BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2018/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018 |
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Thông tư này quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Hàng hóa vận tải theo hình thức hàng lẻ là hàng hóa không đòi hỏi dùng cả toa xe riêng để chuyên chở.
4. Hàng có bánh xe tự chạy là phương tiện giao thông đường sắt được tổ chức đăng kiểm chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn để nối vào các đoàn tàu hàng kéo đi mà không phải xếp lên các toa xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt khi vận chuyển.
6. Trọng tải kỹ thuật của toa xe là trọng lượng hàng hóa tối đa được chở trên toa xe theo tiêu chuẩn thiết kế.
8. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra do thiên tai, địch họa, dịch bệnh hoặc vì lý do bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, tắc đường vận chuyển không do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt, người thuê vận tải, người nhận hàng mặc dù doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt, người thuê vận tải, người nhận hàng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trong hoạt động vận tải hàng hóa, đơn vị để tính thời gian là giờ (là 60 phút) hoặc ngày (là 24 giờ) và phần dư thời gian được quy tròn như sau:
2. Khi lấy ngày làm đơn vị tính: Đối với phần dư thời gian lớn hơn 12 giờ thì được tính 01 ngày, dưới 12 giờ không được tính.
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) có trách nhiệm công bố công khai các địa điểm giao dịch của doanh nghiệp để người thuê vận tải thực hiện các giao dịch vận tải.
3. Doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết, công bố, công khai các thông tin về giá vận tải theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 của Luật Đường sắt.
1. Vận tải hàng hóa bằng đường sắt được thực hiện theo hình thức nguyên toa (sau đây gọi tắt là hàng nguyên toa) hoặc hình thức hàng lẻ (sau đây gọi tắt là hàng lẻ).
Điều 7. Những hàng hóa phải vận tải theo hình thức nguyên toa
1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ không thể xếp vào toa có mui.
3. Động vật sống.
5. Thi hài.
2. Trong trường hợp cần thiết, người thuê vận tải có thể kê khai tên hàng hóa theo ký hiệu để bảo đảm bí mật hàng hóa vận chuyển nhưng phải thông báo cho thủ trưởng của doanh nghiệp biết.
Điều 10. Yêu cầu của hàng hóa được nhận vận tải
a) Hàng hóa bị nghiêm cấm lưu thông trong hoạt động đường sắt theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa không đáp ứng được quy định tại Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65 của Luật Đường sắt.
Điều 11. Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa
1. Hàng hóa vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau:
b) Động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;
Điều 12. Từ chối vận tải hoặc đình chỉ vận tải
a) Hàng hóa không thỏa mãn yêu cầu nhận vận tải được quy định tại Điều 10 Thông tư này;
c) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng.
a) Doanh nghiệp không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vận tải, vi phạm các quy định có liên quan tại Thông tư này;
Điều 13. Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố
2. Toa xe được cấp phải bảo đảm đúng điều kiện và yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
4. Doanh nghiệp cung cấp những dụng cụ, vật liệu gia cố sau đây:
b) Bạt che hàng trên toa xe không mui, khi hàng hóa quy định phải xếp vào toa xe có mui nhưng thay thế bằng toa xe không mui.
6. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, yêu cầu thay thế, sửa chữa phù hợp để bảo đảm an toàn vận tải đối với toa xe do người thuê vận tải cung cấp.
1. Chậm nhất 02 giờ trước giờ cấp toa xe, doanh nghiệp phải thông báo cho người thuê vận tải về số lượng, số hiệu của toa xe đưa vào đường xếp dỡ hoặc địa điểm giao tiếp.
3. Việc đưa toa xe vào điểm xếp, dỡ chậm phải được thông báo cho người thuê vận tải trước 02 giờ so với giờ cấp toa xe. Nếu không thông báo hoặc thông báo chậm, doanh nghiệp phải thanh toán cho người thuê vận tải chi phí phát sinh do việc thông báo chậm tính đến giờ thông báo.
