\r\n BỘ GIAO THÔNG VẬN\r\n TẢI | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 08/VBHN-BGTVT \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 23\r\n tháng 4 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm\r\n2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật\r\nGiao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật\r\nGiao thông đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015 được\r\nsửa đổi, bổ sung bởi:
\r\n\r\nNghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm\r\n2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều\r\nkiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ\r\nngày 24 tháng 9 năm 2018.
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12\r\nnăm 2001;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày\r\n15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường\r\nthủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
\r\n\r\nChính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết\r\nvà biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa1.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi\r\nhành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, bao gồm: Phạm vi hành\r\nlang bảo vệ luồng đường thủy nội địa; điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới,\r\nhoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; quản lý hoạt động tại cảng thủy nội địa\r\nđược phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài và phương án bảo đảm an toàn\r\nkhi vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng.
\r\n\r\n\r\n\r\nNghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và\r\nphương tiện thủy liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại Việt\r\nNam.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 3. Phạm vi hành lang bảo vệ\r\nluồng đường thủy nội địa
\r\n\r\nPhạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa\r\nquy định tại Khoản 4 Điều 16 của Luật Giao thông đường thủy nội địa được xác định\r\ntừ mép luồng trở ra mỗi phía và theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa, cụ thể\r\nnhư sau:
\r\n\r\n1. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa\r\ntrong trường hợp luồng không nằm sát bờ.
\r\n\r\na) Đối với luồng đường thủy nội địa trên hồ, vịnh,\r\ncửa sông ra biển, ven bờ biển và luồng cấp đặc biệt: Từ 20 m đến 25 m;
\r\n\r\nb) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp I, cấp II:\r\nTừ 15 m đến 20 m;
\r\n\r\nc) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp III, cấp\r\nIV: Từ 10 m đến 15 m;
\r\n\r\nd) Đối với luồng đường thủy nội địa cấp V, cấp VI:\r\n10 m.
\r\n\r\n2. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa\r\ntrong trường hợp luồng nằm sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ\r\nít nhất là 5 m; trường hợp luồng nằm trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn\r\nthì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp\r\ncó thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n3. Căn cứ đặc điểm của từng khu vực, cơ quan quản\r\nlý đường thủy nội địa chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để xác\r\nđịnh cụ thể mép bờ tự nhiên phục vụ công tác bảo vệ công trình đường thủy nội địa.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường\r\nthủy nội địa trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt thì phạm\r\nvi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên và thực hiện\r\ntheo quy định của pháp luật về bảo vệ hành, lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường\r\nsắt.
\r\n\r\n2. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường\r\nthủy nội địa trùng với hành lang an bảo vệ luông hàng hải thì thực hiện theo\r\nquy định của pháp luật về bảo vệ hành lang luồng hàng hải.
\r\n\r\n3. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường\r\nthủy nội địa trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai bảo\r\nvệ đê điều và các công trình thủy lợi thì thực hiện theo quy định của pháp luật\r\nvề phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều và pháp luật về khai thác bảo vệ công\r\ntrình thủy lợi.
\r\n\r\n4. Đối với những tuyến luồng đường thủy nội địa đã\r\nđược phê duyệt quy hoạch, việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy\r\nnội địa phải căn cứ vào cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo quy hoạch để thực\r\nhiện.
\r\n\r\n5. Khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp,\r\nmở rộng tuyến đường thủy nội địa, chủ đầu tư dự án phải căn cứ vào quy hoạch hệ\r\nthống đường thủy nội địa để xác định rõ cấp kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa,\r\nđồng thời xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, xây dựng\r\nphương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới sau khi hoàn thành dự án.
\r\n\r\nĐiều 5. Phạm vi bảo vệ trên\r\nkhông, dưới mặt đất của các công trình đường thủy nội địa
\r\n\r\nPhạm vi bảo vệ các công trình đường thủy nội địa phần\r\ntrên không, phần dưới mặt đất quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường\r\nthủy nội địa theo cấp kỹ thuật của từng đường thủy nội địa, bảo đảm an toàn\r\ngiao thông, an toàn công trình và không ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo trì đường\r\nthủy nội địa.
\r\n\r\nĐiều 6. Điều kiện kinh doanh của\r\ncơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa\r\n2
\r\n\r\n1. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi\r\nphương tiện thủy nội địa phải thành lập doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo quy định\r\ncủa pháp luật Việt Nam.
\r\n\r\n2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình\r\ncông nghệ và năng lực thi công phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện thủy\r\nnội địa được sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ\r\ntrưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
\r\n\r\n3. Có nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất,\r\nkinh doanh, cụ thể như sau:
\r\n\r\na) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục\r\nhồi các loại phương tiện có sức chở từ 50 người trở lên; phương tiện không có động\r\ncơ nhưng có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên; phương tiện có động cơ với\r\ntổng công suất máy chính từ 135 sức ngựa trở lên; phương tiện chuyên dùng như ụ\r\nnổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, khách sạn nổi, tàu cuốc, tàu hút\r\nvà các loại phương tiện thủy nội địa khác có chiều dài thiết kế từ 10 m trở\r\nlên, phải có tối thiểu 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy\r\nvà 01 kỹ sư chuyên ngành máy tàu thủy;
\r\n\r\nb) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục\r\nhồi các loại phương tiện thủy nội địa chở khách từ 13 người đến dưới 50 người;\r\nphương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 135\r\nsức ngựa; phương tiện có chiều dài thiết kế từ 20 m trở lên và có trọng tải\r\ntoàn phần dưới 200 tấn; các phương tiện thủy nội địa chuyên dùng như ụ nổi, bến\r\nnổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện\r\nkhác có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10 m, mỗi bộ phận phải có tối thiểu 01 người\r\ntốt nghiệp trung cấp chuyên ngành đóng tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành\r\nđóng tàu thủy và 01 người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành máy tàu thủy hoặc\r\ncao đẳng nghề chuyên ngành máy tàu thủy;
\r\n\r\nc) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục\r\nhồi các loại phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động\r\ncơ với tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa; phương tiện có động cơ với tổng\r\ncông suất máy chính đến 15 sức ngựa và có sức chở đến 12 người phải có tối thiểu\r\n01 người có chứng chỉ sơ cấp công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy;
\r\n\r\nd) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục\r\nhồi các phương tiện đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ\r\nnhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn được đăng kiểm công nhận (phương\r\ntiện dân gian) là các phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện\r\ncó động cơ với tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa; phương tiện chở hàng\r\ntrọng tải toàn phần dưới 100 tấn; phương tiện có sức chở dưới 12 người phải có\r\ntối thiểu 01 thợ lành nghề có kinh nghiệm trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục\r\nhồi phương tiện thủy nội địa đóng bằng gỗ.
\r\n\r\nĐiều 7. Trách nhiệm quản lý cơ\r\nsở đóng mới, sửa chữa phương tiện
\r\n\r\n1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở\r\nđóng mới, sửa chữa phương tiện;
\r\n\r\nb) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa\r\nphương liên quan xây dựng, công bố quy hoạch các cơ sở đóng mới, sửa chữa\r\nphương tiện.
\r\n\r\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm\r\nvụ, quyền hạn theo quy định có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của\r\ncơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện hoạt động trên địa bàn.
\r\n\r\n3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối\r\nhợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm\r\nmôi trường đối với các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy\r\nđã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký mang cờ quốc tịch của nước\r\nngoài.
\r\n\r\n2. Phương tiện thủy nước ngoài khi đến và rời cảng\r\nthủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải thực hiện thủ\r\ntục theo quy định của pháp luật về hàng hải như đối với tàu thuyền đến, rời cảng\r\nbiển Việt Nam.
\r\n\r\n3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng\r\ncảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải đảm bảo\r\ncác điều kiện về an toàn, an ninh; phòng, chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm\r\nmôi trường theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng\r\nthủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài thực hiện nhiệm vụ\r\nphải tuân theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến\r\nhoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng thủy nội địa, chủ tàu, chủ hàng,\r\nphương tiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng, bến; Cảng vụ đường\r\nthủy nội địa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản\r\nlý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện\r\nthủy nước ngoài.
\r\n\r\n2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng\r\nthủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài có trách nhiệm phối\r\nhợp chặt chẽ với nhau khi thi hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của\r\ncác doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân\r\nkhác có liên quan, đảm bảo cho các hoạt động an toàn và hiệu quả.
\r\n\r\n3. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng,\r\nnhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao\r\nđổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp không thống nhất, phải kịp thời\r\nthông báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết để giải quyết theo quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\n4. Khi thủ tục được thực hiện trên tàu thuyền theo\r\nquy định hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt khác do Giám đốc Cảng vụ đường thủy\r\nnội địa quyết định và chịu trách nhiệm, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên\r\nngành được thành lập đoàn làm thủ tục do đại diện của Cảng vụ đường thủy nội địa\r\nlàm trưởng đoàn và mỗi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ cử một người\r\ntham gia; riêng đối với tàu khách, để giải quyết nhanh thủ tục, các cơ quan quản\r\nlý nhà nước chuyên ngành về biên phòng và hải quan có thể cử thêm người tham\r\ngia đoàn nhưng số lượng phải được Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa chấp thuận;\r\nnếu xét thấy không cần thiết phải lên phương tiện thủy nước nước ngoài, các các\r\ncơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể không cử người tham gia đoàn thủ tục\r\ntheo quy định tại Khoản này nhưng phải thông báo ngay cho Cảng vụ đường thủy nội\r\nđịa biết kết quả giải quyết thủ tục của cơ quan mình.
\r\n\r\n5. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá\r\nthẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan\r\nđó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay;\r\nkhi cần thiết, các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao\r\nthông vận tải để giải quyết theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức\r\nphối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy\r\nnội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, bao gồm:
\r\n\r\na) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản\r\nlý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được\r\nphép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài;
\r\n\r\nb) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với\r\ncác cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với các cơ quan, tổ chức, doanh\r\nnghiệp liên quan khác tại khu vực cảng, bến thủy nội địa để trao đổi thống nhất\r\nviệc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động đường thủy nội địa tại\r\nvùng nước cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài do\r\nmình phụ trách;
\r\n\r\nc) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên\r\nngành khác tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước\r\nngoài thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục và biện pháp giải quyết những vướng\r\nmắc phát sinh; yêu cầu doanh nghiệp cảng, chủ tàu, thuyền trưởng của tàu thuyền\r\nvà các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động\r\nđường thủy nội địa tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy\r\nnước ngoài;
\r\n\r\nd) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\r\ntại khu vực, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của\r\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh đó có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước chuyên\r\nngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
\r\n\r\n2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại\r\ncảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng\r\npháp luật các thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, hành khách và thuyền\r\nviên khi hoạt động tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy\r\nnước ngoài theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của\r\npháp luật;
\r\n\r\nb) Thông báo kịp thời cho Cảng vụ đường thủy nội địa\r\nbiết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, thuyền\r\nviên, hành khách khi hoạt động tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương\r\ntiện thủy nước ngoài;
\r\n\r\nc) Thông báo ngay cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết\r\nđể phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh sau khi nhận và xử lý\r\nthông tin từ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc chủ tàu cung cấp.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố\r\ntrực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, có\r\ntrách nhiệm:
\r\n\r\n1. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản\r\nlý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản\r\nlý nhà nước tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước\r\nngoài.
\r\n\r\n2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm\r\ntheo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ\r\nthông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho\r\nhoạt động tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước\r\nngoài.
\r\n\r\nĐiều 12. Trách nhiệm lập và\r\nphê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng
\r\n\r\n1. Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước\r\nthực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc\r\nchiều cao trên 4,5 m.
\r\n\r\n2. Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời,\r\ncó trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.
\r\n\r\n3. Trước khi thực hiện việc vận tải hàng hóa siêu trường\r\nhoặc hàng hóa siêu trọng, thuyền trưởng của phương tiện hoặc người vận tải, người\r\nkinh doanh vận tải (gọi tắt là người vận tải) phải lập phương án vận tải và\r\ntrình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phương án vận tải hàng hóa siêu trường,\r\nhàng hóa siêu trọng có các nội dung chủ yếu sau:
\r\n\r\na) Xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của\r\nluồng; chiều cao tĩnh không của các công trình vượt sông trên tuyến dự kiến vận\r\ntải;
\r\n\r\nb) Vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp,\r\ndỡ;
\r\n\r\nc) Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ\r\ntrợ (nếu có);
\r\n\r\nd) Thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình.
\r\n\r\n4. Thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa\r\nsiêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng
\r\n\r\na) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức phê duyệt\r\nphương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng\r\nhóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa và hành trình\r\ntrên tuyến đường thủy liên tỉnh;
\r\n\r\nb) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phê duyệt phương\r\nán bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu\r\ntrọng trong trường hợp phương tiện rời cảng biển;
\r\n\r\nc) Sở Giao thông vận tải tổ chức phê duyệt phương\r\nán bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu\r\ntrọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa hành trình trên tuyến\r\nđường thủy nội địa nội tỉnh.
\r\n\r\n5. Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án vận tải\r\nhàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng
\r\n\r\na) Phương án vận tải có thể được người vận tải nộp\r\ntrực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính;
\r\n\r\nb) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được\r\nphương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng, cơ quan có thẩm\r\nquyền quy định tại Khoản 4 Điều này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, phê duyệt\r\nphương án và gửi cho người vận tải để thực hiện. Người vận tải không phải nộp\r\nphí hoặc lệ phí đối với việc phê duyệt phương án vận tải;
\r\n\r\nc) Trường hợp phương án vận tải không đáp ứng yêu cầu\r\nquy định tại Khoản 3 Điều này, chậm nhất trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận\r\nđược phương án vận tải, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều này phải\r\nhướng dẫn người vận tải hoàn thiện phương án.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng\r\n05 năm 2015, thay thế Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của\r\nChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy\r\nnội địa.
\r\n\r\nĐiều 14. Điều khoản chuyển tiếp4
\r\n\r\nCác cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi\r\nphương tiện đã hoạt động trước ngày 01 tháng 5 năm 2015 thì vẫn được tiếp tục\r\nhoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020; sau đó nếu muốn tiếp tục thực hiện\r\nhoạt động thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm\r\nchủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực\r\nthuộc Trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
\r\n\r\n2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ\r\ntrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực\r\nthuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n XÁC THỰC VĂN BẢN\r\n HỢP NHẤT \r\nBỘ TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
1 Nghị định số\r\n128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều\r\nkiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa có căn cứ ban hành\r\nnhư sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6\r\nnăm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày\r\n15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường\r\nthủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh\r\ndoanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
\r\n\r\nCăn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 21 tháng\r\n11 năm 2014;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
\r\n\r\nChính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực\r\nđường thủy nội địa.”
\r\n\r\n2 Điều này được sửa đổi, bổ\r\nsung theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh\r\ntrong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.
\r\n\r\n3 Điều 4 của Nghị định số\r\n128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều\r\nkiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ\r\nngày 24 tháng 9 năm 2018 quy định như sau:
\r\n\r\n“Điều 4. Điều khoản thi hành
\r\n\r\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký\r\nban hành.
\r\n\r\n2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ\r\ntrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực\r\nthuộc trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành\r\nNghị định này.”
\r\n\r\n4 Điều này được sửa đổi, bổ\r\nsung theo quy định tại khoản 2, Điều 3 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh\r\ntrong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.
\r\n\r\nFile gốc của Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BGTVT năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BGTVT năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 08/VBHN-BGTVT |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Người ký | Nguyễn Văn Thể |
Ngày ban hành | 2019-04-23 |
Ngày hiệu lực | 2019-04-23 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |