BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4251/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
2. Các giải pháp tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới và đặc biệt phù hợp với các điều kiện đặc thù của các vùng, miền trong cả nước; ưu tiên thực hiện các giải pháp có chi phí thấp, hiệu quả cao;
Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người tham gia giao thông khu vực nông thôn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường giao thông nông thôn; tăng cường công tác quản lý Nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nông thôn nhằm giảm 5 ÷ 10% số người chết do tai nạn giao thông trên đường giao thông nông thôn hàng năm một cách bền vững.
a) Về tuyên truyền: 100% người tham gia giao thông khu vực nông thôn được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
c) Về kết cấu hạ tầng:
- 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đối với đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%; các đường thôn xóm tối thiểu 50% và 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
- Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn: 100% đường huyện và tối thiểu 45% đường xã được bảo trì.
- Đảm bảo an toàn giao thông và từng bước xây dựng các bến, bến ngang, bến cảng tại các vùng có thể sử dụng vận tải thủy nội địa phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, đặc biệt ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Loại bỏ 100% xe ô tô và phương tiện đường thủy nội địa quá niên hạn sử dụng.
- Kiểm soát, loại bỏ dần các phương tiện tự chế không được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật.
- 100% người điều khiển xe gắn máy ở khu vực nông thôn có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.
e) Về sơ cấp cứu sau tai nạn: 100% xã có đội sơ cấp cứu tai nạn giao thông.
1. Tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông
- Tập trung tuyên tuyền, phổ biến về đội mũ bảo hiểm, chở quá số người theo quy định, đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chạy quá tốc độ quy định và các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, chăn thả gia súc trên lòng và lề đường theo hướng tăng cường bằng hình ảnh trực quan, sinh động;
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến trong các dịp ngày lễ, hội, ngày tết, các phiên chợ, tại các thị trấn, thị tứ, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu chế xuất, khu tập trung đông người;
- Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến vào các buổi sinh hoạt của chi bộ, các tổ chức đoàn thể, làng, bản, thôn, xóm, các tổ dân phố;
- Xây dựng tài liệu và thực hiện tuyên truyền an toàn giao thông bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Tày, Mường, Nùng, Thái, H’Mông ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ; dân tộc Chăm ở vùng Nam Trung Bộ; dân tộc Gia Rai, Ê Đê ở Tây Nguyên và dân tộc Khơ Me ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long);
- Lồng ghép tuyên truyền vào các sinh hoạt văn hóa truyền thống, các loại hình nghệ thuật phù hợp với các vùng miền (loại hình cải lương đối với khu vực vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; Bài chòi đối với vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Chèo đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và các loại hình nghệ thuật khác của các dân tộc thiểu số ở các vùng);
- Thông tin các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông về các thôn, xóm, bản, làng, các tổ dân phố và trên hệ thống loa phát thanh, đài phát thanh và truyền hình địa phương;
- Tăng cường các nội dung giáo dục bằng hình ảnh trực quan, sinh động và lồng ghép trong các sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường;
- Hàng ngày, trước khi tan học, giáo viên giành 2 ÷ 3 phút nhắc nhở các em học sinh chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt không tụ tập ở lòng đường, không đi xe đạp thành hàng 2, hàng 3..., không đi ngược chiều, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy; in các nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông vào vở của học sinh.
- Lực lượng nòng cốt là Cảnh sát giao thông, Công an xã phối hợp với dân phòng, dân quân và các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh...tập trung tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn tại các giao cắt, các khu dân cư, thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học vào các giờ cao điểm, tan tầm và đặc biệt vào các ngày lễ (ngày 30/4 và 1/5, ngày 2/9...), ngày tết, các ngày hội ở địa phương theo các chủ đề về đội mũ bảo hiểm, chở quá số người theo quy định, vi phạm quy định về nồng độ cồn và chạy quá tốc độ quy định.
- Tăng cường kiểm tra, xử phạt vi phạm giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nông thôn.
- Bổ sung tiêu chí về an toàn giao thông nông thôn vào Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới; bổ sung an toàn giao thông nông thôn là một tiêu chí đánh giá xếp loại danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa, Thôn văn hóa ... trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Thực hiện Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách.
- Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo, già làng, trưởng bản và gắn trách nhiệm của người đứng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nông thôn.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Đường bộ
- Ưu tiên cải tạo xóa bỏ các điểm đen, các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông trên hệ thống đường giao thông nông thôn.