Kỳ hạn đưa hàng đến ga gửi thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người thuê vận tải. Trường hợp doanh nghiệp và người thuê vận tải không thỏa thuận trước thì người thuê vận tải phải tập kết đủ hàng hóa, đúng địa điểm xếp hàng hóa được chỉ định ít nhất là 02 giờ trước giờ cấp toa và không sớm hơn 12 giờ.
Việc hàng hóa phải lưu kho, bãi dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người thuê vận tải và doanh nghiệp theo nhu cầu và năng lực của các bên, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình vận chuyển.
1. Trọng lượng, thể tích của từng loại hàng hóa tương ứng với từng loại toa xe trên từng tuyến đường do doanh nghiệp quy định để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
a) Trường hợp xếp ít hơn trọng tải kỹ thuật cho phép hoặc thể tích quy định cho từng loại hàng hóa, loại toa xe trên từng tuyến đường thì người thuê vận tải phải trả tiền vận chuyển đúng với trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe sử dụng;
c) Không được xếp quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Nếu xếp quá trọng tải, bên tổ chức xếp hàng phải dỡ bớt phần hàng xếp vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe và chịu mọi chi phí về dỡ hàng hóa, xếp lại hàng hóa, tiền đọng toa xe;
3. Khi xếp hàng hóa lên toa xe không mui, ngoài những quy định tại Khoản 2 Điều này, không được xếp vượt quá khổ giới hạn cho phép xếp hàng theo tuyến đường vận chuyển và thực hiện đúng quy định về biện pháp xếp và gia cố hàng hóa của doanh nghiệp.
Việc xếp, dỡ hàng hóa do doanh nghiệp thỏa thuận với người thuê vận tải. Trường hợp người thuê vận tải xếp hàng hóa, doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát người thuê vận tải trong quá trình thực hiện xếp hàng hóa lên toa xe. Nếu phát hiện việc xếp hàng hóa không đúng quy định thì yêu cầu người thuê vận tải khắc phục trước khi nhận chở.
1. Thời gian xếp cho một toa xe được tính từ lúc toa xe đã được đưa vào địa điểm xếp và doanh nghiệp đã báo cho người thuê vận tải đến khi xếp xong hàng hóa.
3. Thời gian xếp, dỡ tối đa cho một cụm toa xe có cùng định mức thời gian xếp, dỡ tối đa cho một toa xe trừ khi hợp đồng vận tải có thỏa thuận khác.
Điều 20. Hàng hóa không xếp chung vào cùng một toa xe
1. Hàng dễ hư thối với hàng không hư thối.
3. Chất lỏng với hàng hóa kỵ ẩm ướt.
5. Các loại hàng hóa có thể gây ra các phản ứng hóa học dễ gây cháy nổ.
1. Tùy theo tính chất của hàng hóa, người thuê vận tải phải đóng gói đúng quy cách để bảo đảm hàng hóa không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng, giảm chất lượng hoặc gây ảnh hưởng đến các hàng hóa khác trong quá trình xếp, dỡ và vận chuyển.
3. Thi hài, hài cốt phải được thực hiện theo quy định của Điều 64 Luật Đường sắt.
2. Trường hợp không thể gắn thẻ hàng hóa vào kiện hàng lẻ, người thuê vận tải phải ghi thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này tại vị trí dễ nhìn nhất của kiện hàng hóa.
Điều 23. Xác định trọng lượng hàng hóa
2. Đối với hàng nguyên toa: Người thuê vận tải chịu trách nhiệm xác định trọng lượng hàng hóa để ghi vào tờ khai gửi hàng; doanh nghiệp có quyền kiểm tra trọng lượng, số lượng hàng hóa do người gửi hàng ghi trong tờ khai gửi hàng.
1. Khi có yêu cầu kê khai giá trị hàng hóa, người thuê vận tải phải trả cho doanh nghiệp một khoản chi phí kê khai giá trị hàng hóa được thỏa thuận ghi trong hợp đồng vận tải.
Điều 25. Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa
2. Đối với hàng hóa đã được đóng gói xếp lên toa xe và niêm phong kẹp chì do người thuê vận tải thực hiện, doanh nghiệp chỉ căn cứ vào thông tin trên tờ khai gửi hàng mà không phải kiểm tra tên, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa. Sau khi nhận chuyên chở, nếu các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra về tính xác thực các thông tin trên tờ khai gửi hàng, doanh nghiệp có quyền mở niêm phong kẹp chì, bao gói để phối hợp kiểm tra, đồng thời phải báo ngay cho người thuê vận tải biết. Nếu phát hiện sai so với các thông tin trên tờ khai gửi hàng về loại hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa thì mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
a) Giao nhận theo số lượng đơn vị hàng hóa bằng cách kiểm đếm;
c) Giao nhận theo trọng lượng: Dùng cân để xác định trọng lượng hàng hóa có trên toa xe;
đ) Giao nhận theo đặc điểm của hàng hóa do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải;
2. Hàng hóa được coi như đã nhận chở khi người thuê vận tải giao đủ hàng cho doanh nghiệp và nhận lại chứng từ giao nhận hàng có đầy đủ chữ ký của hai bên. Bắt đầu từ thời điểm này (đối với hàng hóa không có người áp tải) trách nhiệm trông coi, bảo vệ an toàn đối với hàng hóa hoàn toàn thuộc doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư này.
1. Toa xe có mui, toa xe có điều hòa nhiệt độ, toa xe không mui thành cao có che bạt, toa xi-téc khi chở hàng hóa đều phải được niêm phong đúng quy định.
a) Trường hợp giao nhận bằng hình thức theo trọng lượng hay số lượng hàng hóa thì doanh nghiệp niêm phong;
c) Thực hiện theo thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp và người thuê vận tải.
4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm niêm phong các toa xe chở hàng lẻ, toa xe sang toa, chuyển tải trong quá trình vận chuyển.
6. Việc quản lý, sử dụng niêm phong toa xe hàng do doanh nghiệp quy định.
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản hàng hóa kể từ lúc nhận chở hàng hóa cho đến khi giao hàng hóa cho người nhận, trừ các loại hàng hóa có người áp tải đi theo trong quá trình vận chuyển được quy định tại Điều 30 Thông tư này.
Khoản 2, Khoản 3 Điều 55 Luật Đường sắt.
Khoản 3 Điều 55 Luật Đường sắt.
a) Thời gian ở ga gửi;
c) Thời gian ở ga đến.
3. Thời gian chạy trên đường được tính từ 0 (không) giờ sau ngày doanh nghiệp nhận chở và được quy định như sau:
b) Hàng lẻ: Cứ 250 km hoặc không đủ 250 km tính là 01 ngày.
5. Thời gian chạy trên đường quy định tại Khoản 3 Điều này được cộng thêm thời gian thực tế tàu phải đỗ hoặc toa xe phải dừng lại trong những trường hợp sau đây:
b) Kiểm dịch hoặc chăm sóc động thực vật;
d) Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của doanh nghiệp;
6. Hàng hóa được coi như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.
8. Doanh nghiệp được quyền rút ngắn kỳ hạn vận chuyển quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này hoặc kỳ hạn vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng vận tải và phải thông báo cho người thuê vận tải biết để nhận hàng, nếu người thuê vận tải không đến nhận thì doanh nghiệp vận tải phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo hợp đồng đã thỏa thuận.
Việc vệ sinh, đóng cửa toa xe do doanh nghiệp thỏa thuận với người thuê vận tải. Khi vệ sinh toa xe phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Người thuê vận tải có trách nhiệm giao cho doanh nghiệp tại ga gửi hàng hóa đầy đủ những giấy tờ cần thiết liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật; ghi đầy đủ vào tờ khai gửi hàng đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không có, không đủ giấy tờ hoặc giấy tờ không đúng quy định.
3. Việc làm mất, hư hỏng, thiếu các giấy tờ hoặc nội dung giấy tờ không chính xác gây thiệt hại, chậm trễ trong quá trình vận chuyển do bên nào gây ra thì phải bồi thường cho bên còn lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1. Ngay sau khi hàng tới ga đến, doanh nghiệp phải báo tin cho người nhận hàng theo đúng tên, địa chỉ ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa.
3. Nội dung tin báo hàng đến phải có đủ tên, địa chỉ người nhận hàng, ngày, giờ báo tin.
1. Kỳ hạn nhận hàng được tính từ thời điểm người nhận hàng nhận được báo tin hàng đến từ doanh nghiệp cho đến thời điểm người nhận hàng mang hết hàng ra khỏi ga.
3. Người nhận hàng không được quyền từ chối nhận hàng hóa khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến, trừ trường hợp hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp.
5. Khi hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải tự chịu trách nhiệm.
Điều 36. Giao hàng cho người nhận hàng
2. Hàng hóa được doanh nghiệp nhận chở theo hình thức nào thì được giao lại cho người nhận theo hình thức đó trừ các nội dung khác đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải hàng hóa.
4. Khi giao hàng, nếu người nhận hàng phát hiện hàng hóa mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng hoặc những hiện tượng này đã được doanh nghiệp phát hiện lập biên bản trong quá trình vận chuyển thì doanh nghiệp và người nhận hàng có trách nhiệm xác định tổn thất thực tế của hàng hóa, lập biên bản thương vụ để làm cơ sở cho việc giải quyết. Trường hợp hai bên không thống nhất được tổn thất thực tế của hàng hóa thì có thể mời tổ chức giám định để giám định hàng hóa. Mọi chi phí phát sinh từ việc giám định do bên có lỗi chi trả.
Điều 37. Vận chuyển hàng hóa bằng công-te-nơ
2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về loại hàng hóa, biện pháp xếp và trọng lượng hàng hóa xếp trong công-te-nơ để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển trên đường sắt.
Mục 2. VẬN TẢI HÀNG HÓA TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
1. Hàng siêu trường thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường thẳng có chiều dài của hàng vượt quá chiều dài sàn của toa xe.
a) Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe;
3. Việc vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Đường sắt và của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 39. Vận tải hàng hóa phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội
Điều 58 Luật Đường sắt và của các văn bản pháp luật có liên quan.
Việc vận tải hàng hóa liên vận quốc tế tuân thủ các quy định tại Điều 57 Luật Đường sắt và của các văn bản pháp luật có liên quan.
Việc vận tải hàng hóa từ đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia vào đường sắt quốc gia và ngược lại thực hiện theo quy định của Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Giá vận tải đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Đường sắt và pháp luật về giá.
GIẢI QUYẾT SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN
Khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng không đến nhận hàng hóa theo quy định Điều 35 Thông tư này thì doanh nghiệp được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng đối với những mặt hàng doanh nghiệp có khả năng dỡ và bảo quản. Khi đến nhận hàng hóa, người nhận hàng phải trả cho doanh nghiệp chi phí dỡ hàng hóa, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác theo quy định của doanh nghiệp.
1. Sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp báo tin cho người thuê vận tải biết hàng hóa đã được vận tải đến nơi trả hàng mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận hàng thì hàng hóa được coi như là hàng hóa không có người nhận.
Điều 45. Hàng hóa coi như bị mất mát
a) Đối với hàng hóa thông thường là 15 ngày;
2. Việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị mất mát thực hiện theo quy định tại Điều 54 Thông tư này.
Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, tịch thu hoặc xử lý thì doanh nghiệp phải lập biên bản giao nhận và báo ngay cho người nhận hàng, người thuê vận tải biết.
1. Khi tắc đường mà không thể vận chuyển tiếp hàng hóa thì doanh nghiệp phải báo ngay cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết để thống nhất biện pháp xử lý. Người thuê vận tải lựa chọn và thống nhất với doanh nghiệp thực hiện một trong các hình thức giải quyết sau:
b) Đưa hàng hóa quay lại để dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng tuyến đường;
d) Đợi thông đường để đi tiếp.
a) Nếu đưa hàng hóa về ga gửi, doanh nghiệp phải hoàn lại toàn bộ tiền vận chuyển và các chi phí phát sinh theo hợp đồng mà người thuê vận tải đã trả cho doanh nghiệp;
c) Nếu chuyển tải hàng hóa để đi tiếp, doanh nghiệp tổ chức chuyển tải đối với những hàng hóa mà mình có khả năng tổ chức chuyển tải, người thuê vận tải không phải trả chi phí chuyển tải.
a) Nếu đưa hàng hóa về ga gửi hoặc dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng một tuyến đường hoặc dỡ xuống tại ga tắc đường, doanh nghiệp trả lại tiền vận chuyển trên đoạn đường từ ga tắc đường đến ga đến ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa và thu không quá 50% tiền vận chuyển đoạn đường quay trở lại;
4. Khi doanh nghiệp đã báo tin tắc đường mà không nhận được yêu cầu giải quyết của người thuê vận tải thì xử lý như sau:
b) Đối với hàng hóa khác, doanh nghiệp chờ thông đường để tiếp tục vận chuyển.
Điều 48. Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển
2. Đối với hàng nguy hiểm, hàng hóa cần có biện pháp bảo vệ đặc biệt, nếu phát hiện người thuê vận tải khai không đúng thì giải quyết như sau:
b) Trường hợp có thể tiếp tục vận chuyển mà không gây mất an toàn, doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và có quyền thu của người nhận hàng các Khoản tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp hàng hóa xếp sai trọng lượng, xếp quá tải thì giải quyết như sau:
2. Khi người thuê vận tải tổ chức xếp hàng hóa lên toa xe thì giải quyết như sau:
b) Trường hợp phát hiện tổng trọng lượng hàng thực tế trên toa vượt quá 5% trọng tải kỹ thuật của toa xe hoặc vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì doanh nghiệp được quyền dỡ phần trọng lượng bội tải, thông báo cho người thuê vận tải biết và thống nhất biện pháp giải quyết. Doanh nghiệp được quyền thu tiền bội tải và các chi phí phát sinh theo quy định của doanh nghiệp. Nếu người thuê vận tải yêu cầu chở tiếp phần hàng bội tải tới ga đến thì được vận chuyển theo thỏa thuận mới.
Doanh nghiệp, người thuê vận tải có quyền yêu cầu hủy bỏ vận chuyển khi tàu chưa chạy tại ga gửi và phải chịu chi phí phát sinh do việc hủy bỏ vận chuyển gây ra.
1. Người thuê vận tải có quyền chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người nhận hàng trước đó và phải chịu chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng.
2. Doanh nghiệp quy định cụ thể các chi phí phát sinh do việc thay đổi ga đến.
BỒI THƯỜNG, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Doanh nghiệp không phải bồi thường hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng, hoặc giảm chất lượng hàng hóa trong những trường hợp sau đây:
2. Do tính chất tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa; do đặc điểm của hàng hóa gây ra tự cháy, biến chất, hao hụt, han gỉ, nứt vỡ; động vật sống bị dịch bệnh.
4. Người thuê vận tải bao gói, đóng thùng, xếp hàng hóa trong công-te-nơ không đúng quy cách.
6. Hàng hóa do người gửi hàng niêm phong, khi dỡ hàng dấu hiệu, ký hiệu niêm phong còn nguyên vẹn, toa xe hoặc công-te-nơ không có dấu vết bị mở, phá.
8. Do quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại Điều 35 Thông tư này dẫn đến hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng.
1. Hàng hóa bị mất mát toàn bộ thì bồi thường toàn bộ, hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng, hoặc giảm chất lượng một phần thì bồi thường phần mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng; trường hợp phần hư hỏng dẫn đến hàng hóa mất hoàn toàn giá trị sử dụng thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
a) Đối với hàng hóa có kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo giá trị kê khai; trường hợp doanh nghiệp chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế;
3. Đối với hàng hóa đã được người thuê vận tải mua bảo hiểm hàng hóa, việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm.
5. Người thuê vận tải, người nhận hàng và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường hàng hóa được quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Thông tư này.
1. Trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa, nếu người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc doanh nghiệp làm hư hỏng phương tiện vận chuyển, dụng cụ vận chuyển, mất mát phụ tùng, trang thiết bị của phương tiện thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 56. Giải quyết tranh chấp
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HÓA TRÊN ĐƯỜNG SẮT
1. Doanh nghiệp có các quyền sau đây:
b) Yêu cầu người thuê vận tải, người nhận hàng thanh toán đủ tiền vận chuyển và các chi phí phát sinh;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;
e) Yêu cầu trả tiền đọng toa xe do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng gây ra;
Khoản 1 Điều 53 Luật Đường sắt.
a) Vận tải hàng hóa đến địa điểm đến và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo hợp đồng vận tải;
c) Bảo quản hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hóa hoặc hàng hóa không thể giao được cho người nhận hàng và thông báo cho người thuê vận tải biết;
đ) Tạo điều kiện thuận lợi cho người thuê vận tải trong việc thuê toa xe xếp hàng hóa đảm bảo có đủ số lượng theo đúng chủng loại toa xe theo yêu cầu của người thuê vận tải;
g) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về số liệu thống kê công tác vận tải hàng hóa do doanh nghiệp thực hiện gửi Cục Đường sắt Việt Nam theo quy định;
Khoản 2 Điều 53 Luật Đường sắt.
1. Người thuê vận tải có các quyền sau đây:
b) Yêu cầu doanh nghiệp xác nhận số lượng, niêm phong đối với hàng hóa mà mình gửi đi;
d) Được bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa của mình theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
e) Được ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân thay mặt mình thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng vận tải theo quy định của pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi cam kết trong hợp đồng vận tải;
Khoản 1 Điều 61 Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
a) Đăng ký số lượng, chủng loại toa xe, thời gian, địa điểm xếp hàng hóa với doanh nghiệp;
c) Trả tiền vận chuyển và các chi phí khác đúng thời hạn, hình thức thanh toán trong hợp đồng;
đ) Trường hợp người nhận không đến nhận hàng hóa, người thuê vận tải có trách nhiệm giải quyết hậu quả và thanh toán mọi chi phí phát sinh;
Khoản 2 Điều 61 Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Người nhận hàng có thể là người thuê vận tải hoặc là người thứ ba được người thuê vận tải chỉ định nhận hàng hóa. Người nhận hàng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Kiểm tra số lượng, chất lượng, niêm phong của số hàng hóa được vận chuyển đến;
c) Được yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp;
2. Nghĩa vụ của người nhận hàng:
b) Xuất trình hóa đơn gửi hàng hóa và các giấy tờ khác để chứng minh quyền nhận hàng hóa của mình;
d) Thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận hàng hóa;
2. Kỳ báo cáo
b) Báo cáo quý: Từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày cuối của tháng cuối quý;
3. Thời gian báo cáo: Trước ngày 10 của tháng liền kề của kỳ báo cáo.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
BÁO CÁO SẢN LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2018/TT-BGTVTngày 02 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chỉ tiêu | Kế hoạch năm | Thực hiện | ||||||||||||||||
Tấn xếp | T. Km | Từ đầu năm đến hết tháng trước | Tháng/quý/năm | Từ đầu năm đến hết tháng... | ||||||||||||||
Tấn xếp | T. Km | Tấn xếp | T. Km | Tấn xếp | T. Km | |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7=3+5 | 8=4+6 | |||||||||||
Nội địa |
Tổng cộng |
Từ khóa: Thông tư 22/2018/TT-BGTVT, Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT, Thông tư 22/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Thông tư 22 2018 TT BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, 22/2018/TT-BGTVT File gốc của Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật. Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |