HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 120-CP | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1963 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và ngăn ngừa tai nạn làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 26-6-1963;
NGHỊ ĐỊNH:
| Lê Thanh Nghị (Đã ký) |
QUY ĐỊNH PHẠM VI, GIỚI HẠN ĐƯỜNG SẮT VÀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIỚI HẠN ĐƯỜNG SẮT
Những đất đai đó, nếu Tổng cục Đường sắt đã cắm bảng hay mốc phân giới , thì mọi ngưòi không được xâm lấn, hoặc tự tiện sử dụng vào bất kỳ một việc gì.
Phạm vi giới hạn an toàn trên không của đường sắt khổ 1m00 là 6m50 ở dọc đường và 7m50 ở trong phạm vi ga, kể từ mặt ray lên trời theo chiều thẳng đứng.
Phạm vi giới hạn an toàn trên không của đường sắt khổ 1m435là 7m50 ở dọc đường và ở trong phạm vi ga, kể từ mặt ray lên trời theo chiều thẳng đứng.
Phạm vi giới hạn an toàn của cầu tính theo dòng sông, suối, ngòi và phạm vi giới hạn an toàn trên không của cầu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Phạm vi giới hạn an toàn đường dây điện thoại, điện báo tín hiệu của đường sắt đối với các công trình thiết bị, kiến trúc, cây cối, nhà cửa là 2m50 kể từ đường dây gần nhất.
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT
Mọi người không được đi lại trên nền đường sắt, không được leo trèo lên trụ, mố, vày cầu, cống, cột điện thoại, điện báo, tín hiệu (trừ những người có trách nhiệm) ; không được ngồi, nằm, nô đùa, ngủ trên nền đường sắt hoặc làm những việc khác có ảnh hưỏng đến an toàn của nền đường, cầu, cống, cột và dây điện thoại, điện báo, tín hiệu và các công trình thiết bị, kiến trúc khác phụ thuộc đường sắt; không được cho súc vật ăn cỏ hay đi lại theo dọc nền đường sắt, trong phạm vi giới hạn an toàn.
Ở những nơi dân cư đông đúc có đường sắt chạy qua mà chưa có đường bộ, nhân dân có thể đi ven dọc nền đường sắt nhưng cần thận trọng, phải chú ý đến xe lửa khi xe lửa còn ở xa. Ở những nơi gần đường sắt, nhân dân thường phải đi qua đường sắt luôn; Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quy định đường đi nhất định và làm hàng rào để hướng dẫn cho nhân dân qua lại.
Điều 11: Các kho chứa chất nổ, chất dộc phải làm cách thật xa nền đường sắt.
Trong khi chưa có quy định của Nhà nước về vấn đề này, nếu các cơ quan, các cơ sở sản xuất và xây dựng của Nhà nước muốn xây dựng các kho loại đó phải liên hệ với Tổng cục Đường sắt và báo cáo Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước quyết định để bảo đảm an toàn cho kho và cho đường sắt.
Những người gác cầu, gác đường ngang được quyền ngăn cấm không cho qua cầu, qua đường ngang những trường hợp không tôn trọng nội quy và có quyền lập biên bản yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý những người vi phạm.
Điều 13: Thuyền, bè, ca nô, tàu thuỷ, xà lan phải đậu ở ngoài phạm vi giới hạn an toàn của cầu.
Trường hợp thuyền, bè, ca nô, tàu thuỷ, xà lan bị trôi vướng phải trụ, mố cầu, có thể gây hư hỏng cho cầu thì chủ thuyền, bè, ca nô, tàu thuỷ, xà lan ấy phải lập tức tìm mọi cách gỡ cho thuyền, bè, ca nô, tầu thuỷ, xà lan ra khỏi trụ, mố cầu. Nếu trên thuyền bè, ca nô, tàu thuỷ, xà lan ra không có người thì nhân viên bảo quản cầu có quyền dùng mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho cầu và bảo vệ cho thuyền, bè, ca nô, tàu thuỷ, xà lan. Nếu đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể tránh được thiệt hại cho phương tiện bị vướng thì nhânviên gác cầu không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại đó. Chủ thuyền, bè, ca nô, tàu thuỷ, xà lan phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Nếu xét thấy cần phải dời đi nơi khác thì sẽ giải quyết như sau:
a) Các công trình thuộc địa phương quản lý hay thuộc tài sản của nhân dân thỉ Tổng cục Đường sắt cùng Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương bàn bạc và thông báo cho người có nhà cửa, kho, lò, công trình hay cây cối ấy biết để dời đi trong một thời hạn nhất định.
Tổng cục Đường sắt sẽ cùng Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét việc đền bù cho người có nhà cửa, kho, lò, công trình hay cây cối ấy.
b) Đối với các nhà cửa, công trình thuộc quyền quản lý của các cơ quan Trung ương, Tổng cục Đường sắt và Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải để Bộ bàn biện pháp giải quyết với các cơ quan hữu quan hoặc trình lên Chính phủ quyết định.
Việc làm đường sắt có vượt qua đường bộ hay làm đường bộ có vượt qua đường sắt cần hết sức hạn chế để bảo đảm tốc độ của xe lửa, tránh được tai nạn và bảo đảm sự đi lại bình thường của nhân dân và xe cộ.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ có những quyết định cụ thể về việc này cho các ngành đường sắt và đường bộ.
Điều 16: Các cầu chung và các đường ngang đều phải được thiết bị đầy đủ các tín hiệu phòng vệ.
File gốc của Nghị định 120-CP năm 1963 Điều lệ quy định phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt do Hội đồng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Nghị định 120-CP năm 1963 Điều lệ quy định phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt do Hội đồng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Số hiệu | 120-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Lê Thanh Nghị |
Ngày ban hành | 1963-08-12 |
Ngày hiệu lực | 1963-08-27 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Đã hủy |