- Cải tạo điều kiện an toàn giao thông trên các tuyến đường huyện, đường xã ở khu vực miền núi thông qua việc ưu tiên cắm cọc tiêu và trồng cây tại taluy âm; cải tạo các đường tràn trên đường huyện và đường liên xã ở khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; cải tạo, nâng cao điều kiện an toàn giao thông tại các giao cắt giữa đường bộ và đường sắt bằng việc tăng cường xây dựng hàng rào, gác chắn, xóa các lối đi dân sinh trái phép vượt qua đường sắt.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới; đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển giao thông nông thôn, các chương trình, đề án phát triển giao thông nông thôn đã được phê duyệt, trong đó ưu tiên đầu tư, xây dựng đường ô tô đến trung tâm các xã, xây dựng cầu dân sinh bảo đảm an toàn giao thông cho vùng có đồng bào các dân tộc ít người sinh sống.
- Các bến phà, bến khách ngang sông phải có đầy đủ hệ thống bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải.
- Kết hợp với hệ thống thủy lợi nâng cấp, cải tạo các tuyến vận tải thủy nội địa.
a) Đường bộ
- Loại bỏ hoàn toàn các phương tiện quá niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt kết nối từ các trung tâm xã đến trung tâm huyện và tỉnh.
- Siết chặt công tác quản lý phương tiện thủy nội địa, loại bỏ các phương tiện quá niên nạn theo quy định của pháp luật.
6. Đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe
- Biên soạn giáo trình đào tạo theo hướng trực quan bằng hình ảnh và tăng cường giáo viên làm mẫu các tình huống.
- Tăng cường đào tạo và sát hạch lưu động đến trung tâm các xã hoặc các cụm dân cư vùng sâu, vùng xa và miền núi.
7. Sơ cấp cứu sau tai nạn
- Thành lập đường dây nóng cấp cứu, xử lý tai nạn giao thông nông thôn.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn, sơ cấp cứu cho các cán bộ cấp huyện, xã, thôn bản, bao gồm: cán bộ phụ trách về giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông, Công an xã, Dân phòng, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, các già làng, trưởng bản, trưởng thôn và các chức sắc tôn giáo ở địa phương.
- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông nông thôn đến từng gia đình, từng đối tượng; giám sát, theo dõi và phát hiện kịp thời báo cáo với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn; đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tư, lao động ... để đầu tư phát triển giao thông nông thôn.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn địa phương lồng ghép trong các Chương trình 135, Chương trình phát triển nông thôn, quản lý tài sản đường nông thôn, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình nông thôn mới... để phát triển giao thông nông thôn.
1. Vụ An toàn giao thông:
- Chủ trì, đề xuất phối hợp lồng ghép các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông nông thôn vào các chương trình, dự án tuyên truyền an toàn giao thông của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giao thông vận tải;
- Phối hợp với các Ban An toàn giao thông và Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Đề án;
2. Vụ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Lãnh đạo Bộ đề xuất Bộ Tài chính xem xét tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách địa phương kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn biên soạn giáo trình đào tạo lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số;
4. Vụ Vận tải: Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt kết nối từ các trung tâm xã đến trung tâm huyện và tỉnh.
- Hướng dẫn Sở Giao thông vận tải biên soạn giáo trình đào tạo, nội dung và hình thức sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
6. Cục Đường sắt Việt Nam: Chủ trì, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020.
8. Cục Đăng kiểm Việt Nam: Tăng cường công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa ở khu vực nông thôn; rà soát phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm loại bỏ các phương tiện quá niên hạn sử dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020”
(Kèm theo Quyết định số 4251/QĐ-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Nội dung | Cơ quan chủ trì, phối hợp | Dự kiến thời gian thực hiện |
I |
|
| |
1 |
Ban ATGT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
2 |
Ban ATGT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
3 |
Vụ ATGT | 2016 | |
II |
|
| |
4 |
Công an huyện, xã; Ban ATGT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
III |
|
| |
5 |
Vụ ATGT | 2016 | |
6 |
Ban ATGT các tỉnh, huyện | 2016 | |
7 |
Ban ATGT các tỉnh, huyện | 2016 | |
8 |
Công an tỉnh, Ban ATGT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
IV |
|
| |
9 |
Sở GTVT, Ban ATGT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
10 |
Ban ATGT, Sở GTVT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
11 |
Cục Đường thủy nội địa VN, Ban ATGT, Sở GTVT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
V |
|
| |
12 |
Cục Đăng kiểm VN, Sở GTVT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
13 |
Vụ Vận tải, Sở GTVT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
VI |
|
| |
14 |
Vụ TCCB, TC ĐBVN, Sở GTVT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
VII |
|
| |
15 |
Ban ATGT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
VIII |
|
| |
16 |
Vụ TCCB, Tổng cục Đường bộ VN, Ban ATGT, Sở GTVT các tỉnh | 2016 - 2020 | |
17 |
Ban ATGT các tỉnh | 2016 - 2018 | |
IX |
|
| |
18 |
Vụ Tài chính | 2016 |
File gốc của Quyết định 4251/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 4251/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 4251/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành | 2015-12-01 |
Ngày hiệu lực | 2015-12-01 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |