Thông tư này hướng dẫn những nguyên tắc chung về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.
3. Đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự, người điều khiển phương tiện phải có biển hiệu hoặc trang phục do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định để nhận biết với các đối tượng tham gia giao thông khác.
1. Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải bảo đảm quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ.
a. Phạm vi, tuyến đường hoạt động, thời gian hoạt động đối với từng loại phương tiện để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
2. Xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách, hàng hóa trong phạm vi địa phương nào thì phải tuân theo các quy định của địa phương đó.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào những nguyên tắc chung và tình hình của địa phương để quy định cụ thể về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trong phạm vi địa phương.
Tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trong phạm vi địa phương.
Điều 8. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành
2. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp (thông qua các Sở Giao thông vận tải) và báo cáo Bộ Giao thông vận tải những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu, giải quyết kịp thời.
Nơi nhận: - Như khoản 3 Điều 8; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo: Website CP, Website BGTVT; - Lưu: VT, VTải (2).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT như sau:
“Điều 5. Hoạt động vận chuyển
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể:
a) Phạm vi, tuyến đường hoạt động, thời gian hoạt động đối với từng loại phương tiện.
b) Vị trí dừng, đỗ và các hoạt động đón, trả hành khách và hàng hóa phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
c) Giới hạn xếp hàng hóa lên xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông đường bộ bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương nhưng không được vượt quá quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về giới hạn chiều cao, chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa lên xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự, như sau:
a) Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng về mỗi bên là 0,3 mét và vượt quá về phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất. chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.
b) Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe. không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe quá 1,0 mét.
3. Xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách, hàng hóa hoạt động trong phạm vi địa phương nào thì phải tuân theo các quy định của địa phương đó.”.
Điều 2. Bổ sung khoản 4 Điều 8 của Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT như sau:
“4. Bãi bỏ khoản 4, khoản 5 Điều 18 của Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn đường bộ. lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ. vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.”
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe. trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn.
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe.
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này.
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
...
Điều 63. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông
1. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.
2. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
File gốc của Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ Giao thông vận tải ban hành