Phương án 1: Giữ nguyên hiện trạng
Các bước đánh giá tác động phương án này bao gồm:
(ii) Đánh giá tác động tiêu cực/chi phí (ảnh hưởng) của phương án “giữ nguyên hiện trạng” đối với các đối tượng liên quan:
● Đối với doanh nghiệp
● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)
● Đối với Nhà nước
● Đối với người dân
(iv) Kết luận sơ bộ về tương quan giữa tác động tiêu cực/chi phí và tác động tích cực/lợi ích của phương án “giữ nguyên hiện trạng".
► Mô tả hiện trạng bất cập một cách chính xác và cô đọng.
► Đặt câu hỏi xem phương án này tác động đến ai? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu?
Những điều không nên làm:
► Bỏ sót đối tượng chịu sự tác động có liên quan khi đánh giá tác động.
3.2. Phương án 2: Tăng cường biện pháp thúc đẩy thi hành pháp luật (nếu có)
Các bước xác định và đánh giá tác động của phương án này bao gồm:
(ii) Tìm hiểu xem tại sao các quy định hiện hành không giải quyết được vấn đề bất cập;
(iv) Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu lực hay thúc đẩy thực thi các quy định hiện hành, có thể bao gồm:
▪ Tăng chi phí để thực thi văn bản
▪ Xử lý, kỷ luật nghiêm các hành vi vi phạm quy định của văn bản
▪ Cải thiện công tác phối hợp thi hành giữa các cơ quan hữu quan
● Đối với Nhà nước
● Đối với người dân
(vi) Đánh giá tác động tích cực/lợi ích của phương án này đối với các đối tượng liên quan:
● Đối với doanh nghiệp
● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)
3.3. Phương án 3: Ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành
Các bước xác định và đánh giá tác động phương án này bao gồm:
(ii) Khẳng định cần phải ban hành VBQPPL mói hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản để giải quyết vấn đề bất cập;
(iv) Phân tích sơ bộ mỗi nội dung chính sách theo trình tự sau:
● Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề bất cập;
o Xem xét kỹ lưỡng các nguyên nhân đã nêu trong phần xác định vấn đề bất cập;
(v) Phân tích tác động tiêu cực/chi phí của phương án này đối với:
● Đối với doanh nghiệp
● Đối với yếu tố khác (môi trường, xã hội, hệ thống pháp luật, các cam kết quốc tế, v.v.)
► Luôn bám sát nguyên nhân để đưa ra biện pháp giải quyết.
► Nên lựa chọn từ 3 chính sách quan trọng nhất để phân tích.
► Kết luận “chưa có VBQPPL” để viện lý do cho việc ban hành văn bản.
► Lựa chọn các nội dung chính sách không quan trọng hay tác động nhỏ để đưa vào đánh giá.
Việc lấy ý kiến dự thảo Báo cáo RIA nói chung và RIA sơ bộ nói riêng là một khâu quan trọng trong quá trình xây dựng văn bản. Trên thực tế, đế hiếu thấu đáo các tác động phức tạp phục vụ quá trình phân tích, đánh giá, cần phải lấy ý kiến của chính các đối tượng chịu tác động, do đó, RIA chỉ có ý nghĩa khi đã tiếp thu ý kiến góp ý của các bên liên quan. Để đảm bảo chất lượng của Báo cáo RIA sơ bộ, cơ quan đề xuất xây dựng văn bản cần tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan, đặc biệt là các chuyên gia, các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực liên quan. Cơ quan đề xuất xây dựng văn bản cần xác định và nêu ra những câu hỏi quan trọng làm định hướng cho quá trình tham vấn nhằm thu hút được ý kiến đóng góp có giá trị.
Sau khi nêu và phân tích các phương án khác nhau, cơ quan đề xuất xây dựng văn bản đề xuất phương án lựa chọn và làm rõ tại sao lựa chọn phương án này và loại bỏ các phương án khác, cần có sự so sánh thống nhất các phương án đã đề xuât, trình bày các ưu, nhược đểm của từng phương án một cách thuyết phục để chứng minh phương án được lựa chọn rõ ràng có ưu thế hơn so với các phương án khác, hay nói cách khác, phương án này đáp ứng được hai tiêu chí cơ bản là:
● Phương án giúp đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất cho nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Cách thức đánh giá tác động tiêu cực và tích cực
● Kinh tế
● Môi trường
● Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
● Các tác động chính khác
Các loại tác động
Hướng dẫn
Tác động tiêu cực
Tác động tích cực
■ Tăng chi phí hiện tại cho các doanh nghiệp
■ Tăng rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư
■ Chi phí cơ hội tính cho thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để tuân thủ quy định
■ Tiết kiệm thời gian tuân thủ quy định cho các doanh nghiệp, nhờ đơn giản hóa hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
■ Tăng cường sự an toàn và minh bạch của môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp
Tác động tiêu cực
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
Tác động tích cực
■ Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
■ Thi hành văn bản
■ Đầu tư vào CNTT
■ Các chi phí mới khác
■ Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
■ Giám sát thực thi quy định
Tác động về xã hội: Các tác động tới sức khỏe và an toàn, tính thống nhất xã hội và các vấn đề xã hội khác của Việt Nam là gì?
Tác động với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp
Tác động tiêu cực
Tác động tích cực
■ Giảm thu nhập hộ gia đình
■ Sức khỏe người dân giảm sút hoặc tăng các nguy cơ về sức khỏe
■ Tăng thu nhập hộ gia đình
■ Nâng cao sức khỏe người dân
■ Tiết kiệm thời gian tuân thủ quy định cho người dân
Tác động tiêu cực
Tác động tích cực
■ Tàn phá hoặc lãng phí tài nguyên
■ Chi phí làm sạch lại môi trường khi bị ô nhiễm
■ Góp phần đảm bảo tính bền vững của tài nguyên
■ Tiết kiệm chi phí giải quyết ô nhiễm tiềm tàng hoặc thực tế
1 Nên đánh tác động tiêu chực/chi phí trước vì tất cả các phương án đều có tác động tiêu cực/chi phí nhưng một số phương án không có tác động tích cực/lợi ích.
File gốc của Công văn 9678/BTP-VĐCXDPL lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII do Bộ Tư pháp ban hành đang được cập nhật.
Công văn 9678/BTP-VĐCXDPL lập Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII do Bộ Tư pháp ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Số hiệu | 9678/BTP-VĐCXDPL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Lê Thành Long |
Ngày ban hành | 2012-12-06 |
Ngày hiệu lực | 2012-12-06 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |