Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Hành chính » Công văn 1039/QLCL-TTPC
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1039 /QLCL-TTPC
V/v rà soát, thống kê thủ tục hành chính theo Quyết định 367/QĐ-BNN-PC

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2015

 

Kính gửi: Tổng Cục thủy sản

Thực hiện Quyết định 367/QĐ-BNN-PC ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 của Bộ; theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại phụ lục kèm theo quyết định 367, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo kết quả rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu (Stt 1 Mục I Phụ lục kèm theo Quyết định 367/QĐ-BNN-PC), có các mẫu biểu kèm theo.

Đề nghị Tổng cục Thủy sản tổng hợp báo cáo Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế (để b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Các PCT (để biết);
- Phòng CL1 (để biết);
- Lưu: VT, TTPC.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Bích Nga

 

BÁO CÁO

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA ĐỐI VỚI NHÓM TTHC, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU TỪ GIAI ĐOẠN NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC, NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, CHẾ BIẾN ĐẾN XUẤT KHẨU

A. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Thực hiện Quyết định 367/QĐ-BNN-PC ngày 29/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 của Bộ, Cục trưởng đã ban hành Quyết định số 76/QĐ-QLCL ngày 12/02/2015 về việc ban hành kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 của Cục.

2. Phòng Quản lý chất lượng thủy sản đã tiến hành rà soát nhóm TTHC, quy định có liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu; qua rà soát đã đề xuất cụ thể phương án đơn giản hóa từng thủ tục hành chính tại từng công đoạn

3. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai:

a) Các TTHC, quy định có liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu được quy định ở nhiều văn bản khác nhau do nhiều đơn vị tham mưu trình Bộ trưởng ban hành, do vậy việc xác định các TTHC, quy định có liên quan và tiến hành rà soát nhằm đề xuất phương án đơn giản hóa đối với từng bộ phận cấu thành thủ tục hành chính đôi khi cũng khó khăn, vướng mắc.

b) Chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì và đơn vị được giao phối hợp trong việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa đối với nhóm TTHC quy định có liên quan trong phạm vi, lĩnh vực này.

4. Đề xuất, kiến nghị:

a) Cần có sự phối hợp, thống nhất giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định có liên quan đến xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu;

b) Sau khi có kết quả rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định có liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị có liên quan sớm xây dựng văn bản QPPL trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành nhằm thực thi phương án đơn giản hóa TTHC đã được rà soát; chuẩn hóa, công bố, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đã được rà soát, đơn giản hóa; chỉ đạo các đơn vị có liên quan niêm yết, công khai tại nơi trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC.

B. KẾT QUẢ ĐƠN GIẢN HÓA

Tổng số TTHC trong chuỗi: 14 TTHC

- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 9 TTHC, trong đó:

+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 9 TTHC;

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 19.69%

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 27.767.476.000đồng/năm;

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 22.300.294.750đồng/năm;

+ Tổng chi phí tiết kiệm: 5.467.181.250đồng/năm.

I. Nhóm TTHC, quy định liên quan đến chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu:

- Tổng số TTHC trong nhóm: 8 TTHC

- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 5 TTHC, trong đó:

+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 4TTHC;

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 8.38%

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:14.687.222.000đồng/năm;

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:13.455.718.750đồng/năm;

+ Tổng chi phí tiết kiệm:1.231.503.250đồng/năm.

Cụ thể như sau:

1. Thủ tục Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức:

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa

(i) Nội dung 1: Thành phần hồ sơ: Bỏ “Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.

Lý do: Tổ chức/cá nhân nộp phí, lệ phí khi được kiểm tra để xác nhận kiến thức ATTP; không nhất thiết phải nộp phí, lệ phí ngay khi gửi hồ sơ đăng ký.

(ii) Nội dung 2:Thành phần hồ sơ: Bỏ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã” đối với tổ chức.

Lý do: Thành phần hồ sơ này đã yêu cầu khi cơ sở đăng ký kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP (đối với cá nhân không yêu cầu thành phần hồ sơ này).

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 104.914.900đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 64.887.900đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 40.027.000đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38.15%

2. Thủ tục kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa

(i) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu công chứng hoặc bản chính để đối chiếu đối với thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư”.

Lý do: Việc đối chiếu bản sao với bản chính được thực hiện khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(ii) Nội dung 2: Đăng ký bổ sung sản phẩm: Thành phần hồ sơ: Bỏ GCN đăng ký kinh doanh; báo cáo hiện trạng điều kiện ATTP (trừ sơ đồ quy trình công nghệ và bảng tổng hợp kế hoạch HACCP); danh sách được khám sức khỏe và danh sách được kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP.

Lý do: Đối với cơ sở đăng ký bổ sung sản phẩm trong thời kỳ GCN ATTP còn hiệu lực thì các thành phần hồ sơ đề nghị bỏ ở trên được coi như đạt yêu cầu, không cần gửi về Cơ quan kiểm tra.

(iii) Nội dung 3: Sửa chữa, nâng cấp mặt bằng: Thành phần hồ sơ: Bỏ GCN đăng ký kinh doanh; Báo cáo hiện trạng điều kiện ATTP (trừ Sơ đồ bố trí mặt bằng); danh sách được khám sức khỏe và danh sách được kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP.

Lý do: Đối với cơ sở đăng ký kiểm tra do sửa chữa, nâng cấp mặt bằng trong thời kỳ GCN ATTP còn hiệu lực thì các thành phần hồ sơ đề nghị bỏ ở trên được coi như đạt yêu cầu, không cần gửi về Cơ quan kiểm tra.

(iv) Nội dung 4: Đăng ký bổ sung thị trường, thay đổi chủ sở hữu: Thành phần hồ sơ: Bỏ GCN đăng ký kinh doanh; Báo cáo hiện trạng điều kiện ATTP; danh sách được khám sức khỏe và danh sách được kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP.

Lý do: Đối với cơ sở đăng ký kiểm tra bổ sung thị trường hoặc thay đổi chủ sở hữu trong thời kỳ GCN ATTP còn hiệu lực thì các thành phần hồ sơ đề nghị bỏ ở trên được coi như đạt yêu cầu, không cần gửi về Cơ quan kiểm tra.

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 10 Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:162.523.200đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:113.416.950đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 49.106.250đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30.21%

3. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản:

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia:Không

a. Nội dung đơn giản hóa:Không.

Lý do: Trong quá trình xây dựng Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT, TTHC này đã được đơn giản hóa tối đa. TTHC cũng đã được rà soát lại sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

b. Kiến nghị thực thi: Không.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.192.400 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: ... đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại cơ sở trong Danh sách ưu tiên.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:

(i) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu gửi “Giấy đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu” đối với lô hàng xuất khẩu vào EU sau khi hệ thống TRACES được chính thức triển khai áp dụng.

Lý do: Đối với thị trường EU, trong thời gian tới việc đăng ký và cấp chứng thư sẽ được thực hiện qua hệ thống TRACES (đăng ký và cấp chứng thư điện tử).

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.288.600.000đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.817.810.000đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 470.790.000đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14.32%

5. Thủ tục Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:

(ii) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu gửi “Giấy đăng ký kiểm tra” đối với lô hàng xuất khẩu vào EUsau khi hệ thống TRACES được chính thức triển khai áp dụng.

Lý do: Đối với thị trường EU, trong thời gian tới việc đăng ký và cấp chứng thư sẽ được thực hiện qua hệ thống TRACES (đăng ký và cấp chứng thư điện tử).

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.996.500.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.856.410.000đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 1.140.090.000đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10.37%

6. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:Không.

Lý do:TTHC này được rà soát, đơn giản hóa theo Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính khi xây dựng Thông tư 28/2011/TT- BNNPTNT.

b. Kiến nghị thực thi: Không

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 98.412.500 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: .... đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.

7. Thủ tục Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa: Không.

Lý do: Trong quá trình xây dựng Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT, TTHC này đã được đơn giản hóa tối đa. TTHC cũng đã được rà soát lại sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

b. Kiến nghị thực thi: Không.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 21.924.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: .... đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.

8. Thủ tục Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa: Không.

Lý do:Trong quá trình xây dựng Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT, TTHC này đã được đơn giản hóa tối đa. TTHC cũng đã được rà soát lại sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

b. Kiến nghị thực thi: Không.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.155.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: .... đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.

II. Nhóm TTHC, quy định liên quan đến kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh nông lâm thủy sản

- Tổng số TTHC trong nhóm: 4 TTHC

- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 3 TTHC, trong đó:

+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 3 TTHC;

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 37.90%

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:10.705.099.000 đồng/năm

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.648.021.000 đồng/năm

+ Tổng chi phí tiết kiệm: 4.057.078.000 đồng/năm.

Cụ thể như sau:

1. Thủ tục Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:

(i) Nội dung 1: Bỏ thành phần: Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

Lý do: Tổ chức/cá nhân có thể nộp phí, lệ phí khi được kiểm tra để xác nhận kiến thức ATTP; không nhất thiết phải nộp phí, lệ phí ngay khi gửi hồ sơ đăng ký.

(ii) Nội dung 2: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã: Bỏ yêu cầu xác nhận của tổ chức

Lý do: Việc đối chiếu bản sao với bản chính sẽ được thực hiện khi kiểm tra, xác nhận kiến thức ATTP tại tổ chức đó, do đó không cần thiết phải có xác nhận khi gửi hồ sơ đăng ký.

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.619.689.000đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.032.061.000đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 1.578.628.000đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34.37 %

2. Thủ tục Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:

(i) Nội dung 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Bỏ yêu cầu bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(ii) Nội dung 2: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(iii) Nội dung 3: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(iv) Nội dung 4: Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, xếp loại A/B: Chỉ cần gửi đơn đề nghị cấp GCN ATTP (bỏ hết các thành phần hồ sơ còn lại)

Lý do: Do cơ sở đã được xếp loại A/B (đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm) nên khi gửi hồ sơ đề nghị cấp GCN ATTP thì chỉ cần gửi đơn đề nghị cấp giấy là đủ.

(v) Nội dung 5: Đề xuất rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP còn 5 ngày làm việc đối với trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, xếp loại A/B.

Lý do: Do trường hợp này chỉ cần thẩm tra lại hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở và sau đó cấp giấy chứng nhận (không phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở).

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.819.600.000đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.964.625.000đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 1.854.975.000đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 48.56 %

3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:

(i) Nội dung 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Bỏ yêu cầu bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(ii) Nội dung 2: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(iii) Nội dung 3: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.231.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.616.525.000 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 614.475.000đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27.54 %

4. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa: Không.

Lý do: TTHC đã được đơn giản hóa trong quá trình xây dựng văn bản.

b. Kiến nghị thực thi: Không.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 34.810.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: ... đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%

III. Nhóm TTHC, quy định liên quan đến giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ

- Tổng số TTHC trong nhóm: 1 TTHC

- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 0 TTHC, trong đó:

+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 0 TTHC;

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 0 %

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:726.930.000 đồng/năm

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 726.930.000 đồng/năm

+ Tổng chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.

1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:Không

b. Kiến nghị thực thi: Không

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 726.930.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 726.930.000đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 0đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%

Lý do: TTHC này đã được cắt giảm tối đa theo Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính khi xây dựng Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN.

IV. Nhóm TTHC, quy định liên quan đến kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu

- Tổng số TTHC trong nhóm: 1 TTHC

- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 0 TTHC, trong đó:

+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 1 TTHC;

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 10.84 %

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.648.225.000 đồng/năm

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.469.625.000 đồng/năm

+ Tổng chi phí tiết kiệm: 178.600.000 đồng/năm.

1. Thủ tục Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa

(i) Nội dung 1: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có)”.

Lý do: Do bệnh thủy sản thường biến động rất nhanh nên đến thời điểm kiểm tra/kiểm dịch lô hàng thì kết quả xét nghiệm này không còn ý nghĩa.

(ii) Nội dung 2: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao giấy phép đối với loài trong danh mục xuất khẩu có điều kiện”.

Lý do: Trường hợp thủy sản trong danh mục xuất khẩu có điều kiện không phải xin giấy phép.

(iii) Nội dung 3: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu”.

Lý do: Việc thực hiện kiểm dịch chỉ thực hiện khi có Thỏa thuận/yêu cầu của nước nhập khẩu nên cơ quan thẩm quyền đều đã biết; không yêu cầu cơ sở phải cung cấp. Việc yêu cầu cung cấp danh mục chỉ tiêu cần kiểm dịch chỉ áp dụng đối với kiểm dịch vụ (theo yêu cầu của chủ hàng).

(iv) Nội dung 4: Bỏ thành phần hồ sơ “Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu”.

Lý do: Việc thực hiện kiểm dịch chỉ thực hiện khi có Thỏa thuận/yêu cầu của nước nhập khẩu nên cơ quan thẩm quyền đều đã biết; không yêu cầu cơ sở phải cung cấp.

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi quy định tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.648.225.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.469.625.000 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 178.600.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10.84%

CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

 

Mẫu số 1:

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU TỪ GIAI ĐOẠN NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC, NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, CHẾ BIẾN ĐẾN XUẤT KHẨU

(thuộc phạm vi quản lý của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)

I. TẬP HỢP VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Stt

Tên văn bản pháp luật

(ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản)

Tên TTHC

(thuộc vấn đề, nội dung đơn giản hóa và điều khoản quy định)

Ghi chú

1

Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu

- Tên TTHC: Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu

- Quy định tại: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

TTHC đã được công bố theo quyết định 543/QĐ-BNN-QLCL ngày 25/3/2014

- Tên TTHC: Cấp lại Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu;

- Quy định tại: Điều 19 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Tên TTHC: Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu;

- Quy định tại: khoản 1 Điều 28 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Tên TTHC: Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu;

- Quy định tại: Khoản 1 Điều 29 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Tên TTHC: Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu;

- Quy định tại: Khoản 1 Điều 33 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Tên TTHC: Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu;

- Quy định tại: Khoản 1 Điều 36 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

2

Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Tên TTHC: Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Thuộc vấn đề, nội dung: Chứng nhận cơ sở SXKD NLTS đủ điều kiện ATTP;

- Được quy định tại: Mục 2 Chương II Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT

TTHC được công bố theo Quyết định 471/QĐ-BNN-QLCL ngày 06/02/2015

- Tên TTHC: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn;

- Thuộc vấn đề, nội dung: Chứng nhận cơ sở SXKD NLTS đủ điều kiện ATTP

- Được quy định tại: Mục 2 Chương II Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT

TTHC được công bố theo Quyết định 471/QĐ-BNN-QLCL ngày 06/02/2015

- Tên TTHC: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP;

- Thuộc vấn đề, nội dung: Chứng nhận cơ sở SXKD NLTS đủ điều kiện ATTP

- Được quy định tại: Mục 2 Chương II Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT

TTHC được công bố theo Quyết định 471/QĐ-BNN-QLCL ngày 06/02/2015

3

Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP

- Tên TTHC: Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức;

- Thuộc vấn đề, nội dung: Xác nhận kiến thức về ATTP;

- Quy định tại: Chương IV Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT.

TTHC được công bố theo Quyết định số 4780/QĐ-BNN-QLCL ngày 31/10/2014

4

Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010, quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

- Tên TTHC: Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu;

- Quy định tại: Điều 14, Điều 15 Mục 2 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010

TTHC được rà soát, đơn giản hóa theo Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT nhằm thực hiện Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ

- Tên TTHC: Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu;

- Thuộc vấn đề, nội dung: kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu

- Quy định tại: Điều 16, Mục 3 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010

5

Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 Ban hành Quy chế kiểm soát vệ sinh an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ

- Tên TTHC: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ;

- Thuộc vấn đề, nội dung: Chứng nhận xuất xứ

- Quy định tại: Khoản 3 Điều 7 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008

6

Thông tư 28 /2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014 quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu

- Tên TTHC: Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu;

- Thuộc vấn đề, nội dung: Xác nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản

- Quy định tại: khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014

Quyết định 876/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/4/2012

 

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên TTHC

Cơ quan tiếp nhận thực hiện

Thứ tự trong nhóm TTHC

Căn cứ xác định thứ tự TTHC

1

Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Thực hiện sau TTHC:

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

2

Cấp lại Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Thực hiện sau TTHC Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

 

3

Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

* Thực hiện cùng TTHC:

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức ATTP

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX, KD thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm ATTP

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

4

Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

* Thực hiện cùng TTHC:

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức ATTP

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX, KD thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm ATTP

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

5

Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

* Thực hiện cùng TTHC:

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức ATTP

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX, KD thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm ATTP

- Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên hoặc Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28 /2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014

6

Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

* Thực hiện cùng TTHC:

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức ATTP

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX, KD thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm ATTP

- Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên hoặc Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28 /2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014

7

Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện sau TTHC:

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

8

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

- Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

- Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở SX, KD nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP.

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

9

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP

- Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

- Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở SX, KD nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

10

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Thủ tục hành chính đầu tiên

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm

- Theo quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014

11

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TTHC đầu tiên

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008

12

Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

Thực hiện cùng TTHC:

Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên hoặc Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014

13

Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu;

Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS

TTHC đầu tiên

Điều 14 và Điều 15, Mục 2 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010

14

Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu;

Cục Thú y

TTHC đầu tiên

Điều 16, Mục 3 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010

 

Mẫu số 02

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

A. Nhóm TTHC về chứng nhận an toàn thực phẩm cho thủy sản xuất khẩu

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên TTHC

Cơ quan trực tiếp thực hiện

Thứ tự trong nhóm TTHC

Căn cứ xác định thứ tự TTHC

Ghi chú

01

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Thủ tục hành chính đầu tiên

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm

- Theo quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014

 

02

Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

 

03

Cấp lại Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm;

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

 

 

04

Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

* Thực hiện cùng TTHC:

- Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên hoặc Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên;

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm;

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014

 

05

Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

* Thực hiện cùng TTHC:

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm;

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

 

06

Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

* Thực hiện cùng TTHC:

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm;

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

 

07

Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu

Trung tâm Chất lượng NLTS (thuộc Cục Quản lý CL NLS&TS)

* Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức ATTP

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX, KD thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm ATTP

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu;

- Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên hoặc Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28 /2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014

 

08

Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

* Thực hiện sau TTHC:

- Kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX, KD thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm ATTP

- Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu;

- Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên hoặc Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên;

- Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 48/20013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28 /2011/TT- BNNPTNT ngày 25/4/2014

 

 

II. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

 

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức

 

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

 

Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

 

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

 

Cấp lại Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu

 

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

 

Cấp Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu

Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên

Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên

 

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

 

Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu

 

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

 

Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP

 

 

B. Nhóm TTHC về kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh nông lâm thủy sản

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên TTHC

Cơ quan trực tiếp thực hiện

Thứ tự trong nhóm TTHC

Căn cứ xác định thứ tự TTHC

Ghi chú

01

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức

- Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thủ tục hành chính đầu tiên

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm

- Theo quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014

 

02

Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

 

03

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn

- Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm;

- Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

04

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP

- Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thực hiện sau TTHC:

- Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

- Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

 

II. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

Tổng cục, Cục chuyên ngành/ Cơ quan địa phương

 

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức

 

 

Tổng cục, Cục chuyên ngành/ Cơ quan địa phương

 

Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

 

Tổng cục, Cục chuyên ngành/ Cơ quan địa phương

 

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn

 

 

 

C. Nhóm TTHC về chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên TTHC

Cơ quan trực tiếp thực hiện

Thứ tự trong nhóm TTHC

Căn cứ xác định thứ tự TTHC

Ghi chú

01

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TTHC đầu tiên

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008

 

 

II. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ

 

 

 

D. Nhóm TTHC về Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên TTHC

Cơ quan trực tiếp thực hiện

Thứ tự trong nhóm TTHC

Căn cứ xác định thứ tự TTHC

Ghi chú

01

Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS

TTHC đầu tiên

Điều 14 và Điều 15, Mục 2 Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010

 

 

II. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

Cục QLCL NLS&TS

 

Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu

 

 

 

 

 

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành

Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan được quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Bộ hồ sơ bao gồm:
1. Đối với tổ chức:
a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức).
d) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Đối với cá nhân:
a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân.
c) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành

Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan được quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Bộ hồ sơ bao gồm:
1. Đối với tổ chức:
a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức).
d) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Đối với cá nhân:
a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân.
c) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Điều 28. Đăng ký, cấp Chứng thư
1. Đăng ký cấp Chứng thư:
a) Không muộn quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải đăng ký cấp Chứng thư theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Chủ hàng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp. gửi theo đường bưu điện. Fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến.
c) Trường hợp Chủ hàng không phải là cơ sở sản xuất lô hàng, Chủ hàng cần cung cấp bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đổi chiếu văn bản mua bán/ủy quyền có liên quan đến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký, trong đó có cam kết cả hai bên (cơ sở sản xuất và Chủ hàng) cùng chịu trách nhiệm khi lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền cảnh báo.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Điều 29. Đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Điều 10. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
c) Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe.
đ) Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ quan chức năng quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP.
2. Đối với các Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra, thẩm định trước đó: hồ sơ bao gồm 01 (một) Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện. fax, thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến (sau đó gửi bản chính).

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào kiểm tra thì cơ quan đó cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
c) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên).
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính). gửi theo đường bưu điện.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
a) Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục V gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.
7. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở thực phẩm nông lâm thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào kiểm tra thì cơ quan đó cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
c) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên).
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính). gửi theo đường bưu điện.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
a) Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục V gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.
7. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở thực phẩm nông lâm thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều 14. Khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu
1. Chủ hàng phải làm hồ sơ khai báo với cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch trước khi xuất hàng ít nhất 10 ngày (đối với thủy sản) hoặc 05 ngày (đối với sản phẩm thủy sản) theo quy định như sau:
a) Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y.
b) Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
2. Hồ sơ khai báo gồm:
a) Giấy khai báo kiểm dịch (mẫu 2).
b) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.
c) Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản đối với những loài có tên trong Danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu.
d) Bản sao Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
đ) Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
e) Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
3. Xác nhận khai báo kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
Điều 15. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu
1. Kiểm dịch thủy sản xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3, điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều 10. khoản 1, 2 Điều 11 của Thông tư này.
2. Kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, điểm a, c khoản 3 Điều 12 của Thông tư này.
3. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản, sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản (mẫu 5 hoặc mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu).
5. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu phải kiểm dịch xuất khẩu: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển trong nước theo quy định tại Điều 10, 11, 12 đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
6. Tại cửa khẩu xuất:
a) Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch (mẫu 3) với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu xuất.
b) Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, số lượng, chủng loại, kích thước thủy sản, khối lượng sản phẩm thủy sản theo giấy chứng nhận kiểm dịch. tình trạng sức khỏe của thủy sản, thực trạng vệ sinh thú y đối với sản phẩm thủy sản.
Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ. thủy sản khỏe mạnh. sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu hoàn tất thủ tục kiểm dịch để cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa. Chỉ đổi giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y phát hành nếu chủ hàng hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu.
c) Trường hợp phát hiện thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm. sản phẩm thủy sản không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cách ly lô hàng và thông báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực hiện việc xử lý theo quy định.
d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với nơi bốc xếp, phương tiện vận chuyển, các chất độn, chất thải và các dụng cụ có liên quan sau khi vận chuyển.

Từ khóa: Công văn 1039/QLCL-TTPC, Công văn số 1039/QLCL-TTPC, Công văn 1039/QLCL-TTPC của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Công văn số 1039/QLCL-TTPC của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Công văn 1039 QLCL TTPC của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 1039/QLCL-TTPC

File gốc của Công văn 1039/QLCL-TTPC năm 2015 về rà soát, thống kê thủ tục hành chính theo Quyết định 367/QĐ-BNN-PC do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành đang được cập nhật.

Hành chính

  • Công văn 7415/VPCP-TH về báo cáo tình hình thực hiện Chương trình công tác năm 2021 và đăng ký Chương trình công tác năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1707/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Công văn 7417/VPCP-KSTT năm 2021 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Thông báo 265/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020, 8 tháng đầu năm 2021 và trọng tâm công tác phối hợp trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1703/QĐ-TTg năm 2021 về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1523/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch tổ chức trực tuyến Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
  • Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ
  • Quyết định 4410/QĐ-UBND năm 2021 về Chuyên đề số 9 "Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định 59/2019/NĐ-CP" do Thành phố Hà Nội ban hành
  • Quyết định 49/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định 544/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ của ngành tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Công văn 1039/QLCL-TTPC năm 2015 về rà soát, thống kê thủ tục hành chính theo Quyết định 367/QĐ-BNN-PC do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Số hiệu 1039/QLCL-TTPC
Loại văn bản Công văn
Người ký Trần Bích Nga
Ngày ban hành 2015-04-17
Ngày hiệu lực 2015-04-17
Lĩnh vực Hành chính
Tình trạng Còn hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
  • Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
  • Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu