BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2018/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2018 |
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
Thông tư này quy định về xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
1. Tải trọng rải đều là tải trọng tối đa cho phép tính theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt, đơn vị tính là tấn/mét.
CÔNG LỆNH TẢI TRỌNG, CÔNG LỆNH TỐC ĐỘ
Ngoài các yêu cầu đối với công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại Luật Đường sắt, khi xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
2. Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
4. Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
a) Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
Điều 5. Nội dung cơ bản của công lệnh tải trọng
a) Khổ đường sắt;
c) Tải trọng trục, tải trọng rải đều của đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
đ) Các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.
3. Quy định về ghép đầu máy, máy thi công và các phương tiện giao thông đường sắt khác để chạy đơn, chạy ghép trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
5. Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt, công trình đường sắt để hướng dẫn thực hiện công lệnh tải trọng.
7. Tải trọng thiết kế của các công trình phụ trợ phục vụ thi công công trình trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt phải tuân thủ công lệnh tải trọng đã được công bố.
1. Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ:
b) Lý trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);
d) Các quy định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
2. Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt, các vị trí xung yếu phải hạn chế tốc độ trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt:
b) Các vị trí thay đổi tốc độ;
d) Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đối với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia:
b) Doanh nghiệp được giao quản lý tuyến đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
d) Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định của Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
e) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan để triển khai thực hiện;
2. Đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên tuyến đường sắt do mình đầu tư.
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xem xét, quyết định cập nhật, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trong các trường hợp sau:
b) Khi có sự thay đổi về phương tiện giao thông đường sắt.
3. Việc công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ sau khi cập nhật thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
1. Tham gia ý kiến đối với dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 10. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
2. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan và các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố.
4. Kiểm tra, giám sát phương án tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí thi công trên tuyến đường sắt theo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc xây dựng, công bố, cập nhật và tổ chức thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc xây dựng, công bố, cập nhật và tổ chức thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định của Luật Đường sắt và Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
- Như Điều 14; | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢNG QUY ĐỊNH TỐC ĐỘ KỸ THUẬT CHO PHÉP CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT NĂM...
A. Đường chính
Tên ga | Lý trình | Dài (km) | Tốc độ (km/h) | Điểm chạy chậm | ||||||||||||||||||||||||
Khổ 1000 mm | Khổ 1435 mm | Vị trí chạy chậm | Dài (m) | Tốc độ chạy chậm (km/h) | Ghi chú | |||||||||||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | 7) | (8) | (9) | ||||||||||||||||||||
Ghi chú: (2): Ghi rõ lý trình điểm đầu, điểm cuối của từng đoạn có tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt như nhau. (4), (5): Tốc độ kỹ thuật (km/h) cho phép của công trình đường sắt trên từng đoạn theo từng loại khổ đường khác nhau. Trường hợp trên tuyến chỉ có 01 loại khổ đường thì ghi giá trị tốc độ cho phép công trình đường sắt tương ứng với loại khổ đường đó. (7): Chiều dài đoạn phải chạy chậm (m). (9): Ghi rõ lý do phải chạy chậm: bán kính đường cong R; điểm xung yếu phải hạn chế tốc độ; vị trí thi công phải hạn chế tốc độ; yếu tố kỹ thuật của đường cong không bảo đảm yêu cầu. 1. Ghi đường sắt trên chính tuyến tại các ga (hướng thẳng, hướng rẽ): Ghi rõ số hiệu ghi, tên ga, lý trình ga. 3. Các điểm hạn chế tốc độ khác tại thời điểm xây dựng, công bố công lệnh tốc độ. Đường nhánh..., thuộc tuyến đường sắt...
|