CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v tiếp tục triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức bầu cử
Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2021
Kính gửi:
Đến nay, các địa phương đều đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất và đang triển khai các thủ tục giới thiệu người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng như chuẩn bị việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Theo chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia, nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, đáp ứng yêu cầu về tiến độ chuẩn bị bầu cử, đề nghị các cơ quan, tổ chức ở địa phương tiếp tục lưu ý, khẩn trương tổ chức triển khai các công việc thuộc trách nhiệm của mình với các nội dung cụ thể như sau:
- Ủy ban bầu cử ở tỉnh, ở huyện, ở xã trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp, hoàn thành việc ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử theo quy định tại Điều 10 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dânchậm nhất là ngày 4 tháng 3 năm 2021 (80 ngày trước ngày bầu cử).
Điều 24 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ngày 14 tháng 3 năm 2021 (70 ngày trước ngày bầu cử).
Điều 36 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ngày 14 tháng 3 năm 2021 (70 ngày trước ngày bầu cử) và chuyển ngay hồ sơ ứng cử cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hội nghị hiệp thương.
Điều 44 và Điều 53 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ngày 19 tháng 3 năm 2021 (65 ngày trước ngày bầu cử) nhằm lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để gửi lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú, nơi công tác theo quy định của pháp luật và làm cơ sở cho việc tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử trong danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu cần được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 13 tháng 4 năm 2021. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba cần được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 18 tháng 4 năm 2021 (chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử).
Điều 25 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ngày 03 tháng 4 năm 2021 (50 ngày trước ngày bầu cử). Việc lập và niêm yết danh sách cử tri theo quy định tại Điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải được hoàn thành chậm nhất là ngày 13 tháng 4 năm 2021 (40 ngày trước ngày bầu cử).
Để đảm bảo thông tin kịp thời, báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, cho ý kiến trong quá trình theo dõi và chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia đề nghị Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc báo cáo tiến độ công tác bầu cử theo từng giai đoạn thực hiện chế độ báo cáo 01 tuần/01 lần (vào thứ sáu hàng tuần) gửi về Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, với các nội dung cụ thể như sau:
- Tình hình tổ chức và kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba;
- Việc lấy ý kiến cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Việc tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử;
- Công tác thông tin tuyên truyền trong bầu cử;
- Về cơ sở vật chất phục vụ bầu cử;
Đối với những nơi có sự cố hoặc phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai, đề nghị báo cáo ngay về Hội đồng bầu cử quốc gia để kịp thời giải quyết.
Riêng đối với việc lập danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ở các địa phương, ngay sau khi khi kết thúc, đề nghị Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo tổng hợp về tình hình tổ chức bầu cử ở địa phương mình tính đến thời điểm báo cáo (trước ngày 19/3/2021), đồng thời cung cấp giúp các thông tin kèm theo báo cáo (có biểu thống kê gửi kèm theo) đến Hội đồng bầu cử quốc gia qua Thường trực Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia theo địa chỉ Nhà Quốc hội, số 02 Đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội.
- Như trên; - Chủ tịch, các PCT HĐBCQG (để b/c); - Trưởng, Phó trưởng Tiểu ban của HĐBCQG (để b/c); - Ban thường trực Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN (để phối hợp chỉ đạo); - Bộ Nội vụ (để phối hợp); - Sở Nội vụ các tỉnh, TP; - Lưu: HC, Vụ PL, VPHĐBCQG. e-Pas: 11959
2- Tỷ lệ cơ cấu thành phần, trình độ người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
STT
Cơ cấu, thành phần
Số lượng
Tỷ lệ
1.
2.
3
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
3- Tỷ lệ cơ cấu thành phần, trình độ người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện
STT
Cơ cấu, thành phần
Số lượng
Tỷ lệ
1.
2.
3
4.
5
6.
7.
8.
9.
10.
4- Tỷ lệ cơ cấu thành phần, trình độ người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã:
STT
Cơ cấu, thành phần
Số lượng
Tỷ lệ
1.
2
3
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
5- Số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
STT
ĐBQH/ĐBHĐND
Số đại biểu được bầu
Số đơn vị bầu cử
Số Ban bầu cử đã thành lập
1.
2.
3.
4.
[1] Đồng chí Tạ Thị Yên, Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu - Thường trực Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổ trưởng Tổ giúp việc về Tổng hợp và Nhân sự
Điều 24. Ban bầu cử
1. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểu Quốc hội có từ chín đến mười lăm thành viên gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Thành, phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương.
Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đến mười ba thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ chín đến mười một thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín thành viên. Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trường ban và các Ủy viên.
3. Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.
b) Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu.
d) Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử.
đ) Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử. lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến. nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội. nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
g) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp.
h) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh. chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp.
i) Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).
Điều 44. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó công tác (nếu có). Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh.
...
Điều 53. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị.
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Điều 25. Tổ bầu cử
1. Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
2. Tổ bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu.
b) Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu.
c) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử. phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri.
d) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử.
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu.
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này. nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử.
g) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử tương ứng.
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy ban nhân dân cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu.
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên.
k) Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có).
Điều 36. Nộp hồ sơ ứng cử
1. Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:
a) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng bầu cử quốc gia.
b) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên.
c) Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia. chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, để đưa vào danh sách hiệp thương.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.
3. Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ. nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
Điều 10. Đơn vị bầu cử
1. Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo đơn vị bầu cử.
2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử được tính căn cứ theo số dân, do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định theo đề nghị của Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.
3. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Xã, phường, thị trấn được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Số đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Ủy ban bầu cử ở cấp đó ấn định theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.
4. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu.
File gốc của Công văn 64/VPHĐBCQG-TT năm 2021 về tiếp tục triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức bầu cử do Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành đang được cập nhật.